intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vui chơi Anji - mô hình giáo dục trả lại quyền được vui chơi thực sự cho trẻ em tại Trung Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết làm rõ khái niệm, lịch sử phát triển cũng như nguyên tắc cơ bản để thực hiện mô hình vui chơi này. Đồng thời, nêu lên những cơ hội để vận dụng mô hình này trong bối cảnh giáo dục mầm non ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vui chơi Anji - mô hình giáo dục trả lại quyền được vui chơi thực sự cho trẻ em tại Trung Quốc

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VUI CHƠI ANJI - MÔ HÌNH GIÁO DỤC TRẢ LẠI QUYỀN ĐƯỢC VUI CHƠI THỰC SỰ CHO TRẺ EM TẠI TRUNG QUỐC Nguyễn Thị Ngọc Nuôi Trường Đại học Thủ Dầu Một nuointn@tdmu.edu.vn Tóm tắt: Vui chơi Anji là mô hình giáo dục mầm non được đánh giá cao và được kêu gọi ứng dụng toàn phần hoặc bán phần tại hầu hết các trường Mầm non tại Trung Quốc. Với niềm tin về việc trẻ thực sự tìm thấy được bản thân mình trong khi tham gia vào hoạt động vui chơi bằng cách tự do lựa chọn nội dung cũng như cách thức thực hiện trò chơi, vui chơi Ajji trả lại quyền được vui chơi thực thụ cho trẻ em ở trường mầm non. Bài viết làm rõ khái niệm, lịch sử phát triển cũng như nguyên tắc cơ bản để thực hiện mô hình vui chơi này. Đồng thời, nêu lên những cơ hội để vận dụng mô hình này trong bối cảnh giáo dục mầm non ở Việt Nam. Từ khóa: Vui chơi Anji, quyền được vui chơi, trẻ em Trung Quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo của trẻ em tại trường mầm non với nhiều hoạt động được diễn ra. Tuy nhiên, do các yêu tố chủ quan và khách quan khác nhau mà vui chơi tại trường mầm non hiện nay vẫn còn dựa trên việc phục vụ ý tưởng của người lớn và hoạt động chơi trở nên cứng nhắc bởi sự rập khuôn, đơn điệu và cạn kiệt nguồn ý tưởng trong nội dung chơi. Trẻ con ngày càng bị môi trường “bê tông hóa” bao phủ nên có xu hướng xa rời thiên nhiên. Hoạt động vui chơi theo hướng tiếp cận của Anji sau gần 20 năm nghiên cứu tại Trung Quốc đã trở thành một mô hình hoạt động mà ở đó trẻ mầm non tự quyết định cho mình chơi cái gì, chơi với đồ chơi gì, chơi với ai và chơi như thế nào. Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục mầm non cũng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng 4.0. Nếu như các hoạt động cụ thể các nhóm nghiên cứu STEM, STEAM đang tiến gần đến việc đưa trẻ mầm non đến với các hoạt động nhìn thành bằng mắt thường thì vui chơi mỗi ngày tại trường mầm non nếu được thực hiện đúng với tư tưởng chủ đạo thì các tố chất tự chủ lĩnh hội tri thức bằng con đường kiến tạo kiến thức lại được diễn ra một cách tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi. 2. MÔ HÌNH GIÁO DỤC “VUI CHƠI ANJI” TẠI TRUNG QUỐC 2.1. Khái niệm vui chơi Anji Vui chơi Anji (gọi tắt là Anji) là một mô hình giáo dục mầm non được thiết kế bởi Cheng Xueqin - Giám đốc Văn phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục tỉnh Chiết Giang vào năm 2000-2001 với nền tảng giống với các triết lý giáo dục của Montessori và Frobel. Hiện nay, Anji được quốc tế công nhận là một chương trình giáo dục mầm non và sử dụng tại 130 trường mẫu giáo công lập tại Anji, Chiết Giang, Trung Quốc và mở rộng, điều chỉnh ứng dụng tại Madison, Mỹ (Anji Play, n.d). Mô hình được thực hiện dựa trên hoạt động vui chơi của trẻ em tại trường mầm non. Trẻ có tối thiểu 02 giờ vui chơi tự do ngoài trời mỗi ngày với các dụng cụ vui chơi đơn giản từ tự nhiên. Trẻ em không có nội dung chơi cố định mà tự quyết định cho mình chơi cái gì, chơi với đồ chơi gì, chơi với ai và chơi như thế nào để phát triển các kỹ năng xã hội và vận động. 176
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 5 từ khóa mô tả mô hình vui chơi Anji bao gồm: sự tham gia, niềm vui, rủi ro, sự phản chiếu và tình yêu (Dai Yamei, Qiu Xueqing, 2016). Trẻ con trong Anji thực sự được tham gia vào tất cả các hoạt động mà chúng yêu thích và là một phần không thể thiếu của hoạt động. Sự tham gia của trẻ đến từ việc trẻ thực sự mong muốn được tham gia vào hoặc một mình hoặc cùng mọi người. Chính yếu tố này làm nên tính trách nhiệm cho mỗi đứa trẻ trong Anji. Niềm vui và niềm hạnh phúc đến từ việc trẻ tự nguyện và được tự chọn từ nội dung đến cách chơi, bạn chơi. Hai yếu tố này giúp trẻ duy trì được hoạt động vui chơi và biến nó thật sự trở thành một hoạt động có ý nghĩa trong thời gian ở trường mầm non. Rủi ro là một yếu tố gặp nhiều rào cản nhất trong mô hình Anji xuất phát từ phía phụ huynh học sinh (Liu XiaoJun, 2018). Anji khi vừa được triển khai đã vấp phải làn sóng nghi ngờ từ phía phụ huynh lẫn giáo viên mầm non. Họ không tin trẻ con có thể tự phán đoán được những rủi ro trong vui chơi và càng không thể tự tìm cách để giải quyết được những rủi ro nếu có xảy ra. Chính việc không tin vào trẻ con, người lớn trở thành một nơi bảo hộ trẻ và làm thay bất cứ thứ gì họ nghĩ là không hợp lý bao gồm những điều họ nghĩ là rủi ro. Điều này tạo nên một thói quen ỉ lại và dần dần là sự phụ thuộc, không thể tự quyết định cũng như giải quyết các vấn đề cá nhân, tập thể. Niềm tin vào bản thân dần dần biến mất. Anji thiết lập một môi trường cùng chế độ hỗ trợ từ giáo viên phù hợp để dạy cho trẻ biết phán đoán và tìm cách xử lý nhiều hơn làm thay các hoạt động của trẻ. Chính yếu tố này cũng giúp trẻ nhìn thấy được bản thân mình, phản chiếu trong các hoạt động, tiềm thức và mối quan hệ của chúng. 2.2. Các giai đoạn phát triển của mô hình vui chơi Anji Giai đoạn năm 2000, không có trò chơi Trường mầm non là môi trường hạt nhân trong việc hình thành và phát triển những tố chất cần thiết cho trẻ tiến vào lớp một (Anji Play, n.d). Vì lý do này cùng nhiều yếu tố khác, trường mầm non trong giai đoạn này bỏ qua hoạt động vui chơi của trẻ mà giới hạn chúng trong các căn phòng hẹp, đông đúc để rèn luyện nề nếp cũng như cung cấp những kiến thức để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một mà quên rằng hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn này chính là hoạt động vui chơi. Giai đoạn năm 2008, “sân khấu” của những trò chơi giả Người giáo viên mầm non dành nhiều thời gian và công sức để suy nghĩ các hoạt động và làm đồ dùng đồ chơi trong lớp học. Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể chơi một cách máy móc theo chủ đề, theo các bước do giáo viên quy định. Kết quả là giáo viên mệt mỏi, trẻ mau chán, thất vọng. Áp lực thật sự diễn ra tại trường mầm non vì việc tìm kiếm các hoạt động mới mẻ theo các chủ đề hàng tuần, tháng nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi không giới hạn của trẻ. Trường mầm non trong giai đoạn này giống như một sân khấu và người giáo viên là những diễn viên cùng trẻ diễn lại những trò chơi giả bộ: giả bộ yêu thích hoạt động chơi, giả bộ chơi các trò chơi, đồ chơi thậm chí chơi với bạn cùng chơi được phân công mà bản thân không hứng thú. Hoạt động vui chơi lúc này trở nên đơn điệu và nhàm chán. Giai đoạn năm 2009, Sân khấu của những trò chơi thực Trò chơi Anji sau khi được thử nghiệm đã cho thấy đã trả lại quyền tự chủ của trò chơi cho trẻ em. Trẻ được học tập thông qua các trò chơi tự trị, tự phát. Chương trình vui chơi Anji bao gồm các hình thức hoạt động khác nhau tại trường mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi của trẻ em làm cốt lõi (Anji Play, n.d). Từ môi trường và dụng cụ hoạt động thực sự tự do và thân thiện, chủ đạo dựa vào hoạt động chơi không bị kiểm soát và sự quan sát của giáo viên, lấy câu chuyên vui chơi, sự chia sẻ trong quá trình chơi,… như một mắt xích cung cấp cho trẻ cơ hội được biểu đạt và hệ thống 177
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lại mọi việc, từ các trải nghiệm của trẻ trong hoạt động vui chơi sẽ làm nảy sinh các nội dung cơ bản của việc dạy học. Quá trình tự phát triển của trẻ cũng tự hoàn thiện thông qua việc vui chơi tự do mỗi ngày. Giai đoạn này chính là thời kỳ các nhà nghiên cứu giáo dục trẻ em nhận ra cái trẻ em thật sự cần không phải là những trò chơi do giáo viên nghĩ ra, “giả bộ” thực hiện ngay trong lớp học mà cái trẻ em cần chính là “một sân khấu của những trò chơi thực”. Sân khấu của những trò chơi thực là nơi diễn ra những hoạt động vui chơi thực xuất phát từ chính sự tương tác của trẻ với các đồ chơi hoặc trẻ khác. Trẻ có cơ hội để thể hiện quyền tự quyết cũng như sớm có cơ hội thể hiện trách nhiệm của bản thân mình. 2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong mô hình hình vui chơi Anji Nguyên tắc Trẻ em Giáo viên/ Cha mẹ Vui chơi tự Tự chọn vật liệu chơi. Hỗ trợ nhưng không trực tiếp can thiệp xác định Tự chọn nội dung chơi. vào hoạt động chơi. Tự chọn người chơi cùng Khuyến khích và hỗ trợ khi rủi ro bằng Tự chọn hình thức chơi: cá nhân, cách làm việc cùng nhau để tìm kiếm giải nhóm nhỏ/lớn. pháp. Tự chọn không tham gia vui chơi. Tạo niềm tin và động lực cho trẻ. Quan sát chặt chẽ hành động, hoạt động và các tình huống xảy ra xung đột và cách trẻ giải quyết vấn đề. Ghi chép lại các quan sát. Thời gian và Tự chọn chơi ở đâu, khi nào và bằng Đảm bảo trẻ có đủ thời gian và không không gian cách nào. gian để vui chơi. Tự do di chuyển trong khu vực vui Bằng lời nói và ánh mắt chỉ rõ cho trẻ chơi. thấy vui chơi là hoạt động quan trọng nhất Hiểu được trường học là ngôi nhà thứ ở trường học. 2 của trẻ, không gian này là để vui Phát triển một thời gian biểu hợp lý để chơi và lớn lên. theo đuổi được nhu cầu của trẻ: chơi, ăn Tự do lựa chọn tốc độ chơi. uống, nghỉ ngơi, suy ngẫm lại các hoạt động trong ngày. Sự phản ánh Được cung cấp nhiều cơ hội để phản Tham gia vào sự phản ánh hàng ngày của ánh các trải nghiệm, khám phá và giải trẻ. quyết vấn đề. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ suy ngẫm Giải thích kinh nghiệm riêng của trẻ về trải nghiệm của chúng. là quan trọng hàng đầu. Cho phép trẻ giải thích kinh nghiệm cá nhân của mình. Cung cấp các cơ hội trước và sau các trải nghiệm chơi để mở ra các dự đoán của cá nhân cũng như phán ánh các kiến thức nhận được từ tài liệu. Biểu hiện Có nhiều cơ hội biểu đạt kinh nghiệm Nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho nhiều trẻ bằng lời nói, hình ảnh cũng như ngôn biểu hiện câu chuyện riêng của cá nhân ngữ, ký hiệu. bằng ngôn ngữ, hình ảnh… Nguyên vật Trẻ được quyền sử dụng hoặc không Cung cấp nguyên vật liệu và khuyến liệu sử dụng các nguyên vật liệu để vui khích trẻ thao tác với nguyên vật liệu đã chơi. chọn. Tự lựa chọn tài liệu, chọn lọc, thiết Cung cấp, hình thành và phát triển kiến kế, sắp xếp nguyên vật liệu để tối đa thức cho trẻ về các nguyên vật liệu một mọi nhu cầu trải nghiệm, khám phá cách sâu sắc thông qua việc quan sát và của bản thân mà không cần quan tâm tương tác. 178
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 nhiều đến đúng/sai. Điều chỉnh sau mỗi hoạt động khi cần dựa Tự xác định các rủi ro khi chơi với vào đứa trẻ. nguyên vật liệu mang tính nguy hiểm. Khuyến khích trẻ chơi cùng nhau để tìm Khuyến khích hòa nhập vào tự nhiên thấy sự phản ảnh của bản thân. và sử dụng tự nhiên như một nguyên Giới thiệu các rủi ro và dạy trẻ cách điều vật liệu vui chơi. chỉnh các rủi ro. Tự bảo quản và quản lý nguyên vật liệu đã chọn. Môi trường Tham gia vào môi trường chơi được Tạo ra một môi trường khuyến khích trẻ thiết kế nhằm tối đa hóa khám phá và chơi tự xác định. giải quyết vấn đề ở trẻ mà không cần Phát triển ở trẻ hiểu biết sâu sắc về việc quan tâm đến kết quả. sử dụng môi trường thông qua sự cẩn thận Tiếp cận với môi trường cho phép trẻ khi quan sát và sự phản ánh. tự thử thách bản thân ở mức độ rủi ro Điều chỉnh các yếu tố môi trường theo các tự xác định. sở thích và hoạt động của trẻ em. Được khuyến khích tích cực hoạt Giúp trẻ hiểu hơn về môi trường, các rủi động vào môi trường tự nhiên nhằm ro trong môi trường chơi và điều chỉnh hình thành và phát triển trách nhiệm hành động chơi. bảo vệ môi trường. 2.3. Cơ hội vận dụng mô hình vui chơi Anji trong Giáo dục mầm non tại Việt Nam Sự bùng nổ trong khao khát tìm kiếm những phương pháp dạy học tích cực cùng việc vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam trong những năm gần đây là cơ hội để vận dụng mô hình Anji tại Việt Nam. Những người quan tâm đến giáo dục mầm non luôn đặt ra những câu hỏi như: Làm sao để trẻ có thể tự do vui chơi? Làm sao để trẻ yêu mến thiên nhiên? Làm sao để trẻ vận động nhiều hơn? Làm sao để giảm áp lực công việc cho giáo viên mầm non? Làm sao để cô và trẻ đều hạnh phúc mỗi ngày? Làm sao để trẻ được là chính mình? Trong Anji, quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thực sự nổi bật khi trẻ con chính là người tự lựa chọn, quyết định và thực hiện hoạt động vui chơi theo đúng nhu cầu và sở thích của bản thân mình. Ngoài ra, sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, các nguyên vật liệu sẵn có như ván, thùng phi, thang, khối gỗ cùng với tâm lý phương Đông cũng là một lợi thế trong việc vận dụng. Vận dụng Anji vào Giáo dục mầm non cũng chính là giải pháp giảm tải các áp lực về đồ dùng dạy học, chương trình giáo dục và trách nhiệm nặng nề của giáo viên mầm non bởi lẽ trong Anji, trẻ con được phát triển đúng theo những gì mà chúng có được. Anji không phải là mô hình lý tưởng nhất trong các mô hình dạy học tích cực hiện nay tại Việt Nam nhưng với xu hướng thuận tự nhiên và niềm tin mãnh liệt vào một thế hệ trẻ có thể phát triển tốt nhất ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ giúp các nhà nghiên cứu giáo dục có thể tháo gỡ được phần nào những thực trạng hiện tại. 3. KẾT LUẬN Giáo dục là con đường để người học tự tìm ra bản thân mình và kiến tạo kiến thức để áp dụng vào cuộc sống. Bằng niềm tin vào năng lực thật sự của trẻ con, mô hình vui chơi Anji đã giúp người lớn nhận ra rằng, giáo dục cho trẻ con tại trường mầm non chỉ đơn giản là để cho đứa trẻ được là chính nó thông qua vui chơi. Cần một niềm tin mãnh liệt, một trái tim nóng, một cái đầu lạnh và tình yêu thật sự đối với trẻ con thì người lớn mới có thể phá vỡ được cái vỏ bọc mà bấy lâu nay đã ngăn cản sự phát triển của trẻ hoặc hướng đứa trẻ phát triển theo suy nghĩ của mình. Con đường đi đến với giáo dục khai phóng cần những mô hình giáo dục đặc biệt như Anji. 179
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 代亚梅,邱学青 (Dai Yamei, Qiu Xueqing) (2016). 对安吉游戏的理性思考 (Rational Thinking on Anji Games) [J]. 幼儿教育研究, (01). [2] 刘肖君 (Liu XiaoJun) (2018). 民族地区幼儿园“安吉游戏”的实践与思考 (Practice and Thoughts on “Anji Games” in Kindergartens in Ethnic Areas)[J]. 新西部, (21). [3] 王和平 (Wang HePing) (2015). 对我国儿童游戏权保障问题的研究——以“安吉游戏”游戏 活动材料投放为例 (Research on the Protection of Children's Game Rights in China—— Taking the “Anji Games” Game Activity Materials as an Example) [J]. 西北成人教育学院学 报, (05). [4] Anji Play (n.d). Truy xuất từ https://en.wikipedia.org/wiki/Anji_Play. Title: ANJI PLAY - EDUCATINAL MODEL RETURNS THE RIGHT TO PLAY TO CHILDREN IN CHINA Nguyen Thi Ngoc Nuoi Thu Dau Mot University nuointn@tdmu.edu.vn Abstract: Anji play is a highly regarded educational model and is applied fully or partially in most kindergartens in China. With the belief that children find themselves while participating in play activities by freely choosing content and how to implement the game, Anji play has returned the right to play for children in China. The article presents the concept, history as well as the basic principles for implementing this model. At the same time, outlined the opportunities to apply this model in the context of preschool education in Vietnam. Keywords: Anji play, right to play, children in China. 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2