intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

William Eggleston: camera dân chủ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Edward Cella Art + Architecture (Los Angeles) vào tháng 10. 2010 vừa rồi đã giới thiệu một triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng William Eggleston. Với tên gọi: William Eggleston: Nhiếp ảnh gia Mỹ, triển lãm giới thiệu những bức ảnh có giá trị lịch sử độc đáo, trải từ 1965 đến 1985, trong đó có nhiều bức bắt buộc phải có mỗi khi nói đến ông. .Người ta coi William Eggleston là cha đẻ của nhiếp ảnh nghệ thuật hiện đại. Ông mang màu sắc tới cho nhiếp ảnh nghệ thuật, cũng như đã phủ màu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: William Eggleston: camera dân chủ

  1. William Eggleston: camera dân chủ Trần đỏ Edward Cella Art + Architecture (Los Angeles) vào tháng 10. 2010 vừa rồi đã giới thiệu một triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng William Eggleston. Với tên gọi: William Eggleston: Nhiếp ảnh gia Mỹ, triển lãm giới thiệu những bức ảnh có giá trị lịch sử độc đáo, trải từ 1965 đến 1985, trong đó có nhiều bức bắt buộc phải có mỗi khi nói đến ông.
  2. Người ta coi William Eggleston là cha đẻ của nhiếp ảnh nghệ thuật hiện đại. Ông mang màu sắc tới cho nhiếp ảnh nghệ thuật, cũng như đã phủ màu sắc cho biết bao nhiêu thứ tầm thường, trớ trêu; rồi những thứ đặc-sản-địa-phương của vùng Chelsea Màu sắc và ánh sáng là tấm bảng phản chiếu tình cảm. “Màu là phương tiện của khám phá và thể hiện, là một cách để nêu bật những khía cạnh cuộc đời đang ẩn giấu dưới vẻ đơn sơ tầm thường.” Với quan niệm như thế, Eggleston hướng chiếc máy ảnh dân chủ của mình đến những góc đời “ẩn náu” – những nơi tưởng không bao giờ được chụp, bộc lộ toàn bộ tính phức tạp, vẻ thế tục cũng như vẻ lộng lẫy của chúng.
  3. Không đề, 1965 Sinh năm 1939 tại Memphis, Tennessee, William Eggleston chỉ thích nhiếp ảnh một cách thực sự vào năm 1959, nhân một lần xem một cuốn sách ảnh của Henri Cartier-Bresson và Walker Evans. Thời kỳ đầu, ông cũng thường chụp đen trắng, với những bối cảnh vùng miền Nam nơi ông sống, hoặc chân dung bạn bè, người thân trong gia đình… Vào giữa những năm 1960 và 1970, ông bắt đầu thử nghiệm với phim màu, và cuối cùng làm ra những bức ảnh màu sắc rực rỡ nhờ một cách in tráng của riêng ông: bản in phải đi qua một chuỗi ba lượt nền tách biệt (cyan, magenta, và vàng), cho ba âm bản (đỏ, xanh lá cây, xanh dương). Bản in cuối có màu rất bền và rực rỡ.
  4. Nôn nóng trưng bày tác phẩm của mình cho công chúng rộng rãi hơn, Eggleston đến New York với một vali toàn những tấm slide và bản in để gặp giám tuyển John Szarkowski của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA). Cuộc gặp gỡ này cuối cùng cho ra đời một triển lãm đầy tính cách mạng nhưng cũng gây tranh cãi ỏm tỏi vào năm 1976 – là triển lãm solo ảnh màu đầu tiên của MoMA – đồng thời ra đời quyển sách ngày nay đã thuộc hàng kinh điển William Eggleston’s Guide. Đến phút này, Eggleston chính thức được liệt vào hàng “bậc thầy” về màu.
  5. Gọi camera của Eggleston là camera dân chủ, vì với ông, bất kỳ thứ gì diễn ra trước ống kín đều đáng trở thành một bức ảnh cho người nghệ sĩ, dù thoạt trông có vẻ như vặt vãnh, vô tình. Eggleston tìm thấy trong từng chi tiết của cuộc sống ngày thường một tinh thần Mỹ, một văn hóa Mỹ. Những bức ảnh nổi tiếng của ông, thí dụ loạt ảnh Elvis’s Graceland,
  6. hay một người đẩy những chiếc xe mua hàng siêu thị trong nắng chiều, một cái tủ lạnh chất đầy thức ăn… là những minh chứng cho biệt danh “camera dân chủ” – tức mọi thứ đều bình đẳng, đều có quyền trở thành nghệ thuật. Quan điểm này của ông, cùng những bức ảnh sâu sắc và yên tĩnh của ông, đã có một ảnh hưởng lớn lao đến nhiều thế hệ các học giả, các nhà làm phim và nhiếp ảnh.
  7. Không đề, 1965
  8. Không đề, 1971
  9. Bên bở sông ở Greenville, Mississippi, 1984 Không đề 1971
  10. Memphis, Tennessee, 1971
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1