Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục tại trường Đại học Quảng Nam
lượt xem 4
download
Bài viết Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục tại trường Đại học Quảng Nam bàn về một số căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học, quy trình thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Đại học Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục tại trường Đại học Quảng Nam
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG XU HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Huỳnh Trọng Dương1, Phạm Nguyễn Hồng Ngự2 Tóm tắt: Trong xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay, các cơ sở đào tạo giáo viên cần điều chỉnh, cập nhật, xây dựng chương trình đào tạo của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. Một trong những khâu quan trọng trong xây dựng chương trình đào tạo chính là xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo sao cho phù hợp, đo lường, đánh giá được. Bài báo bàn về một số căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học, quy trình thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Đại học Quảng Nam. Từ khoá: chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, cử nhân, Giáo dục tiểu học 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) ở Việt Nam được ban hành năm 2018, đã áp dụng từ năm học 2020-2021 theo hướng chuyển từ tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực. Mục tiêu chương trình GDPT mới là cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [1]. Trong đó, chương trình giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tốt căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt [1]. Để đạt được mục tiêu này, vai trò quan trọng là những Thầy Cô giáo thực hiện nhiệm vụ triển khai chương trình GDPT đó. Chính vì vậy mà hiện nay, Bộ giáo dục & Đào tạo, các Sở ban ngành, các học viện, trường Đại học đã và đang tổ chức nhiều modun để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học trên toàn quốc sao cho nâng cao được nhận thức, hiểu biết và năng lực thực hiện chương trình GDPT. Ngoài đội ngũ các Thầy Cô giáo nói trên, đối tượng rất cần quan tâm chính là đội ngũ sinh viên giáo dục Tiểu học đang hoặc sẽ theo học tại các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên Tiểu học. Trải qua thời gian 4 năm học đại học, họ chính là lực lượng bổ sung 1. PGS.TS.,Trường Đại học Quảng Nam 2. TS., Trường Đại học Quảng Nam 39
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN... cần thiết cho đội ngũ giáo viên Tiểu học sau này. Việc đào tạo những giáo viên tương lai này, đảm bảo họ có đủ năng lực phẩm chất đáp ứng chương trình GDPT mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay. Hầu hết các CTĐT ở các trường đại học, học viện có đào tạo giáo viên Tiểu học hiện nay đều xây dựng CTĐT cử nhân sư phạm với thời lượng 4 năm, tổng số tín chỉ tối thiểu là 120 tín chỉ. Định kỳ, các cơ sở giáo dục đều tiến hành rà soát, cập nhật, hoặc xây dựng CTĐT mới đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như sự phát triển của xã hội. Một trong những khâu quan trọng của việc cập nhật, xây dựng CTĐT chính là rà soát cập nhật chuẩn đầu ra (CĐR); để khi sinh viên đạt được CĐR của CTĐT đồng nghĩa với việc sinh viên đáp ứng với yêu cầu của vị trí giáo viên ở các trường Tiểu học. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ bàn sâu về những căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra CTĐT, đề xuất quy trình xây dựng CĐR của trường Đại học Quảng Nam, cũng như kết quả xây dựng CĐR của ngành giáo dục Tiểu học tại trường. 2. Nội dung 2.1. Những căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra 2.1.1. Thông tư 17/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày 22/6/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 17/2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của giáo dục đại học. Theo đó, “Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam”[2]. Chuẩn đầu ra của CTĐT là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp. Thông tư cũng quy định cụ thể yêu cầu cần đạt đối với CĐR của chương trình đào tạo là [2]: - Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo. - Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học. 40
- HUỲNH TRỌNG DƯƠNG - PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ - Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác. - Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực. - Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần. - Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn. Đồng thời thông tư cũng quy định chu kỳ tối đa để các cơ sở giáo dục đại học rà soát, đánh giá tổng thể, xây dựng điều chỉnh CTĐT là 05 năm. Các cơ sở giáo dục cần rà soát CTĐT hiện hành theo thông tư này để điều chỉnh và áp dụng đối với khoá tuyển sinh sau ngày 1/1/2022. Điều này là rất cần thiết và là cơ sở pháp lý hữu ích để các cơ sở giáo dục tiến hành rà soát cập nhật hay xây dựng CTĐT trong bối cảnh GDPT đã và đang thay đổi. 2.1.2. Chương trình giáo dục phổ thông mới Sinh viên sư phạm ngành Tiểu học, chính là những Thầy Cô giáo trong tương lai, đảm nhiệm trọng trách thực hiện thành công chương trình GDPT mới. Cụ thể là Thầy Cô giáo phải tổ chức, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như thế nào đó để hình thành và phát triển được các năng lực cho học sinh tiểu học. Chương trình GDPT mới quy định về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ở học sinh phổ thông là [2]: + Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. + Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. GV sẽ không thể hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực nói trên cho học sinh tiểu học, nếu họ không có bằng hoặc hơn các mức độ của năng lực này. Chính vì vậy, trong chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học ở các cơ sở giáo dục hiện nay cũng phải xây dựng CĐR như thế nào để đáp ứng được yêu cầu này. 41
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN... 2.1.3. Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học Mục đích cuối cùng của các chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tiểu học ở các cơ sở giáo dục hiện nay là đào tạo ra những thầy cô giáo theo nghề dạy học tại các trường Tiểu học. Mặc dù, sau khi ra trường đội ngũ này cần trải qua thời gian thử việc 12 tháng ở các trường Tiểu học, nhưng về cơ bản họ cũng đã đáp ứng được các đòi hỏi của một giáo viên thực thụ. Chính vì vậy mà chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng sao cho sinh viên ra trường cơ bản đã đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Hiện nay, theo thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; chuẩn nghề nghiệp giáo viên bậc Tiểu học bao gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí [3]: Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo, gồm 2 tiêu chí. + TC 1: Đạo đức nhà giáo. TC 2: Phong cách nhà giáo. Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ, gồm 5 tiêu chí. + TC 3: Phát triển chuyên môn bản thân; TC 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. TC 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. TC6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. TC7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục, gồm 03 tiêu chí. + TC8: Xây dựng văn hoá nhà trường. TC9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường. TC10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; gồm 3 tiêu chí. + TC11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan. TC12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh. TC13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục; gồm 02 tiêu chí. + TC14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số. TC15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Như vậy, chuẩn đầu ra của CTĐT ngành cần phải rà soát, cập nhật, điều chỉnh sao cho sinh viên khi ra trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học nói trên. 2.1.4. Khung trình độ quốc gia Việt Nam Khung trình độ văn bằng quốc gia (NQF- National Qualification Framework) là 42
- HUỲNH TRỌNG DƯƠNG - PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ xu hướng quốc tế xuất hiện trong đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới từ nửa thế kỷ XX, và đã có hơn 130 quốc gia triển khai Khung trình độ văn bằng quốc gia. Đây là công cụ để xây dựng và phân loại các trình độ đào tạo, căn cứ các tiêu chí để xác định trình độ dựa vào kết quả học tập đạt được, thể hiện các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng người học đạt được (kết quả đầu ra). Ngày 18/10/2016 Thủ tướng chính phủ ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam, tương thích với khung tham chiếu năng lực của ASEAN gồm 8 bậc. Mục tiêu của Khung trình độ này là [5]: - Phân loại, chuẩn hoá năng lực, khối lượng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; - Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thông qua các hoạt động đào tạo, đo lường, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng; - Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực; - Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực; - Tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời Trình độ Đại học ở Việt Nam hiện nay được quy ước tương đương với bậc 7 trong Khung trình độ quốc gia. Đây là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học rà soát, cập nhật, phát triển chương trình đại học để hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện cho người học được học tập suốt đời, đáp ứng các chuẩn mực tối thiểu về khối lượng, chuẩn đầu ra, yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của từng ngành nghề, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động. Hiện nay, chuẩn của giáo viên Tiểu học là tốt nghiệp đại học sư phạm. Các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu các tiêu chí cụ thể về kiến thức, kĩ năng, mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong bậc 7 Khung trình độ quốc gia Việt Nam để xây dựng chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong CTĐT ngành Tiểu học của mình. 2.1.5. Chương trình đào tạo hiện hành của một số cơ sở giáo dục khác Đối sánh là một quá trình nhằm giúp nhà trường nâng cao chấy lượng giáo dục bằng cách tìm hiểu, so sánh, đối chiếu, phân tích các nội dung đã chọn với một cơ sở giáo dục đại học khác trong hoặc ngoài nước có sự vượt trội về các nội dung đối sánh đồng thời mang những đặc trưng tương đồng. 43
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN... Hiện nay CTĐT ở các cơ sở giáo dục đều được công khai đến người học cũng như xã hội, nhằm tiến tới việc đạt được những chuẩn chung của cùng một ngành nghề đào tạo ở các cơ sở giáo dục khác nhau. Chính vì vậy, khi xây dựng CTĐT cần đối sánh với chương trình cũ, CTĐT của các cơ sở giáo dục khác. Trường Đại học Quảng Nam, nằm ở dãi đất miền Trung với sự có mặt của hai trường Đại học lớn là Đại học Đà Nẵng và Đại học Quy Nhơn. Hiện nguồn giáo viên phục vụ cho các trường phổ thông ở miền Trung đa số đều được đào tạo từ Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế,... Để có chất lượng nguồn giáo viên tương đồng, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cũng như những yếu tổ cần thiết để trở thành giáo viên phổ thông; khi xây dựng CTĐT mới, nhà trường đã tiến hành đối sánh với CĐR của CTĐT ở Quy Nhơn và Đà Nẵng. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng các CĐR CTĐT thiết thực, phù hợp. 2.2. Xây dựng chuẩn đầu ra trong chương trình cử nhân Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Quảng Nam 2.2.1. Quy trình Ngay khi thông tư 17/2021/TT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ra đời, trường Đại học Quảng Nam đã tiến hành rà soát, nghiên cứu để cập nhật chương trình đào tạo. Vì các phiên bản của CTĐT trước đây còn nhiều điểm khác biệt khi tiệm cận với chương trình GDPT mới, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, nên nhà trường đã quyết định xây dựng mới các CTĐT. Trong các khâu xây dựng CTĐT thì khâu xây dựng CĐR của CTĐT chiếm thời lượng và công sức rất nhiều, bởi những ràng buộc của các yêu cầu về CĐR Quy trình để xây dựng CĐR trong CTĐT được vận hành như sau: Bước 1: Rà soát CĐR của CTĐT hiện hành CTĐT các trình độ đại học ở trường ĐH Quảng Nam đã được ban hành, rà soát, điều chỉnh sau nhiều lần và gần đây là các năm 2017, 2019, 2021. Năm 2022 để xây dựng CTĐT mới, nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát của các bên liên quan, gồm sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao động để xem xét về tính hợp lý, bất hợp lý của các CĐR trong CTĐT. Việc khảo sát này được thực hiện thông qua các mẫu phiếu, thông qua họp, phỏng vấn, khảo sát,… Mục đích khảo sát nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi như “ Mức độ đáp ứng của CĐR CTĐT với nhu cầu tuyển dụng; Mức độ khả thi khi thực hiện các CĐR; Mức độ đạt được của SV khi học CTĐT đó; Mức độ đạt được CĐR của người học, Mức độ đáp ứng của CĐR với chương trình GDPT mới,….” Bước 2: Đánh giá tính hiệu quả của CĐR Tổ chuyên môn sử dụng kết quả ở bước 1, phân tích tìm kiếm sự phù hợp, hữu ích của các CĐR trong CTĐT hiện hành. 44
- HUỲNH TRỌNG DƯƠNG - PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Bước 3: Xây dựng CĐR mới Việc xây dựng CĐR mới dựa trên kết quả phân tích ở bước 2, cũng như sự kết nối giữa ma trận kĩ năng, Khung trình độ quốc gia, Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn giáo viên Tiểu học và năng lực cần đạt của học sinh Tiểu học trong chương trình GDPT 2018; Chương trình đào tạo hiện hành của các Trường Đại học trong khu vực có cùng ngành Đào tạo. Dựa trên các yêu cầu này, giáo viên xây dựng đề xuất CĐR tương ứng với mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bước 4: Lấy ý kiến của các bên liên quan về CĐR mới xây dựng CĐR được đề xuất ở bước 3, sẽ được gửi đến các bên liên quan để tiếp tục lấy ý kiến phản hồi, đánh giá về tính khả thi của CĐR. Bước 5: Ban hành CĐR Dựa trên kết quả này để tổ bộ môn hoàn thiện, ban hành CĐR và sử dụng CĐR này trong việc xây dựng bản đặc tả CTĐT cũng như xây dựng các chuẩn đầu ra học phần tương ứng. 2.2.2. Một số lưu ý khi viết CĐR chương trình đào tạo CĐR phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART nghĩa là cụ thể (Specific), đo lường (Measurable), được, có thể hành động để thu thập bằng chứng (Actionable), gắn kết (Relevant), gắn trong khuôn khổ thời gian của CTĐT (Time - bound); CĐR CTĐT phải chứa CĐR học phần; CĐR sử dụng các động từ theo thang mức độ của Bloom; chọn các động từ thích hợp, không quá mơ hồ hay phức tạp, khó hiểu. Các động từ chỉ giá trị của CĐR phải đo lường và thể hiện được trình độ năng lực của người học. CĐR đảm bảo sự tương thích với tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu đào tạo của khoa, cơ sở giáo dục; CĐR đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học của ngành đào tạo, phù hợp với ý kiến đóng góp của các bên liên quan cũng như sự phát triển của xã hội. 2.2.3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Quảng Nam Căn cứ quy trình trên, CĐR của CTĐT ngành GDTH năm 2022 của Trường Đại học Quảng Nam, ban hành kèm quyết định số 1175/QĐ-ĐHQN ngày 27 tháng 9 năm 2022 bao gồm các nội dung sau: 45
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN... Chỉ Mức Chuẩn số tự chủ đầu ra Nội dung hiệu Nội dung KT KN và (PLO) suất trách (PI) nhiệm PLO1 PI 1.1 Phân tích được các kiến x x thức về lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật trong thực tiễn. Vận dụng được các kiến thức: PI 1.2 Vận dụng một cách x x Lý luận chính thuần thục kiến thức trị, pháp luật; Tâm lý học, Giáo dục cơ sở ngành, học vào quá trình rèn nghiệp vụ sư luyện và phát triển phạm; Giáo năng lực nghề nghiệp dục thể chất, trong học tập và quá Giáo dục Quốc trình công tác sau này. phòng - An ninh PI 1.3 Thực hiện các bài tập x x vào thực tiễn thể chất để nâng cao hoạt động nghề sức khỏe, phát triển thể nghiệp để phát lực… góp phần thực triển phẩm chất hiện mục tiêu giáo dục đạo đức, năng toàn diện. lực chuyên môn, đảm bảo sức PI 1.4 Có chứng chỉ GDQP- x x khỏe để học tập AN và công tác. PI 1.5 Vận dụng một số kiến x x thức cơ sở về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục nghệ thuật và văn hóa vào hoạt động dạy học và giáo dục tiểu học. 46
- HUỲNH TRỌNG DƯƠNG - PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ PLO2 Lập kế hoạch giáo x x dục, dạy học chương trình các môn học theo PI 2.1 hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Có khả năng tiểu học. lập kế hoạch, Tổ chức quản lí hoạt x x tổ chức, quản lí động dạy học và giáo hoạt động dạy PI 2.2 dục theo hướng phát học và giáo dục, triển phẩm chất, năng kiểm tra đánh lực học sinh tiểu học. giá, tư vấn, hỗ trợ, nghiên cứu Thực hiện kiểm tra x x và phát triển đánh giá theo hướng chương trình PI 2.3 phát triển phẩm chất, phù hợp với năng lực học sinh tiểu từng đối tượng học. học sinh dựa vào Tư vấn tâm lý và học x x các kiến thức về PI 2.4 tập cho học sinh tiểu chuyên ngành. học Phân tích, cải tiến và x x phát triển chương trình PI 2.5 dạy học và giáo dục cấp Tiểu học PLO3 PI 3.1 Thiết kế thuần thục x Vận dụng được và đánh giá được đề các phương cương chi tiết về đề tài pháp nghiên cứu NCKH. khoa học giáo dục vào quá PI 3.2 Triển khai nghiên cứu x trình học tập và và hoàn thiện những đề nghiên cứu của tài nghiên cứu khoa học bản thân. thuộc lĩnh vực Giáo dục Tiểu học 47
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN... PLO4 PI 4.1 Có tư duy phản biện x vấn đề và đưa ra các lập luận logic và thuyết phục. Có tư duy phản biện, sáng tạo và PI 4.2 Giải quyết sáng tạo các x khởi nghiệp vấn đề trong hoạt động dạy học và giáo dục PI 4.3 Thiết kế được các dự án x khởi nghiệp PLO5 PI 5.1 Thực hiện các hành vi x Có kĩ năng giao giao tiếp đúng chuẩn tiếp, hợp tác, mực của nhà giáo trong ứng xử phù hợp dạy học và giáo dục. trong dạy học và PI 5.2 Giải quyết hiệu quả các x giáo dục. tình huống ứng xử sư phạm. PLO6 PI 6.1 Thực hiện tốt công việc x x Có khả năng của cá nhân và công làm việc theo việc của nhóm. nhóm, hỗ trợ, PI 6.2 Hỗ trợ, giám sát và x x giám sát và đánh đánh giá các thành viên giá công việc. khi tham gia thực hiện nhiệm vụ. PLO7 PI 7.1 Đạt trình độ ngoại ngữ x bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Đạt trình độ dùng cho Việt Nam chuẩn đầu ra tin học, ngoại ngữ PI 7.2 Đạt trình độ tin học theo x và sử dụng được quy định tại Thông tư các phần mềm số 03/2014/TT-BTTTT trong hoạt động PI 7.3 Sử dụng các phần mềm x x dạy học ở tiểu vào thiết kế bài giảng học. điện tử phục vụ cho việc thực hành dạy học ở tiểu học, 48
- HUỲNH TRỌNG DƯƠNG - PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ Bảng 1. Chuẩn đầu ra CTĐT ngành GDTH trường ĐHQNam Chuẩn đầu ra theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam Chuẩn Mức tự chủ và trách Chỉ Kiến thức Kĩ năng đầu ra nhiệm số CTĐT TC TC TC TC PIs (PLOs) KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 KN6 TN TN TN TN 1 2 3 4 PI x 1.1 PI x x x 1.2 PI PLO1 x 1.3 PI x 1.4 PI x 1.5 PI x x x x 2.1 PI x x x 2.2 PI PLO2 x x 2.3 PI x x 2.4 PI x x 2.5 PI x x 3.1 PLO3 PI x x 3.2 PI x x 4.1 PI PLO4 x x 4.2 PI x 4.3 PI x 5.1 PLO5 PI x 5.2 PI x 6.1 PLO6 PI x x 6.2 PI x 7.1 PLO7 PI x 7.2 PI x 7.3 49
- XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN... Bảng 2. Ma trận đối sánh giữa CTĐT ngành GDTH với Khung trình độ QG Việt Nam ĐH Đà Nẵng/ ĐH Quy Nhơn/Ngành STT Các nội dung đối sánh Ngành Giáo dục Giáo dục Tiểu học Tiểu học 1 Mục tiêu đào tạo (PO) PO1 PO1 PO1 PO2 PO2 PO2 PO3 PO3,PO4 PO4,PO5,PO6,PO7,PO9 PO4 PO8 2 Chuẩn đầu ra (PLO) và các chỉ số PI PLO1 PI 1.1 PI1.1 PLO1,PLO2 PI 1.2 PI1.1 PI 1.3 PI1.1 PI 1.4 PI 1.5 PI1.1 PLO2 PI 2.1 PI2.1,PI6.1 PLO4,PLO5,PLO15 PI 2.2 PI2.2, PI6.2 PLO5 PI 2.3 PI2.3 PI 2.4 PI4.2 PLO6 PI 2.5 PI2.4 PLO15 PLO3 PI3.1 PI5.1,PI5.2 PI3.2 PI5.3 PLO4 PI 4.1 PI7.1 PLO8,PLO14 PI 4.2 PI7.3 PI 4.3 PI9.3 PLO7 PLO5 PI 5.1 PI8.1 PLO10 PI 5.2 PI8.2 PLO6 PI 6.1 PI8.3 PLO12 PI 6.2 PI8.3 PLO9,PLO13 PLO7 PI 7.1 PI3.2 PLO11 PI 7.2 PI3.1 PLO3 PI 7.3 PI3.1 PLO3 3. Kết luận Để đào tạo Giáo viên Tiểu học đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng ngay sau khi ra trường; thì việc xây dựng CĐR trong chương trình đào tạo bậc Đại học là việc làm cần thiết. Trong xu hướng hội nhập, các chương trình đào tạo đều được công khai, có sự đối sánh lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục, tiến tới có những chuẩn chung về đào tạo giáo viên ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Điều này sẽ là động lực tích cực để tất cả các cơ sở giáo dục có sự điều chỉnh, rà soát, cập nhật chương trình nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. 50
- HUỲNH TRỌNG DƯƠNG - PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục Đại học. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. [4] Hoàng Thị Hương (2018), Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 86-89. [5] Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam. [6] Đinh Thành Việt (chủ biên), Trần Thị Hà Vân (2021), Phát triển, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo và đo lường đánh giá chuẩn đầu ra, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. [7] https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/khung-trinh-do-quoc-gia-viet-nam-voi-cac- muc-tieu-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao.html BUILDING PROGRAM LEARNING OUTCOME FOR PRIMARY TEACHER EDUCATION IN RESPONSE TO INNOVATIVE EDUCATIONAL TREND AT QUANG NAM UNIVERSITY HUYNH TRONG DUONG PHAM NGUYEN HONG NGU Quang Nam University Abstract: In the current trend of general educational renovation in Vietnam, teacher training institutions need to adjust, update and build their education programs to meet the needs of educational innovation. One of the important steps in developing an education program is to determine the program learning outcome (PLO) so that it is appropriate, measurable and evaluable. The article discusses a number of bases for building the PLO for the bachelor’s education program in primary teacher education, and the process of constructing the education program for the primary teacher education at Quang Nam University. Keyword: Program learning outcome; Program training; Bachelor; Primary pedagogy. 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phát triển chương trình và chuẩn đầu ra giáo dục đại học - TS. Lê Viết Khuyến
45 p | 210 | 47
-
Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên theo CDIO
12 p | 154 | 23
-
Xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 176 | 17
-
Vai trò của trưởng khoa đối với việc xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục
5 p | 99 | 14
-
Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta
4 p | 131 | 10
-
Xây dựng chuẩn đầu ra và bộ công cụ đánh giá chuẩn đầu ra học phần “Nhập môn ngành Sư phạm” trong chương trình đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Vinh
11 p | 11 | 6
-
Cách thức xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của Trường Đại học Lạc Hồng
7 p | 69 | 6
-
Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo: Kinh nghiệm từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
6 p | 37 | 6
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chuẩn đầu ra cấp chương trình đào tạo
8 p | 55 | 5
-
Chuẩn đầu ra cho một quá trình đào tạo
5 p | 118 | 5
-
Xây dựng chuẩn đầu ra dưới góc nhìn đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường đại học Lạc Hồng
13 p | 72 | 4
-
Xây dựng đề thi học phần đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo tại Trường Đại h ọc Công nghiệp Quảng Ninh
11 p | 13 | 4
-
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh: góc nhìn đối chiếu với khung trình độ quốc gia và bộ tiêu chí SMART
13 p | 14 | 4
-
Một số kinh nghiệm về xây dựng giáo trình đáp ứng chuẩn đầu ra học phần
7 p | 17 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
4 p | 10 | 3
-
Xây dựng hệ thống đo lường chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của trường đại học theo chuẩn AUN-QA
10 p | 4 | 2
-
Xây dựng, rà soát chuẩn đầu ra chương trình đào tạo các ngành đại học tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn