intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vũ trung sơn thủy - Bài thơ độc đáo của vua Thiệu Trị

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

487
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên đây là bản chữ Hán bài "Vũ trung sơn thủy" (Non nước trong mưa) của thi sĩ Miên Tông (vua Thiệu Trị) được xếp theo hình bát quái trên bức khảm xà cừ tại điện Long An, nay là Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế. Trên đây là bản chữ Hán bài "Vũ trung sơn thủy" (Non nước trong mưa) của thi sĩ Miên Tông (vua Thiệu Trị) được xếp theo hình bát quái trên bức khảm xà cừ tại điện Long An, nay là Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế. Phiên âm: “Loan hoàn vũ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vũ trung sơn thủy - Bài thơ độc đáo của vua Thiệu Trị

  1. Vũ trung sơn thủy - Bài thơ độc đáo của vua Thiệu Trị Trên đây là bản chữ Hán bài "Vũ trung sơn thủy" (Non nước trong mưa) của thi sĩ Miên Tông (vua Thiệu Trị) được xếp theo hình bát quái trên bức khảm xà cừ tại điện Long An, nay là Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế. Trên đây là bản chữ Hán bài "Vũ trung sơn thủy" (Non nước trong mưa) của thi sĩ Miên Tông (vua Thiệu Trị) được xếp theo hình bát quái trên bức khảm xà cừ tại điện Long An, nay là Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế. Phiên âm: “Loan hoàn vũ hạ giang triều tấn Trướng dật phong tiền ngạn biện thanh Sơn tỏa ám vân thôi trận trận Lãng sinh khiêu ngọc địch thanh thanh Sàn sàn thủy giản đài tư nhuận Dạng dạng ba châu liễu mậu vinh Nhàn điếu nhất chu ngư dật tấn Hướng lâm song tiễn yến phi khinh”. Dùng thể hồi văn liên hoàn, trắc bằng 4 vần, theo tác giả, bài thơ trên có thể đọc thành 64 bài thất ngôn, ngũ ngôn. Năm 1972, trên Tạp chí của Hội Nghiên cứu Đông Dương, Pierre Daudin, một học giả phương Tây, đã giải ra 12 bài thất ngôn bát cú. Năm 1994, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tân Phong tìm ra đúng 64 cách. Năm 1998, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tìm ra thêm 64 cách nữa, tức 128 cách trên một bài thơ. Về cách giải, các học giả đã dày công nghiên cứu, vạch ra những đường nét chính để mọi người theo đó suy ra, đọc tiếp.
  2. Ở bài viết này, xin nêu lên một số cách đọc và từ những cách đọc ấy nhận ra nét độc đáo, vẻ kỳ bí của bài thơ, hiểu thêm thú chơi thơ trong dòng văn hóa Việt. Bằng cách đọc ngược lại, từ dưới lên, ta có thêm bài thơ đủ 4 vần trắc: hướng, dạng, lãng, trướng (tương ứng với: tấn, trận, nhuận, tấn) và 4 vần bằng: nhàn, sàn, san, loan (tương ứng: thanh, thanh, vinh, khinh) của bài nguyên mẫu. “Khinh phi yến tiễn song lâm hướng Tấn dật ngư chu nhất điếu nhàn Vinh mậu liễu châu ba dạng dạng Nhuận tư đài giản thủy sàn sàn Thanh thanh địch ngọc khiêu sinh lãng Trận trận thôi vân ám tỏa san Thanh biện ngạn tiền phong dật trướng Tấn triều giang hạ vũ hoàn loan”. Cũng như bài “Mẹ”, các bài “Con” sau này, 8 câu thành 4 cặp, cặp nào cũng bám sát chủ đề “Non nước trong mưa”. “Loan hoàn vũ hạ giang triều tấn / Tấn triều giang hạ vũ hoàn loan Trướng dật phong tiền ngạn biện thanh / Thanh biện ngạn tiền thanh dật trướng”... Ngay cả khi bớt đi hai chữ đầu hoặc hai chữ cuối, mỗi câu còn 5 chữ (từ), đọc lại thành bài thơ thể ngũ ngôn thì từng cặp một vẫn giữ được ý tứ chủ đề. “Liễu châu ba dạng dạng / Dạng dạng ba châu liễu Đài giản thủy sàn sàn / Sàn sàn thủy giản đài” Hoặc: “Thủy giản đài tư nhuận / Nhuận tư đài giản thủy
  3. Ba châu liễu mậu vinh / Vinh mậu liễu châu ba”... Vậy là càng đọc càng tìm ra nhiều cách đọc, càng nhận ra nhiều điều thú vị. Ấy là thú chơi thơ. Thú chơi thơ càng thú vị, hứng khởi khi được nhiều người thưởng thức, nhiều người tham gia. Việc giải nghĩa dịch thơ không ngoài ý đó. Thế nhưng dịch sao cho sát, cho thoát đối với bất kì bài nào cũng khó. Lại càng khó đối với loại thơ đặc biệt này, bởi còn phải dịch sao cho đảm bảo vần, nhịp, đúng câu, đúng từ, để khi áp đặt phương pháp vận hành theo cách đã dùng cho nguyên tác vẫn khớp bản dịch, nhất là những từ láy. Ở bài thơ này, hầu như tác giả không dùng điển cố nhưng ngôn từ rất giàu hình tượng như "Vũ hạ giang triều...", "Phong tiền biện ngạn...", lại rất giàu cả m xúc như: "Nhàn điếu nhất chu...", "Hướng lâm song tiễn...". Vậy bản dịch phải phản ánh đúng ý nghĩa và thần thái của bài thơ này. Dưới đây xin dịch bài thơ "Vũ trung sơn thuỷ" và một số cách đọc khác nhau: Giải nghĩa: NON NƯỚC TRONG MƯA 1. Mưa dồn nước chảy quanh, triều sông dâng tràn ngập 2. Trước gió, nước mênh mông bờ bến trong xanh 3. Núi mịt mù mây đùn lớp lớp, tới tấp 4. Sóng dâng lay giọt nước tiếng lanh canh 5. Lờ đờ (sàn sàn) trên suối rêu tươi nhuận 6. Sóng sánh (dạng dạng) bên cồn cỏ nước xanh 7. Nhàn một thuyền câu lúc thư thả (dật) lúc nhanh chớp (tấn) 8. Dóng hướng về rừng, đàn én dăng cánh kéo (tiễn) nhẹ nhàng bay Bản 1. Dịch từ nguyên bản:
  4. 1. Dồn mưa nước cuộn triều dâng ngập 2. Lộng gió sông đào bến biếc xanh 3. Non phủ kín mây tuôn tới tấp 4. Sóng khêu thưa giọt gõ lanh canh 5. Lan man suối trải rêu tươi mập 6. Sóng sánh cồn vươn cỏ tốt xanh 7. Nhàn thoáng một câu thuyền nhẹ tắp 8. Dóng rừng dăng kéo én bay nhanh Bản 2. Từ bản 1 đọc ngược bài từ cuối lên, từ bên phải sang: 8. Nhanh bay én kéo dăng rừng dóng 7. Tắp nhẹ thuyền câu một thoáng nhàn …6, 5, 4, 3, đến 2. Xanh biếc bến đào sông gió lộng 1. Ngập dâng triều cuộn nước mưa dồn Bản 3. Từ bản 1, bản từ đầu, giữ nguyên câu, đọc ngược bài từ cuối lên: 8. Dăng kéo én bay nhanh 7. Một câu thuyền nhẹ tắp … 6, 5, 4, 5 đến 2. Sông đào bến biếc xanh 1. Nước cuộn triều dâng ngập Bản 4. Từ bản 1, giữ nguyên câu, đọc ngược bài từ dưới lên: 8. Dóng rừng dăng kéo én bay nhanh 7. Nhàn thoáng một câu, thuyền nhẹ tắp
  5. … 6, 5, 4, 3 đến 2. Lộng gió sông đào bến biếc xanh 1. Dồn mưa nước cuộn triều dâng ngập Bản 5. Theo bản 1, đảo vế theo từng cặp: 2 - 1, 4 - 3, 6 - 5, 8 - 7, đọc ngược câu từ phải sang: Xanh bến biếc đào sông gió lộng Ngập triều dâng cuộn nước mưa dồn Canh lanh gõ giọt thưa khêu sóng Tấp tới tuôn mây kín phủ non Xanh tốt cỏ vươn cồn sánh sóng Mập tươi rêu trải suối man lan Nhanh bay én khó dăng rừng dáng Tắp nhẹ thuyền câu một thoáng nhàn Bản 6. Từ bản 6 đọc ngược bài từ dưới lên: Nhàn thoáng một câu thuyền nhẹ tắp Dóng rừng giăng kéo én bay nhanh … Dồn mưa nước cuộn dâng triều ngập Bến đào sông gió lộng biếc xanh Bản 7. Theo bản 1, đọc ngược từ chữ thứ 5, để yên 2 chữ (từ) cuối: Triều cuộn nước mưa dồn/ dâng ngập Bến đào sông gió lộng/ biếc xanh Tuôn mây kín phủ non/ tới tấp
  6. Gõ giọt thưa khêu sóng/ lanh canh Rêu trải suối lan man/ tươi mập Cỏ vươn cồn sóng sánh/ tốt xanh Thuyền câu một thoáng nhàn/ nhẹ tắp Én kéo dăng rừng dóng/ bay nhanh Bản 8. Theo bản 1, đọc ngược bài dưới lên, đảo 2 chữ đầu câu cho vào cuối: Dăng kéo én bay nhanh/ rừng dóng Một câu thuyền nhẹ tắp/ thoáng nhàn … 6, 5, 4, 3 Sông đào bến biếc xanh/gió lộng Nước cuộn triều dâng ngập/ mưa dồn … Cứ thế suy ra 64 bài, đọc đủ. Ở đây, đặc trưng đơn tiết tính của từ tiếng Việt, tiếng Hán đã được vận dụng tối đa. Ấy cũng là một thú chơi thơ. Nhân nói về thú chơi thơ, dưới đây xin giới thiệu một bài thơ theo kiểu khác. Phiên âm chữ Hán: 1. Tương cầu tương ứng bất tương đương 2. Điền dã hứa đa thức dạ hương 3. Nhật xuất kim trì hà phú mạo 4. Nguyệt sinh ngọc bệ tất chiêu chương 5. Tảo khan thế thượng phù trầm mộng 6. Tịch kiến trần trung quý tiện vương 7. Tâm niệm bồng dinh hồ điệp kí
  7. 8. Kỳ tai ngôn ngữ tảo phong sương Bài thơ được đọc từ thời niên thiếu, thuở học trường nhà, đã hơn 60 năm lỗ mỗ không nhớ. Không biết tự sách nào, không rõ tên tác giả. Lớp lớn tuổi hơn thời ấy kháo nhau: Thơ tiên. Bài này tuy không kì bí như bài "Vũ trung sơn thủy" của vua Thiệu Trị nhưng được truyền tụng trong dân gian, không kém phần độc đáo. Với 48 chữ được viết liên hoàn trên một đường tròn hay xếp theo hình bát quái (như đã thể hiện ở đầu bài viết này) đọc thành bài thơ thất ngôn bát cú. Bằng cách dùng chữ ở nửa dưới của chữ cuối câu trước làm chữ đầu của câu tiếp theo cứ thế cho đến chữ cuối cùng của bài thơ, lấy chữ ở nửa dưới làm chữ đầu câu số 1. “Đương” chữ cuối câu thứ nhất có chứa chữ “Điền”. “Điền” chuyển sang làm chữ đầu câu thứ 2: “Điền dã…”. Tương tự, “Hương” có “Nhật”: “Nhật xuất”…; “Mạo” có “Nguyệt”: “Nguyệt sinh”… Tới “Sương” có “Tương”: “Tương cầu tương ứng bất tương đương…”. Quả là “Bất tương đương”. Không như những bài thơ khác có 56 con chữ mới đủ cấu thành bài thơ 7 chữ x 8 câu. Ở đây, phải chọn chữ cuối để tách ra… Gò bó thế không hề giảm ý vị nhịp vận của thơ. Hơn nữa, các cặp 3 - 4, 5 - 6 lại đối nhau rất chỉnh: Nhật xuất - Nguyệt sinh; Phú mạo - Chiêu chương Kim trì - Ngọc bệ; Tảo khan - Tịch kiến … Vậy mới gọi là Tiên thi - Thơ tiên. Bài thơ chữ Hán này đã được phiên âm Hán Việt nên đọc lên là cảm nhận được ý thơ suy tư cõi thế, hồn thơ thấp thoáng cảnh tiên. Chưa dám luận tới nhân sinh quan mà ch ỉ với tấm lòng cảm phục tài thơ, xin mạo muội được thể hiện tự dạng, phỏng dịch để giới thiệu, mong được sự chỉ
  8. giáo của các bậc đàn anh cùng bạn bè gần xa, bổ chính cho việc tái hiện và dịch thơ sao cho khỏi khiếm khuyết: VÔ Đ Ề Tương cầu tương ứng chẳng tương đương Đồng ruộng cho nhiều thức dạ hương Ngày, rực ao vàng, che giọt nắng Đêm, ngời bệ ngọc, ngắm đài gương Sáng, trần gian mộng cơn chìm - nổi Tối, cõi thế quên chuyện mọn sang Nghĩ tới bồng dinh, đời bướm gửi Lạ thay, lời nói quét phong sương./.
  9. (*) Bài đã được đăng tại Tạp chí Hán Nôm số 5 (84) - 2007 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2