Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG<br />
LÊN SINH TRƯỞNG, TỈ LỆ SỐNG VÀ SẢN LƯỢNG CỦA TÔM SÚ<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) TRONG CÁC AO NUÔI TÔM<br />
THÂM CANH ĐA CHU KỲ ĐA AO TẠI HẢI PHÒNG<br />
STUDY OF THE VARIATION OF ENVIRONMENTAL FACTORS ON THE GROWTH,<br />
SURVIVAL RATE AND PRODUCTION OF BLACK TIGER SHRIMP<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) IN PONDS MULTI - CYCLE<br />
INTENSIVE MULTI - POND IN HAI PHONG<br />
Nguyễn Văn Thái1, Hoàng Thị Bích Mai2<br />
Ngày nhận bài: 16/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 18/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự biến động của một số yếu tố môi trường lên sinh trưởng của tôm<br />
sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) trong các ao nuôi tôm đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng. Nghiên cứu này nhằm tạo<br />
tiền đề cho việc xây dựng hoàn chỉnh mô hình nuôi đa cấp trong nuôi tôm sú thâm canh. Nghiên cứu biến động của một<br />
số yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, độ đục, oxy, độ mặn, độ kiềm, NH3, NO2, H2S, mực nước) lên các chỉ tiêu sinh trưởng<br />
trong các ao nuôi tôm sú thâm canh đa chu kỳ đa ao tại Hải Phòng. Thí nghiệm được bố trí theo 3 mô đun (mô đun 1 cấp,<br />
mô đun 2 cấp và mô đun 3 cấp). Kết quả là các yếu tố môi trường ở cả 3 mô đun (nhiệt độ 26.7 -340C; pH 7.90 - 8.37;<br />
DO > 4 mg/l; độ mặn 10 - 25 ppt; độ kiềm 113.1 - 118.4 mgCaCO3/l; NH3 0.00 - 0.03 mg/l; NO2- < 0.25mg/l; H2S luôn thấp<br />
hơn 0.005 mg/l) đều ít biến động và nằm trong giới hạn cho phép tôm sú nuôi sinh trưởng và phát triển. Tỷ lệ sống của<br />
tôm sú ở mô đun 2 cấp (77.44 ± 0.309%) và mô đun 3 cấp (85.87 ± 0.417%) cao hơn so với ở mô đun 1 cấp (56.25%). Sản<br />
lượng tôm sú cao nhất ở mô đun 2 cấp (TB 4.843 tấn/ha) và thấp nhất ở mô đun 3 cấp (TB 3.687 tấn/ha). Vì thế nuôi tôm<br />
sú theo mô đun 2 cấp là có hiệu quả nhất trong 3 mô đun.<br />
Từ khóa: tôm sú, đa chu kỳ đa ao, sinh trưởng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The aims of this study were to review the variation of environmental factors on the growth of black tiger shrimp<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) in ponds multi-cycle intensive multi-pond in Hai Phong. This study aimed at paving<br />
the way for the construction of a complete multi-level farming in intensive shrimp farming. Research fluctuations of some<br />
environmental factors (temperature, pH, turbidity, oxygen, salinity, alkalinity, NH3, NO2, H2S, water level) on the growth<br />
indicators in ponds multi-cycle intensive multi-pond in Hai Phong. The experiment was arranged in 3 modules (module<br />
level 1, module level 2 and modules level 3). As a result of environmental factors in all 3 modules (temperature 26.7 - 340C;<br />
pH 7.90-8.37; DO > 4 mg/l; salinity 10 - 25 ppt; alkalinity 113.1-118.4 mgCaCO3/l; NH3 0.00 - 0.03 mg/l; NO2- < 0.25mg/l;<br />
H2S always lower than 0.005mg/l) are less volatile and within the permissible limits of black tiger shrimp growth<br />
and development. The survival rate of shrimp in module 2 (77.44 ± 0.309%) and module 3 (85.87 ± 0.417%) higher than<br />
in the first module level (56.25%). Prawn production was highest in 2-level modules (average 4.843 ton/ha) and lowest in<br />
level 3 modules (average 3.687 ton/ha). So module level 2 is the most effective level.<br />
Keywords: Black tiger shrimp, multi-cycle intensive multipond, growth<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Nguyễn Văn Thái: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hoàng Thị Bích Mai: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ khi hình thức nuôi thâm canh ra đời, nuôi<br />
tôm sú đã có bước đột phá về năng suất và hiệu quả<br />
kinh tế. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam nói<br />
riêng và trên thế giới nói chung đã và đang gặp rất<br />
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của môi trường, dịch<br />
bệnh và thị trường tiêu thụ. Điều đó đã làm cho nghề<br />
nuôi tôm sú trở nên không ổn định và thiếu tính bền<br />
vững. Đứng trước thực tế đó, mô hình “nuôi tôm sú<br />
thâm canh theo hệ thống đa chu kỳ - đa ao” được<br />
xây dựng [5], [6]. Các yếu tố môi trường trong ao<br />
nuôi như: nhiệt độ, pH, độ đục, oxy hòa tan, độ mặn,<br />
độ kiềm, NH3, NO2, H2S... có quan hệ chặt chẽ với<br />
nhau, hợp thành một hệ sinh thái ao nuôi làm ảnh<br />
hưởng tới tỷ lệ sống và sản lượng tôm của ao nuôi.<br />
Tôm phát triển trong giới hạn của hệ và hoàn toàn<br />
phụ thuộc vào sự vận động của chính hệ đó. Để<br />
đạt kết quả nuôi tốt trong bất kỳ mô hình nào thì<br />
vấn đề quản lý môi trường luôn được đặt lên hàng<br />
đầu. Làm được điều này, chúng ta phải theo dõi biến<br />
động các yếu tố môi trường trong ao nuôi từ đó đưa<br />
ra những quyết định để điều chỉnh môi trường một<br />
cách tối ưu. Vì thế đề tài “Nghiên cứu biến động các<br />
yếu tố môi trường lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và<br />
sản lượng của tôm trong ao nuôi tôm sú (Penaeus<br />
monodon Fabricius 1798) thâm canh đa chu kỳ đa<br />
ao tại Hải Phòng” được thực hiện.<br />
<br />
Số 2/2014<br />
độ 31 con/m2, gồm 2 ao B7, B9 (800 m2), chỉ có một<br />
vụ nuôi từ ngày 7/4/2010. Mô đun 2 cấp thả tôm với<br />
mật độ 150 con/m2, gồm 3 ao: ao cấp 1 (A5 - 400 m2),<br />
2 ao cấp 2 (B6, B8 - 800 m2). Một chu kỳ nuôi của mô<br />
đun 2 cấp sẽ phân ra 2 giai đoạn (giai đoạn 1: nuôi<br />
40 ngày trong ao cấp 1, sau đó chuyển sang ao cấp<br />
2; Giai đoạn 2: nuôi 80 ngày tiếp theo đến khi thu<br />
hoạch). Có 2 vụ nuôi, vụ 1 từ ngày 7/4/2010 và vụ<br />
2 từ ngày 10/7/2010. Mô đun 3 cấp thả tôm với mật<br />
độ 150 con/ m2, gồm 3 ao: ao cấp 1 (A1 - 400 m2),<br />
ao cấp 2 (A2 - 800 m2), và ao cấp 3 (A3 - 1.600 m2).<br />
Một chu kỳ nuôi của mô đun 3 cấp sẽ phân ra 3 giai<br />
(Giai đoạn 1: nuôi 40 ngày trong ao cấp 1, sau đó<br />
chuyển sang ao cấp 2. Giai đoạn 2: nuôi 40 ngày<br />
trong ao cấp 2, sau đó chuyển sang ao cấp 3. Giai<br />
đoạn 3: nuôi 40 ngày tiếp theo đến khi thu hoạch).<br />
Có 2 vụ nuôi, vụ 1 từ ngày 14/4/2010 và vụ 2 từ<br />
ngày 4/6/2010. Tiến hành chuyển tôm từ ao cấp 1<br />
sang ao cấp 2, ao cấp 2 sang ao cấp 3 bằng vó và<br />
lưới kéo phù hợp đảm bảo tôm không bị xây sát và<br />
sốc giữa 2 môi trường khi chuyển ao.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này được tiến hành trên tôm sú<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) trong thời gian<br />
từ ngày 01/4 đến 30/10 năm 2010 tại Trạm Nghiên<br />
cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ Quý Kim, Hải Phòng.<br />
2. Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứu<br />
Tôm đưa vào thí nghiệm là nguồn tôm được<br />
Hình 1. Bản đồ khu thí nghiệm nuôi tôm sú ở Hải Phòng<br />
sản xuất ngay tại Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng thủy<br />
3. Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm<br />
sản nước lợ Quý Kim, Hải Phòng. Thả nuôi khi<br />
- Chỉ tiêu về môi trường:<br />
tôm đang ở giai đoạn post 12. Mô đun 1 cấp thả với mật<br />
Bảng 1. Thu mẫu các chỉ tiêu môi trường<br />
Thông số<br />
<br />
Số lần thu mẫu<br />
<br />
Thời gian thu mẫu<br />
<br />
Thiết bị/phương pháp thu mẫu<br />
<br />
Nhiệt độ (0C)<br />
pH<br />
DO (mgO2/L)<br />
Độ trong (cm)<br />
Mực nước (cm)<br />
Độ mặn (ppt)<br />
Độ kiềm (mg CaCO3/L)<br />
Ammonia tổng số, NO2<br />
H2S<br />
<br />
2 lần/ngày<br />
2 lần/ngày<br />
1 lần/ngày<br />
1 lần/ngày<br />
1 lần/tuần<br />
1 lần/tuần<br />
1 lần/tuần<br />
1 lần/tuần<br />
1 lần/tuần<br />
<br />
6h và 14h<br />
6h và 14h<br />
6h và 14h<br />
14h<br />
6h<br />
6h<br />
<br />
Nhiệt kế rượu<br />
Test pH của hãng Sera<br />
Test so màu của hãng Sera<br />
Đĩa secchi và thước mét<br />
Thước mét<br />
Khúc xạ kế<br />
Alkalinity test của hãng Sera<br />
Test so màu của hãng Sera<br />
Methylene blue<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
- Chỉ tiêu về sinh trưởng:<br />
Tôm sú nuôi được thu mẫu ngẫu nhiên 30 con/ao với tần xuất 10 ngày/lần để xác định:<br />
+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng theo ngày (DWGW) (g/ngày)<br />
<br />
DWGW =<br />
<br />
W2 - W1<br />
t2 - t1<br />
<br />
Trong đó: W2, W1 là khối lượng của tôm tương ứng với thời gian t2, t1;<br />
t1: là thời gian lấy mẫu đầu;<br />
t2: thời gian lấy mẫu sau.<br />
KL thức ăn sử dụng trong tuần<br />
+ Hệ số chuyển đổi thức ăn hàng tuần =<br />
KL tôm tăng lên theo tuần<br />
+ Tỷ lệ sống của tôm =<br />
<br />
số tôm hiện tại<br />
x 100<br />
số tôm ban đầu<br />
<br />
(Xác định số tôm hiện có trong ao bằng cách thả nhá tại 4 góc ao. Số tôm hiện tại = số tôm/1m2 nhá<br />
* diện tích ao).<br />
4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Tất cả các số liệu đều được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 16.0. Số liệu được trình<br />
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Số liệu được phân tích bằng phương pháp ANOVA một nhân<br />
tố. Sự sai khác giữa các nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Duncan’s multiple rang test trên phần<br />
mềm SPSS version 16.0. Sự sai khác có ý nghĩa được xem xét khi (p 4 mg/l (giới hạn > 3.5 mg/l) đảm bảo cho tôm sú sinh trưởng và phát triển bình thường.<br />
Bảng 2. Sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, pH, DO<br />
Mô đun<br />
<br />
1 cấp<br />
<br />
Ao<br />
<br />
A7<br />
<br />
A5<br />
2 cấp<br />
<br />
B6<br />
B8<br />
A1<br />
<br />
3 cấp<br />
<br />
A2<br />
A3<br />
<br />
Các yếu tố môi trường<br />
<br />
Nhiệt độ (0C)<br />
<br />
pH<br />
<br />
DO (mgO2/L)<br />
<br />
S<br />
<br />
29.3 ± 2.38<br />
<br />
7.90 ± 0.144<br />
<br />
3.97 ± 0.198<br />
<br />
C<br />
<br />
32.2 ± 0.51<br />
<br />
8.31 ± 0.119<br />
<br />
5.53 ± 0.245<br />
<br />
S<br />
<br />
26.7 ± 1.50<br />
<br />
7.89 ± 0.083<br />
<br />
4.43 ± 0.133<br />
<br />
C<br />
<br />
29.6 ± 2.12<br />
<br />
8.33 ± 0.179<br />
<br />
5.87 ± 0.160<br />
<br />
S<br />
<br />
30.7 ± 1.68<br />
<br />
7.94 ± 0.183<br />
<br />
4.31 ± 0.118<br />
<br />
C<br />
<br />
33.7 ± 0.99<br />
<br />
8.35 ± 0.067<br />
<br />
5.81 ± 0.134<br />
<br />
S<br />
<br />
30.8 ± 1.69<br />
<br />
7.92 ± 0.122<br />
<br />
4.36 ± 0.165<br />
<br />
C<br />
<br />
33.8 ± 1.04<br />
<br />
8.34 ± 0.079<br />
<br />
5.74 ± 0.206<br />
<br />
S<br />
<br />
26.7 ± 1.50<br />
<br />
7.89 ± 0.083<br />
<br />
4.22 ± 0.133<br />
<br />
C<br />
<br />
29.6 ± 2.12<br />
<br />
8.33 ± 0.179<br />
<br />
5.75 ± 0.160<br />
<br />
S<br />
<br />
30.1 ± 2.11<br />
<br />
7.97 ± 0.179<br />
<br />
4.30 ± 0.103<br />
<br />
C<br />
<br />
33.6 ± 1.12<br />
<br />
8.34 ± 0.067<br />
<br />
5.77 ± 0.150<br />
<br />
S<br />
<br />
31.8 ± 1.02<br />
<br />
7.96 ± 0.116<br />
<br />
4.43 ± 0.189<br />
<br />
C<br />
<br />
34.0 ± 0.60<br />
<br />
8.37 ± 0.058<br />
<br />
5.77 ± 0.153<br />
<br />
Các yếu tố theo dõi hàng tuần: Độ mặn (10 - 25 ppt)<br />
của các ao nghiên cứu nằm trong có xu hướng giảm<br />
dần theo thời gian nuôi do có mưa nhiều. Độ kiềm<br />
trong các ao nghiên cứu thấp trong những tuần đầu<br />
<br />
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
vụ nuôi (89.5 mgCaCO3/l) và tăng dần theo thời<br />
gian nuôi do ao được cung cấp vôi dolomite thường<br />
xuyên. Độ trong ở cả 3 mô đun đều cao ở tháng<br />
nuôi đầu tiên và giảm dần vào cuối chu kỳ nuôi.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Hàm lượng NH3 tổng số trong các ao nghiên cứu<br />
trong khoảng 0.00 - 0.03 mg/l. Những tuần đầu thả<br />
tôm hàm lượng ammonia tống số bằng 0 mg/l có<br />
thể là nguyên nhân khó gây mầu nước của các ao<br />
nuôi. Hàm lượng NO2- trong các ao của hệ thống<br />
<br />
Số 2/2014<br />
mô đun nằm trong khoảng tối ưu < 0.25mg/l (giới<br />
hạn < 0.35mg/l). Hàm lượng H2S trong các ao<br />
nghiên cứu nằm trong giới hạn cho phép của ao<br />
nuôi tôm sú, luôn thấp hơn 0.005 mg/l và có xu<br />
hướng tăng dần theo thời gian nuôi.<br />
<br />
Bảng 3. Sự biến động của các yếu tố độ trong, độ kiềm, độ mặn, mực nước, NH3, NO2, H2S<br />
Các yếu tố môi trường<br />
Mô đun<br />
<br />
Ao<br />
<br />
1 cấp<br />
<br />
A7<br />
<br />
2 cấp<br />
<br />
3 cấp<br />
<br />
Độ trong<br />
<br />
Độ kiềm (mg<br />
CaCO3/L)<br />
<br />
Độ mặn (ppt)<br />
<br />
Mực nước (cm)<br />
<br />
NH3<br />
<br />
NO2<br />
<br />
H 2S<br />
<br />
40.2 ± 7.63<br />
<br />
113.1 ± 13.60<br />
<br />
15.9 ± 1.59<br />
<br />
120.41 ± 3.02<br />
<br />
0.028<br />
<br />
0.016<br />
<br />
0.004<br />
<br />
A5<br />
<br />
40.8 ± 6.77<br />
<br />
118.4 ± 18.45<br />
<br />
14.8 ± 0.92<br />
<br />
122.00 ± 6.03<br />
<br />
0.01<br />
<br />
0.008<br />
<br />
0.007<br />
<br />
B6<br />
<br />
39.3 ± 6.17<br />
<br />
115.5 ± 7.71<br />
<br />
16.2 ± 1.88<br />
<br />
125.82 ± 2.44<br />
<br />
0.006<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0.005<br />
<br />
B8<br />
<br />
38.2 ± 5.56<br />
<br />
115.5 ± 12.25<br />
<br />
16.4 ± 1.83<br />
<br />
125.00 ± 2.57<br />
<br />
0.015<br />
<br />
0.006<br />
<br />
0.005<br />
<br />
A1<br />
<br />
40.8 ± 6.77<br />
<br />
118.4 ± 18.45<br />
<br />
14.7 ± 0.89<br />
<br />
120.33 ± 6.35<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0.002<br />
<br />
A2<br />
<br />
43.3 ± 5.50<br />
<br />
113.3 ± 7.22<br />
<br />
14.8 ± 1.22<br />
<br />
125.00 ± 2.76<br />
<br />
0.007<br />
<br />
0.005<br />
<br />
0.006<br />
<br />
A3<br />
<br />
42.2 ± 5.59<br />
<br />
114.5 ± 17.18<br />
<br />
17.9 ± 0.18<br />
<br />
124.20 ± 3.19<br />
<br />
0.013<br />
<br />
0.010<br />
<br />
0.007<br />
<br />
Các yếu tố môi trường trong các ao của các mô<br />
đun cấp biến động ít và đều nằm trong giới hạn cho<br />
phép đối với ao nuôi tôm sú [1].<br />
2. Kết quả về tăng trưởng của tôm sú trong ao<br />
nuôi thâm canh đa chu kỳ đa ao<br />
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng theo<br />
ngày rất quan trọng trong việc thể hiện quá trình<br />
tăng trưởng của tôm. Qua hình 1 ta thấy, tốc độ<br />
tăng trưởng tuyệt đối khối lượng hàng ngày của<br />
tôm ở các mô đun dao động 0.201- 0.216 g/ngày,<br />
cao nhất từ ngày 60-110 ngày, đến 120 ngày tốc<br />
độ sinh trưởng tuyệt đối của tôm giảm và xấp xỉ<br />
tốc độ sinh trưởng về khối lượng trung bình của cả<br />
chu kỳ nuôi.<br />
<br />
tôm sú bằng thức ăn công nghiệp Concord đạt chất<br />
lượng các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm [4].<br />
<br />
Hình 2. Tỷ lệ sống của tôm sú<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)<br />
<br />
4. Kết quả về sản lượng của tôm sú trong ao<br />
nuôi thâm canh đa chu kỳ đa ao<br />
Kết quả của hình 3 cho thấy, sản lượng tôm thu<br />
được sau khi kết thúc vụ nuôi cao nhất ở mô đun<br />
2 cấp đạt 4.843 tấn/ha, thấp nhất ở mô đun 3 cấp<br />
đạt 3.687 tấn/ha. Từ đó cho thấy, mô hình nuôi tôm<br />
thâm canh theo mô đun 2 cấp có ưu việt hơn mô<br />
hình nuôi tôm theo mô đun 1 cấp và 3 cấp.<br />
<br />
Hình 1. Tốc độ sinh trưởng ngày của tôm sú<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)<br />
<br />
3. Kết quả về tỷ lệ sống của tôm sú trong ao nuôi<br />
thâm canh đa chu kỳ đa ao<br />
Hình 2 cho thấy trong suốt chu kỳ nuôi, tỷ lệ<br />
sống cao nhất ở mô đun 3 cấp (85.87 ± 0.417%) và<br />
thấp nhất ở mô đun 1 cấp (56.25 ± 0.629%), mô đun<br />
2 cấp (77.44 ± 0.309%). Sử dụng thí nghiệm nuôi<br />
<br />
Hình 3. Sản lượng tôm sú<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
- Các yếu tố môi trường (nhiệt độ 26.7 - 340C;<br />
pH 7.90 - 8.37; DO > 4 mg/l; độ mặn 10 - 25 ppt; độ<br />
kiềm 113.1 - 118.4 mgCaCO3/l; NH3 0.00– 0.03 mg/l;<br />
NO2- < 0.25mg/l; H2S luôn thấp hơn 0.005 mg/l)<br />
trong các ao của các mô đun đều ít biến động và<br />
nằm trong giới hạn cho phép đối với ao nuôi tôm sú.<br />
- Tốc độ tăng trưởng trung bình ngày của tôm<br />
sú của mô đun 1 cấp là 0.210 ± 0.001 g/ngày, mô<br />
đun 2 cấp là 0.214 ± 0.003 g/ngày và mô đun 3 cấp<br />
là 0.204 ± 0.004 g/ngày.<br />
<br />
Số 2/2014<br />
- Tỷ lệ sống của mô đun 3 cấp (85.87%) và mô<br />
đun 2 cấp (77.44 %), tỷ lệ sống của mô đun 1 cấp<br />
(56.25%) thấp hơn.<br />
- Sản lượng tôm cao nhất ở mô đun 2 cấp (trung<br />
bình 4.843 tấn/ha) và thấp nhất ở mô đun 3 (trung<br />
bình 3.687 tấn/ha).<br />
2. Kiến nghị<br />
Đối với mô đun 2 cấp và mô đun 3 cấp, mật độ<br />
nuôi rất cao nên cần tăng cường quạt nước buổi<br />
sáng sớm để cung cấp oxy hòa tan, đặc biệt là cuối<br />
mỗi vụ nuôi. Khuyến cáo cho người nuôi tôm nên<br />
nuôi theo mô đun 2 cấp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm<br />
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Đình Dũng, 2013. Cơ chế pháp lý về bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam. Hội thảo Môi trường<br />
nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam tháng 7/03.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Lại Văn Hùng, 2000. Ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipit khác nhau lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú<br />
giống (Penaeus monodon). Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, 9/1998. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy<br />
sản I: 415 - 419.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bùi Quang Tề và ctv, 2006. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú, cá ba sa và cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.<br />
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước năm 2003 - 2005, mã số KC-06-20.NN.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Bùi Quang Tề và ctv, 2010. Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi tôm sú thâm canh theo hệ thống nuôi đa chu kỳ đa ao. Báo tổng kết khoa học đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-07.11/06-10, 2008 -2010.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bùi Quang Tề, 2010. Dự thảo công nghệ nuôi tôm sú thâm canh trong hệ thống đa chu kỳ - đa ao. Đề tài KC-07.11/06-10.<br />
<br />
160 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />