XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN
lượt xem 10
download
Tất cả các đại biểu sẽ ngồi chung trong một phòng lớn nhưng theo các nhóm đã được lựa chọn trước. Công việc chủ yếu sẽ được thực hiện bởi các nhóm này. Thành phần của các nhóm sẽ được thay đổi trong quá trình Hội thảo khi thấy cần thiết. Một số quy tắc cơ bản để làm việc theo nhóm có hiệu quả là:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN
- XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN ------------------------------- HỘI THẢO TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG EPRO Hà Nội, 07/2010
- 2 MỤC TIÊU HỘI THẢO • Đánh giá những ưu tiên quốc gia về Nghiên cứu & Phát triển (viết tắt là R&D) Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam LÀM VIỆC THEO NHÓM Tất cả các đại biểu sẽ ngồi chung trong một phòng lớn nhưng theo các nhóm đã được lựa chọn trước. Công việc chủ yếu sẽ được thực hiện bởi các nhóm này. Thành phần của các nhóm sẽ được thay đổi trong quá trình Hội thảo khi thấy cần thiết. Một số quy tắc cơ bản để làm việc theo nhóm có hiệu quả là: • Công nhận ý kiến của mỗi người đều có giá trị. • Mọi người đều có trách nhiệm - Đóng góp ý kiến - Hiểu biết lẫn nhau • Quy tắc 2:1: Khi góp ý với người khác: đưa ra ý kiến tích cực (tốt) trước, sau đó mới nhận xét, bình luận • Nghe một cách chủ động • Sử dụng từ “và” thay cho từ “nhưng” • Trình bày súc tích • Sử dụng đúng thời lượng cho phép • Tắt điện thoại di động - chỉ sử dụng trong giờ giải lao Đối với mỗi phần Hội thảo: • Người được phân công điều khiển Nhóm có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ ý kiến • Chú ý về thời gian Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 3 GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU/NHỮNG ĐIỀU ĐẠI BIỂU MONG ĐỢI TỪ HỘI THẢO [Mục đích để đại biểu biết thành viên của Hội thảo, họ đến từ đơn vị nào, kỹ năng gì sẽ được thể hiện và những mong đợi chung từ Hội thảo] Thảo luận nhóm Đối với mỗi đại biểu: • Giới thiệu bản thân: tên, đơn vị công tác, nghề nghiệp/trách nhiệm, mối quan tâm, kinh nghiệm • Vấn đề mong muốn tại Hội thảo • Vấn đề không mong muốn xẩy ra tại Hội thảo [2 phút dành cho mỗi đại biểu] Đối với nhóm: • Những mong muốn chung • Mỗi nhóm ghi 3 thẻ những điều mong muốn từ Hội thảo và 3 thẻ những điều không mong muốn Báo cáo: một đại biểu trình bày tóm tắt nội dung viết trên các thẻ (thời gian: 2 phút /nhóm) Người Hướng dẫn thu thập, tập hợp và dán thẻ lên bảng [Báo cáo trình bày trên thẻ giúp nhìn thấy kết quả của từng nội dung thảo luận và ghi lại công việc đã làm trong thảo luận để phát cho các đại biểu] Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 4 BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN VIỆT NAM [Mục đích nhằm xây dựng hiểu biết chung về các vấn đề chính mà môi trường Kinh tế và Chính sách NN Việt Nam đang đối mặt để đưa ra phạm vi xác định ưu tiên] Thảo luận • Vấn đề chính bên ngoài (trong nước và quốc tế) có ảnh hưởng quan trọng đối với môi trường thiết lập chính sách và kinh tế NN trong tương lai là gì? • Vấn đề chính bên trong (nội tại) có ảnh hưởng quan trọng đối với môi trường thiết lập chính sách và kinh tế NN trong tương lai là gì? Xác định vấn đề và mối quan hệ, sau đó ghi vào những thẻ có màu khác nhau Một nửa số Nhóm xem xét các vấn đề bên ngoài, một nửa số Nhóm xem xét các vấn đề bên trong GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN1 GIỚI THIỆU Mục tiêu chủ yếu của việc đánh giá ưu tiên Nghiên cứu & Phát triển (dưới đây viết tắt là R&D) là xác định các chương trình nghiên cứu một cách rộng rãi. Các chương trình này sẽ mang lại cho Việt Nam lợi ích lớn nhất từ việc đầu tư cho R&D được Chính phủ Việt Nam và những bên liên quan chủ yếu đưa ra. Xây dựng ưu tiên là vấn đề trọng tâm của R&D. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, nó cần được làm theo một khung có tính hệ thống để cho phép các kết quả thu được sẽ hỗ trợ việc đưa ra quyết định về quản lý và phân bổ nguồn lực cho R&D một cách công khai và minh bạch. Những R&D có ưu tiên lớn nhất chính là những R&D mang lại giá trị cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho quốc gia. Kết quả lựa chọn là phải xác định được những Lĩnh Vực Cơ Hội Nghiên cứu nào về Kinh tế và Chính sách (EPRO) được hỗ trợ hoặc EPRO nào không được hỗ trợ. Nếu không xác định được các ưu tiên thì kết quả lựa chọn rất có thể sẽ không mang lại lợi ích tối đa cho Việt Nam. Điều tệ nhất là các kết quả sẽ không phù hợp hoặc không thu được ích lợi từ việc đầu tư. Ngoài ra, nguồn lực và cán bộ của IPSARD hiện có bị hạn chế để thực hiện tất cả các nghiên cứu và để đáp ứng mức độ cao những yêu cầu đột xuất về tư vấn và vấn đề chính sách mà Bộ và Đảng yêu cầu, IPSARD phải tập trung nghiên cứu dài hạn hơn vào một vài lĩnh vực chủ yếu. 1 CSIRO Australia đã áp dụng mô hình cơ bản mô tả trên đây ở các cấp khu vực và hợp tác. Mô hình này được sử dụng trên 60 tổ chức nghiên cứu khác nhau thuộc Châu á, Úc, Niu-di-lân, Mỹ và Châu Âu. Khung phân tích khái niệm dựa trên một công bố của Viện nghiên cứu Công nghiệp New York năm 1986, R N Foster, L H Linden, R L Whiteley and A M Kantrow, Cải thiện lợi nhuận từ R&D-I, trong cuốn 'Biện pháp và tăng cường lợi ích từ R&D', IRI, New York (Bản chính được xuất bản trong cuốn Quản lý nghiên cứu, tháng 1- 1985). Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 6 Hình 1: Sử dụng các ưu tiên để hỗ trợ việc lựa chọn các Chương trình/ Dự án nghiên cứu St St ro ro ng Se ng le E E Y ct ATTRACTIVENESS m IT m iv ph IV ph e T E as C as m is E ph L is SE as D is SE A E R L C im IN ite d Su pp or t F E A S IB IL IT Y Trước đây, chương trình R&D được Bộ đưa ra theo qui trình phân bổ. Trong tương lai Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ đầu tư kinh phí cho nghiên cứu thông qua việc cạnh tranh và công khai, không thiên vị. Mục đích là nhằm cải thiện hiệu quả của đầu tư nghiên cứu và xây dựng một môi trường nghiên cứu khuyến khích sự đổi mới. Để thực hiện quá trình này, Bộ NN và PTNT sẽ xác định những ưu tiên cho việc đầu tư nghiên cứu và xác định những kết quả mong đợi từ sự đầu tư đó. Các nhà nghiên cứu sẽ nộp các đề xuất nghiên cứu và tài chính để đạt được kết quả nghiên cứu. Trong một “môi trường lý tưởng” đó, những dự án đưa ra được giá trị cao nhất từ việc đầu tư thì sẽ được hỗ trợ. Có nhiều phương pháp luận xây dựng ưu tiên R&D. Sự lựa chọn phương pháp thích hợp nhất đối với Việt Nam được định hướng bởi: 1. Việc cần sử dụng quá trình tư vấn vì số lượng lớn và sự đa dạng của các bên tham gia 2. Việc cần xác định quyền sở hữu các ưu tiên giữa Bộ và cán bộ của viện nghiên cứu, nông dân, nhà xuất khẩu, nhà chế biến, nhà tiếp thị/kinhdoanh 3. Việc thiếu các số liệu thống kê chính xác và chi tiết về sản xuất, lợi nhuận và thị trường và sự thiếu nghiên cứu về tác động của các chính sách và về những định hướng chính của các chính sách nông nghiệp mới và hiệu quả hơn 4. Việc cần chuyển R&D từ tập trung vào sản xuất, an ninh lương thực/ tự cấp tự túc sang hướng tập trung vào môi trường chính sách để có được sự bền vững của nền nông nghiệp tiến bộ, lợi nhuận, chất lượng, hệ thống tiếp thị và thương mại Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 7 5. Việc cần sử dụng quy trình khách quan để đánh giá những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường thích hợp với Việt Nam 6. Về năng lực để tổ chức thực hiện nghiên cứu thích hợp Một nguyên tắc quan trọng để thực hiện qui trình và rút ra bài học kinh nghiệm là nên làm những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn hơn là lo việc hoàn thiện lý thuyết . PHƯƠNG PHÁP LUẬN Các nguyên tắc cụ thể về xác định ưu tiên bao gồm: • Xem xét các lĩnh vực có liên quan dễ dàng đến lợi ích do nghiên cứu mang lại (mục đích nghiên cứu), chứ không phải liên quan đến bộ môn/chuyên ngành nghiên cứu – trong trường hợp này được xác định là Các Cơ hội Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (EPRO) • Các lĩnh vực này có tính riêng biệt, toàn diện, có cơ sở chắc chắn, có định hướng tương lai và có thể quản lý được bằng con số • Được liên kết và đồng nhất với quy trình cấp vốn nghiên cứu • Các tiêu chí để xác định ưu tiên là độc lập với nhau • Tiêu chí được sử dụng gồm: o Lợi ích tiềm năng về kinh tế, môi trường, xã hội, thể chế và khoa học từ những nghiên cứu thành công. o Phạm vi mà các sản phẩm và dịch vụ nghiên cứu sẽ được sử dụng. o Tình trạng phát triển của trang thiết bị và kỹ thuật mà nghiên cứu đòi hỏi và sự phát triển của các chuyên ngành phù hợp o Mức độ sẵn có của các kỹ năng nghiên cứu và cơ sở hạ tầng • Điều quan trọng là các ưu tiên này chỉ là tương đối; càng hạ thấp sự ưu tiên của một lĩnh vực thì tính chọn lọc trong việc lựa chọn Dự án giữa chúng càng cao hơn, như được minh họa ở hình 1. Mô hình khuyến nghị sử dụng ở Việt Nam là một quá trình gồm 5 bước: 1. Đưa ra các Lĩnh vực cơ hội ưu tiên nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (EPRO) ở cấp tiểu ngành 2. Sắp xếp ưu tiên cho các EPROs ở cấp tiểu ngành 3. Từ kết quả xác định ưu tiên các EPRO ở cấp tiểu ngành, xây dựng các ưu tiên ở cấp ngành (những ưu tiên của tiểu ngành này có thể kết hợp với một số ưu tiên của tiểu ngành khác để thành một nhóm lớn hơn) 4. Tiến hành xác định ưu tiên nghiên cứu ở cấp ngành 5. Viết báo cáo Hội thảo và Tờ trình về Chính sách và Danh mục đầu tư R&D cấp quốc gia Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 8 XÁC ĐỊNH EPRO Để chuẩn bị cho Hội thảo này, Viện IPSARD đã tổ chức một số cuộc họp và nhiều lần xác định số lượng và phạm vi của EPRO. Ban đầu xác định 17-18 EPRO, sau đó số EPRO được giảm xuống vì như vậy là quá nhiều nội dung, các lĩnh vực trùng lặp nhau hoặc không thuộc ngành NN và PTNT đã được loại bỏ. Từ kết quả đó, một bộ tài liệu về EPRO đã được viết. Nội dung những tài liệu này được đưa vào Bản Thông tin & Dữ liệu và Tài liệu làm việc (Trong Tài liệu làm việc, các dữ liệu và thông tin được phân tích theo khung xác định ưu tiên nghiên cứu -sẽ được thảo luận dưới đây). Các EPRO được xác định về mục tiêu, phạm vi và đối tượng. Mục tiêu mô tả các kết quả mong đợi từ nghiên cứu tất cả các nội dung trong EPRO - ví dụ: nghiên cứu ngành hàng thì mục tiêu được xác định là "Phát triển năng lực phân tích thị trường và dự báo để nâng cao sức cạnh tranh của những sản phẩm chính của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế và sử dụng năng lực đó làm cơ sở để cung cấp tư vấn chính sách ngành hàng, bao gồm an ninh lương thực cho Chính phủ". XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN EPRO Mô hình sử dụng để hình thành các ưu tiên EPRO tương đối đơn giản. Nó yêu cầu các đại biểu đánh giá tổng thể thành tựu của việc đầu tư nghiên cứu của từng EPRO về Tính Hấp dẫn đối với VN và Tính Khả thi ở VN. Phương pháp cho điểm được sử dụng để so sánh và xếp hạng các ARDO. Hệ thống điểm được sử dụng để so sánh và xếp hạng. Cho điểm là cách làm hiệu quả cho phép nhóm đánh giá tât cả các nhân tố chủ yếu để đưa ra quyết định một cách logic và công khai. Điểm số tương đối cho mỗi ARDO được xác định dựa trên thảo luận của nhóm được cấu trúc theo 4 Tiêu chí độc lập như sau: 1. Lợi ích tiềm năng về sx và thị trường cho VN 2. Các yếu tố thuận lợi và cản trở việc đạt được các Lợi ích tiềm năng 3. Đóng góp tiềm năng của Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đối với sự phát triển 4. Năng lực Nghiên cứu và Phát triển của Việt Nam Mối quan hệ giữa 4 Tiêu chí này được thể hiện trong khung đánh giá dưới đây. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 9 Lợi ích tiềm năng (tác động) Tính hấp dẫn Những yếu tố thuận lợi và cản trở khả năng đạt Lợi nhuận từ đầu được lợi ích tiềm năng tư cho nghiên cứu tại Việt Nam Đóng góp tiềm năng của nghiên cứu đối NN và PTNT Tính khả thi Năng lực nghiên cứu của Việt Nam Vị trí và thứ hạng tương đối của các EPRO là quan trọng. Chúng chỉ ra lĩnh vực tốt nhất cho đầu tư nghiên cứu và đầu tư mở rộng. Vì nhóm xác định ưu tiên gồm những đại diện cho nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân, chính trị gia và các thành phần liên quan khác, nên phương pháp này đảm bảo có được những khuyến nghị có thể là tốt nhất tại thời điểm đưa ra. Một ví dụ về kết quả của quá trình xác định ưu tiên Hình 1: Biểu đồ về sự hấp dẫn và tính khả thi của một tập hợp giả thuyết đối với 8 EPROs cho thấy mức độ ưu tiên của chúng dựa vào lợi nhuận mà chúng đem lại cho Việt Nam. RETURN FROM R&D FOR EACH AREA OF RESEARCH OPPORTUNITY 100 90 8 1 80 70 3 60 5 Attractiveness 50 40 6 7 30 4 20 10 2 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Feasibility Trong hình trên, 2 EPRO (số 1 và 8) có điểm cao nhất cả về sự hấp dẫn và tính khả thi. Hai EPRO này nằm ở góc trên cùng bên phải của biểu đồ. Chúng đảm Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 10 bảo việc nên được tập trung nghiên cứu và phát triển mạnh và chúng là nhóm được ưu tiên cao nhất trong các EPRO. Những EPRO (số 3, 5, 6 và 7) nằm ở vị trí trung tâm của biểu đồ cũng đảm bảo việc có thể được lựa chọn cho nghiên cứu và phát triển và là nhóm được ưu tiên vừa phải. Hai EPRO (số 2 và 4) có số điểm về sự hấp dẫn và tính khả thi thấp nhất nên thuộc khu vực hạn chế hỗ trợ và có sự ưu tiên thấp. Hai EPRO số 3 và 5 có số điểm về hấp dẫn tương tự nhau, tuy nhiên EPRO số 5 có số điểm cao hơn về tính khả thi. Trong ví dụ giả thuyểt này thì điểm về tính khả thi của EPRO số 3 thấp hơn có thể là do các kỹ năng hiện có để thực hiện nghiên cứu và phát triển chưa đủ/chưa phù hợp. Khi đạt được những kỹ năng cần thiết, 2 EPRO này có thể được yêu cầu cho nguồn lực nghiên cứu. Sự hấp dẫn được quyết định bởi các nhân tố khác ngoài nghiên cứu và phát triển như: thị trường, lợi nhuận, lao động, và các lợi ích về văn hóa và xã hội. Vì vậy trong khi EPRO số 5 và 7 có số điểm về tính khả thi tương đương nhau, do EPRO số 5 có tính hấp dẫn cao hơn nên nó có thể được đưa vào nguồn để ưu tiên hơn cho nghiên cứu và phát triển so với EPRO số 7. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 11 LĨNH VỰC CƠ HỘI ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (ARDO) Hội thảo trước đã xác định 7 EPRO cho Tiểu lĩnh vực Kinh tế và Chính sách. Các lĩnh vực dưới đây đã được lựa chọn theo nguyên tắc chúng được so sánh về: tính riêng biệt, tính toàn cục, cơ sở vững chắc, hướng lâu dài và có khả năng quản lý được. Điều quan trọng nữa là chúng độc lập về cơ cấu tổ chức, dễ dàng phản ánh lợi ích đạt được từ sự thành công của nghiên cứu và không căn cứ vào chuyên ngành. Những lĩnh vực được so sánh với nhau là những lĩnh vực cần thiết cho cơ hội Nghiên cứu & Phát triển (EPRO) mà từ đó lợi ích sẽ được tăng lên. Các lĩnh vực đó gồm: EPRO 1: Nghiên cứu ngành hàng, phân tích tích thị trường, phân tích và dự báo chính sách EPRO 2: Tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường nông thôn EPRO 3: Phát triển nghiên cứu, công nghệ và các hệ thống thực hiện chuyển giao đối với NN và PTNT EPRO 4: An sinh xã hội đối với người dân nông thôn và xoá đói giảm nghèo bền vững EPRO 5: Biến đổi khí hậu EPRO 6: Phát triển nông thôn EPRO 7: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận thị trường đối với thương mại nông nghiệp Việt Nam Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 12 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ƯU TIÊN Mục tiêu của những cố gắng trong nghiên cứu và mở rộng (phát triển) của Việt Nam đối với chính sách nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và chăn nuôi là để tối đa thu nhập cho Việt Nam thông qua tăng thu nhập và tăng lợi ích về xã hội, môi trường. Do vậy ưu tiên phải được đánh giá về Tác động (Hiệu quả) tiềm năng và Tính khả thi. KHUNG CẤU TRÚC ƯU TIÊN Lợi ích tiềm năng Tác động tiềm năng Tối đa hóa lợi nhuận Khả năng đạt được lợi thông qua tăng thu ích tiềm năng nhập và những lợi ích kinh tế -xã hội Tiềm năng khoa học Tính khả thi Năng lực nghiên cứu Các tiêu chí được xác định như sau: Tác động tiềm năng: • Lợi ich tiềm năng • Tối đa lợi ích thêm vào cho Việt Nam (kinh tế, môi trường, xã hội) từ những nghiên cứu thành công. • Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Khả năng những kết quả về nghiên cứu thành công được Việt Nam sử dụng. Tính khả thi: • Tiềm năng khoa học • Phạm vi để tăng nhận thức/hiểu biết trong lĩnh vực khoa học liên quan và việc cải thiện kĩ thuật và trang thiết bị nghiên cứu • Năng lực nghiên cứu • Khả năng của những nhóm nghiên cứu có tính cạnh tranh để chuyển giao kết quả nghiên cứu tới người sử dụng. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 13 ĐÁNH GIÁ EPRO TRƯỚC KHI VÀO HỘI THẢO [Mục đích là đánh giá sơ bộ các lĩnh vực cơ hội ưu tiên (EPRO) có liên quan dựa vào các tiêu chí về Tác động tiềm năng và Tính khả thi để thảo luận trong Hội thảo] 1) Đọc Tài liệu thông tin của tất cả các EPRO • Đại biểu đọc kỹ toàn bộ Tài liệu thông tin về các EPRO (phát riêng) để nắm tổng thể 7 EPRO • Ghi tóm tắt bên lề Tài liệu thông tin những nhìn nhận/quan điểm, kinh nghiệm, hiểu biết của mình mà cho là quan trọng đối với chương trình nghiên cứu đang tiến hành của từng EPRO 2) Chuẩn bị cho điểm sơ bộ đối với các EPRO i) Tham khảo bảng Phân tích SWOT của từng EPRO trong Tài liệu thông tin ii) Các bước cho điểm sơ bộ Đại biểu cho điểm từng EPRO trước khi vào Hội thảo và ghi chú những lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận. Trong Tài liệu cho điểm có một khoảng trống (GHI CHÚ) để đại biểu ghi chú Bước 1 - Đối với mỗi Tiêu chí, đại biểu đọc nội dung trong Tài • liệu làm việc của từng EPRO, bắt đầu từ tiêu chí về Lợi ích tiềm năng. Bước 2 – Theo đánh giá của riêng mình, đại biểu chọn những • EPRO có Lợi ích tiềm năng cao nhất. Bước 3 - Cho điểm EPRO cao nhất (7 điểm), sau đó cho điểm • EPRO thấp nhất (1 điểm). Cuối cùng cho điểm những EPRO trung bình (từ 2 đến 6). Điểm của Tiêu chí Lợi ích tiềm năng được ghi vào trang16. Mục đích của đánh giá là tìm ra sự khác nhau một cách tương đối giữa các EPRO. Lĩnh vực có điểm thấp không có nghĩa là lĩnh vực đó không quan trọng mà chỉ có nghĩa là nó không quan trọng bằng các EPRO khác dưới con mắt của bạn. Bước 4 - Thực hiện lại quá trình trên đối với 3 tiêu chí còn lại là: • Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng (cho điểm vào trang 33); Tiềm năng nghiên cứu (cho điểm vào trang 50) và Năng lực nghiên cứu (cho điểm vào trang 74). Bước 5 - Sau khi đã cho điểm và ghi chú lý do cho điểm của từng • Tiêu chí như cách làm trên, tổng hợp điểm của 4 Tiêu chí vào trang 93 và mang vào Hội thảo. Việc đánh giá và cho điểm nên được hoàn tất trước khi đại biểu đến dự Hội thảo. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 14 Thực hiện các bước trên nhằm đạt được càng nhiều suy xét/đánh giá giữa các EPRO càng tốt vì mục đích là tập trung phát hiện sự khác biệt tương đối giữa các EPRO. Xin nhớ là sự ưu tiên chỉ là tương đối, 1 EPRO nào đó điểm thấp không có nghĩa lĩnh vực này không quan trọng. Tuy nhiên khi nguồn lực bị hạn chế (không đủ đầu tư cho tất cả các lĩnh vực), lĩnh vực được quyết định chọn đầu tư sẽ là lĩnh vực mà nếu nó được đẩy mạnh thì sẽ tạo được hiệu quả lớn nhất cho Việt Nam. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 15 Tiêu chí 1. LỢI ÍCH TIỀM NĂNG [Mục dích là đưa ra kết quả đánh giá các lợi ích tiềm năng liên quan của từng EPRO] Những lợi ích tiềm năng phản ánh lợi ích gia tăng (được thêm vào) tối đa cho Việt Nam (kinh tế, môi trường và xã hội) từ những nghiên cứu thành công. Những lợi ích tiềm năng càng tăng nhiều thì: – Sự tăng trưởng kinh tế càng nhanh – Giảm chi phí càng lớn – Mức độ tập trung nghiên cứu càng cao – Tác động tốt đến môi trường và xã hội càng lớn – Lợi ích lan toả càng lớn Cách làm: Thảo luận nhóm • Thảo luận lợi ích tiềm năng của mỗi EPRO, sử dụng điểm sơ bộ đã làm sẵn để thảo luận • Ghi vào thẻ những vấn đề chính nảy sinh trong quá trình thảo luận từng EPRO – đặc biệt là những thông tin mới và đã được kiểm chứng. Đại biểu có trách nhiệm thảo luận tất cả các EPRO • Đại biểu trình bày và kết luận vấn đề • Đại biểu xem xét và sửa lại điểm (nếu cần) cho từng EPRO lần cuối • Thu thập bảng cho điểm GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 16 LỢI ÍCH TIỀM NĂNG – ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM SƠ BỘ (Đề nghị đại biểu hoàn tất bảng cho điểm sơ bộ này trước khi dự Hội thảo) LĨNH VỰC EPRO Thang Những luận cứ và câu hỏi (Tóm tắt lý do cho điểm) điểm 1-7 1. Nghiên cứu ngành hàng, phân tích tích thị trường, phân tích và dự báo chính sách 2. Tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường nông thôn 3. Phát triển nghiên cứu, công nghệ và các hệ thống thực hiện chuyển giao đối với NN và PTNT 4. An sinh xã hội đối với người dân nông thôn và xoá đói giảm nghèo bền vững 5. Biến đổi khí hậu 6. Phát triển nông thôn 7. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận thị trường đối với thương mại nông nghiệp Việt Nam Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 17 EPRO 1: NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG, PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHÍNH SÁCH 1. XÁC ĐỊNH EPRO1 1.1 Mục tiêu quốc gia Để nâng cao khả năng phân tích và dự báo thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chính của Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước đồng thời sử dụng khả năng phân tích dự báo đó làm cơ sở trong việc tư vấn chính sách ngành hàng cho Chính Phủ, bao gồm an ninh lương thực. 1.2 Phạm vi nghiên cứu 1. Để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và hệ thống đánh giá giám sát hiệu quả cho : thông tin thị trường, an ninh lương thực và chiến lược các ngành hành nông sản 2. Để thiết lập 1 nhóm chuyên gia về ngành hàng nông sản tiến hành phân tích và dự báo thị trường ngành hàng, phân tích chính sách của BNN và tư vấn chính quyền và các tổ chức kinh doanh ở địa phương. 3. Tiến hành phân tích sâu và thực hiện mô hình thay đổi thị trường ở tầm vĩ mô cả về ngắn hạn và dài hạn, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch của Bộ NN&PTNT, các nhà chức trách địa phương và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp. 4. Cung cấp thông tin và nhận định về kết quả phân tích ngành hàng kịp thời thông qua các diễn đàn thảo luận chính sách, hội thảo triển vọng ngành hàng, các ấn phẩm để hỗ trợ khu vực công và tư phát triển thị phần ổn định và có lợi nhuận. 1.3 Nội dung nghiên cứu: Các ưu tiên dành cho các sản phẩm trong nước và xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su, và thủy sản (cá ba sa, tôm). Ở quy mô nhỏ hơn và chủ yếu tập trung cho thị trường sản xuất lợn trong nước có thể đặt ở mức độ ưu tiên thấp hơn. 2. SỨC HẤP DẪN ĐỐI VỚI VIETNAM 2.1 TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN Trong khi sản xuất nông nghiệp tăng trưởng một cách ấn tượng, tiềm năng tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong giá trị tổng thể vẫn bị hạn chế do giảm diện tích đất nông nghiệp và các tác động môi trường đi cùng với khối lượng đầu vào cao hơn. Tập trung vào chất lượng và các cơ hội thị trường tiềm năng để tạo tác động lớn nhất để tiếp tục nâng cao đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của Việt Nam. Để đưa ra quyết định đầu tư, các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu dựa trên phân tích thị trường đối với các hàng hóa trọng điểm, hơn là quy hoạch tập trung hóa dựa trên các mục tiêu sản xuất và như vậy giúp các bên liên quan cải thiện khả năng thu hồi đầu tư. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 18 Các phân tích thị trường cả về phía cung, cầu liên quan đến giá cả lẫn chất lượng đều liên quan đến khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Các chính sách phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu và dự báo, đặc biệt là dự báo thị trường đối với vấn đề cung, cầu nông sản có khả năng cung cấp các lợi ích cho quốc gia và cá nhân tới mọi thành viên khác trên thị trường, kể cả những người tham gia vào chuỗi cung ứng, đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh, chế biến vv. Kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực cơ sở hạ tầng có thể được cải thiện thông qua việc phát triển và thường xuyên cập nhật các dự báo và phân tích thị trường Việc tập hợp thông tin, cơ sở dữ liệu về trang trại thông qua hệ thống giám sát trang trại đối với một số trang trại lớn, không chỉ cung cấp thông tin, dữ liệu tại thời điểm thực tế về hệ thống canh tác quan trọng, mà còn có khả năng đánh giá hiện trạng của khu vực nông thôn đồng thời cung cấp cơ sở để tư vấn chính sách phát triển nông thôn và xã hội thực tế hơn. Các dự báo và quy hoạch tốt về lợi thế so sánh của Việt Nam trên thị trường và xu hướng lâu dài có thể xảy ra sẽ giúp tránh đưa ra những quyết định trước mắt trên cơ sở bất ổn định của thị trường ngắn hạn, qua đó nâng cao chất lượng quyết định đầu tư cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi các giá trị và cung cấp. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sẽ được hưởng lợi từ thông tin thị trường tiếp cận để lập kế hoạch quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng. Nông dân có thể đầu tư hiệu quả hơn các nguồn lực trong dài hạn và tránh các chu kỳ "bùng nổ và phá sản" nếu họ nhận thức và tự tin về triển vọng thị trường dài hạn. Nghiên cứu này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua việc cải thiện thu nhập của nông dân, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến việc cải thiện chất lượng môi trường thông qua hệ thống canh tác ổn định hơn, và tác động xã hội thông qua cải thiện chất lượng sản phẩm đối với các quy định dùng thuốc trừ sâu và phân bón để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm xuất khẩu. Cuộc khủng hoảng lương thực ở châu Á và các vấn đề khác trong thực phẩm (ngô) và thị trường đầu vào nông trại (dầu mỏ và phân bón) đòi hỏi một hệ thống giám sát mặt hàng gạo để cung cấp cho các tín hiệu xác đáng. Kiến thức về các chính sách thị trường hiện có, hành vi của người sản xuất lúa gạo, thương nhân, các nhà phân phối, tiếp thị, vv… sẽ rất quan trọng trong việc giúp cung cấp một hệ thống thị trường đáng tin cậy. Và hệ thống này cũng giúp các nhà hoạch định chính sách cải thiện phát triển công nghiệp. Cải thiện thông tin và phân tích quá trình hoạch định chính sách sẽ tạo ra lợi ích đáng kể cho các khu vực nông thôn và nền kinh tế một cách toàn diện. Cải thiện thông tin về tình hình thị trường và thay đổi đơn giá đầu vào và đầu ra có thể giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn và giảm đơn giá bất hợp lý, không công bằng đối với các hạng mục đầu vào và đầu ra. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 19 EPRO 2: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1. XÁC ĐỊNH EPRO2 1.1. Mục tiêu quốc gia Xây dựng khung pháp lý và môi trường chính sách để tăng cường việc(i) quản lý và sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong ngành nông nghiệp và (ii) môi trường lành mạnh cho khu vực nông thôn để đảm bảo phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững; và (iii) giảm tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường nông thôn. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng hệ thống dữ liệu và giám sát hiệu quả việc sử dụng tài nguyên thiên • nhiên trong ngành nông nghiệp và môi trường nông thôn. Tiến hành nghiên cứu để đánh giá tác động qua lại giữa sản xuất nông nghiệp và • sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong ngắn hạn và dài hạn thong qua các kỹ thuật định lượng như thí nghiệm, đánh giá về môi trường, phân tích chi phí lợi ích, các mô hình kinh tế - sinh học, các mô hình cân bằng tổng quát và các kỹ thuật định tính như đánh giá nông thôn có sự tham gia, nghiên cứu điển hình, vv... Nghiên cứu, đề xuất cho BỘ NN&PTNT và chính phủ các giải pháp/ biện pháp • nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường nông thôn lành mạnh Kịp thời cung cấp thông tin, kiến thức, kết quả nghiên cứu thông qua diễn đàn đối • thoại chính sách, hội thảo, ấn phẩm để hỗ trợ vực nhà nước và tư nhân xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động. 1.3. Nội dung nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu gồm : Quản lý và sử dụng đất trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn • Quản lý và sử dụng nước trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn (nước • tưới và nước uống) Bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp • Bảo vệ môi trường nông thôn. • 2. SỨC HẤP DẪN ĐỐI VỚI VN 2.1. Tác động tiềm năng đối với các bên hữu quan Bên hưởng lợi Lợi ích Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
- 20 Sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho ngành nông nghiệp và • Việt Nam khu vực nông thôn, bảo đảm khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên lâu dài. Góp phần cải thiện sức khỏe con người, năng suất và điều kiện môi trường. • Góp phần phát triển kinh tế bền vững Giảm nhẹ thiệt hại của tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông • nghiệp và nông thôn. Góp phần phát triển kinh tế và sinh kế bền vững cho người dân. Sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên cho từng lĩnh vực (trồng trọt, chăn • Ngành nông nuôi, nuôi trồng thủy sản) trong ngành nông nghiệp ở các vùng địa lý cụ thể. nghiệp và phát Góp phần tăng năng suất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực và tăng triển nông tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng GDP của Việt Nam thôn Góp phần phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn • Giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do thiên tai và biến đổi khí hậu • (vùng ven biển và vùng đồng bằng sông Cửu Long). Cải thiện hiệu quả đầu tư đối với quản lý môi trường và tài nguyên thiên • Trung ương nhiên và chính Biến động chính trị và xã hội nông thôn • quyền địa phương Thành tựu của các dịch vụ môi trường có chất lượng cao • Nông dân Cơ chế chuyển nhượng đất theo giá thị trường và công bằng có tác dụng • nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đầu tư vào nông nghiệp, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn sinh lời cao Cải thiện thu nhập trong sản xuất nông nghiệp: nhờ sử dụng tài nguyên thiên • nhiên hiệu quả, nông dân có thể tăng năng suất lúa và các cây trồng khác, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Cải thiện sức khỏe và điều kiện môi trường • Giảm chi phí phòng chống dịch bệnh bùng phát, xử lý ô nhiễm nghiêm trọng • Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu (vùng ven biển và Đồng bằng sông • Cửu Long). Duy trì an ninh lương thực kim ngạch xuất khẩu Đề xuất chính sách quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong nông • Viện chính nghiệp và phát triển nông thôn của cho Bộ NN & PTNT sách chiến Năng lực lồng ghép các vấn đề liên quan đến môi trường và tài nguyên thiên • lược phát triển nhiên vào các can thiệp chính sách nông nghiệp Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu các vấn đề môi trường và nông thôn • tài nguyên thiên nhiên (IPSARD) Thiết lập cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên • phục vụ công tác nghiên cứu trong tương lai Xây dựng mạng lưới các tổ chức nghiên cứu và quản lý môi trường và tài • nguyên thiên nhiên GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển Kinh tế và Chính sách nông nghiệp Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
82 p | 98 | 21
-
XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM
92 p | 77 | 18
-
XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
103 p | 81 | 11
-
XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – THÚ Y VIỆT NAM
79 p | 72 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn