intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vòng xoáy các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo đề cập đến mối liên hệ giữa các dòng tư bản chu chuyển và các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với các nguyên nhân gây ra khủng hoảng, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam để né tránh và vượt qua vòng xoáy này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vòng xoáy các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2014<br /> <br /> VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br /> <br /> VÒNG XOÁY CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI<br /> VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM<br /> THE ROLATION OF WORLD ECONOMIC CRISIS<br /> AND LESSONS LEARNT TO VIETNAM<br /> Nguyễn Thị Hiển1<br /> Ngày nhận bài: 23/04/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/5/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo đề cập đến mối liên hệ giữa các dòng tư bản chu chuyển và các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với<br /> các nguyên nhân gây ra khủng hoảng, qua đó rút ra bài học cho Việt Nam để né tránh và vượt qua vòng xoáy này.<br /> Từ khóa: khủng hoảng kinh tế, nguồn tư bản, chính sách tài chính thả lỏng, tín dụng dễ dãi<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The article refers to the relationship between the flow of capital flows and the world economic crisis along with the<br /> causes of the crisis, to draw out lessons for Vietnam to evade and pass round this vortex.<br /> Keywords: economic crisis, capital flows, loose fiscal policy, easy credit<br /> I. MỞ ĐẦU<br /> Kể từ đầu thập niên 90 đến nay, hiện tượng<br /> khủng hoảng kinh tế chạy vòng quanh từ Nhật Bản<br /> (1991), lan rộng khắp vùng Đông Á (1997), tràn vào<br /> Nga (1998), sang Nam Mỹ (1999), tiến đến Mỹ hai<br /> lần vào năm 2001 với bong bóng tin học (Hi Tech<br /> bubble) và năm 2007 với khủng hoảng địa ốc và tài<br /> chính, lây lan sang Âu Châu (2009), hiện đang ảnh<br /> hưởng đến khối các nước tân hưng (BRIC - 2013)<br /> và bắt đầu có dự đoán sẽ trở lại Mỹ năm 2015. Việt<br /> Nam có nằm ngoài những ngoại lệ? Bài học nào có<br /> thể rút ra?<br /> II. NỘI DUNG<br /> 1. Vòng xoáy các cuộc khủng hoảng kinh tế<br /> thế giới<br /> Người Mỹ có câu “Follow the money”, người<br /> Việt thường nói “nước chảy chỗ trũng”. Tiền cũng<br /> giống như nước, khi các rào cản giữa các quốc gia<br /> được mở ra thì tự động tìm nơi trũng hay chỗ có<br /> nhiều lợi nhuận để tuôn vào. Nhưng khi dồn vào quá<br /> nhanh thì sẽ sinh ra lụt lội.<br /> Nếu theo dõi các nguồn tư bản khổng lồ trong<br /> giai đoạn này, chúng ta sẽ thấy được nguyên nhân<br /> sinh ra các cuộc khủng hoảng.<br /> 1<br /> <br /> Thứ nhất, nguồn tư bản Âu - Mỹ - Nhật tuôn<br /> vào đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc cùng các quốc gia<br /> đang phát triển sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt.<br /> Thứ hai, lượng tài chính do các nước Đông Á<br /> tích tụ một trữ lượng tiền tệ khổng lồ nhờ vào xuất<br /> khẩu nên chảy ngược gửi về Mỹ.<br /> Thứ ba, giá dầu thô tăng vọt từ năm 2002 khiến<br /> Nga và các nước Trung Đông thu vào lợi tức lớn,<br /> một phần không ít chạy ngược sang sang châu Âu<br /> và Mỹ.<br /> Nguồn tiền thứ tư tuy không lớn bằng các khoản<br /> tư bản nói trên nhưng lại làm nổi bật tình trạng mất<br /> cân đối và tạo ra khủng hoảng đồng Euro, xảy ra<br /> sau khi khối này thống nhất và tiền đổ vào Nam Âu<br /> đầu tư.<br /> Trên đây là những phác hoạ vài nét chính về các<br /> nguồn tư bản có liên quan đến vòng xoáy các cuộc<br /> khủng hoảng kinh tế thế giới. Sau đây là tổng hợp<br /> và phân tích nguyên nhân gây ra các cuộc khủng<br /> hoảng kinh tế thế giới trong 2 thập niên gần đây.<br /> Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Đông Á (1997)<br /> Trong khi Nhật Bản rơi vào suy thoái từ<br /> năm 1986 thì các nước như Thái Lan, Malaysia,<br /> Indonesia, Singapore, Hàn Quốc phát triển liên tục<br /> với mức tăng trưởng từ 8 - 12% trong thập niên 90.<br /> <br /> TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 219<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> Giới tư bản thấy hấp dẫn nên đổ tiền ào ạt vào các<br /> con rồng Châu Á, một phần qua FDI (đầu tư trực<br /> tiếp để xây nhà máy v.v...), phần khác với các khoản<br /> cho vay ngắn hạn và mua bán cổ phiếu cùng địa ốc<br /> vào lúc các thị trường tài chính mở cửa. Tín dụng<br /> dễ dãi giúp nhà nước và doanh nghiệp Thái Lan vay<br /> mượn bằng USD để đầu tư, nguyên nhân gây ra<br /> bong bóng địa ốc. Đến khi nhận ra rủi ro, các nhà<br /> đầu tư nước ngoài tháo chạy bằng cách rút lại các<br /> khoản cho vay ngắn hạn. Doanh nghiệp Thái Lan<br /> trước đây vay theo đô-la, đến lúc tiền Thái mất giá<br /> thì gánh nợ trở nên nặng nề, dẫn đến tình trạng<br /> hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Cơn chấn<br /> động từ Thái Lan khiến nhiều nước vùng Đông Á<br /> như Indonesia và Hàn Quốc bị vạ lây. Quỹ tiền tệ<br /> quốc tế (IMF) can thiệp nhưng đưa ra điều kiện khắt<br /> khe là những quốc gia này phải áp dụng chính sách<br /> “thắt lưng buộc bụng” ngặt nghèo khiến kinh tế khu<br /> vực bị co thắt.<br /> Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga và các quốc<br /> gia lân cận (1998)<br /> Tăng trưởng toàn cầu chậm lại do khủng hoảng<br /> Đông Á nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng sụt giảm.<br /> Nga vốn là nước sản xuất dầu hỏa và kim loại nên<br /> bị vạ lây. Cộng thêm tình trạng chính trị bấp bênh<br /> và tham nhũng cuối thời Yeltsin nên các nhà đầu<br /> tư ngoại quốc rút vốn khỏi Nga, ảnh hưởng dây<br /> chuyền sang các quốc gia lân cận như Estonia,<br /> Latvia, Belarus, Kazakhstan, Moldova, ...<br /> Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nam Mỹ (1999)<br /> Chính quyền dân sự tại Argentina đang cố gắng<br /> hồi phục nền kinh tế từ sau chiến tranh với Anh tại<br /> quần đảo Faklands năm 1982. Họ cố giữ giá trị đồng<br /> tiền để chống lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến<br /> xuất khẩu. IMF cho vay với điều kiện thắt lưng buộc<br /> bụng nhằm giải quyết tình trạng nợ công quá cao<br /> (do chiến tranh, các khoản chi tiêu vực dậy kinh tế<br /> và tình trạng tham nhũng khiến thuế má thất thu).<br /> Kết quả là kinh tế suy sụp, dân chúng biểu tình ồ ạt<br /> vì không có công ăn việc làm. Các nhà đầu tư quốc<br /> tế đang âu lo vì khủng hoảng Đông Á và Nga nên lại<br /> rút vốn khỏi Argentina và còn ảnh hưởng đến Brazil<br /> và Urugay.<br /> Cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng tin học<br /> tại Mỹ (2001)<br /> Bong bóng tin học (Hi-tech bubble) ở Mỹ nổ<br /> bùng do tâm lý hồ hởi đầu tư vào công nghệ điện<br /> toán. Nhưng trái với các trường hợp khác, lần<br /> khủng hoảng này tuy lớn nhưng chỉ giới hạn vào<br /> các khoản đầu tư trực tiếp trong ngành điện toán<br /> nên không lây lan sang lĩnh vực tài chính và những<br /> khu vực khác.<br /> Cuộc khủng hoảng địa ốc và tài chính tại Mỹ<br /> (2007 - 2008) và khủng hoảng khối Euro (2009)<br /> <br /> 220 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Số 2/2014<br /> Giai đoạn 2001 - 2007 tuy ổn định nhưng lại<br /> chính là sự an tĩnh trong tâm bão trước khi hai cuộc<br /> đại khủng hoảng xảy đến tại Mỹ và châu Âu. Mấu<br /> chốt nơi hai nguồn tiền, một chảy vào Mỹ và một<br /> chảy nào Nam Âu:<br /> - Đông Á và Trung Quốc phục hồi rất nhanh từ<br /> sau năm 1997. Các nước này tăng trưởng bằng<br /> cách thúc đẩy xuất khẩu, từ đó tích trữ một khoản<br /> ngoại tệ khổng lồ nhằm ngăn chặn trường hợp bị<br /> tư bản nước ngoài thao túng như trước đây. Song<br /> cả hai mục tiêu này đều cần đến một thị trường tiêu<br /> thụ và tài chính rất lớn nên chỉ có Mỹ hội đủ cả hai<br /> điều kiện. Do đó Đông Á theo chính sách chung,<br /> giữ giá tiền thấp nhằm bán hàng sang Mỹ; sau đó<br /> dùng thặng dư mậu dịch để mua lại nợ công của Mỹ<br /> và kiềm giữ hối đoái. Tiền đổ vào Mỹ không dùng<br /> trong tăng trưởng sản xuất (vì sản xuất chạy sang<br /> Đông Á) nên thổi phồng thị trường địa ốc. Tín dụng<br /> quá dễ dãi và giá nhà tăng nhanh khiến các tay phù<br /> thủy ngành tài chính và ngân hàng lại vẽ ra nhiều<br /> kiểu đầu tư mới để bơm tiền vào bong bóng cho<br /> nhanh hơn. Đến khi bóng nổ thì không những giá<br /> nhà rơi xuống rất nhanh mà còn ảnh hưởng đến cả<br /> ngân hàng và bảo hiểm, vì không ai biết công ty nào<br /> ôm bao nhiêu nợ xấu. Kinh tế suy thoái và chiến<br /> tranh khiến ngân sách Mỹ bị thâm thủng nặng nề.<br /> Nợ công lên đến 17 ngàn tỷ USD nhưng Quốc hội<br /> và Chính phủ vẫn không thống nhất về chính sách<br /> thuế khóa và tài chính. Ngân hàng Trung ương Mỹ<br /> đã tung 4 ngàn tỷ USD để cứu vớt ngân hàng và<br /> doanh nghiệp, đồng thời giữ mức lời ở mức cực<br /> thấp để vực dậy ngành địa ốc. Nhờ vậy, kinh tế Mỹ<br /> hiện đang hồi phục chậm chạp nhưng những gì nó<br /> để lại vẫn là nợ và thất nghiệp.<br /> - Chiến tranh vùng vịnh cùng kinh tế Đông Á<br /> tăng trưởng khiến giá dầu nhảy vọt hơn gấp ba lần.<br /> Nga và các nước Trung Đông thu vào nguồn lợi<br /> khổng lồ nên lại đầu tư hoặc gửi tiền sang các nước<br /> phương Tây. Riêng tại châu Âu, nước Đức sau 10<br /> năm thắt lưng buộc bụng để thống nhất hai miền<br /> Đông - Tây đã trở thành nền kinh tế mạnh nhất trong<br /> khu vực. Sau khi khối Euro sáp nhập, mậu dịch trở<br /> nên thuận tiện, các ngân hàng Đức đã dễ dãi cho<br /> vay tín dụng sang Nam Âu nhằm bán hàng hóa sản<br /> xuất từ Đức.<br /> Cuộc khủng hoảng tại Mỹ khiến giới tài chính<br /> phương Tây rúng động và xem xét kỹ lưỡng sổ sách<br /> nên mới phát hiện ra Hy Lạp che dấu thống kê để<br /> mượn tiền. Kinh tế Hy Lạp rất nhỏ, chỉ bằng 2%<br /> GDP của khối Euro - tức khoảng một thành phố lớn<br /> như Miami tại Mỹ - lẽ ra không thể đe dọa toàn khối.<br /> Nhưng các ngân hàng Đức, Pháp, Tây Ban Nha cho<br /> vay nên bị vạ lây. Từ nỗi lo âu nói trên, dấy lên sự<br /> kiện là nhiều nước Nam Âu như Ý và Bồ Đào Nha<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> bị bội thu ngân sách. Hình ảnh toàn khối giống như<br /> đám người bị cột chặt vào nhau (bởi đồng tiền chung<br /> Euro) nhưng khi cùng rơi xuống nước lại không chịu<br /> hợp tác (bởi mỗi nước vẫn có nhà nước và ngân<br /> sách độc lập) nên kéo nhau chết chùm.<br /> Các khối Âu - Mỹ - Nhật tung ra khoảng 6 ngàn<br /> tỷ USD để đối phó với khủng hoảng. Một lượng tiền<br /> lớn chạy về các nước tân hưng (BRIC), vốn phát<br /> triển nhanh chóng trong khi Phương Tây trì trệ. Nay<br /> các nước công nghiệp có dấu hiệu phục hồi thì tiền<br /> rút ngược lại, khiến các quốc gia gồm Ấn Độ, Nga,<br /> Brazil gặp rất nhiều khó khăn.<br /> Trung Quốc hiện đang phải đối đầu với những<br /> thử thách lớn: Bắc Kinh trước đây đầu tư rất mạnh<br /> để giữ tốc độ tăng trưởng 10% trong lúc kinh tế thế<br /> giới suy thoái, nay phải tìm cách cắt giảm đầu tư do<br /> thị trường xuất khẩu thu hẹp lại. Muốn tăng trưởng<br /> phải đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, nhưng cải tổ sang<br /> mô hình kinh tế mới đòi hỏi nhiều thay đổi rộng lớn<br /> về chính trị để đối phó với các nhóm lợi ích.<br /> Kinh tế toàn cầu với dòng xoáy của các dòng<br /> tư bản và các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng có<br /> những mối quan hệ cần phải suy ngẫm.<br /> 2. Bài học rút ra cho Việt Nam<br /> Qua phân tích các cuộc khủng hoảng kinh<br /> tế thế giới có thể rút ra một số nguyên nhân cơ<br /> bản sau:<br /> - Vay nợ nước ngoài của Chính phủ thiếu kiểm<br /> soát dẫn đến kinh tế suy sụp, thất nghiệp cao;<br /> - Kinh tế đất nước phụ thuộc vào các dòng tư<br /> bản nước ngoài, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn;<br /> - Chính sách tài chính thả lỏng và tín dụng dễ<br /> dãi của các ngân hàng thương mại;<br /> - Sản xuất trong nước phụ thuộc quá lớn vào thị<br /> trường nước ngoài.<br /> Từ những đúc kết này có thể rút ra các bài học<br /> cho Việt Nam như sau:<br /> Một là, kiểm soát và sử dụng hiệu quả nợ công<br /> của Chính phủ.<br /> Tạp chí The Economist ngày 27/3/2014 vừa<br /> qua đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80<br /> tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm<br /> 48% GDP. Tính trên dân số 90,535 triệu người,<br /> mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình<br /> 887,51 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người.<br /> Tổng số nợ công này của chúng ta hiện thấp hơn<br /> giới hạn cho phép được Quốc hội thông qua là 50%<br /> GDP. Có thể thấy, hiện nay dù nợ công chúng ta<br /> chưa đến giới hạn nguy hiểm, mặt khác, với sự bền<br /> vững của nền kinh tế, khả năng trả nợ của chúng ta<br /> khá ổn định, tuy nhiên vì mục đích phát triển, chúng<br /> ta không nên để lại cho thế hệ sau những khoản nợ<br /> khổng lồ.<br /> <br /> Số 2/2014<br /> Nỗi lo lớn nhất, không phải là khả năng trả nợ<br /> mà là hiệu quả của các khoản vay. Trong tình trạng<br /> tham nhũng, lãng phí chưa được giải quyết triệt để,<br /> với mỗi khoản vay, nỗi lo bị hao hụt lại tăng lên.<br /> Không chỉ tham ô lãng phí, các khoản vay kém hiệu<br /> quả kiểu như các dự án xi măng, các dự án đóng<br /> tàu, cảng biển và cả các dự án đường sắt với những<br /> vụ án và cả những nghi án hối lộ cũng làm dư luận<br /> bức bối. Thêm nữa, việc xử lý trách nhiệm cán bộ<br /> trong các vụ việc thất thoát tài sản, đầu tư kém hiệu<br /> quả cũng chưa rõ ràng, chưa quyết liệt cũng làm<br /> người dân thiếu niềm tin vào Chính phủ.<br /> Nỗi lo thứ hai là nỗi lo về các khoản đầu tư công<br /> mới. Ngoài dành phần lớn đầu tư công cho các dự<br /> án hạ tầng, dư luận đang mong mỏi một dự án kích<br /> cầu tiêu dùng để cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa<br /> trong nước thoát khỏi suy thoái. Trong danh mục<br /> và cả trong chính sách tài khóa, dư luận chưa thấy<br /> một khoản chi nào cho mục tiêu này. Liệu có một<br /> sự mất cân đối nào đó đã xảy ra trong đầu tư công<br /> cũng như chi tiêu ngân sách? Vấn đề này chỉ có thể<br /> giải quyết được ở Quốc hội, nhưng người đề xuất<br /> đương nhiên phải là Chính phủ.<br /> Nỗi lo thứ ba là tốc độ tăng nợ công đáng lo<br /> ngại. Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014,<br /> thống kê cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm<br /> tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700<br /> triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.<br /> Với tốc độ này, khả năng được vay nợ của Chính<br /> phủ trong những năm tới giảm đáng kể. Và liệu<br /> chúng ta lại có những cuộc tranh luận về nâng trần<br /> nợ công như đã từng xảy ra ở Quốc hội Mỹ?<br /> Hai là, chính sách tiền tệ linh hoạt nhưng phải<br /> cẩn trọng.<br /> Tình trạng chênh lệch lãi suất ngoại tệ trong<br /> nước so với thế giới sẽ thu hút một lượng lớn ngoại tệ<br /> chảy vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng<br /> cần thận trọng về rủi ro tỷ giá khi vay ngoại tệ. Trong<br /> năm 2014, các ngân hàng thương mại đang dư thanh<br /> khoản, mặc dù lãi suất huy động thấp, nên lãi suất<br /> cho vay giảm nhiều. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp<br /> đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh,<br /> cả về thị trường đầu ra lẫn chi phí đầu vào, nên dù chi<br /> phí sử dụng vốn vay thấp vẫn không hấp thụ được.<br /> Ngân hàng dư tiền đang đẩy mạnh và dễ dãi trong<br /> việc cho vay sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu mới chồng<br /> lấn lên nợ xấu cũ. Bài học cho vay dưới chuẩn tại các<br /> thị trường tài chính thế giới vẫn còn nguyên giá trị mà<br /> ngân hàng thương mại và các nhà hoạch định chính<br /> sách tài chính của Việt Nam cần tránh lặp lại.<br /> Ba là, cải tổ căn bản nền kinh tế theo hướng<br /> hiệu quả.<br /> Tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước nhằm<br /> nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khu vực này,<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 221<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> tạo bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần<br /> kinh tế.<br /> Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ<br /> quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà<br /> nước phải đóng vai trò hỗ trợ định hướng thị trường<br /> cho các doanh nghiệp và người dân theo hướng đa<br /> dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào<br /> các thị trường lớn, gây thiệt hại cho sản xuất trong<br /> nước. Việc chậm ban hành các văn bản quản lý<br /> làm thiệt hại cho người dân (điều kiện sản xuất kinh<br /> doanh phân bón không quy định sớm khiến phân<br /> bón giả lưu hành không kiểm soát, giá thuốc, giá<br /> sữa, giá xăng dầu đang khó kiểm soát gây thiệt hại<br /> cho người tiêu dùng…) cần phải quy trách nhiệm<br /> cá nhân và xử lý triệt để, tránh đùn đẩy trách nhiệm<br /> giữa các cơ quan ban ngành.<br /> Chấn chỉnh lại việc bảo hộ sản xuất trong nước,<br /> mà chủ yếu là các doanh nghiệp FDI được hưởng<br /> lợi và kiểm soát tình trạng chuyển giá đang gây bức<br /> xúc trong dư luận của các doanh nghiệp này.<br /> Bốn là, cơ cấu lại các doanh nghiệp một cách<br /> tổng thể.<br /> Cơ cấu tài chính thực tại của các doanh nghiệp<br /> Việt Nam nhìn chung là khá bất hợp lý và bất cân<br /> đối. Rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá trong quá khứ<br /> đã là bài học thì trong thời gian tới vẫn là vấn đề<br /> đáng quan ngại. Nhìn chung trong bất kỳ điều kiện<br /> khó khăn nào, doanh nghiệp cũng cần rà soát lại tất<br /> cả các khâu của doanh nghiệp (trực tiếp đến gián<br /> tiếp); xác định rõ hơn định hướng phát triển doanh<br /> nghiệp, lĩnh vực sản xuất, sản phẩm chủ chốt; xác<br /> định lĩnh vực nào là rủi ro nhất (như rủi ro lãi suất,<br /> tỷ giá)... của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt<br /> Nam cần mạnh dạn cắt giảm đáng kể các hoạt động<br /> không thiết yếu. Khuynh hướng này chắc chắn sẽ<br /> đảm bảo để doanh nghiệp tập trung cho cạnh tranh<br /> hiệu quả hơn. Cơ cấu lại tài chính - chấp nhận mua<br /> bán sáp nhập, giải pháp nâng cao năng lực quản trị,<br /> quản lý doanh nghiệp: Việc cơ cấu tài chính trong<br /> điều kiện khó khăn không bao giờ là dễ đối với<br /> doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế suy thoái,<br /> khó khăn. Kinh nghiệm cho thấy, hình thức cơ cấu<br /> lại tài chính, cắt giảm các chi phí có thể cắt giảm<br /> được (chi phí lương nhân công, chi phí trung gian)<br /> và cố gắng tìm nguồn tài chính giá rẻ và ổn định,<br /> chấp nhận chuyển nhượng sở hữu doanh nghiệp.<br /> <br /> Số 2/2014<br /> Cách ứng xử với biến động giá cả đầu vào của<br /> doanh nghiệp (firm’s price behavior) hàng đầu thế<br /> giới như HSBC, City Bank... là cắt giảm nhân viên<br /> rất mạnh, sắp xếp lại nhân sự và quy trình làm việc,<br /> giảm chi phí quản lý rất mạnh trong thời gian khó<br /> khăn vừa qua là một ví dụ rất đáng tham khảo cho<br /> các doạnh nghiệp Việt Nam.<br /> Tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước<br /> thường rất khó cắt giảm nhân công do nhiệm vụ<br /> chính trị, mô hình ứng xử với giá của nhóm này đặc<br /> biệt và không nhạy cảm với biến động giá đầu vào<br /> (giá đầu vào càng tăng thì có thể doanh nghiệp nhà<br /> nước vẫn tăng nhân sự, tăng chi tiêu... ).<br /> Đánh giá khái quát cho thấy, đối với các doanh<br /> nghiệp tư nhân, công ty cổ phần thì vấn đề cắt giảm<br /> chi phí nhân sự là khá thuận lợi. Tuy nhiên, việc<br /> doanh nghiệp dừng vay ngân hàng, đồng nghĩa với<br /> thu hẹp hay dừng sản xuất kinh doanh, cắt bớt hợp<br /> đồng kinh tế và do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn phản<br /> tiếp tục cầm chừng sản xuất... Vấn đề bán doanh<br /> nghiệp (bán một phần), sáp nhập ở Việt Nam diễn<br /> ra khá khó khăn. Trên quan điểm phát triển lành<br /> mạnh, việc chấp nhận bán công ty, chủ động tìm<br /> kiếm đối tác chiến lược cần được nhìn nhận và coi<br /> là chiến lược thoát ra trong quá trình cơ cấu lại tài<br /> chính doanh nghiệp, kể cả các ngân hàng thương<br /> mại. Qua đó cũng dẫn đến quá trình cơ cấu lại<br /> doanh nghiệp và hệ thống quản trị quản lý rủi ro về<br /> lãi suất, rủi ro về tỷ giá và nhìn chung vấn đề quản<br /> trị rủi ro về tài chính sẽ được củng cố lại. Đối tác<br /> chiến lược mới sẽ là luồng gió mới thay đổi doanh<br /> nghiệp. Những điều mới này sẽ không những làm<br /> cho doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng rủi ro lãi<br /> suất, rủi ro tỷ giá hiện thời mà còn nâng cao giá trị<br /> doanh nghiệp trong tương lai, đảm bảo sự phát triển<br /> tốt hơn của doanh nghiệp. Chỉ khi các doanh nghiệp<br /> trong nước hoạt động hiệu quả và tiềm lực tài chính<br /> mạnh mới hạn chế được những thiệt thòi trong cạnh<br /> tranh và vững vàng để vượt qua khủng hoảng.<br /> III. KẾT LUẬN<br /> Tìm hiểu và rút ra các quy luật, nguyên nhân<br /> xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ giúp<br /> các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước và<br /> các doanh nghiệp nhận diện rủi ro và né tránh hiệu<br /> quả khi đưa ra quyết định.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Báo An ninh thời đại, Chủ nhật 13/4/2014. Công khai nợ công và những nỗi lo có thật.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Văn hóa Nghệ An, Thứ 3 ngày 3/9/2013. Vòng xoáy các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.<br /> <br /> 222 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2