YOMEDIA
ADSENSE
Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi heo
905
lượt xem 226
download
lượt xem 226
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI HEO . Dựa trên quy mô cơ cấu đàn heo, chu kỳ nuôi (ngắn hạn hay dài hạn) để xác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi heo
- Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi heo YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI HEO . Dựa trên quy mô cơ cấu đàn heo, chu kỳ nuôi (ngắn hạn hay dài hạn) để xác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch. 1. Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo. 2. Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống cho heo, không làm lảng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng. 3. Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu) 4. Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương. 5. Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho con người XÂY DỰNG MẶT BẰNG 1. Tiêu chuẩn về mặt bằng Diện tích mặt bằng phải đảm bảo theo định mức bao gồm chổ ở, sân chơi, máng ăn máng uống và các công trình phục vụ. - Quy hoạch mặt bằng cho các quy mô trại Là sự bố trí sắp xếp một cách tổng thể các dãy chuồng, các công trình phục vụ trên một mặt bằng nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu: - Phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo - Đáp ứng về việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật và việc phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Việc quy hoạch chuồng trại là yếu tố quyết định phát triển chăn nuôi trong một giai đoạn dài vì vậy phải đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả kinh tế. Riêng máng ăn, chiều cao của thành máng tùy thuộc vào từng loại heo và lứa tuổi của heo để ta thiết kế các máng ăn có thành cao từ 15 – 30 cm, nhưng thuận tiện cho việc nuôi dưỡng và vệ sinh. 2. Nguyên tắc và phương pháp tính toán mặt bằng - Nguyên tắc tính toán
- Dựa trên quy mô cơ cấu đàn heo, chu kỳ nuôi (ngắn hạn hay dài hạn) để xác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch. - Phương pháp tính Việc tính toán mặt bằng chuồng trại chăn nuôi heo phải căn cứ vào: - Quy mô và cơ cấu đàn heo - Diện tích cho từng con, từng ô chuồng và từng dãy chuồng và sau đó tính cho toàn trại (tiêu chuẩn cho từng loại heo) Tính toán nhu cầu chuồng trại phải tính đến các yếu tố sau: - Quy mô là bao nhiêu? - Trong 1 năm trại phải bán bao nhiêu heo con cai sữa và bao nhiêu tấn thịt lợn ra thị trường? - Tỷ lệ loại thải đàn heo nái - Số lứa đẻ/nái/năm - Trọng lượng heo con cai sữa - Số heo con cai sữa - Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa heo con. - Thời gian nghỉ để vệ sinh và tẩy uế cho trại sau 1 chu kỳ sản xuất của đàn heo - Trọng lượng heo thịt xuất chuồng - Tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt - Thời gian chữa - heo nái đẻ 1 con/ô heo đực giống 1 con/ô - heo nái chữa 1 con/ô heo nái chờ phối 4 - 6/ô - heo nái hậu bị 4 - 6 con/ô heo thịt nhỏ 10 - 15 con/ô, heo thịt lớn 8 con/ô Tuy nhiên sắp xếp heo nái chờ phối nên nuôi thành từng nhóm từ 4 đến 6 con/ô chuồng để thuận tiện cho việc phối giống. Phát huy đặc điểm sinh sản của heo nái, khi nhốt chung heo nái chờ phối chúng sẽ xuất hiện động dục sớm hơn.
- 3. Cách sắp xếp bố trí mặt bằng - Nguyên tắc bố trí mặt bằng Hướng chuồng phải lấy hướng gió Đông Nam. Bố trí sắp xếp các dãy chuồng phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo. Khoảng cách giữa các chuồng phải cách xa nhau từ 1,5 - 2h (h là chiều cao của chuồng). Khoảng cách giữa 2 hồi nhà phải cách nhau từ 8 - 10m. - Bố trí mặt bằng Ngoài cổng chính vào trại là nhà trực và tiếp khách, vị trí nằm ở phía Đông nam và có hố sát trùng ở cửa vào trại. Nhà công nhân và cán bộ kỹ thuật lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của trại và số lượng cán bộ công nhân cần ở trong trại. - Nhà kho tạm thời để thức ăn đã được nghiền và chuẩn bị để hỗn hợp - Nhà chế biến thức ăn tùy thuộc vào lượng đầu heo trọng trại (quy mô) - Tháp và bể nước làm sao để cung cấp nước cho đàn heo của trại với tiêu chuẩn là: - heo nái/100 lít/ngày đêm/1 con - heo thịt 50lít/ngày đêm/1 con - heo con 25 lít/ngày đêm/1 con Từ có ta tính chung cho nhu cầu toàn trại và tính toán để có lượng nước đủ cho nhu cầu đàn heo và các hoạt động khác của toàn trại. Nhà lấy tinh, phát triển chế tinh dịch thường làm ở nơi gần với chuồng heo đực giống. Nhà chế biến phân (nằm ở phía Đông bắc của trại) tùy theo quy mô của trại để xây dựng: Quy mô vừa thì 0,06 - 0,07 m2 / 1 con Quy mô lớn 0,05 - 0,06 m2 / 1 con Phải có các công trình phụ cho sinh hoạt của cán bộ và công nhân. Sắp xếp mặt bằng cho các công trình trong 1 trại chăn nuôi heo: 1. Cổng vào 2. Nhà trực 3. Nhà công nhân kỹ thuật 4. Giếng nước 5. Tháp nước 6. Nhà lấy tinh và pha chế tinh dịch 7. Nhà kho chứa thức ăn 8. Nhà chế biến thức ăn; 9,10,11,12 các dãy chuồng nuôi; 13. Nhà chế biến phân; 14. Cổng phụ MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI HEO
- 1. Các kiểu chuồng heo ở nước ta Cho tới nay việc thiết kế xây dựng chuồng trại cho heo ở nước ta còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của các cơ sở, thường chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính khoa học nêu như trên. Các loại chuồng nuôi phù hợp với từng loại heo, phải đáp ứng các yêu cầu. Thiết kế có kỹ thuật, có kinh tế, có mỹ thuật, đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt. Các nhà chăn nuôi đã đưa ra một số kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương như sau: 2. Một số kiểu chuồng nuôi khép kín và hiện đại ở nước ta Trong chăn nuôi heo công nghiệp có nhiều kiểu chuồng khác nhau nhưng hầu hết người chăn nuôi cũng thiết kế sao cho hợp với khí hậu của địa phương, giảm chi phí mà phải đảm bảo được tính bền vững và phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo. Hầu hết các dãy chuồng nuôi được thiết kế thành một hệ thống liên hoàn, trong một dãy và phân chia các khu vực cho từng loại heo, có điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi. 2.1. Kiểu chuồng heo nái đẻ và nuôi con Khi xây dựng chuồng nái đẻ và nuôi con cần phải được thiết kế có vùng cho heo con và vùng cho heo mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng heo mẹ đè lên heo con khi chúng nằm. Có nơi tập ăn riêng (bổ sung thức ăn sớm). Chuồng nên thiết kế trên diện tích từ 4-6 m2, chia thành 2 khu vực rõ rệt. heo nái nằm và di chuyển ở giữa với chiều rộng từ 60 -65 cm, dài 2,2 – 2,25 m, có khung không chế. Có máng ăn cho heo mẹ và vòi uống nước tự động. Chú ý khi thiết kế các thanh chắn cần thiết phải để độ cao hợp lý tùy từng giống heo ngoại hay nội. Hai bên vùng heo nái nằm là heo con hoạt động. Nền chuồng của heo con nên thiết kế bằng nhựa hay gỗ. Nền chuồng của heo mẹ nên bằng bê tông. 2.2.Chuồng nái chửa Chuồng nái chửa nên thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ bằng phần của heo nái đẻ nằm để di chuyển và nằm. Khi cần thiết cho vận động tự do chúng ta phải cho heo ra các sân chơi để vận động. Chiều rộng 65 cm, chiều dài 225 cm, có máng ăn và vòi uống nước tự động. 2.3. Chuồng nái chờ phối heo nái khi chờ phối giống cần được nuôi thành từng nhóm, cứ 4-6 con/ô, có diện tích 5- 6 m2 , có máng ăn chung hay phân biệt bằng ,máng ăn tự động cho từng cá thể. Vòi uống nước tự động và có vị trí thuận lợi để vận động ở sân hay bãi chơi. Việc thiết kế chuồng heo nái chờ phối cần thiết phải có tính liên hoàn và dễ tiếp xúc với heo đực giống để điều khiển động dục cho heo nái. Khi heo nái phối giống có kết quả sẽ được chuyển đến nuôi ở các ô chuồng heo nái chửa riêng lẻ để dễ theo dõi và nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai.
- 2.4. Kiểu chuồng heo đực giống Khi thiết kế chuồng nuôi heo đực giống chúng ta cần chú ý đến việc nuôi dưỡng và sửu dụng chúng để phối giống hay lấy tinh. Chuồng heo đực giống nên thiết kế kiên cố, có diện tích từ 5- 6 m2 , chúng phải được nhốt riêng lẽ từng con. Thành chuồng cao từ 1,4 m, nền bằng bê tông chắc chắn, tránh nền gồ gề gây xây xát móng chân của heo đực giống 2.5. Kiểu chuồng nuôi heo thịt heo thịt thường được nuôi trong các ô rộng và nuôi thành từng nhóm, heo thịt nhỏ từ 16 – 20 con/ô, heo thịt từ 8-10 con/ô, mỗi ô từ 7 – 10 m2. Chuồng nuôi heo thịt có thể thiết kế đa dạng các kiểu, có nền có độ dốc tốt và dễ thoát nước. Máng ăn dài để con nào cũng ăn được tiêu chuẩn ăn của chúng. Có vòi uống nước tự động có thể 2 vòi.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn