intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xạ khuẩn (Actinomycetes

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

512
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xạ khuẩn là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, nước và trong các cơ chát hữu cơ. Phần lớn xạ khuẩn bắt màu Gram dương, hiếu khí, hoại sinh, có cấu tạo dạng sợi như nấm nhưng lại có kích thước và cấu tạo tế bào tương tự như vi khuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xạ khuẩn (Actinomycetes

  1. Xạ khuẩn (Actinomycetes): Xạ khuẩn là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, nước và trong các cơ chát hữu cơ. Phần lớn xạ khuẩn bắt màu Gram dương, hiếu khí, hoại sinh, có cấu tạo dạng sợi như nấm nhưng lại có kích thước và cấu tạo tế bào tương tự như vi khuẩn. Xạ khuẩn là vi sinh vật quá độ giữa vi khuẩn và nấm vì nó có đặc điểm vừa giống vi khuẩn lại vừa giống nấm. Xạ khuẩn giống vi khuẩn ở những đặc điểm sau: - Kích thước nhỏ bé. - Là vi sinh vật đơn bào. - Nhân chưa phân hoá rõ rệt. - Màng tế bào không chứa xenlulo, kitin.
  2. - Sự phân chia tế bào theo kiểu của vi khuẩn. - Không có giới tính. Xạ khuẩn giống nấm ở chỗ có cấu tạo dạng sợi phân nhánh gọi là khuẩn ty (hypha), mỗi một khuẩn ty do một tế bào tạo thành, nhiều khuẩn ty tập hợp lại thành hệ khuẩn ty (mycelium). 1. Hình dạng, kích thước và cấu trúc của xạ khuẩn: Xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, còn gọi là khuẩn ty. Khuẩn ty của xạ khuẩn thường không có vách ngăn và không tự đứt đoạn. Khuẩn ty có đường kính 0,2 – 2,5 µm. Đa số xạ khuẩn khuẩn ty không có vách ngăn, màu sắc của khuẩn ty xạ khuẩn rất phong phú: màu trắng, đỏ, lục, lam, tím, nâu, đen, ...
  3. Người ta phân biệt hai loại khuẩn ty: khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty khí sinh. Khuẩn ty cơ chất là khuẩn ty ăn sâu vào cơ chất, làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, do đó khuẩn ty này còn được gọi là khuẩn ty dinh dưỡng. Khuẩn ty khí sinh là khuẩn ty phát triẻn trên bề mặt cơ chất và vươn ra ngoài không khí. Từ khuẩn ty này về sau sẽ hình thành bào tử nên còn được gọi là khuẩn ty sinh sản. Xạ khuẩn cũng có cấu tạo tương tự như vi khuẩn: -Thành tế bào có cấu tạo tương đối dày và khá vững chắc, gồm có 3 lớp: Lớp ngoài dầy 60 – 120 Ao, lớp trong dầy 50Ao và lớp giữa chắc hơn, dày 50Ao. Khi khuẩn ty già, lớp ngoài có thể dày tới 150 – 200 Ao. Thành tế bào được tạo thành từ
  4. protein, lipit, mucopolysaccharit, ngoài ra còn chứa cả photpho và axit teichoic. Bên ngoài thành tế bào còn có thể có vỏ nhầy cấu tạo từ polysaccarit và thường rất mỏng. - Màng nguyên sinh chất: dầy khoảng 7,5 – 10 nm, có cấu tạo và chức năng tương tự như màng nguyên sinh chất ở vi khuẩn. Chức năng chủ yếu của màng nguyên sinh chất xạ khuẩn là điều hoà sự hấp thu chất dinh dưỡng vào tế bào và tham gia vào quá trình hình thành bào tử. - Nguyên sinh chất và nhân của xạ khuẩn cũng tương tự như ở vi khuẩn. Khi nuôi cấy xạ khuẩn trên môi trường đặc, xạ khuẩn cũng tạo thành khuẩn
  5. lạc. Khuẩn lạc của xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có dạng phấn, không trong suốt, có các nếp toả ra theo hình phóng xạ. Đường kính khuẩn lạc khoảng 0,5 – 2,0 mm và có nhiều mầu sắc khác nhau như đỏ, da cam, vàng, lam hồng, nâu, tím...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2