intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vông Vang

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công dụng: Vông vang đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền từ lâu đời ở nước ta. Hạt vông vang dùng chữa trị rắn cắn, đái rắt, đái buốt, sỏi thận, đại tiểu tiện bí; lá dùng chữa táo bón, thuỷ thũng, rễ chữa chứng nhức mỏi chân tay. Ở Zamziber và Penba, lá non, chồi non và hoa vông vông được dùng làm rau ăn. Một số thành phần trong dịch chiết từ thân cây được dùng sản xuất thuốc trừ sâu. Trong vỏ thân có chứa 78% cellulose nên được sử dụng để làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vông Vang

  1. Vông Vang Công dụng: Vông vang đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền từ lâu đời ở nước ta. Hạt vông vang dùng chữa trị rắn cắn, đái rắt, đái buốt, sỏi thận, đại tiểu tiện bí; lá dùng chữa táo bón, thuỷ thũng, rễ chữa chứng nhức mỏi chân tay. Ở Zamziber và Penba, lá non, chồi non và hoa vông vông được dùng làm rau ăn. Một số thành phần trong dịch chiết từ thân cây được dùng sản xuất thuốc trừ sâu. Trong vỏ thân có chứa 78% cellulose nên được sử dụng để làm sợi sản xuất thừng, chão. Hạt vông vang tại Ấn Độ và Malaysia được nghiền nhỏ để sản xuất nước hoa chải tóc. Người Châu Phi nghiền hạt vông vang cùng với các sản phẩm từ cây đinh hương và các nguyên liệu thơm khác để làm bột xoa lên cơ thể. Hạt vông vang có đặc tính diệt côn trùng nên được sử dụng để bảo quản quần áo bằng len dạ. Hạt vông vang toả mùi thơm dễ chịu, còn được sử dụng để sản xuất hương thơm thờ cúng tổ tiên. Tinh dầu chiết xuất từ hạt vông vang được sử dụng trong công nghiệp hương liệu, sản xuất nước hoa cao cấp, thuốc lá nhai, các loại bánh
  2. kẹo, rượu khai vị đắng và các đồ uống không chứa cồn. Giá trị lớn nhất đối với tinh dầu vông vang là tác dụng định hương trong công nghệ hương liệu, mỹ phẩm. Khi phân loại các mùi hương, người ta cho rằng hạt vông vang có mùi long diên hương, mùi xạ. Mùi hương này là do sự có mặt của lacton một vòng kín chứa 17 carbon trong phân tử (ambrettolid) tạo ra. Tinh dầu vông vang có tác dụng làm nổi hương thơm, dịu mát, mượt mà của các loại nước hoa cao cấp. Hình thái: Cây thảo sống một hoặc hai năm, có rễ cái hoặc rễ củ; cao khoảng 0,4-1,7m; thường hoá gỗ ở phần gốc, thân cây thường đặc, đôi khi rỗng. Thân, ngọn và lá có nhiều lông dài, nhọn, ít khi thưa hoặc nhẵn. Lá mọc so le và biến đổi nhiều về hình dạng cũng như kích thước, cuống lá dài 1 3- 21cm. Lá kèm, dạng hình sợi, lông đơn. Lá ở tầng thấp có kích thước 6- 22x8-24cm, gốc lá hình tim, xẻ thuỳ chân vịt (3-5) hoặc xẻ một phần. Những lá ở phía trên thường nhỏ, xẻ thuỳ sâu tới 2/3 phiến lá. Hoa mọc ở nách lá, cuống hoa nhỏ, dài 2-19cm; đài phụ gồm (4-)7-10(-16) thuỳ, rời, dai, hình lưỡi mác hẹp hoặc thuôn, dài 0,7-1,5cm; đài nhỏ ngắn hơn quả, nhọn, có lông đơn; đài dạng mo, đỉnh 5 răng, bên ngoài phủ lông măng hình sao, bên trong có lông tơ đơn. Hoa 5 cánh, hình trứng ngược, kích thước 3,5- 10x2,5-
  3. 5,5cm; màu vàng, phía giữa màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, có lông phân bố rải rác hoặc nhẵn, đỉnh cánh hoa tròn, gốc cánh hoa nạc, có lông măng đơn. Cột nhị ngắn hơn cánh hoa, thường có màu vàng và tía sẫm ở gốc. Bầu dạng trứng, 5 ô; 1 vòi nhuỵ, 5 nhánh ngoại biên. Quả nang, hình trứng hoặc cầu, dài 3,2-4,3cm; mở theo vách dọc 5 mảnh, có nhiều hạt. Hạt hình thận, gồm nhiều đường cong cách đều nhau, thường nhẵn, màu ghi hay tối, có mùi xạ thơm. Phân bố: - Việt Nam: Vông vang mọc hoang dại ở khắp mọi nơi, từ các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Có thể gặp vông vang phân bố trên các khu vực đất thấp ven biển (độ cao 2-3m) đến vùng núi cao khoảng 1000 (-1600)m. - Thế giới: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, miền Bắc Australia và một số nước thuộc khu vực Thái Bình Dương. Vông vang đã được trồng ở đảo Java, Martinique, Tây Ấn Độ, Seychelle, Madagascar, Ecuador, Columbia và Brazil. Đặc điểm sinh học:
  4. Vông vang mọc được trên nhiều loại địa hình khác nhau. Chúng phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng, đất phù sa và đất cát có mùn. Nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng và phát triển của vông vang khoảng 20- 280C. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở các giai đoạn khác nhau, tăng trưởng chiều cao của cây cũng khác nhau. Giai đoạn từ khi trồng đến khi ra nụ chiều cao cây tăng trưởng chậm, nhưng từ khi ra nụ đến lúc nở hoa, cây tăng trưởng nhanh hơn (gấp khoảng 2 lần); sau đó sẽ chậm lại. Cùng với tăng trưởng chiều cao, số lượng và diện tích lá vông vang cũng tăng liên tục từ giai đoạn ra nụ đến khi nở hoa. Ở giai đoạn cây ra nụ, trung b ình mỗi cá thể có khoảng 28-29 lá. Đến giai đoạn nở hoa, số lượng lá đã tăng lên 57-60. Tổng diện tích lá trên mỗi cá thể đạt cao nhất ở giai đoạn cây nở hoa (4.027,7cm2-6.510,4cm2 ). Sinh khối thân và lá tăng nhanh nhất ở giai đoạn cây ra nụ đến hoa nở rộ (sinh khối thân 143-385g, sinh khối lá 165-506g); sau đã giảm xuống ở giai đoạn cây tàn. Thời gian sinh trưởng của vông vang kéo dài khoảng 50-71 ngày. Vông vang có khả năng tái sinh bằng chồi khoẻ. Sau khi chặt cây khoảng 7 ngày, các chồi non từ gốc đã mọc lên. Tuổi ra nụ, nở hoa ở các cây tái sinh từ chồi gốc sớm hơn so với cây sinh trưởng từ hạt. Vông vang ra hoa rộ vào khoảng tháng 5, tháng 6. Từ khi hình thành nụ đến nở hoa 20-33 ngày. Từ khi nở hoa đến quà chín 19-28 ngày. Mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, kết quả của vông vang. Nhiệt độ là một
  5. trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng, chất lượng tinh dầu trong hạt. Hàm lượng tinh dầu tăng dần theo hướng từ vùng khí hậu lạnh (0,06-0,07%) đến vùng khí hậu nóng (0,12-0,13%).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2