Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
XÂY DỰNG CÁC THUỘC TÍNH CẢM QUAN CỦA CÁ BỚP NUÔI<br />
(Rachycentron canadum) CHO PHÂN TÍCH MÔ TẢ ĐỊNH LƯỢNG (QDA)<br />
DEVELOPMENT OF SENSORY ATTRIBUTES FOR FARMED COBIA<br />
(Rachycentron canadum) USED IN QUANTITATIVE DESCRIPTIVE ANALYSIS (QDA)<br />
Mai Thị Tuyết Nga1<br />
Ngày nhận bài: 10/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 24/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nghiên cứu này một bảng mô tả các thuộc tính cảm quan cho cá bớp nuôi (Rachycentron canadum) hấp chín<br />
được xây dựng để sử dụng trong phân tích mô tả định lượng QDA. Phân tích mô tả định lượng (QDA),đánh giá cảm quan<br />
theo thang điểm Torry và phân tích tổng số vi sinh vật hiếu khí (TVC) cho cá bớp cắt lát theo thời gian bảo quản được tiến<br />
hành nhằm xác định thời hạn bảo quản lạnh của nguyên liệu. Bảng mô tả QDA thu được gồm 16 thuộc tính của 4 chỉ tiêu<br />
mùi, bề ngoài, cấu trúc và vị, trong đó có nhóm các “thuộc tính tốt” mô tả cấc đặc tính của cá tươi và nhóm các “thuộc<br />
tính xấu” mô tả các đặc tính của cá chất lượng kém. Điểm cảm quan Torry phụ thuộc tuyến tính vào thời gian bảo quản.<br />
TVC đạt 2,8 x 106 CFU/g, vượt quá quy định cho phép đối với thủy sản tươi (106 CFU/g) sau 10 ngày bảo quản. Kết quả<br />
phân tích QDA cho thấy thời hạn bảo quản của nguyên liệu cá ở nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày khi “thuộc tính xấu” mùi ôi<br />
khét có điểm trên 20.<br />
Từ khóa: Cá bớp, cảm quan, QDA, Torry<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In this study a list of QDA (quantitative descriptive analysis) sensory attributes was developed for farmed cobia<br />
(Rachycentron canadum). Then sensory analysis using QDA, Torry scheme, and total viable count (TVC) were conducted<br />
to determine the shelf life of sliced cobia stored at low temperature. QDA list consisted of 16 attributes of 4 parameters of<br />
odour, appearance, texture, and flavor, including a group of “positive attributes” describing fresh fish and another group of<br />
“negative attributes” describing old fish, i.e. fish stored for long time. Torry scores showed a liner correlation with storage<br />
time. At day 10, TVC reached 2.8 x 106 CFU/g, which surpassed the maximum level for human consumption (106 CFU/g.<br />
QDA results indicated that the maximum shelf life of sliced cobia stored at 0 - 20C was 8 days when the “negative attribute”<br />
rancid odour reached the score higher than 20.<br />
Keywords: Cobia, sensory, QDA, Torry<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá bớp hay còn gọi là cá giò (Rachycentron<br />
canadum) (Cobia/Black King fish) là loài cá có<br />
giá trị kinh tế cao, là loài ưu tiên nuôi ở nhiều khu<br />
vực trên thế giới như Vịnh Mexico, Bờ Đông Nam<br />
của Mỹ, Vịnh Carribe, Đài Loan, v.v… bởi nhu<br />
cầu thị trường và giá trị kinh tế cao, cũng như tốc<br />
độ sinh trưởng nhanh, tỉ lệ chết và hệ số chuyển<br />
hóa thức ăn thấp (Benetti và cộng sự 2003,<br />
Benetti và cộng sự 2006, Liao và cộng sự 2004).<br />
<br />
1<br />
<br />
Ở Việt Nam, cá bớp đang được nuôi thương<br />
phẩm khá phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các<br />
địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ<br />
An, Vũng Tàu và Khánh Hòa. Chúng có tốc độ<br />
sinh trưởng nhanh, từ con giống cỡ 20÷25g/con<br />
sau một năm nuôi có thể đạt 4÷5kg/con [12]. Cá<br />
được tiêu thụ dưới dạng sống, tươi và đông lạnh.<br />
Sản phẩm cá bớp cắt lát bảo quản lạnh được bày<br />
bán ở các siêu thụ lớn trong khắp cả nước như<br />
tại hệ thống Metro.<br />
<br />
TS. Mai Thị Tuyết Nga: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Phương pháp cảm quan phân tích mô tả định<br />
lượng QDA dùng cho mẫu cá đã hấp chín do Bremer<br />
(1985) phát triển được sử dụng để xác định thời<br />
hạn bảo quản của nguyên liệu thủy sản. Phương<br />
pháp QDA cung cấp một bảng mô tả bằng lời và<br />
các thông tin định lượng của các chỉ tiêu cảm quan,<br />
bảng mô tả định lượng này do hội đồng cảm quan<br />
họp lại và xây dựng nên cho mỗi loại thủy sản trước<br />
khi tiến hành đánh giá. Khi đánh giá cảm quan bằng<br />
QDA người ta sử dụng thang điểm không cấu trúc.<br />
Việc đánh giá chất lượng và khả năng bảo<br />
quản của cá tươi nguyên liệu có thể thực hiện bằng<br />
phương pháp cảm quan chỉ số chất lượng QIM<br />
(Quality Index Method). Tuy nhiên, để xây dựng<br />
được thang điểm QIM cho từng loài cụ thể, như cá<br />
bớp (Rachycentron canadum), người ta cần biết<br />
khả năng bảo quản tối đa của nguyên liệu. Đó là lý<br />
do người ta phải sử dụng phương pháp mô tả định<br />
lượng QDA. Do đó, việc xây dựng bảng mô tả các<br />
thuộc tính cảm quan QDA cho nguyên liệu cá bớp<br />
là cần thiết. Bảng mô tả thu được sẽ được áp dụng<br />
song song để đối chứng khi xây dựng bảng điểm<br />
cảm quan chỉ số chất lượng QIM cho cá bớp nguyên<br />
liệu trong các nghiên cứu tiếp theo.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Cá bớp nuôi tại Vin Pearl khối lượng<br />
7,5 - 8,5kg/con được thu hoạch vào khoảng 1 h<br />
chiều và vận chuyển sống về một cơ sở thu mua<br />
nguyên liệu gần Chợ Vĩnh Thọ, Nha Trang lúc 3 h<br />
chiều cùng ngày. Tại đây cá được ướp lạnh và bảo<br />
quản lạnh bằng đá xay trong các thùng cách nhiệt.<br />
Sáng hôm sau cá được xử lý bỏ đầu, nội tạng và cắt<br />
lát dày khoảng 2 cm, ướp đá xay và vận chuyển về<br />
Phòng Thí nghiệm Công nghệ thực phẩm - Trường<br />
Đại học Nha Trang trong vòng 5 - 10 phút. Tại đây,<br />
cá cắt lát được rửa lại bằng nước sạch, xếp khay<br />
xốp (2 - 3 lát/khay) và bọc kín bằng màng PE mỏng.<br />
Các khay cá được bảo quản trong tủ lạnh dân dụng<br />
với 1 miếng gel lạnh bên dưới và 1 miếng gel lạnh<br />
bên trên mỗi khay để giữ nhiệt độ cá ổn định trong<br />
khoảng 0 - 20C. Cá được bảo quản trong thời gian<br />
2 tuần và hàng ngày được kiểm tra để thay đá gel<br />
(nếu cần). Nhiệt độ cá được theo dõi liên tục bằng<br />
nhiệt kế tự ghi 3M TL30. Thí nghiệm dùng 5 cá thể<br />
cá bớp bớp khối lượng 7,5 - 8,5kg/con có thời gian<br />
thu hoạch cách nhau 2 - 5 ngày tạo 5 lô cá bớp cắt<br />
lát tương ứng. Trong đó lô 1 và 2 dùng để quan sát<br />
và huấn luyện hội đồng cảm quan. Lô 3, 4 và 5 dùng<br />
để xác định thời hạn bảo quản lạnh của cá bớp cắt<br />
lát và dùng vào các thí nghiệm khác không thuộc nội<br />
dung của bài báo này.<br />
<br />
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đánh giá cảm quan<br />
2.1.1. Huấn luyện hội đồng cảm quan và hình thành<br />
bảng mô tả các thuộc tính cảm quan của sản phẩm<br />
sau khi nấu theo QDA<br />
Hội đồng cảm quan gồm 7 thành viên được chọn<br />
lựa và huấn luyện theo ISO 8586: 2012. Các thành<br />
viên hội đồng được huấn luyện là cán bộ, giảng<br />
viên Khoa Công nghệ Thực phẩm và Trung tâm Thí<br />
nghiệm Thực hành của Trường Đại học Nha Trang,<br />
đã có kiến thức cơ bản về đánh giá cảm quan và có<br />
kinh nghiệm trong xây dựng bảng thuộc tính QDA<br />
cũng như đánh giá cảm quan bằng phương pháp<br />
QDA cho một số thủy sản khác như cá tra, mực ống.<br />
Các thành viên dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng tham<br />
gia phát triển thuật ngữ QDA cho cá bớp sau hấp<br />
chín. Thuật ngữ được phát triển riêng rẽ bởi từng<br />
cảm quan viên theo các nhóm tính chất (mùi, bề<br />
ngoài, vị, cấu trúc) được tập hợp lại để thảo luận và<br />
đưa ra bảng mô tả QDA thống nhất chung cho sản<br />
phẩm. Bảng điểm này sẽ dùng để huấn luyện hội<br />
đồng cảm quan, đánh giá chất lượng cá bớp, và xác<br />
định thời hạn bảo quản tối đa của sản phẩm. Quá<br />
trình xây dựng bảng mô tả thuộc tính QDA và huấn<br />
luyện hội đồng cảm quan được thực hiện trong 3<br />
buổi (mỗi buổi 2 - 3 giờ).<br />
2.1.2. Ứng dụng bảng mô tả QDA và thang điểm<br />
Torry để xác định thời hạn bảo quản của cá bớp cắt<br />
lát bảo quản lạnh<br />
Bảng mô tả QDA phát triển bên trên và thang<br />
điểm Torry dùng cho cá béo (do Shewan (1954) mô<br />
tả và được Phòng Thí nghiệm Thủy sản IFL Iceland<br />
cải tiến (Matinsdottir và cộng sự, (2001)) được sử<br />
dụng để đánh giá độ tươi của 3 lô cá bớp cắt lát bảo<br />
quản lạnh có độ tươi cách nhau 2 - 5 ngày. Hội đồng<br />
đánh giá cảm quan bao gồm 7 cảm quan viên đã<br />
được huấn luyện như được mô tả trong mục 2.1.1.<br />
Nguyên liệu được lấy mẫu đánh giá sau 1 - 3 ngày<br />
bảo quản, trong đó có 5 buổi đánh giá cảm quan,<br />
mỗi buổi kéo dài khoảng 1,0 - 1,5 giờ. Tất cả các<br />
mẫu đều được mã hóa bởi mã số gồm có 3 chữ số<br />
ngẫu nhiên.<br />
Mẫu được chuẩn bị bằng cách cho khoảng<br />
50 - 70g vào hộp nhôm, hấp chín trong thời gian<br />
khoảng 10 phút ở 1000C. Mỗi cảm quan viên sẽ<br />
nhận được 4 mẫu từ 2 lô có ngày bảo quản khác<br />
nhau, mỗi lần chỉ đánh giá 2 mẫu, tức mẫu được<br />
đưa 2 lần. Các mẫu được đánh giá cảm quan đồng<br />
thời bằng 2 phương pháp QDA và thang điểm Torry.<br />
2.2. Phương pháp phân tích vi sinh<br />
Song song với quá trình lấy mẫu đánh giá cảm<br />
quan, cá bớp cũng được đánh giá về chỉ tiêu tổng số<br />
vi sinh vật hiếu khí TVC theo NMKL86, 2006.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
Bảng mô tả các thuộc tính QDA (bảng 1) gồm<br />
26 thuộc tính thuộc 4 nhóm chỉ tiêu: mùi (7 thuộc<br />
tính), bề ngoài (5 thuộc tính), cấu trúc (7 thuộc tính)<br />
và vị (7 thuộc tính). Trong đó có một số thuộc tính<br />
tương tự được mô tả cho các loài cá khác như cá<br />
rô phi nuôi (Oreochromis niloticus) (Odoli, 2009), cá<br />
hồi Bắc cực (Salvelinus alpinus) (Cyprian và cộng<br />
sự, 2008), đó là: mùi bột chín hoặc mùi khoai tây<br />
luộc, mùi ôi khét, cấu trúc bở - dai, cấu trúc bở khi<br />
xắn, cảm giác dính răng khi nhai, cảm giác hồ bột<br />
khi nhai, cảm giác sợi khi nhai, khô - ứa dịch khi<br />
nhai, cấu trúc mềm mại-khô xác, vị ngọt đạm, vị<br />
chua, vị hăng/đắng và vị ôi khét.<br />
Kết quả đánh giá cảm quan sử dụng bảng mô<br />
tả các thuộc tính QDA (bảng 1) cho thấy các thuộc<br />
tính về mùi mô tả tốt nhất sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa các mẫu từ các lô và các ngày bảo<br />
quản khác nhau. Trong đó sơ bộ có thể nhận thấy<br />
mùi cá hấp đặc trưng cho mẫu tươi và mùi ôi khét<br />
đặc trưng cho mẫu cũ đã bảo quản 8 ngày trở lên.<br />
<br />
2.3. Xử lý số liệu<br />
Microsoft Excel 2003 được dùng để tính các giá<br />
trị trung bình, tính độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị.<br />
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm<br />
SPSS 17.0 (SPSS Inc., Chicago, IL). Điểm cảm<br />
quan QDA được phân tích phương sai ANOVA<br />
(analysis of variance) với phép kiểm định Tukey để<br />
kiểm tra sự khác nhau giữa các giá trị trung bình với<br />
mức ý nghĩa a = 0,05.<br />
Phương pháp phân tích thành phần chính PCA<br />
(Principle component analysis) được sử dụng để<br />
nghiên cứu các phương sai chính của dữ liệu QDA<br />
trên phần mềm Unscrambler® X 10.2 (CAMO A/S).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả đánh giá cảm quan<br />
1.1. Bảng điểm mô tả thuộc tính cảm quan QDA và<br />
kết quả đánh giá cảm quan theo phương pháp QDA<br />
Kết quả xây dựng bảng điểm QDA và đánh giá cảm<br />
quan bằng phương pháp QDA được trình bày ở bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Bảng mô tả các thuộc tính cảm quan QDA và điểm cảm quan QDA trung bình của cá bớp theo<br />
thời gian (ngày) bảo quản lạnh<br />
Mẫu (Lô-Ngày bảo quản)<br />
<br />
B4-d1 B3-d3 B2-d5 B4-d5 B2-d8 B3-d8 B4-d9 B2-d10 B3-d10<br />
<br />
Ngày bảo quản<br />
Thuộc tính<br />
<br />
Mùi<br />
<br />
Bề ngoài<br />
<br />
Cấu trúc<br />
<br />
Vị<br />
<br />
Mùi cá hấp<br />
Mùi thịt heo luộc<br />
Mùi bột chín<br />
Mùi tanh khi để nguội<br />
Mùi béo<br />
Mùi mốc<br />
Mùi ôi khét<br />
Da khô-ướt<br />
Bề mặt cắt láng dầu<br />
Bề mặt mịn-khô/thô<br />
Cơ thịt trắng: màu sáng-sậm<br />
Cơ thịt đỏ: Nâu hoặc xám<br />
Độ bở khi xắn: không/ít bở- rất bở<br />
Cảm giác dính răng khi nhai<br />
Mềm mại-khô xác<br />
Cảm giác sợi cơ khi nhai<br />
Cảm giác hồ bột khi nhai<br />
Bở-dai<br />
Khô-Ứa dịch khi nhai<br />
Ngọt đạm<br />
Mặn<br />
Béo<br />
Hăng/đắng<br />
Ôi khét<br />
Chua<br />
Hỏng/thối<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
M-Ca hap<br />
M-Thit luo<br />
M-Bot chin<br />
M-Tanh<br />
M-Beo<br />
M-Moc<br />
M-Oi khet<br />
B-Da kho-u<br />
B-Lang dau<br />
B-Min-kho<br />
B-Trang Sa<br />
B-Do Nau<br />
C-Bo khi x<br />
C-Dinh ran<br />
C-Mem mai<br />
C-Soi<br />
C-Ho bot<br />
C-Bo-Dai<br />
C-Kho Ua<br />
V-Ngot dam<br />
V-Man<br />
V-Beo<br />
V-Hang dan<br />
V-Oi khet<br />
V-Chua<br />
V-Hong tho<br />
<br />
70a 69a 65ab<br />
41<br />
37<br />
34<br />
13<br />
18<br />
12<br />
44abc 38ab 55abc<br />
60ab 61ab 62a<br />
0<br />
0<br />
1<br />
3a<br />
3a<br />
7ab<br />
36<br />
34<br />
28<br />
69<br />
63<br />
58<br />
48<br />
36<br />
40<br />
23<br />
22<br />
33<br />
36<br />
32<br />
43<br />
25<br />
29<br />
25<br />
43<br />
49<br />
47<br />
43<br />
27<br />
54<br />
48<br />
40<br />
41<br />
18<br />
22<br />
18<br />
48<br />
52<br />
55<br />
40<br />
51<br />
41<br />
50<br />
67<br />
46<br />
11<br />
14<br />
16<br />
53<br />
65<br />
54<br />
1<br />
0<br />
2<br />
2<br />
2<br />
12<br />
17<br />
19<br />
22<br />
1<br />
0<br />
0<br />
<br />
63ab 64ab<br />
37<br />
37<br />
12<br />
18<br />
35a 55abc<br />
51ab 60ab<br />
1<br />
1<br />
12ab 8ab<br />
31<br />
48<br />
54<br />
54<br />
35<br />
45<br />
27<br />
41<br />
35<br />
42<br />
25<br />
19<br />
47<br />
41<br />
36<br />
41<br />
50<br />
41<br />
21<br />
19<br />
42<br />
59<br />
41<br />
45<br />
48<br />
39<br />
11<br />
8<br />
46<br />
47<br />
4<br />
1<br />
8<br />
8<br />
15<br />
14<br />
2<br />
4<br />
<br />
59ab 59ab 67ab 51b<br />
34<br />
28<br />
39<br />
22<br />
9<br />
11<br />
11<br />
8<br />
68c 56abc 63bc 48abc<br />
52ab 51ab 54ab 39b<br />
0<br />
1<br />
0<br />
3<br />
36c 8ab<br />
24bc 19abc<br />
41<br />
29<br />
33<br />
23<br />
64<br />
54<br />
58<br />
48<br />
30<br />
40<br />
35<br />
25<br />
42<br />
28<br />
38<br />
32<br />
46<br />
36<br />
48<br />
44<br />
36<br />
41<br />
30<br />
34<br />
43<br />
48<br />
40<br />
37<br />
48<br />
51<br />
50<br />
32<br />
34<br />
43<br />
45<br />
35<br />
36<br />
15<br />
21<br />
17<br />
33<br />
56<br />
52<br />
39<br />
33<br />
29<br />
32<br />
39<br />
46<br />
41<br />
50<br />
49<br />
12<br />
11<br />
12<br />
11<br />
59<br />
48<br />
57<br />
47<br />
3<br />
4<br />
3<br />
3<br />
9<br />
10<br />
10<br />
11<br />
10<br />
21<br />
11<br />
11<br />
3<br />
4<br />
3<br />
8<br />
<br />
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) đối với mỗi thuộc tính (trên cùng một hàng)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
quản thủy sản ở nhiệt độ dương thấp quá trình oxy<br />
hóa chất béo vẫn xảy ra tạo các sản phẩm thứ cấp<br />
gây nên mùi vị ôi khét cho thủy sản. Các thuộc tính<br />
không trùng lặp giữa nghiên cứu này và các nghiên<br />
cứu khác cho thấy sự khác biệt đặc trưng của các<br />
loài thủy sản.<br />
<br />
Hình 1. Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan QDA của<br />
26 thuộc tính, chuẩn hóa giá trị về cùng một gốc tọa độ và<br />
về cùng một quãng độ lệch chuẩn, với thẩm định chéo<br />
<br />
Phân tích PCA để xác định rõ hơn mối liên quan<br />
của các thuộc tính đến độ tươi/thời gian bảo quản<br />
của cá bớp. Kết quả phân tích PCA (hình 1) cho<br />
thấy 2 thành phần chính 1 và 2 (PC1 và PC2) giải<br />
thích được 58% độ biến thiên của dữ liệu. Trong<br />
đó các thuộc tính nằm bên phải của PC1 (cùng với<br />
thời gian bảo quản “Ngày”) là các “thuộc tính xấu”<br />
đặc trưng cho cá bảo quản lâu ngày như mùi mốc<br />
(M-Moc), mùi ôi khét (M-Oi khet), mùi tanh khi làm<br />
nguội (M-Tanh), cơ thịt trắng sậm màu (B-Trang<br />
Sa), cơ thịt đỏ nâu hoặc xám (B-Do Nau), vị ôi khét<br />
(V-Oi khet), vị hỏng thối (V-Hong tho) và vị hăng/<br />
đắng (V-Hang dan). Các “thuộc tính tốt” nằm bên<br />
trái của PC 1 đặc trưng cho cá tươi như mùi cá<br />
hấp (M-Ca hap), mùi thịt luộc (M-Thit luo), mùi béo<br />
(M-Beo), mùi bột chín (M-Bot chin), bề mặt cắt láng<br />
dầu (B-lang dau) và mịn (B-Min-kho). Đồng thời có<br />
10 thuộc tính không liên quan đến sự biến đổi của<br />
cá theo thời gian bảo quản, đó là: cấu trúc bở-dai<br />
(C-Bo dai), bở khi xắn (C-bo khi x), cảm giác dính<br />
răng khi nhai (C-Dinh ran), cảm giác sợi khi nhai<br />
(C-Soi), khô-ứa dịch khi nhai (C-Kho Ua), cấu trúc<br />
mềm mại-khô xác (C-Mem mai), vị béo (V-Beo),<br />
vị chua (V-chua), vị mặn (V-Man) và vị ngọt đạm<br />
(V-Ngot dam). Kết quả thu được tương tự như kết<br />
quả nghiên cứu của Sveinsdottir và cộng sự (2003)<br />
đối với cá hồi Đại Tây Dương nuôi, của Cyprian và<br />
cộng sự (2008) đối với cá hồi Bắc cực, của Odoli<br />
(2009) đối với cá rô phi nuôi và của Trần Thị Mỹ<br />
Hạnh và Trần Thị Đèo (2011) đối với cá chẽm rằng<br />
các thuộc tính cảm quan QDA cũng gồm các thuộc<br />
tính tốt và xấu tương ứng với cá tươi và cá bảo<br />
quản lâu ngày. Trong đó có thuộc tính tốt tương tự<br />
mô tả cá tươi là mùi bột chín hoặc mùi khoai tây luộc<br />
và các thuộc tính xấu tương tự mô tả cá hỏng là<br />
mùi và vị ôi khét. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi bảo<br />
<br />
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 2. Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan QDA của<br />
16 thuộc tính, chuẩn hóa giá trị về cùng một gốc tọa độ và<br />
về cùng một quãng độ lệch chuẩn, với thẩm định chéo<br />
<br />
Tiếp theo phân tích PCA được thực hiện lại<br />
với sự loại bỏ 10 thuộc tính không liên quan, kết<br />
quả thu được trình bày ở hình 2. Có thể thấy lúc<br />
này 2 thành phần chính đầu tiên PC1 và PC2 đã<br />
giải thích được đến 74% độ biến thiên của dữ<br />
liệu. Đồng thời kết quả khẳng định 16 thuộc tính<br />
còn lại đặc trưng cho cá bớp (hấp chín), gồm 7<br />
thuộc tính về mùi: mùi cá hấp (M-Ca hap), mùi<br />
thịt luộc (M-Thit luoc), mùi béo (M-Beo), mùi bột<br />
chín (M-Bot chin), mùi mốc (M-Moc), mùi ôi khét<br />
(M-Oi khet), mùi tanh khi làm nguội (M-Tanh);<br />
5 thuộc tính về bề ngoài: bề mặt cắt láng dầu<br />
(B-lang dau) và mịn (B-Min-kho), cơ thịt trắng<br />
sậm màu (B-Trang Sa), cơ thịt đỏ nâu hoặc<br />
xám (B-Do Nau) và da khô-ướt (B-Da kho-u); 1<br />
thuộc tính về cấu trúc: cảm giác hồ bột khi nhai<br />
(C-Ho bot); và 3 thuộc tính về vị: vị ôi khét (V-Oi<br />
khet), vị hỏng thối (V-Hong tho) và vị hăng/đắng<br />
(V-Hang dan). Do đó, bảng mô tả các thuộc tính<br />
QDA cuối cùng chỉ bao gồm 16 thuộc tính này.<br />
1.2. Kết quả đánh giá cảm quan dùng thang<br />
điểm Torry<br />
Kết quả đánh giá cảm quan mẫu cá bớp hấp<br />
chín dùng thang điểm Torry cho cá béo được trình<br />
bày ở hình 3. Có thể thấy điểm Torry giảm dần theo<br />
thời gian bảo quản với phương trình hồi quy tuyến<br />
tính: y = -0,1817x + 8,7333 (R2 = 0,7228) (trong đó<br />
x là ngày bảo quản và y là điểm Torry). Điều này<br />
cũng tương tự với kết quả nghiên cứu đối với các<br />
loài khác như cá trích Đại Tây Dương (Mai Thị Tuyết<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Nga và cộng sự, 2007), cá tuyết và cá tuyết sọc đen<br />
(Martinsdottir và cộng sự 2001), v.v…<br />
<br />
Số 3/2013<br />
Thị Tuyết Nga và cộng sự, 2007) và cá tuyết fillet<br />
(Bonilla và cộng sự, 2007); 8 ngày ở 2 ± 20C đối<br />
với mực nang Châu Âu (Sepia officinalis, L.) (Sykes<br />
và cộng sự, 2009); ngắn hơn so với một số loài<br />
khác như: 13 - 15 ngày ở 10C đối với cá rô phi nuôi<br />
(Oreochromis niloticus) (Odoli, 2009), 18 ngày trong<br />
nước đá ở 0 - 10C đối với cá chẽm Châu Á (Lates<br />
calcarifer) fillet còn da (Trần Thị Mỹ Hạnh và Trần<br />
Thị Đèo, 2011). Sự khác biệt về thời hạn bảo quản<br />
giữa các sản phẩm khác nhau là do ảnh hưởng của<br />
đặc trưng loài thủy sản, phương pháp sơ chế và<br />
điều kiện bảo quản.<br />
<br />
Hình 3. Biến đổi của điểm cảm quan Torry theo thời gian<br />
bảo quản lạnh của cá bớp cắt lát<br />
<br />
Đối với cá béo, khi điểm Torry xuống dưới 5,5<br />
người ta sẽ loại bỏ cá, không dùng cho người ăn<br />
(Martinsdottir và công sự, 2001). Trong nghiên cứu<br />
này đến ngày thứ 10 điểm Torry thấp nhất thu được<br />
là 6,28, tức vẫn còn ăn được. Có sự khác biệt về<br />
thời hạn bảo quản phân tích bằng phương pháp<br />
QDA và Torry là do QDA được phát triển riêng cho<br />
cá bớp, trong khi đó thang điểm Torry là dùng chung<br />
cho các loài cá béo.<br />
2. Kết quả xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí<br />
Kết quả xác định TVC (hình 4) cho thấy lượng<br />
vi sinh vật hiếu khí tăng dần theo thời gian bảo quản<br />
lạnh, tăng chậm ở giai đoạn đầu và tăng đột biến từ<br />
ngày bảo quản thứ 8, đạt 2,8 x 106 CFU/g ở ngày<br />
thứ 10, vượt qua giới hạn cho phép đối với thủy sản<br />
tươi (106 CFU/g) theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT<br />
của Bộ Y tế [5]. Điều này cho thấy thời hạn bảo quản<br />
cá bớp cắt lát ở nhiệt độ 0 - 20C là dưới 10 ngày.<br />
Từ kết quả phân tích QDA, Torry và TVC có thể<br />
kết luận thời hạn bảo quản của cá bớp cắt lát ở<br />
nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày. Thời hạn bảo quản cá<br />
bớp cắt lát tương tự như kết quả về thời hạn bảo<br />
quản của một số loài thủy sản như: 8 ngày bảo quản<br />
bằng nước đá đối với cá trích Đại Tây Dương (Mai<br />
<br />
Hình 4. Biến đổi của tổng số vi sinh vật hiếu khí TVC theo<br />
thời gian bảo quản cá bớp cắt lát ở 0-2 °C.<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Bảng mô tả QDA thu được gồm 16 thuộc tính<br />
của 4 chỉ tiêu mùi, bề ngoài, cấu trúc và vị, trong đó<br />
có nhóm các “thuộc tính tốt” mô tả cá tươi và nhóm<br />
các “thuộc tính xấu” mô tả cá chất lượng kém. Điểm<br />
cảm quan Torry phụ thuộc tuyến tính vào thời gian<br />
bảo quản. TVC vượt quá quy định cho phép đối với<br />
thủy sản tươi sau 10 ngày bảo quản. Kết quả phân<br />
tích QDA cho thấy thời hạn bảo quản của nguyên<br />
liệu ở nhiệt độ 0 - 20C là 8 ngày.<br />
Bảng mô tả các thuộc tính cảm quan QDA trên<br />
có thể sử dụng để đánh giá cảm quan cho cá bớp và<br />
dùng như phương pháp đối chứng trong xây dựng<br />
thang điểm cảm quan chỉ số chất lượng QIM.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Bộ Y tế. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007. Hà Nội.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Mai Thị Tuyết Nga, Kolbrun Sveinsdóttir, Asa Þorkelsdóttir and Emilia Martinsdóttir. 2007. Đánh giá độ tươi và dự đoán thời<br />
gian bảo quản của cá trích trong nước đá bằng thang điểm cảm quan Torry và phương pháp phân tích mô tả định lượng. Tạp<br />
chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 02, trang 53-58.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31<br />
<br />