intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vừa là "cảnh sát", vừa là bạn của con

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm bạn cùng con như thế nào? 1. Lắng nghe và ủng hộ. Khi con kể chuyện ở lớp, ở trường dù con sai hay đúng thì bố mẹ cũng nên lắng nghe và ủng hộ con. Nếu việc làm của trẻ là sai thì bố mẹ sẽ ủng hộ cảm xúc vui, buồn, giận...của con. Việc này có tác dụng tạo điểm tựa, niềm tin nơi trẻ. 2. Nói những điều con muốn nghe. Trong trường hợp không nói được những điều con muốn nghe thì nói lên ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vừa là "cảnh sát", vừa là bạn của con

  1. Vừa là "cảnh sát", vừa là bạn của con Làm bạn cùng con như thế nào? 1. Lắng nghe và ủng hộ. Khi con kể chuyện ở lớp, ở trường dù con sai hay đúng thì bố mẹ cũng nên lắng nghe và ủng hộ con. Nếu việc làm của trẻ là sai thì bố mẹ sẽ ủng hộ cảm xúc vui, buồn, giận...của con. Việc này có tác dụng tạo điểm tựa, niềm tin nơi trẻ. 2. Nói những điều con muốn nghe. Trong trường hợp không nói được những điều con muốn nghe thì nói lên cảm xúc tích cực của bố mẹ. Sau đó cung cấp thông tin để điều chuyển suy nghĩ của trẻ nhưng tránh lên lớp nhiều quá sẽ khiến cho đứa trẻ sẽ phòng vệ. 3. Làm những việc con mong đợi. Ánh mắt trìu mến, nụ cười tươi tắn, thái độ lắng nghe và cử chỉ thân thiện là những việc trẻ mong chờ nhất ở bố mẹ của mình. 4. Đặc biệt tránh nói "Không" để vun đắp tình bạn với con. Bố mẹ không thể bảo vệ con trong việc ngăn cản trẻ. Nếu không muốn con nói dối thì các bậc cha mẹ đừng quá khắc nghiệt, đừng quá cầu toàn. Bố mẹ nên luôn luôn nhớ điều này: Hãy cho con ngã khi bạn có thể giúp được con, bởi sau 50 tuổi mà ngã thì khó mà đứng dậy nổi. Bí quyết làm bạn cùng con 1. Chấp nhận sự đặc biệt ở trẻ. 2. Giành thời gian lắng nghe, cung cấp thông tin, cùng chơi với con (không ra lệnh, không áp đặt). Trong lúc chơi, để tạo không khí vui vẻ và thân thiện, bố mẹ có thể giả vờ ăn gian để tạo cơ hội cho trẻ bắt được lỗi. Sau khi con bắt lỗi thì cười òa sẽ khiến trẻ rất vui.
  2. 3. Đồng cảm: Thấu hiểu và tránh chê bai, chê trách con 4. Ủng hộ bằng cách cho con cơ hội, thời gian và điều kiện 5. Nâng đỡ bằng cách động viên và khích lệ con Lưu ý: Cần kết hợp với việc dặn dò bé một cách nhẹ nhàng về việc không vẽ lên tường, bàn ghế vì sẽ "làm hỏng tác phẩm nghệ thuật" của bé. Thay vì nhấn mạnh con không được làm hư hỏng đồ đạc, hãy cho bé thấy sự tôn trọng của bạn đối với những gì bé sáng tạo ra. Bên cạnh đó, hay dành cho bé một ngăn tủ để cất giữ các bức tranh mà bé đã vẽ. Nếu tranh của bé được vẽ trên mặt bảng, hãy lưu lại những bức ảnh của chúng để làm kỷ niệm. Điều quan trọng nhất mà mỗi người mẹ cần ghi nhớ là hãy phát triển khả năng sáng tạo cho con, chứ đừng chăm chăm dạy để con thành một thiên tài. Những nét vẽ nguệch ngoạc có thể không khiến bé trở thành Picasso hay Van Gogh thứ hai, nhưng một cái đầu sáng tạo được nuôi dưỡng bằng sự tin yêu và ủng hộ của gia đình hoàn toàn có thể biến con bạn thành một vĩ nhân. Giới hạn duy nhất đối với tài năng của bé chính là trí tưởng tượng của người mẹ. Đừng vội kiểm soát hay mong đợi nơi con những bức tranh đầy ý tưởng như khi hình dung đến các danh bạ tài hoa. Thay vì để bé suốt ngày dán mắt vào tivi xem ca nhạc thiếu nhi, mở nhạc quảng cáo để dỗ con ăn, hãy để cho bé phát triển bằng những hoạt động sáng tạo cùng thế giới muôn màu song song với việc giải trí bằng đa phương tiện. Đây cũng là phương pháp khiến bé tiêu hao năng lượng một cách lành mạnh, và thích thú đón nhận bữa ăn sau khi được vận động "đã đời".
  3. Dành cho bé một khoảng thời gian nhất định để chơi cùng bút vẽ, bạn sẽ thấy bé sớm hình thành thói quen và trở nên mong đợi những "khoảnh khắc sáng tạo" của riêng mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0