Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG<br />
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) Ở BẮC TRUNG BỘ<br />
BUILDING MODEL FOR GROWING VANNAMEI IN NORTH CENTRAL OF VIETNAM<br />
Nguyễn Tấn Sỹ1, Nguyễn Đình Vinh2<br />
Ngày nhận bài: 02/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 08/12/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng ở Bắc Trung bộ” tiến hành từ<br />
tháng 01/2014 đến 12/2015 nhằm đạt được quy trình công nghệ hoàn thiện và xây dựng mô hình nuôi tôm he<br />
chân trắng ở Bắc Trung Bộ.<br />
Kết quả của dự án đã tiến hành 2 đợt sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện quy trình công nghệ phù hợp<br />
với điều kiện ở Bắc Trung bộ. Từ đó đã xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng với quy mô 1,5 ha (gồm 3 ao<br />
nuôi có diện tích 2.500m2/ao, 1 ao chứa lắng có diện tích 5.000m2, 1 ao xử lý nước thải có diện tích 2.500m2),<br />
năng suất mô hình đạt 23,8 tấn/ha/vụ, tỷ lệ sống đạt 79%, kích cỡ tôm thu hoạch 40 - 60 con/kg, hệ số thức ăn<br />
đạt 1,2 và thời gian nuôi từ 75 - 80 ngày. Sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.<br />
Từ khóa: Xây dựng mô hình, tôm he chân trắng, Bắc Trung bộ, an toàn vệ sinh thực phẩm<br />
ABSTRACT<br />
Pilot production project “Building a model of vannamei farming in North Central” was performed from<br />
01/2014 to 12/2015 to achieve complete technological processes and to build vannamei culture model in North<br />
Central.<br />
The project conducted two pilot production phases to improve the process of technology appropriate<br />
to the conditions at North Central. From this results the vannamei culture model was built with 1.5ha scale<br />
(including 3 ponds with area of 2,500m2/ponds, one pond for deposition with area of 5,000m2, 1 pond for<br />
wastewater treatment with area of 2,500m2), the yields of model was 23.8 tonnes/ha/crop, survival ratio was<br />
79%, the size of the harvested shrimp was 40-60 pieces/kg, feed conversion ratio was 1.2 and culture time was<br />
75-80 days. Products from postharvest ensured food safety.<br />
Keywords: Building a model, vannamei, North Central, food safety<br />
I. ĐẶT VẮN ĐỀ<br />
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh<br />
Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng<br />
Trị, Thừa Thiên - Huế có tiềm năng để phát<br />
triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm<br />
he chân trắng nói riêng. Dự án “Xây dựng mô<br />
hình nuôi tôm he chân trắng ở Bắc Trung bộ”<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của địa<br />
phương và xuất xứ từ kết quả nghiên cứu của<br />
đề tài cấp Trường: “Xây dựng mô hình công<br />
nghệ nuôi tôm he chân trắng thương phẩm<br />
năng suất ổn định 15 tấn/ha và bảo vệ bền<br />
vững môi trường vùng nuôi” của Trường Đại<br />
học Nha Trang [2], [3].<br />
<br />
Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 113<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
Tuy nhiên khi triển khai dự án tại khu vực<br />
Bắc Trung Bộ sẽ có những khác biệt so với<br />
khu vực Nam Trung Bộ như: điều kiện khí<br />
hậu khắc nghiệt do chịu ảnh hưởng của chế<br />
độ gió phơn Tây Nam khô nóng, mùa hè nhiệt<br />
độ lên trên 40oC, mùa đông nhiệt độ xuống<br />
thấp dưới 10oC, thời gian thích hợp nuôi trồng<br />
thủy sản ngắn. Bên cạnh đó, hàng năm khu<br />
vực này còn hứng chịu các cơn bão lớn gây<br />
thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và<br />
nuôi trồng thủy sản. Do đó việc ứng dụng quy<br />
trình công nghệ đã lựa chọn vào khu vực Bắc<br />
Trung Bộ cần phải cải tiến một số giải pháp<br />
kỹ thuật trong quy trình như: lựa chọn thời vụ<br />
nuôi thích hợp nhất, thay đổi biện pháp quản<br />
lý các yếu tố môi trường ao nuôi, thay đổi chế<br />
độ dinh dưỡng, cách cho ăn trong quá trình<br />
nuôi và quản lý thức ăn tốt để giảm FCR, thay<br />
đổi phương pháp phòng và trị bệnh tôm. Từ<br />
những thay đổi trong quy trình công nghệ này<br />
có thể nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng,<br />
rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro, giảm chi<br />
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng<br />
cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực<br />
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó<br />
nâng cao hiệu quả kinh tế, hoàn thiện qui trình<br />
công nghệ và phát triển nuôi bền vững.<br />
<br />
Chọn tôm giống sạch bệnh ở giai đoạn<br />
PL 12, kích thước 9-11 mm.<br />
Mật độ thả giống: 150 PL12/m2<br />
Sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ để quản<br />
lý chất lượng nước và trộn vào thức ăn cho tôm<br />
ăn để phòng trị bệnh. Không dùng kháng sinh<br />
và các loại chất cấm trong quá trình nuôi [1], [4]<br />
nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.<br />
Thông qua 2 đợt nuôi thử nghiệm với 3 lần<br />
lặp để hiệu chỉnh quy trình kỹ thuật nhằm hoàn<br />
thiện quy trình công nghệ để xây dựng mô hình<br />
nuôi tôm he thương phẩm tại địa bàn nghiên cứu.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Khảo sát sự biến động về nhiệt độ và độ<br />
mặn để xác định mùa vụ nuôi hợp lý<br />
Nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố môi<br />
trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh<br />
trưởng và phát triển của tôm nuôi [1]. Vì vậy<br />
để hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm<br />
he chân trắng phù hợp với khu vực Bắc Trung<br />
Bộ cần phải khảo sát sự biến động về nhiệt độ<br />
và độ mặn ở khu vực này. Kết quả khảo sát<br />
sự biến động về nhiệt độ và độ mặn được thể<br />
hiện ở Bảng 1.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy biến động độ<br />
mặn của nước trong các hệ thống ao nuôi tại<br />
khu vực điều tra đều nằm trong phạm vi thích<br />
hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm he<br />
chân trắng. Tuy nhiên nhiệt độ nước trong các<br />
hệ thống ao nuôi trong khu vực điều tra qua<br />
các tháng trong năm có sự biến động khá lớn,<br />
nhiệt độ trung bình từ tháng 12 năm trước đến<br />
tháng 3 năm sau luôn dưới 19oC, đặc biệt trong<br />
tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất trong<br />
năm (13,7-15,2oC), không thuận lợi cho sinh<br />
trưởng và phát triển của tôm he chân trắng.<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Sản xuất thử nghiệm được tiến hành trong 3<br />
ao nuôi có diện tích 2500 m2/ao, 1 ao chứa lắng<br />
có diện tích 5000 m2, 1 ao xử lý nước thải có<br />
diện tích 2500 m2. Mỗi ao có 4 dàn quạt, mỗi dàn<br />
quạt 15 cánh và sục khí đáy để cung cấp đủ oxy<br />
cho ao nuôi, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ≥<br />
5mgO2/lít, độ sâu ao nuôi 1,8-2,0 m, mực nước<br />
nuôi 1,6m, bờ và đáy ao được phủ bạt HDPE.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả khảo sát về biến động nhiệt độ và độ mặn tại địa điểm triển khai dự án<br />
Tháng<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Nhiệt độ 13,7 ±<br />
(oC)<br />
2,5<br />
<br />
15,2 ±<br />
2,9<br />
<br />
18,5 ±<br />
2,3<br />
<br />
24,4 ±<br />
2,2<br />
<br />
27,3 ±<br />
2,4<br />
<br />
30,2 ±<br />
2,3<br />
<br />
30,5 ±<br />
2,2<br />
<br />
29,2 ±<br />
2,2<br />
<br />
27,3 ±<br />
2,5<br />
<br />
26,5 ±<br />
2,9<br />
<br />
25,4 ±<br />
2,3<br />
<br />
18,5 ±<br />
3,2<br />
<br />
Độ mặn 12,5 ±<br />
(‰)<br />
4,8<br />
<br />
16,4 ±<br />
3,6<br />
<br />
18,6 ±<br />
3,5<br />
<br />
22,5 ±<br />
2,2<br />
<br />
30,2 ±<br />
1,8<br />
<br />
35,8 ±<br />
2,1<br />
<br />
35,5 ±<br />
2,6<br />
<br />
30,1 ±<br />
2,5<br />
<br />
28,5 ±<br />
2,4<br />
<br />
23,5 ±<br />
2,2<br />
<br />
20,1 ±<br />
2,6<br />
<br />
16,8 ±<br />
3,9<br />
<br />
114 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
Ngược lại nhiệt độ trung bình trong các ao<br />
nuôi từ tháng 5 đến tháng 8 khá cao, đặc biệt<br />
trong tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ trung bình trên<br />
30oC, nhiệt độ cực đại của nước trong ao nuôi ở<br />
khu vực triển khai dự án trên 36oC, không thuận<br />
lợi cho sinh trưởng và phát triển của tôm he<br />
chân trắng. Vì vậy nếu nuôi tôm he chân trắng<br />
trong mùa nắng nóng cần có giải pháp hạ thấp<br />
nhiệt độ trong ao, nhưng khi nuôi trong mùa<br />
lạnh cần có giải pháp ổn nhiệt và nâng nhiệt độ<br />
trong ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh<br />
trưởng và phát triển của tôm he chân trắng.<br />
<br />
Kết quả phân tích biến trình nhiệt độ trong<br />
năm ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình<br />
trong giai đoạn dài từ năm 1961-2012 cũng cho<br />
thấy nhiệt độ thấp nhất trong năm vào khoảng<br />
thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 1<br />
năm sau, nhiệt độ xuống dưới 13-14oC, nhiệt<br />
độ nóng nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5<br />
đến tháng 8 trong năm đạt ngưỡng 35-36oC.<br />
Nhiệt độ trung bình năm trên 24oC từ tháng 4<br />
đến đầu tháng 11 trong năm (Hình 1).<br />
<br />
Hình 1. Biến trình nhiệt độ trong năm (1961-2012) khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình [5]<br />
- Giá trị ở trục hoành: các ngày trong năm<br />
- Giá trị ở trục tung: nhiệt độ trung bình trong khu vực<br />
<br />
2. Kết quả nuôi thử nghiệm<br />
Dựa trên các kết quả khảo sát sự biến<br />
động về nhiệt độ, độ mặn đã xác định mùa vụ<br />
nuôi hợp lý, dự án đã tiến hành nuôi 02 đợt<br />
thử nghiệm nhằm hiệu chỉnh các biện pháp<br />
<br />
kỹ thuật để từ đó hoàn thiện quy trình công<br />
nghệ nuôi tôm he chân trắng tại Bắc Trung<br />
bộ. Thời gian thực hiện từ tháng 05/2014 12/2014. Kết quả nuôi thử nghiệm được thể<br />
hiện ở Bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả nuôi thử nghiệm tôm he chân trắng<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số lượng ao<br />
Diện tích ao<br />
Kích cỡ tôm thả<br />
Mật độ thả<br />
Thời gian nuôi<br />
FCR<br />
Tỷ lệ sống<br />
Cỡ tôm thu<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Ao<br />
m2<br />
<br />
con/m2<br />
ngày<br />
%<br />
con/kg<br />
<br />
Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy diện<br />
tích ao nuôi, cỡ giống, mật độ thả giống, thời<br />
gian nuôi ở 2 đợt như nhau, nhưng tỷ lệ sống,<br />
cỡ tôm thu hoạch ở đợt 2 cao hơn đợt 1, FCR<br />
ở đợt 2 thấp hơn so với đợt 1, do ở đợt 2<br />
<br />
Đợt 1<br />
<br />
03<br />
2.500<br />
P12<br />
180<br />
80<br />
1,22<br />
70<br />
70<br />
<br />
Đợt 2<br />
<br />
03<br />
2.500<br />
P12<br />
180<br />
80<br />
1,2<br />
74<br />
60<br />
<br />
đã hiệu chỉnh một số yếu tố kỹ thuật trong<br />
quy trình nuôi như: Duy trì ổn định nhiệt độ<br />
trong ao nuôi thông qua tăng độ sâu trong ao<br />
nuôi đạt từ 1,6-1,8 m, sử dụng lưới lan che phủ<br />
trên 50% diện tích ao nuôi; Quản lý thức ăn tốt;<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 115<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh để quản<br />
lý chất lượng nước; đồng thời bổ sung khoáng<br />
chất đủ nhu cầu nên tôm nuôi khỏe, sinh<br />
trưởng nhanh và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt.<br />
<br />
xây dựng với quy mô ao nuôi 1,5 ha (gồm 03<br />
ao nuôi có diện tích 2.500m2/ao, ao chứa lắng<br />
có diện tích 5000m2, ao xử lý nước thải có diện<br />
tích 2500m2), độ sâu ao nuôi 1,8m, mực nước<br />
nuôi 1,6m, bờ và đáy ao được phủ bạt HDPE.<br />
3. Xây dựng mô hình nuôi tôm he chân<br />
Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 4/2015 trắng ở Bắc Trung bộ<br />
12/2015.<br />
Dựa trên quy trình công nghệ đã được hiệu<br />
Trong thời gian xây dựng mô hình, dự án<br />
chỉnh và hoàn thiện, dự án tiến hành xây dựng<br />
đã tiến hành thả giống cho 02 vụ nuôi (vụ 1 thả<br />
mô hình nuôi tôm he chân trắng tại Hợp tác<br />
giống vào ngày 05/05/2015 và vụ 2 thả giống<br />
xã nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu<br />
vào ngày 08/10/2015). Kết quả nuôi được trình<br />
Xuân Thành. Địa chỉ: xóm 3, xã Xuân Phổ,<br />
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Mô hình được<br />
bày tại Bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Diện tích ao nuôi<br />
Kích cỡ tôm thả<br />
Mật độ thả<br />
Thời gian nuôi<br />
Hệ số thức ăn FCR<br />
Tỷ lệ sống<br />
Cỡ tôm thu hoạch<br />
Sản lượng<br />
Năng suất<br />
<br />
m2<br />
<br />
con/m2<br />
ngày<br />
%<br />
con/kg<br />
tấn<br />
tấn/ha/vụ<br />
<br />
Qua 02 vụ nuôi cho thấy: các kết quả về tỷ<br />
lệ sống tôm nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch, hệ số<br />
thức ăn và thời gian nuôi đã được cải thiện hơn<br />
so với 02 đợt nuôi thử nghiệm trước đó. Trong<br />
đó: tỷ lệ sống tôm nuôi đạt trung bình 79%, năng<br />
suất đạt trung bình 23,8 tấn/ha/vụ, kích cỡ tôm<br />
thu hoạch 40 - 60 con/kg, hệ số thức ăn đạt 1,2<br />
và thời gian nuôi từ 75 - 80 ngày. Các kết quả trên<br />
<br />
Vụ 1<br />
<br />
2500<br />
P12<br />
180<br />
75<br />
1,2<br />
78<br />
60<br />
19,2<br />
25,6<br />
<br />
Vụ 2<br />
<br />
2500<br />
P12<br />
150<br />
80<br />
1,2<br />
80<br />
40<br />
16,5<br />
22,0<br />
<br />
đạt được đều cao hơn so với chỉ tiêu dự án<br />
đưa ra. Tổng sản lượng tôm thương phẩm thu<br />
hoạch được 35,7 tấn, cao hơn so với chỉ tiêu<br />
dự án đặt ra (chỉ tiêu dự án 15-20 tấn). Các kết<br />
quả đạt được theo mô hình ở trên tốt hơn so với<br />
kết quả nuôi của các quy trình nuôi tôm he chân<br />
trắng hiện đang áp dụng tại địa phương. Kết<br />
quả mô hình được hạch toán sơ bộ qua Bảng 4.<br />
<br />
Bảng 4. Hạch toán kinh tế mô hình nuôi tôm he chân trắng tại Bắc Trung Bộ<br />
(tính cho 2 vụ/năm)<br />
TT<br />
<br />
I<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
<br />
Hạng mục<br />
<br />
Tổng chi phí<br />
Tôm giống<br />
Thức ăn<br />
Thuốc, hóa chất<br />
Điện, nhiên liệu<br />
Nhân công<br />
Khấu hao TSCĐ<br />
Chi khác<br />
Tổng doanh thu<br />
Lợi nhuận<br />
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu<br />
<br />
116 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
Diễn giải<br />
<br />
Đồng<br />
Đồng 1.125.000 con * 106 đ/con * 2 vụ<br />
Đồng<br />
42.840 kg * 31.000 đ/kg<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
Đồng<br />
35.700 kg * 128.000 đồng/kg<br />
Đồng<br />
%<br />
<br />
Thành tiền (đồng)<br />
<br />
2.456.540.000<br />
238.500.000<br />
1.328.040.000<br />
100.000.000<br />
170.000.000<br />
220.000.000<br />
310.000.000<br />
90.000.000<br />
4.569.600.000<br />
2.113.060.000<br />
46,0<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kết thúc 2 vụ nuôi, mô hình đạt được các<br />
kết quả như sau: tổng sản lượng tôm thu<br />
hoạch đạt 35,7 tấn, năng suất 23,8 tấn/ha/<br />
vụ, doanh thu 4.569.600.000 triệu đồng, lợi<br />
nhuận 2.113.060.000 triệu đồng và tỷ suất<br />
lợi nhuận/doanh thu đạt 46,0%. Như vậy, mô<br />
hình nuôi tôm he chân trắng đảm bảo an toàn<br />
vệ sinh thực phẩm tại Bắc Trung bộ thu được<br />
mức lợi nhuận cao. Bên cạnh các thông số<br />
kỹ thuật đạt được thì các chỉ tiêu về hiệu quả<br />
<br />
Số 4/2016<br />
kinh tế đạt được của mô hình đều cao hơn so<br />
với các mô hình nuôi tôm he chân trắng hiện<br />
đang áp dụng tại các địa phương ở khu vực<br />
Bắc Trung bộ. Các kết quả trên là cơ sở để<br />
dự án có thể triển khai, nhân rộng mô hình<br />
nuôi tôm he đảm bảo an toàn sinh học sang<br />
các địa phương khác tại Bắc Trung bộ nhằm<br />
cung cấp nguồn tôm he thương phẩm cho<br />
thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra<br />
nước ngoài.<br />
<br />
Hình 2. Kiểm tra mô hình nuôi tôm he chân trắng tại Hà Tĩnh<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Xây dựng thành công mô hình nuôi tôm he<br />
chân trắng tại Bắc Trung Bộ. Quy mô của mô<br />
hình 1,5 ha (gồm 3 ao nuôi có diện tích 2.500<br />
m2/ao, 1 ao chứa lắng có diện tích 5.000 m2, 1<br />
ao xử lý nước thải có diện tích 2.500 m2), năng<br />
suất mô hình đạt 23,8 tấn/ha/vụ, tỷ lệ sống đạt<br />
79%, kích cỡ tôm thu hoạch 40 - 60 con/kg,<br />
hệ số thức ăn đạt 1,2 và thời gian nuôi từ<br />
<br />
75 - 80 ngày. Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an<br />
toàn thực phẩm.<br />
2. Kiến nghị<br />
- Có thể nhân rộng mô hình nuôi tôm he<br />
chân trắng thương phẩm sang các tỉnh trong<br />
khu vực.<br />
- Các cán bộ kỹ thuật và người nuôi sau<br />
khi tham gia tập huấn có thể áp dụng quy trình<br />
kỹ thuật cho các cơ sở nuôi ở khu vực Bắc<br />
Trung bộ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014. Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT về danh mục thuốc, hóa<br />
chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và trong thú y ban hành ngày<br />
25/02/1014. Hà Nội.<br />
Ngô Văn Lực, 2011. Xây dựng mô hình công nghệ nuôi tôm he chân trắng (Litopeneaus vannamei Boone, 1931)<br />
thương phẩm năng suất ổn định 15 tấn/ha và bảo vệ bền vững môi trường vùng nuôi. Đề tài cấp Trường, mã số<br />
TR2011-13-12. Trường Đại học Nha Trang.<br />
(Nguyễn Trọng Nho), (Tạ Khắc Thường), Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác. NXB Nông nghiệp<br />
Tp. Hồ Chí Minh.<br />
QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, 2014. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - điều kiện bảo<br />
đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Hà Nội.<br />
Tiếng Anh<br />
http://danida.vnu.edu.vn/cpis/modules.php. Climate Change-Induced Water Disaster and Participatory Information<br />
System for Vulnerability Reduction in North Central Vietnam (CPIS). Location: Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh.<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 117<br />
<br />