intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng hồ sơ nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật Khmer - Giải pháp thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ở Tây Nam Bộ

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng hồ sơ nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật Khmer - Giải pháp thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ở Tây Nam Bộ" chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề xây dựng hồ sơ nghệ sĩ đã và đang công tác trong các đoàn Nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ – một giải pháp cần thiết thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật Tây Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng hồ sơ nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật Khmer - Giải pháp thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ở Tây Nam Bộ

  1. XÂY DỰNG HỒ SƠ NGHỆ SĨ CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT KHMER - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIÁO DỤC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT DÂN TỘC Ở TÂY NAM BỘ TS. Phạm Văn Luân142 Dẫn nhập Ở Tây Nam Bộ, các đoàn Nghệ thuật Khmer không chỉ giữ vai trò tích cực phục vụ và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của đồng bào Khmer trong vùng, mà còn là cái nôi gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị, tinh hoa văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ. Đội ngũ nghệ sĩ các đoàn Nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ luôn dấn thân sáng tạo nghệ thuật, phát huy và lan tỏa những giá trị tinh túy của Nghệ thuật Khmer cổ truyền độc đáo, họ có nhiều cống hiến góp phần giáo dục văn hóa nghệ thuật Khmer. Trong bối cảnh mới, vấn đề giáo dục văn hóa nghệ thuật Tây Nam Bộ, nhất là văn hóa nghệ thuật Khmer đang đứng trước những khó khăn, thách thức cần sự chung tay, hợp lực giải quyết một cách đồng bộ và thực tế. Đã có nhiều giải pháp được đề xuất và đưa vào thực hiện nhằm giáo dục văn hóa nghệ thuật Khmer, nhưng đến nay kết quả vẫn chưa như mong muốn. Kế thừa và bổ sung những giải pháp đã có, chúng tôi xin chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề xây dựng hồ sơ nghệ sĩ đã và đang công tác trong các đoàn Nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ – một giải pháp cần thiết thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật Tây Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Đoàn Nghệ thuật Khmer; Hồ sơ nghệ sĩ; Giáo dục văn hóa nghệ thuật Tây Nam Bộ. In the Southwest, Khmer Art Troupes play a pivotal role not only in catering to the cultural and artistic enjoyment of the Khmer people in the region but also in being the bastion for preserving and promoting the cultural and artistic essence that is rich with the traditional identity of the Khmer people in the South. The artisans from these troupes are dedicated to creating, promoting, and disseminating the quintessential values of unique traditional Khmer Art. Their contributions to cultural education and the Khmer art culture are significant. In today’s context, the challenge of national cultural and artistic education, particularly that of the Khmer, is met with difficulties and challenges that require collaborative efforts to address in a cohesive and effective manner. Although various solutions have been implemented to foster Khmer culture and arts education, the outcomes have yet to meet expectations. Building upon and enhancing existing solutions, we propose the development of profiles for artists working within Khmer Art troupes in the Southwest—a vital step to advance ethnic cultural and artistic education in the region under the current circumstances. Keywords: Khmer Art Group; Artist profile; Cultural and artistic education in the Southwestern region. 142 . Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh 375
  2. Nội dung 1. Nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ hướng tiếp cận từ “di sản tư liệu” Tây Nam Bộ là một là một vùng đất non trẻ nếu lấy mốc định hình cách nay trên 300 năm, khi những lưu dân người Việt vùng Ngũ Quảng trên hành trình Nam tiến cùng với người Khmer hội tụ về vùng đất mới này đã mở mang lịch sử và văn hóa nghệ thuật dân tộc vùng Tây Nam Bộ. Vùng đất này có bốn dân tộc cộng cư từ xa xưa: Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Trong đó, người Khmer có lịch sử định cư từ rất sớm, có nhiều ảnh hưởng về mặt văn hóa, xã hội và ngôn ngữ trong vùng. Đây là tộc người có dân số đông nhất trong các tộc người thiểu số ở Tây Nam Bộ, khoảng 1,3 triệu người chiếm 7,2 % dân số toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Phú Văn Hẳn, Sơn Minh Thắng (2018: 303).Với mốc lịch sử non trẻ, nhưng di sản văn hóa Tây Nam Bộ không chỉ có đình chùa, miếu, mạo, lăng tẩm, nhà cổ,… mà còn có cả những làng nghề, phong tục, tập quán, lễ hội, văn hóa phi vật thể đặc sắc mà từ góc nhìn di sản tư liệu143 nghệ thuật truyền thống Khmer đã cho thấy hoạt động phong phú của các đoàn Nghệ thuật Khmer xứng đáng là một “điểm nhấn” của tiến trình văn học nghệ thuật Tây Nam Bộ từ dân gian đến bác học đều có điểm nhấn “Nghệ thuật Khmer”. Trong tiến trình lịch sử của vùng đất Tây Nam Bộ, hòa cùng 3 dân tộc anh em trong vùng, người Khmer đã tạo dựng được một nền văn hóa - nghệ thuật đặc sắc và đa dạng với nội dung tư tưởng nhân văn sâu sắc là hồn cốt của đời sống xã hội. Nghệ thuật dân tộc của người Khmer Tây Nam Bộ gồm nhiều loại hình khác nhau, chuyển tải những giá trị độc đáo riêng biệt như: sân khấu (kịch múa Rô băm, kịch hát Dù kê, hát A day, Chầm riêng Chà pây...), âm nhạc (dàn nhạc Ngũ âm..), múa (dân gian, cung đình, tôn giáo, tín ngưỡng...), văn học, kiến trúc (chùa Phật giáo Nam tông...), điêu khắc, thư pháp… Trong đó, một số loại hình nghệ thuật sân khấu như kịch hát Dù kê, Chầm riêng Chà pây đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; một số công trình nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer tại Tây Nam Bộ được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đồng thời, các loại hình nghệ thuật của người Khmer đang có nguy cơ mai một, cần bảo tồn khẩn cấp như: kịch múa Yeak Rom – Rô băm, nghệ thuật viết chữ trên lá Buông,...cũng đã được kiểm kê phục vụ yêu cầu bảo tồn, phát huy. Nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc và đạt đến trình độ thẩm mĩ cao phản ánh khả năng sáng tạo cũng như thế giới quan, nhân sinh quan của người Khmer ở Tây Nam Bộ. Nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa - nghệ thuật Việt Nam. Chính vì vậy, các loại hình nghệ thuật Khmer đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer Tây Nam Bộ cũng như các dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, bồi dưỡng và giáo dục nhân cách, phẩm chất, tâm hồn của người Khmer nói riêng, người Việt Nam nói chung; Đặc biệt là trong bối cảnh mới, Nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ góp phần phục vụ đắc lực các nhiệm vụ giáo dục văn hóa nghệ thuật nói chung và nghệ thuật dân tộc 143 Di sản tư liệu ở đây được tiếp cận theo quan điểm của UNESCO: Chương trình Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới) ra đời từ năm 1994 với mục đích ghi nhận các di sản văn hóa thuộc dạng tư liệu (Documentary Heritage) trên thế giới, có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói/hát (băng ghi âm), hay là bút tích... 376
  3. nói riêng, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, văn hóa nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ đang ngày càng được quan tâm bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị di sản dân tộc ở tầm quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và thu hút khách du lịch, đã tạo tiền đề thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nam Bộ, trước hết là người Khmer. Chúng tôi dùng “điểm nhấn Nghệ thuật Khmer” để phản ảnh vai trò của các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ như: sân khấu Dù kê, múa truyền thống Khmer, những ca khúc cách mạng song ngữ Việt - Khmer từ thời nghệ sĩ các đoàn Nghệ thuật Khmer đã dấn thân không ngại gian khổ, hy sinh tính mạng phục vụ, động viên đồng bào, chiến sĩ kiên cường bảo vệ phum, sóc quê hương với những vở ca kịch Dù kê “Nghĩa tình trong giông tố”, “Thạch Sanh - Lý Thông”, “Giữ đền cô Hia”, “Mối tình Bopha - Rạng xây”, “Bông hồng Trà Vinh”…, những vũ điệu dân gian Sa dam, Chhu Chhai, Răm Vông, Lâm Thôn... và những ca khúc cách mạng được hát bằng hai thứ tiếng Việt, Khmer đã góp phần thêu dệt nên nền nghệ thuật Khmer giàu bản sắc từ cổ truyền đến đương đại. Bước sang thời kỳ hòa bình, dựng xây đất nước từ sau năm 1975 đến nay, các đoàn Nghệ thuật Khmer ngày càng được củng cố và phát triển, có những đoàn nghệ thuật Khmer phát triển lên chuyên nghiệp, tạo được tiếng vang qua các kỳ Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và toàn quốc144. Hiện nay nhiệm vụ chính của các đoàn Nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ là phục vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống ở các tỉnh, thành Tây Nam bộ. Bên cạnh đó, hoạt động của các đoàn Nghệ thuật Khmer còn là môi trường tốt thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy, giáo dục giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ. 2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ Giáo dục nghệ thuật dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ là sự nghiệp của toàn dân, bao gồm những công việc lâu dài, nhưng mang tính thời sự cấp bách, bởi thực tế hiện nay cho thấy, nền nghệ thuật truyền thống Khmer ở Tây Nam Bộ đang có nguy cơ mai một và có nhiều vấn đề rất cần được toàn xã hội quan tâm. Trong bối cảnh đất nước vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề giáo dục nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đang đối mặt với nhiều thách thức, các loại hình nghệ thuật dân tộc như nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ ngày càng gặp nhiều khó khăn, không có hoặc rất ít khán giả, nhất là khán giả trẻ. Các rạp hát dành cho nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ vốn đã ít nay thêm phần thưa thớt khán giả, sân khấu luôn ở trạng thái "tối đèn". Trong nỗ lực kéo khán giả đến với sân khấu nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ, nhiều đơn vị nghệ thuật phải thay đổi phương thức hoạt động, “xoay chiều” dàn dựng tiết mục, vai diễn, vở tuồng theo hướng cải tiến, cách tân, làm mới sân khấu dân tộc truyền thống, đó là chưa kể đến khía cạnh hình thức trang trí, phục trang... đi lệch với nguyên tắc ước lệ, cách điệu và tượng trưng rất phong phú vốn đã tạo nên nét đặc trưng và sự độc đáo của nghệ thuật 144 Như đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh, Trà Vinh, đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang, đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer Bạc Liêu, … 377
  4. dân tộc Khmer Tây Nam Bộ mà các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc công… đã dấn thân, bền chí dụng công sáng tạo được công chúng khâm phục, ngưỡng mộ bao đời nay. Trong lịch sử thăng trầm của nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ, cuốn theo xu thế hiện đại, chạy theo thị hiếu công chúng thời nay, nhất là công chúng trẻ, một số loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ có những “phiên bản mới” đáp ứng thị hiếu khán giả trẻ, có người cho rằng hoạt động như vậy sẽ phá vỡ bản sắc dân tộc, tính cổ truyền của nghệ thuật dân tộc, tình hình này đã khiến giới nghiên cứu tâm huyết phải lên tiếng kêu gọi bảo tồn nghệ thuật truyền thống, giữ gìn bản sắc nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ. Chủ trương của Ðảng và nhà nước Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống, nhất là các loại hình nghệ thuật của đồng bào dân tộc tuy đã có tác động tích cực đến nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ, nhưng đến nay mâu thuẫn từ nhận thức lý luận đến thực hành giữa bảo tồn và cách tân nghệ thuật truyền thống vẫn chưa được giải quyết một cách hài hòa. Còn tình trạng cán bộ quản lý văn hóa chưa nhận thức được một cách đúng đắn các khái niệm, nội dung bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ. Từ nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn đã dẫn đến cách tiếp cận và thực hành, giáo dục nghệ thuật dân tộc chưa phù hợp. Bên cạnh đó có một bộ phận nghệ sĩ chưa thật sự quan tâm quán triệt đường lối văn hóa – văn nghệ của Ðảng, do cuộc sống khó khăn chỉ biết hành nghề theo nhận thức chủ quan của mình. Ở bình diện chung của nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ từ góc độ quản lý nhà nước nhiều vấn đề nan giải đã đặt ra: đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ vững tay nghề song vẫn đang gặp khó khăn về kinh phí trong truyền dạy, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống ở cộng đồng cũng như giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường, lượng khán giả đến với sân khấu nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ vẫn còn ít… Trong khi đó, một thực trạng đáng báo động là các nghệ sĩ, nghệ nhân cao niên nắm vững nghề ngày càng thưa dần vì tuổi đời, vì sức khỏe... đã lần lượt đi xa. Thực trạng này đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ về một phương thức bảo tồn và phát huy nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ có tính thực tiễn hơn, hướng vào tiêu điểm của nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ là các nghệ sĩ, nghệ nhân - những chủ nhân đích thực của nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ, nhân tố tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khán giả về với cội nguồn nghệ thuật dân tộc cổ truyền - nghệ thuật người Khmer ở Tây Nam Bộ với những nghệ sĩ ưu tú nổi tiếng như: Kim Ly Mét, Kim Thị Chanh Tha, Thạch Sung, Thạch Thị Thane, Nghệ nhân Lý Tha; Nghệ nhân ưu tú Sơn Kinh, nghệ nhân Thạch Tư... là những người có nhiều tâm huyết, công sức trong truyền nghề đào tạo nên nhiều thế hệ diễn viên trẻ tài năng và các tác phẩm, công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật Khmer ở Kiên Giang, Trà Vinh và Tây Nam Bộ, từ đó tạo hiệu ứng tích cực cho hoạt động giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường. Trước những vấn đề đặt ra đối với giáo dục nghệ thuật dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ được khái quát trên đây, thời gian qua các đơn vị quản lý và tổ chức biểu diễn, các trường, viện trong và ngoài khu vực Tây Nam Bộ, như ĐH Cần Thơ, ĐH Cửu Long, ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, ĐH An Giang... đặc biệt là trường Đại học Trà Vinh đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy, giáo dục các giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer Tây Nam Bộ bằng nhiều hình thức sinh động: nhiều cuộc tọa đàm, hội nghị, hội thảo, công trình nghiên cứu, tổ chức biểu diễn, quảng bá nghệ thuật dân tộc; “Ngày văn hóa – thể thao dân tộc Khmer 378
  5. Nam Bộ”, “Những ngày văn hóa Khmer Nam Bộ” tại Hà Nội… đã được tổ chức; nhiều chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật Khmer ở các trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học được thực hiện, thể hiện tập trung nhất ở chuyên ngành Biểu diễn Nhạc cụ Truyền thống Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên trong các nỗ lực, giải pháp đã có chúng tôi nhận thấy việc ghi nhận, tôn vinh, kết nối mạng lưới những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ dù có đề cập đến nhưng chưa sâu sát, bao trùm mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ. Nghệ sĩ ưu tú Thạch Sung145 cho biết: học biểu diễn Dù kê không dễ, vì đòi hỏi người thể hiện phải có năng khiếu toàn diện về ca, múa, cảm thụ văn học, âm nhạc và nghệ thuật diễn xuất. Chính vì thế người theo nghề phải có sự đam mê thật mãnh liệt với sân khấu kịch hát Dù kê truyền thống dân tộc mình. Đặc biệt hiện nay đội ngũ sáng tác cho sân khấu kịch hát Dù kê không nhiều, bởi đây là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, đòi hỏi người viết phải hội đủ trình độ chuyên sâu về nghệ thuật biểu diễn Dù kê. Trong bối cảnh ấy, sự duy trì và không ngừng phát triển đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer là một vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra, bởi họ là tâm điểm, là tấm gương soi để thế hệ trẻ bắt nhịp cảm hứng thực hành giáo dục nghệ thuật dân tộc vốn đang được triển khai trong nhà trường. Nghệ sĩ ưu tú Thạch Sung đang diễn xuất – Nguồn ảnh: Tư liệu báo Giáo dục và Thời đại 3. Xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các đoàn nghệ thuật Khmer – Giải pháp thúc đẩy giáo dục nghệ thuật dân tộc ở Tây Nam Bộ Di sản tư liệu văn hóa nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ đã thể hiện những giá trị văn hóa dân tộc, tri thức và kinh nghiệm được trao truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa quan trọng trong phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống lịch sử, địa lý, văn hóa, nâng cao tinh thần ham học, tìm hiểu tri thức thông qua loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo – nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ. Di sản đó không chỉ dừng lại ở những văn bản, hiện vật, hay những vở diễn Dù Kê mà kết tinh và hội tụ ở những con người cụ thể là các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc công và những người phục vụ, tức là cộng đồng đã nỗ lực ngày đêm làm cho sân khấu nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ “sáng đèn” và thổi bùng ngọn lửa tri thức, nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ thông qua kênh giáo dục nghệ thuật dân tộc. Họ là một lực lượng to lớn 145 Dẫn theo Lương Định (2016), Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh:Nơi bảo tồn, phát huy bẳn sắc văn hóa Khmer Nam bộ, báo Giáo dục và Thời đại, truy cập ngày 29/02/2024 tại link https://baodansinh.vn/doan-nghe-thuat-khmer-anh- binh-minhnoi-bao-ton-phat-huy-ban-sac-van-hoa-truyen-thong-khmer-nam-bo-41658.htm 379
  6. và đầy tiềm năng nếu được quan tâm xác lập hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ để tôn vinh, trao truyền. Tình trạng khan hiếm đội ngũ diễn viên, nhạc công, lớp trẻ kế cận thực hành và biểu diễn nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ ngày càng có nguy cơ thiếu hụt, đứt gãy, đội ngũ diễn viên, nhạc công các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ hiện còn rất khiêm tốn, dẫn đến tình trạng trong một vở diễn, một kép hát phải sắm hơn một vai tuồng, nhạc công hay nhân viên phục vụ buộc phải làm một việc “tình thế” là kiêm nhiệm nhiều vai trò trong một vở diễn… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ, làm giảm sút sự quan tâm của cộng đồng và không tạo hiệu ứng tích cực cho giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường . Trong khi đó đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân có tay nghề cao, nổi danh, là linh hồn của các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ dần nghỉ hưu theo thời gian, một số khác có tay nghề vững vàng nhưng do cuộc sống mưu sinh lại đau ốm, bệnh tật, sức khoẻ yếu… Các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc công phần lớn đã có tuổi, trong khi lực lượng kế cận vừa thiếu về số lượng, vừa chưa thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ. Trên thực tế, công tác tìm kiếm tài năng, tạo nguồn tuyển sinh từ các trường, đoàn nghệ thuật Khmer không đạt yêu cầu mà lý do khách quan chính yếu là các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ ngày nay không hấp dẫn giới trẻ dấn thân theo nghề, khi mồ hôi, công sức phải hy sinh nhiều mà các chế độ thù lao, lương bổng quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Một thực tế đáng đau lòng là tình trạng sáp nhập các trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật ở các tỉnh vốn là cơ sở đào tạo nhân lực chủ yếu cho các loại hình nghệ thuật Khmer ở hầu hết các địa phương Tây Nam Bộ vào trường Cao đẳng nghề nên công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng đội ngũ kế cận. Ngoài ra, cơ chế, chính sách đãi ngộ của Nhà nước dành cho nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer chưa ngang bằng với mồ hôi, công sức của họ đầu tư cho vở diễn nên một số diễn viên, nhạc công chưa toàn tâm, tận lực với nghệ thuật Khmer, đây chính là những “rào cản”, dẫn đến thực trạng giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường gặp khó khăn. Vì vậy, việc giáo dục nghệ thuật dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ thông qua xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân tộc Khmer là một việc làm hết sức cần thiết, quan trọng. Hoạt động này rất cần có sự góp sức từ các cơ quan ban ngành, hội chuyên ngành, các trường học và tâm huyết của những thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân đã dấn thân cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer Tây Nam Bộ. Hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ theo chúng tôi bước đầu chỉ là một động thái mang tính “biểu tượng” cần thiết để hiệu triệu nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ đã từng công tác trong ngành này vì nhiều lý do khác nhau phải rời xa tổ nghiệp trở lại với nghệ thuật dân tộc ở những vai trò mới. Việc lập hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ nếu xét ở góc độ nào đó vẫn nằm trong khuôn khổ hoạt động xét đề nghị phong tặng các danh hiệu “nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian; nghệ sĩ, ưu tú, nghệ sĩ nhân dân” của Nhà nước và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, không phải là một giải pháp mới. Nhưng trên thực tế, xét ở góc độ 380
  7. đại trà không phải nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer nào ở Tây Nam Bộ hiện nay cũng được lập hồ sơ do quy chế và thủ tục xét tặng các danh hiệu cao quý này. Đề xuất xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ của chúng tôi dựa trên những cơ sở sau đây: - Nhu cầu thực tế của các nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ cần được ghi nhận, tôn vinh và kết nối mạng lưới những người tâm huyết tiếp tục dấn thân vì sự nghiệp bảo tồn, giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc của người Khmer ở Tây Nam Bộ. - Bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0, Kỷ nguyên số đã tạo tiền đề cho công tác thu thập và khai thác dữ liệu khi xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ một cách chính xác, nhanh chóng và lưu trữ lâu dài, tiện ích và quan trọng hơn cả là những dữ liệu này còn phục vụ yêu cầu bổ sung bộ Di sản tư liệu các loại hình nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ phục vụ giáo dục nghệ thuật dân tộc. - Đáp ứng yêu cầu kết nối và hình thành mạng lưới cộng tác viên các loại hình nghệ thuật Khmer ở cộng đồng, bổ sung nhân lực cần thiết cho các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ hiện nay vốn đang thiếu hụt từ nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc. Những cơ sở trên được chúng tôi rút ra qua các chuyến đi điền dã, gặp gỡ, trao đổi với các nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer ở các tỉnh Tây Nam Bộ như Trà Vinh Long, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ… Chúng tôi rất cảm kích khi được trao đổi với nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân ưu tú ở loại hình Nghệ thuật Dù Kê để đề xuất chương trình xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ nhận được sự đồng tình cao. Nhà nghiên cứu văn hóa Khmer Sang Sết, rất quan tâm trao đổi với chúng tôi về giải pháp xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer tại Trại viết của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam từ tháng 6/2019 ở Trà Vinh. Nội dung thông tin cần thu thập phục vụ yêu cầu xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer theo chúng tôi rất đơn giản, bao gồm những thông tin cơ bản (có thể tham khảo nội dung này từ mẫu hồ sơ đề nghị phong tặng các danh hiệu nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân) như: họ tên/nghệ danh; năm sinh, nơi cư trú, thông tin liên lạc, nơi đã từng cộng tác trước đây, thành tích/ những mốc chính trong quá trình hoạt động nghề và nguyện vọng, nhu cầu, đề xuất, khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật Khmer hiện nay… Những thông tin này về cơ bản ngắn gọn nhưng cần được xác lập với tính tương tác cao và triển khai trong môi trường hoạt động của các loại hình nghệ thuật Khmer thực sự, tức là phải có một chương trình hành động bảo tồn các loại hình nghệ thuật Khmer một cách cụ thể, không mang tính hình thức, “hội đoàn” chiếu lệ như đã từng xảy ra và chương trình này phải do Hội nghệ sĩ sân khấu, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam ở địa phương chủ trì với sự bảo trợ của Hội trung ương và cộng đồng di sản, trong đó có các trường đang thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghệ thuật dân tộc. Cần quán triệt tinh thần lập hồ sơ này cũng chính là 1 bước chuẩn bị cho việc xây dựng hồ sơ đề nghị phong tặng các danh hiệu, nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân khi có yêu cầu. 381
  8. Một khi triển khai xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer, kho dữ liệu về các chủ nhân của Di sản tư liệu các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ sẽ được tiếp tục củng cố, bảo tồn và phát triển và có thể được sử dụng vào mục đích giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc trong các nhà trường. Hiện nay theo khảo cứu của chúng tôi không kể các dữ liệu từ nguồn hồ sơ phong tặng các danh hiệu, nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân đã có (nhưng chưa được khai thác tốt, tính phổ biến và tương tác với cộng đồng di sản văn hóa còn hạn chế), các dữ liệu này đáng kể nhất có trong bài viết “Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật Khmer Nam Bộ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Đăng Hai và Phạm Thị Tố Thy (Võ Văn Sen, Ngô Thị Phương Lan, Lê Giang, 2014: 322) với thông tin về nghệ sĩ sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Khu vực Nam Bộ có tất cả 11 Nghệ sĩ ưu tú (tỉnh Trà Vinh có 6, tỉnh Sóc Trăng 4 và Kiên Giang 1) đây là những nghệ sĩ đóng vai trò nòng cốt giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê, tuy nhiên những thông tin này còn khá ngắn ngủi chỉ có một dòng ghi số lượng, địa phương được công bố cách nay đã 8 năm. Xuất phát từ những dữ liệu trên, theo chúng tôi, xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ là một hoạt động thiết thực trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer, tạo tiền đề xây dựng cộng đồng tự quản thực hành nghệ thuật dân tộc truyền thống theo khuyến cáo của UNESCO146 về vai trò quan trọng của cộng đồng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer ở Tây Nam Bộ; sẽ không có các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ nếu không có nghệ sĩ, nghệ nhân hoạt động trong các các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ, người dân và cộng đồng yêu thích, hưởng ứng và tích cực tham gia công tác giáo dục nghệ thuật dân tộc từ các loại hình nghệ thuật truyền thống như nghệ thuật Khmer, cộng đồng đó có được là từ đội ngũ các nghệ sĩ, nghệ nhân văn hóa nghệ thuật Khmer. Sự tham gia tích cực của cộng đồng với những hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa truyền thống của các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ được xem là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật Tây Nam Bộ nói riêng và giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc nói chung. Để bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ, giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc tốt hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, theo chúng tôi, các ngành, hội nghề nghiệp hữu quan, các nhà trường cần có một chương trình hành động với sự quan tâm đầu tư hợp lý hơn, mạnh mẽ và thỏa đáng hơn đối với công tác thu thập, nghiên cứu, tư liệu hóa, lưu trữ thông tin, dữ liệu về đội ngũ nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên, nhạc công và công nhân sân khấu – những người có quá trình hoạt động nghệ thuật dân tộc và đóng góp cho các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ; Bên cạnh đó cần quan tâm, khuyến khích kết nối hình thành mạng lưới các fan của các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ, câu lạc bộ, nhóm cộng đồng yêu thích các nghệ thuật Khmer với các trường có giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc … đây chính là những thành tố quan trọng cùng với các chủ thể của các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ là các nghệ sĩ, nghệ nhân sẽ thổi hồn và làm 146 Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO. 382
  9. sống dậy các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ một thời hưng thịnh thông qua các chương trình gắn kết các loại hình giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc, nghệ thuật Khmer với học đường, với du lịch, tín ngưỡng dân gian… ở Nam Bộ. Tiếp cận vũ điệu truyền thống Khmer Nam Bộ của Sinh viên khoa Quản lý Văn hóa, nghệ thuật, trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh - Ảnh: Tác giả. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học theo chúng tôi khảo sát đều thể hiện quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn, giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc thông qua các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ luôn sẵn sàng ủng hộ những nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên, nhạc công và công nhân sân khấu đang dốc lòng, dốc sức trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy, giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc. Nếu có sự chỉ đạo, quan tâm kịp thời, cụ thể hơn nữa của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, nhà trường từ trung ương đến địa phương, công tác xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ sẽ là 1 bước nền tảng tập hợp các nghệ nhân, nghệ sĩ giàu kinh nghiệm, vững tay nghề để truyền dạy thế hệ trẻ kế cận, qua đó khuyến khích truyền thống gia đình, họ tộc hoạt động trong các loại hình nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ tham gia giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc thông qua phát huy năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, trao truyền kinh nghiệm nghề nghiệp và gắn bó hơn trong quá trình hoạt động nghệ thuật. Từ đó góp phần khắc phục tình trạng trường lớp đào tạo chính quy, bài bản các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ hiện còn rất hạn chế, nhân lực các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ ít ỏi và giải quyết các bất cập trong phát triển các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ ở cộng đồng khi thực hiện quy định về bằng cấp trong đào tạo (khi có những người không bằng cấp nhưng ca hay diễn giỏi, lại có người đủ bằng cấp nhưng không có năng khiếu hành nghề); chế độ đãi ngộ chưa được thỏa đáng... là những rào cản trong công tác truyền dạy, phát triển các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ và giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc hiện nay. 383
  10. Kết luận Tây Nam Bộ được xem là “cái nôi” của các loại hình nghệ thuật Khmer ở Nam Bộ, tuy nhiên do những khó khăn từ khách quan đến chủ quan, giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc còn nhiều hạn chế, do đó sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với các loại hình giải trí mới với công nghệ ngày càng hiện đại, đây là nguyên nhân dẫn đến sự vắng lặng trên sân khấu các loại hình nghệ thuật Khmer như Dù kê, Rô băm, hát Aday, múa trống Sadăm, múa Romvong... Bên cạnh đó là các vấn đề nan giải trong giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc vần còn tồn tại, kéo dài dai dẳng như thiếu hụt đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp, đội ngũ nghệ nhân có tài năng sư phạm tham gia giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc, sự thiếu hụt này dẫn đến sự thưa thớt khán giả đến với nghệ thuật Khmer. Góp phần khắc phục tình trạng đáng lo ngại trong giáo dục nghệ thuật truyền thống, chúng tôi từ cách dân tộc, tiếp cận di sản tư liệu đề xuất xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ như 1 giải pháp có tính đột phá, thể nghiệm ở Trà Vinh - một trong những địa phương giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc, nhất là nghệ thuật Khmer khá tốt, có thể đáp ứng được điều kiện cần và đủ cho hoạt động biểu diễn của các nghệ sỹ, diễn viên cũng như nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật Khmer của người dân và lan tỏa hiệu ứng, sự tương tác phù hợp, góp phần kích thích tư duy sáng tạo của người làm nghệ thuật truyền thống và giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc ở các tỉnh, thành Tây Nam Bộ, thổi bùng ngọn lửa yêu thích các loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc thông qua hoạt động tôn vinh nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay vừa có những nội dung kết nối truyền thống, vừa có những nội dung mới. Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer để vinh danh thời gian qua về cơ bản đã có những thành tựu, đạt được sự nhất trí cao trong giới nghiên cứu, tất cả đang mở ra hướng phát triển mới khi triển khai xây dựng hồ sơ nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer Tây Nam Bộ một cách đại trà, việc tôn vinh di sản văn hóa gắn với tên tuổi các nghệ sĩ, nghệ nhân các loại hình nghệ thuật Khmer đã trở thành một trong những sinh hoạt văn hóa thường ngày tất yếu trong nhận thức của chính quyền và người dân Tây Nam Bộ cả trăm năm qua. Đây chính là cơ sở đầu tiên để giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc được thực hiện và phát huy hiệu quả, góp phần đưa văn hóa nghệ thuật Khmer trở thành nền tảng tinh thần; là nơi kết nối, giao lưu, tiếp biến sáng tạo và tập hợp ý chí, quyết tâm của những người dấn thân vì sự nghiệp giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc từ loại hình nghệ thuật Khmer –“viên ngọc quý” trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam./. 384
  11. Tài liệu tham khảo Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Thư Các, “Đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ: Cần sự đầu tư đúng mức”, cập ngày 29/02/2024 nguồn http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE182F19/Dao_tao_nguon_nhan_luc_cho_san_khau_t ruyen_thong_Khmer_Nam_bo_Can_su_dau_tu_dung_muc.aspx. Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên) (2012), Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phú Văn Hẳn, Sơn Minh Thắng (Đồng chủ biên) (2018), Văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nam Bộ - Những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững vùng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, Nhiều tác giả (2004), Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Bộ VHTT và Vụ Văn hóa-Dân tộc, Hà Nội. Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sang Sết (2014), “Dù kê cần được UNESCO vinh danh”, Truy cập ngày 29/02/2024 nguồn .http://laodong.com.vn/van-hoa/nha-nghien-cuu-sang-set-du-ke-can-duoc-unesco- vinh-danh-226811.bld. Võ Văn Sen, Ngô Thị Phương Lan, Lê Giang (2014), Nghệ thuật âm nhạc phương Đông, Bản sắc và giá trị, NXB. ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 385
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2