Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ PSA, NGHIÊN CỨU,<br />
TỐI ƯU HÓA CHU TRÌNH HẤP PHỤ VỚI ÁP SUẤT THAY ĐỔI<br />
ĐỂ TÁCH KHÍ NITƠ TỪ KHÔNG KHÍ<br />
Phạm Văn Chính1*, Nguyễn Tuấn Hiếu1, Lê Quang Tuấn2, Vũ Đình Tiến3<br />
Tóm tắt: Khí nitơ có có thể xem như là một khí trơ nên nó được sử dụng rộng rãi<br />
vào các ngành công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm, dược phẩm và quân sự. Ở<br />
qui mô lớn, khí nitơ thường được sản xuất bằng kỹ thuật truyền thống với các quá<br />
trình hóa lỏng và chưng phân đoạn không khí. Do tồn chứa và vận chuyển ở áp suất<br />
cao, nên sản phẩm thu được theo cách này có nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng.<br />
Ở các qui mô nhỏ và vừa, khí nitơ thường được phân tách từ không khí ở áp suất<br />
thấp bằng việc sử dụng sàng phân tử carbon và chu trình hấp phụ thay đổi áp suất<br />
(PSA) hoặc kỹ thuật màng. Ở Việt Nam, nhiều công ty đã nhập khẩu thiết bị tạo khí<br />
nitơ sử dụng chu trình PSA do không có các nghiên cứu và thiết kế trong lĩnh vực<br />
này. Trong nghiên cứu này, một cái thiết bị tạo khí nitơ theo chu trình PSA ở qui mô<br />
pilot đã được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Viện Công nghệ - Tổng cục Công<br />
nghiệp Quốc phòng. Các thông số về chu trình vận hành của thiết bị đã được tối ưu<br />
để thu được khí nitơ có độ tinh khiết cao.<br />
Từ khóa: Chu trình hấp phụ áp suất thay đổi (PSA); Sàng phân tử cacbon (CMS); Hấp phụ; Nitơ.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới đã có nhiều công bố về kỹ thuật phân tách không khí như: kỹ thuật hấp<br />
phụ trên cơ sở các vật liệu sàng phân tử: TSA, PSA hoặc VSA. Kỹ thuật PSA được quan<br />
tâm nghiên cứu nhiều hơn vì các ưu điểm kinh tế và sự ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các<br />
công bố về xây dựng mô hình hệ thống các thiết bị để nghiên cứu PSA, đều do các hãng<br />
sản xuất thiết bị PSA [5-10].<br />
Hiện nay, trong nước chưa có đơn vị nào quan tâm nghiên cứu kỹ thuật PSA để tách<br />
các thành phần của không khí và xây dựng mô hình thiết bị để nghiên cứu [14].<br />
Việc nghiên cứu phương pháp thiết lập một mô hình thiết bị PSA là rất cần thiết trong<br />
điều kiện kinh tế hiện nay để khảo sát và tối ưu hóa thiết bị.<br />
Nội dung và kết quả nghiên cứu là tiền đề cho phát triển các vấn đề khoa học về mô<br />
phỏng và tối ưu hóa hệ thống thiết bị PSA tiến tới xây dựng thiết bị ở quy mô công nghiệp.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mô hình thiết bị nghiên cứu được xây dựng nhằm tối ưu hóa chu trình hấp phụ với áp<br />
suất thay đổi (PSA) để tách khí N2 từ không khí bằng vật liệu sàng phân tử các bon.<br />
Để xây dựng được một mô hình thiết bị hệ nghiên cứu thực nghiệm ta cần tiến hành<br />
giải quyết các vấn đề:<br />
2.1. Chọn vật liệu hấp phụ và vật liệu chế tạo thiết bị<br />
Vật liệu hấp phụ cho hệ thống thực nghiệm được chọn một loại hấp phụ dùng để tách<br />
hơi nước có trong không khí trước khi vào hệ thống, một loại vật liệu hấp phụ dùng để<br />
phân tách nitơ và oxy [1].<br />
Silicagel được chọn là vật liệu hút ẩm cho hệ thống vì silicagel có thể hút hơi nước đến<br />
40% khối lượng của nó, dễ tái sinh trong quá trình sử dụng [1].<br />
Vật liệu sàng phân tử được chọn là CMS để phân tách nitơ và oxy [1] với các thông số<br />
như bảng 1. Loại CMS – 240 này được mua từ công ty Jiangxi Xintao Technology<br />
Co.,Ltd.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 157<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Bảng 1. Thông số của vật liệu hấp phụ CMS.<br />
<br />
Đường kính Khối lượng Độ cứng Áp suất hấp Khối lượng Độ<br />
Vật liệu<br />
hạt[mm] riêng[kg/m3] [N/p min] phụ [Mpa] [kg] xốp<br />
<br />
CMS-240 1,6-2,2 630-660 100 0,6 10 0,4<br />
<br />
Chọn mua vật liệu CMS - 240 tại áp suất hấp phụ 0,8 Mpa sẽ thu được 240 m3/h.t với<br />
độ tinh khiết 99,5%, tỷ lệ thu hồi N2/không khí là 44%.<br />
Vật liệu được chọn để chế tạo thiết bị bằng thép cacsbon C20, các đường ống bằng<br />
nhựa PA, các van điều khiển điện từ bằng đồng thau.<br />
2.2. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp và các chi tiết của thiết bị<br />
2.3. Chọn chu trình làm việc của thiết bị, thiết bị đo, bộ điều khiển và các cơ cấu chấp<br />
hành của thiết bị<br />
2.4. Tính toán và sử dụng các công cụ mô phỏng để xác định thời gian cho từng bước<br />
trong chu trình vận hành<br />
2.5. Tối ưu hóa các thông số công nghệ nhằm đạt chất lượng sản phẩm cao nhất<br />
Trên cơ sở lựa chọn vật liệu sàng phân tử; tính toán, thiết kế và chế tạo thiết bị hấp phụ;<br />
ứng dụng các kỹ thuật đo lường, điều khiển tự động áp dụng vào xây dựng hệ thống thiết<br />
bị ta thu được kết quả như sau.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Mô hình công nghệ và thiết bị<br />
Mô hình công nghệ và thiết bị hấp phụ với áp suất thay đổi (PSA) được xây dựng như<br />
hình 1 có thiết bị đo lường (PID) để nghiên cứu, tối ưu hóa việc tách khí N2 từ không khí<br />
bằng vật liệu sàng phân tử CMS-240 bao gồm các thiết bị chính sau: Máy nén khí đồng bộ<br />
bao gồm: lọc khí F1, máy nén khí C1, bình tích T01, đồng hồ và bộ điều khiển áp suất đặt;<br />
Thiết bị tách nước và tách dầu F2; Cột tách ẩm D1; Hai cột hấp phụ B1 và B2; Bình tích<br />
lấy sản phẩm T02; Các van điện từ đóng mở: V1, V2, V3ab, V4, V5, V6ab, V7, V8; Các<br />
van một chiều, van tiết lưu; Các cảm biến, đồng hồ đo áp suất: PT, PI; Các thiết bị đo lưu<br />
lượng: FT; Bộ điều khiển PLC S7-300 lập trình trên WinCC; Máy tính giám sát và điều<br />
khiển SCADA, thu thập số liệu nghiên cứu.<br />
3.2. Các thông số công nghệ<br />
Trên cơ sở mô hình thiết lập trên hình 1, có thể tính toán các thông số chính của công<br />
nghệ như sau [2-3].<br />
Các thông về vật liệu là:<br />
1 tấn vật liệu CMS – 240, tạo được 240m3 khí nito 99,5% trong 1h với khối lượng riêng<br />
của CMS: CMS 660[kg/m3]; độ xốp của cột: 0,4; khối lượng CMS có trong một<br />
cột: mCMS 3,1[kg]; đường kính trong của cột: dtr 108 [mm]; Thể tích khí nitơ lấy ra<br />
N2<br />
trên lượng không khí cấp vào: 0, 44<br />
kk<br />
<br />
<br />
158 P. V. Chính, …, V. Đ. Tiến, “Xây dựng mô hình hệ thống … tách khí nitơ từ không khí.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thiết bị nghiên cứu.<br />
Tính toán công nghệ cột hấp phụ:<br />
Bước 1:<br />
Tính thể tích vật liệu trong cột:<br />
mCMS 3,1<br />
VCMS 4,697.103 m3 <br />
CMS 660<br />
Tính lượng khí nitơ tối đa mà 1 cột có thể tạo ra trong 1 h:<br />
3,1.240<br />
VN2 0, 744 m 3 <br />
1000<br />
Tổng lượng không khí cấp vào cho 1 cột để tạo được 0,744m3 Nito trong 1h là:<br />
VN2 .100<br />
Vkk 1,691[m3]<br />
44<br />
Lượng không khí cần cấp vào trong 1s do máy nén:<br />
V .1000<br />
Q kkmn kk 0,469697 [lít/s] hay 28,2[lít/phút]<br />
3600<br />
Coi như quá trình là đẳng nhiệt, tại áp suất 6 bar thì lượng không khí được nén lại có<br />
lưu lượng là:<br />
Qkkmn .P1abs 28,2.1,013<br />
Q'kkmn 4,07 lit / phut <br />
P2abs (1,013 6)<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 159<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Dòng mol không khí cần cấp vào hệ thống tại 6 bar là:<br />
PV 7,013.4,07<br />
nkkmn 1,94.105 kmol / s<br />
RT 0,083.(273 25).60.1000<br />
<br />
Vận tốc dòng khí cấp vào: chọn ống dẫn có đường kính trong là 6 mm<br />
4Q ' kkmn 4.(4, 07 / 1000) / 60<br />
v tr 2<br />
2, 40 m / s <br />
d ong 3,14.(6 / 1000) 2<br />
Bước 2:<br />
Tính chiều cao của cột CMS:<br />
4VCMS 4.0,004697<br />
HCMS 0,575 m<br />
dtr .102.103 2<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
Thể tích của khoảng trống trong cột:<br />
VCMS 0,004697<br />
V 117,42.104 m3 <br />
0,4<br />
Lượng khí cần điền đầy khoảng trống của cột ở 6 at là:<br />
V ' V .6 11, 42.6 70, 45 lit <br />
Bước 3 Tính toán thời gian tăng áp cho 1cột từ 0 at đến 6 at:<br />
Thời gian tăng áp cho cột chính bằng thời gian lượng không khí cần cấp vào để điền<br />
đầy khoảng trống của cột.<br />
V ' 70, 45<br />
tt . a 15 s <br />
Q kkmn 4, 7<br />
Lấy thời gian tăng áp cho hệ thống là 15 s<br />
Bước 4: Thời gian lấy sản phẩm:<br />
Thời gian lấy sản phẩm tính từ khi bắt đầu lấy sản phẩm cho đến khi nồng độ ni tơ<br />
trong sản phẩm giảm xuống dưới 99% thì dừng lại. Ban đầu chọn tsp 35 s <br />
Bước 5: Thời gian cân bằng chọn ban đầu tcb=15s.<br />
Lựa chọn các thiết bị để thiết lập hệ thống thiết bị thí nghiệm:<br />
Chọn máy nén khí PUMA 185 lít/phút; 8bar; bình tích 80 lít; 1,1kW/220V/50Hz; chọn<br />
dư năng suất để tăng độ ổn định của hệ thống thí nghiệm.<br />
Tính toán cơ khí và tính bền cho cột hấp phụ theo tài liệu[4].<br />
Lựa chọn các thiết bị đo: Để kiểm soát hoạt động của thiết bị và đánh giá chất lượng sản<br />
phẩm ta cần phải lựa chọn các thiết bị đo chuyên dụng, có độ chính xác tin cậy.<br />
+ Đồng hồ đo áp suất: lắp đồng hồ đo áp suất, van điều áp tại đầu cấp khí vào từ máy<br />
nén và đầu ra lấy sản phẩm; lắp đồng hồ đo áp suất trên đỉnh các cột hấp phụ; dải đo 0-16<br />
bar, độ chính xác 2%. Tham số so sánh với các cám biến.<br />
+ Các cảm biến áp suất: lắp đặt 05x2(cột) cảm biến áp suất dọc theo chiều cao hai cột<br />
hấp phụ, cách nhau 100 mm và 02 cảm biến trên đỉnh 02 cột hấp phụ: loại WIKA Eco-1,<br />
<br />
<br />
<br />
160 P. V. Chính, …, V. Đ. Tiến, “Xây dựng mô hình hệ thống … tách khí nitơ từ không khí.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
dải đo 0-16 bar, nguồn vào 10-30V, tín hiệu đầu ra 4-24mA. Để đo sự thay đổi áp suất<br />
trong cột theo thời gian và chiều cao cột.<br />
+ Thiết bị đo nồng độ sản phẩm: Để đánh giá độ tinh khiết của sản phẩm thu được ta<br />
cần có 1 thiết bị đo nồng độ nitơ đáng tin cậy. Ta sử dụng thiết bị đo nồng độ oxy sẵn có<br />
trên thị trường để tham chiếu.<br />
Bảng 2. Thông số thiết bị đo nồng độ oxi.<br />
Thông số của máy<br />
Hãng sản xuất SENKO<br />
Xuất xứ Hàn Quốc<br />
Model SP2nd (O2)<br />
Giải đo 0-30% thể tich<br />
Kiểu cảm biến Điện hóa<br />
Hiển thị Màn hình LCD<br />
- Lập trình hệ thống điều khiển, đo lường và giám sát, thu thập và xử lý số liệu trên<br />
máy tính HP8460p, phần mềm WinCC. Tự xuất số liệu ra file excel và pdf theo yêu cầu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Giao diện màn hình giám sát quá trình thí nghiệm PSA.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hệ thống thiết bị nghiên cứu quá trình hấp phụ chuyển đổi áp suất PSA<br />
để sản xuất khí N2.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 161<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
3.3. Thiết lập chu trình trên hệ thống thực nghiệm<br />
Sơ đồ chu trình bao gồm 2 cột hấp phụ B1, B2 được nhồi vật liệu CMS - 240 với<br />
khối lượng khoảng 3,1kg mỗi cột, hệ thống valve đường ống, và bộ điều khiển PLC<br />
S7-300 điều khiển thời gian đóng mở của các valve và giám sát, thu thập số liệu bằng<br />
máy tính.<br />
Chu trình làm việc của cột PSA bao gồm 6 bước (ví dụ: áp suất làm việc của hệ thống<br />
đặt 6 bar) [8]:<br />
Bước 1: Tăng áp suất cột B1 và xả áp suất cột B2. Khí nén được cấp vào ở cột B1<br />
thông qua valve V1 từ áp suất 2,5 bar (áp suất tuyệt đối) là áp suất cuối của bước cân<br />
bằng lên đến áp suất 6 bar (áp suất tuyệt đối) là áp suất thiết kế làm việc trong khoảng<br />
thời gian T1. Đồng thời, khí đó ở cột B2 đang ở bước xả áp,valve V4 mở thông với áp<br />
suất bên ngoài áp suất giảm tử 2,5 bar xuống 0 bar.<br />
Bước 2: Lấy sản phẩm ở cột B1 và nhả hấp phụ ở cột B2. Ở cột B1 sau khi áp suất<br />
tăng lên đến 6 bar, tiếp tục cung cấp khí nén qua valve V1 và đồng thời mở valve V7<br />
để lấy sản phẩm, độ tinh khiết của sản phẩm phụ thuộc vào thời gian lấy sản phẩm T2<br />
và lượng sản phẩm tiết lưu sang để giải hấp phụ cho cột B2. Sản phẩm của quá trình<br />
nhả hấp phụ sẽ được valve V4 mở và thoát ra ngoài.<br />
Bước 3: Cân bằng áp suất lần 1. Sau bước lấy sản phẩm các valve khác đóng, mở<br />
valve V3 và V6 tiến hành bước cân bằng áp suất giữa 2 cột. Khi đó, ở cột B1 và cột B2<br />
sẽ cân bằng áp suất khi đó áp suất mỗi cột khoảng 2,5 bar trong thời gian T3.<br />
Bước 4: Xả áp suất ở cột B1 và tăng áp suất ở cột B2. Cột B1 được xả ra bên ngoài<br />
thông qua valve V5 mở và dòng khí nén được cấp vào cột B2 qua valve V2 mở để tăng<br />
áp từ 2,5 bar lên 6 bar hấp phụ trong thời gian T4. Sau bước xả áp ở cột B1 chất bị hấp<br />
phụ bị đẩy ra ngoài và trong pha hấp phụ trở lại trạng thái ban đầu.<br />
Bước 5: Lấy sản phẩm ở cột B2 và giải hấp phụ cho cột B1. Tương tự như bước 2<br />
nhưng lấy sản phẩm tinh khiết ở cột B2 qua valve V8 mở trong thời gian T5. Một phần<br />
dòng sản phẩm tinh khiết được trích ra qua valve tiết lưu sang cột B1 để giải hấp phụ,<br />
sản phẩm giải hấp phụ thông qua valve V5 xả thải ra ngoài<br />
Bước 6: Cân bằng áp suất lần 2. Valve V3 và V6 mở cân bằng áp suất giữa 2 cột<br />
giống với bước 3 lặp lại chu kỳ tiếp theo.<br />
Cài đặt các tham số làm việc của hệ thống thiết bị PSA:<br />
(1) Thời gian một chu kỳ PSA: T = T1+T2+T3+T4+T5, s<br />
T1: Thời gian hấp phụ ở cột B1, s<br />
T2: Thời gian lấy sản phẩm ở cột B1, nhả hấp phụ cột B2, s<br />
T3: Thời gian cân bằng áp suất hai cột, s<br />
T4: Thời gian hấp phụ ở cột B2, s<br />
T5: Thời gian lấy sản phẩm ở cột B2, nhả hấp phụ cột B2,s<br />
Đặc biệt là thời gian lấy mẫu (số liệu), s<br />
(2) Áp suất đặt của máy nén, lớn nhất, bar<br />
(3) Áp suất làm việc của hệ thống PSA, bar<br />
Tiến hành chạy thử hệ thống và xác lập các thông số công nghệ ban đầu đặc biệt là:<br />
thời gian từng gia đoạn của chu kỳ PSA, áp suất làm việc phù hợp để đạt được nồng độ khí<br />
N2 ban đầu khả quan mở đường cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
<br />
<br />
162 P. V. Chính, …, V. Đ. Tiến, “Xây dựng mô hình hệ thống … tách khí nitơ từ không khí.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.4. Kết quả chạy thực nghiệm<br />
Theo kết quả tính toán và giả thiết ban đầu:<br />
Thời gian hấp phụ của 3,1kg CMS: T1 = T4 = 15s<br />
Thời gian lấy sản phẩm và nhả hấp phụ cài đặt ban đầu: T2 = T5 = 35s<br />
Thời gian cân bằng cài đặt ban đầu: T3 = 15s<br />
Bảng kết quả chạy thực nghiệm với các thông số<br />
- Áp suất máy nén khí: Pmax = 8 bar<br />
Plv = 5 bar<br />
Bảng 3. Kết quả chạy thực nghiệm với thời gian cân bằng là 15s.<br />
Cột B1 Cột B2<br />
Plv (bar) 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5<br />
Pcb (bar) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5<br />
O2 min (%) 3,1 3,1 3,1 3,2 3,1 3,1<br />
Thời gian cân bằng t(s) 15 15 15 15 15 15<br />
Nhận xét:<br />
+ Nồng độ O2 trong sản phẩm cao (độ tinh khiết của N2 thấp) lý do có thể là do O2<br />
khuếch tán nhanh hơn N2 rất nhiều, thời gian cân bằng để quá lâu, thời gian lấy sản phẩm<br />
và giải hấp phụ ngắn dẫn đến việc O2 khuếch tán sang cột còn lại nhanh hơn là N2. Và có<br />
thể áp suất làm việc của hệ thống còn thấp.<br />
Vì vậy, cần giảm thời gian cân bằng, tăng thời gian lấy sản phẩm và tăng áp suất các thí<br />
nghiệm tiếp theo.<br />
Kết quả thí nghiệm cuối cùng tìm ra bộ thông số làm việc tối ưu nhất các tham số cơ<br />
bản để đạt được độ tinh khiết của khí N2 cao nhất (nồng độ khí O2 thấp nhất trong dòng<br />
sản phẩm) là:<br />
- Áp suất làm việc: Plv = 6,0 bar.<br />
- Thời gian cân bằng: T3 = 5s; Thời gian lấy sản phẩm và nhả hấp phụ: T2 = T5 = 45s.<br />
Bảng 4. Kết quả chạy thực nghiệm với thời gian cân bằng là 5s,<br />
thời gian lấy sản phẩm là 45s.<br />
<br />
Cột 1 Cột 2<br />
Plv (bar) 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5<br />
Pcb(bar) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5<br />
O2 min(%) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0<br />
Thời gian cân<br />
5 5 5 5 5 5<br />
bằng t(s)<br />
Từ các kết quả thí nghiệm cho chúng ta thấy:<br />
- Ở áp suất làm việc 6 bar và thời gian hấp phụ 15s (năng suất của hệ thống): khi thời<br />
gian cân bằng giảm xuống 5s; thời gian lấy sản phẩm và nhả hấp phụ 45s, thì nồng độ N2<br />
đã tăng lên cao đạt > 99,5%. Nồng độ nitơ duy trì ổn định ở mức cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 163<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu này đã tính toán, thiết kế và xây dựng được hệ thống thiết bị nghiên cứu<br />
PSA để tách khí N2 từ không khí bằng vật liệu sàng phân tử CMS-240 có năng suất và<br />
kích thước phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm.<br />
Trong hệ thống thiết bị PSA đã sử dụng các phương tiện đo có độ chính xác cao, kết<br />
hợp với bộ điều khiển PLC và máy tính, lập trình phần phềm giám sát, thu thập và xử lý số<br />
liệu tự động phục vụ nghiên cứu, đặc biệt để tối ưu hóa hệ thống thiết bị một cách chính<br />
xác và nhanh chóng.<br />
Hệ thống thiết bị đã được xây dựng là tổ hợp các giải pháp hợp lý về kỹ thuật, công<br />
nghệ chế tạo, tính toán quá trình, điều khiển và tự động hóa.<br />
Trong nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tối ưu hóa và cài đặt thành<br />
công các tham số công nghệ ban đầu của thiết bị đạt được nồng độ khí N2 > 99,5%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Tạ Ngọc Đôn, “Rây phân tử và vật liệu hấp phụ”, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội,<br />
[2012].<br />
[2]. Đinh Trọng Toan, Nguyễn Trọng Khuông, Trương Thị Hội, Nguyễn Phương Khuê,<br />
Hà Thị An, Hà Văn Trương, Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Long Thanh Hùng, Phan Văn<br />
Thơm, Lê Nguyên Đương, Đinh Văn Huỳnh, Trần Xoa, Phạm Xuân Toản, “Sổ tay<br />
quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập1”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ<br />
thuật, [1999].<br />
[3]. Đinh Trọng Toan, Nguyễn Trọng Khuông, Trương Thị Hội, Nguyễn Phương Khuê,<br />
Hà Thị An, Hà Văn Trương, Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Long Thanh Hùng, Phan Văn<br />
Thơm, Lê Nguyên Đương, Đinh Văn Huỳnh, Trần Xoa, Phạm Xuân Toản, “Sổ tay<br />
quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập 2”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ<br />
thuật, [1999].<br />
[4]. Hồ Hữu Phương, “Cơ sở tính toán thiết bị hóa chất”; Nhà xuất bản Bách Khoa Hà<br />
Nội, [1977].<br />
[5]. Douglas M. Ruthven, Shamsuzzaman Farroq, Kent S. Knaebel, “Pressure swing<br />
adsorption”, VCH Publishers, Inc, [1994].<br />
[6]. A.R.Smith, J.Klosek; “A review of air separation technologies and their integration<br />
with energy conversion processes”, Fuel Processing Technology 70 [2001].<br />
[7]. Carlos A.Grande; “Advance in Pressure Swing Adsorption for Gas Separation”,<br />
International Scholarly Research Network ISRN Chemical Engineering, Volume<br />
2012, Article ID 982934, 13 page [2012].<br />
[8]. Snehal V.Patel, Dr.J.M.Patel; “Separation of High Purity from Air by Pressure Swing<br />
Adsorption on Carbon Molecular Sieve”, International Journal of Engineering<br />
Research and Technology, Volume 3, Issue 3, March [2014].<br />
[9]. M.Delavar, N.Nabian; “An investigation on the Oxygen and Nitrogen separation<br />
from air using carbonaceous adsorbents”, Journal of Engineering Science and<br />
Technology, Volume 10, No.11, [2015].<br />
[10]. D.Roy Chowdhury, S.C.Sarkar; “Application of Pressure Swing Adsorption Cycle in<br />
the quest of production of Oxygen and Nitrogen”, International Journal of<br />
Engineering Science and Innovative Technology, Volume 5, Issue 2, March [2016].<br />
<br />
<br />
<br />
164 P. V. Chính, …, V. Đ. Tiến, “Xây dựng mô hình hệ thống … tách khí nitơ từ không khí.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
BUILDING MODELS OF PSA EQUIPMENT SYSTEM, RESEARCH,<br />
OPTIMIZATION OF THE PRESSURE SWING ADSORPTION CYCLE<br />
TO SEPARATION N2 GAS FROM AIR.<br />
Nitrogen is commonly referred as an inert gas so it is widely used in mechanical,<br />
chemical, food, pharmaceutical and military industries. In large scale, nitrogen is<br />
produced by conventional technique with liquefaction and distillation processes of<br />
air. Due to storage and transportation at high pressure, the product obtained by this<br />
way conducts to many ricks in use. In small and medium scales, nitrogen gas is<br />
often separated from air at low pressure by using carbon molecular sieve and<br />
pressure swing adsorption (PSA) cycle or membrane technology. In Vietnam, many<br />
companies imported nitrogen generator using PSA cycle because there are not any<br />
research and design in this filed. In this work, a nitrogen generator using PSA cycle<br />
is studied, designed and assembled at the Institute of Technology - General<br />
Administration of Defense Industry to produce high purity nitrogen gas. The<br />
parameters for operation cycle of the equipment were optimized to obtain high<br />
purity nitrogen gas.<br />
Keys words: Pressure swing adsorption (PSA); Carbon Molecular Sieves (CMS); Nitrogen; Adsorption.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 05 tháng 5 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 28 tháng 6 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 8 năm 2018<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ - TCCNQP;<br />
2<br />
Viện Hóa học Vật liệu – Viện KHCNQS;<br />
3<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
*<br />
Email: pvchinhvcn@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 56, 08 - 2018 165<br />