intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp đang tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH sẽ góp phần đắc lực khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm định hướng khai thác vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA<br /> MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG<br /> VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> TRƯƠNG THỊ TƯ<br /> Trường Đại học Quảng Bình<br /> Tóm tắt: Đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là khu<br /> vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước các tác động của sản xuất và biến đổi<br /> khí hậu (BĐKH). Những năm gần đây các hiện tượng thời tiết bất lợi và nguy<br /> hiểm ngày càng gia tăng và trở nên thất thường, các mô hình sản xuất kinh tế<br /> nông nghiệp không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, gây ảnh hưởng đến môi<br /> trường, làm cho đời sống của cư dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đánh<br /> giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp đang tồn tại trên lãnh thổ<br /> nghiên cứu, đề xuất một số mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH sẽ<br /> góp phần đắc lực khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm định hướng khai<br /> thác vùng đồng bằng ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phát<br /> triển bền vững trong thời gian tới.<br /> Từ khóa: thích ứng với BĐKH, mô hình sản xuất, huyện Quảng Ninh, tỉnh<br /> Quảng Bình<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nằm về phía Nam của Quảng Bình, Quảng Ninh là một huyện ven biển có điều kiện tự<br /> nhiên khá khắc nghiệt. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 1.191,692 km2, trong đó<br /> vùng đồng bằng ven biển chiếm 16, 28% diện tích, gồm dải cồn cát và đồng bằng trũng<br /> thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để đối phó với các hiện tượng cát di<br /> động, bảo vệ môi trường, ở đây<br /> còn có cả những mô hình sản xuất<br /> nông - lâm kết hợp.<br /> <br /> Hình 1. Phạm vi khu vực nghiên cứu<br /> <br /> Những năm gần đây, do ảnh<br /> hưởng của biến đổi khí hậu<br /> (BĐKH), các loại hình thời tiết bất<br /> lợi và nguy hiểm xảy ra ngày càng<br /> trở nên thất thường với tần suất gia<br /> tăng. Khu vực đồng bằng ven biển<br /> huyện Quảng Ninh lại chủ yếu là<br /> đồng bằng mài mòn - bồi tụ và dải<br /> cát ven biển, vì thế được xem là<br /> khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn<br /> thương trước các tác động đó. Một<br /> số mô hình sản xuất nông nghiệp ở<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 117-124<br /> <br /> 118<br /> <br /> TRƯƠNG THỊ TƯ<br /> <br /> đây trở nên bất cập, hiệu quả giảm sút. Chình vì vậy chúng cần được lượng hóa, đánh giá<br /> để tìm ra các mô hình kinh tế sinh thái có năng suất ổn định, thích ứng cao với những diễn<br /> biến bất thường của khí hậu [2].<br /> 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG<br /> NGHIỆP VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> 2.1. Đối tượng và mục tiêu đánh giá<br /> Đối tượng đánh giá là một số mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp hiện đang tồn tại<br /> trên địa bàn nghiên cứu. Việc lựa chọn các mô hình đánh giá được căn cứ trên các cơ<br /> sở: Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất như khắc phục vấn<br /> đề thiếu lương thực, áp lực đối với đất đai, thoái hóa đất,… điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất [4].<br /> Qua các đợt điều tra và khảo sát thực tế trên 13 xã, dựa vào các loại hình sử dụng đất ở<br /> địa phương với sự biến động của khí hậu trong thời gian qua, qua quá trình nghiên cứu,<br /> đánh giá tự nhiên và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nghiên cứu này xác định và<br /> đưa vào xem xét 5 mô hình đang được áp dụng ở địa bàn nghiên cứu gồm: Lúa- dưa<br /> hấu, lúa-cá, lúa đông xuân – hè thu (ĐX-HT) cực ngắn ngày, trồng rau che giàn và mô<br /> hình nông - lâm kết hợp. Trong đó:<br /> Mô hình lúa - dưa hấu: Với kiểu lúa Đông Xuân + dưa hấu Hè Thu.<br /> Mô hình lúa-cá: Với kiểu lúa Đông Xuân + Tái sinh + cá (như chép, rô phi, trắm, mè,..).<br /> Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày: Giống lúa được đưa vào sử dụng là PC6 đột biến,<br /> một số giống lúa ngắn ngày khác với tổng thời gian sinh trưởng khoảng 75 ngày, rút<br /> ngắn từ 10 - 15 ngày so với các giống trước đây.<br /> Mô hình trồng rau che giàn: Dọc theo đường quốc lộ 1A thuộc xã Gia Ninh, Võ Ninh<br /> với các cây rau vụ đông như: xà lách, cải, su hào, hành, ngò, rau thơm… được trồng<br /> dưới giàn che.<br /> Mô hình nông - lâm kết hợp: Thực hiện theo phương pháp đa canh, đa dạng hóa cây<br /> trồng có sự kết hợp hài hòa giữa cây lâm nghiệp, cây trồng cạn ngắn ngày, xen canh<br /> tràm hoa vàng với các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, đậu…<br /> Mục tiêu của việc đánh giá là đưa ra những cơ sở khoa học để lựa chọn, đề xuất một số<br /> mô hình sản xuất tối ưu, thích ứng với BĐKH trong số các mô hình hiện có, góp phần<br /> khắc phục những vấn đề còn hạn chế, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm sử dụng hợp lý<br /> nguồn tài nguyên, phát triển bền vững lãnh thổ nghiên cứu trong thời gian tới.<br /> 2.2. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá<br /> Một mô hình thích ứng với BĐKH phải đạt được mục đích phát triển lâu bền. Tức là,<br /> mô hình đó phải đảm bảo được chức năng cung cấp (kinh tế), chức năng bảo vệ (sinh<br /> thái) và phải được bố trí hợp lý trên lãnh thổ; Mô hình bắt buộc phải có khả năng chống<br /> chịu và có những thay đổi hợp lý để thích nghi với các điều kiện bất lợi của tự nhiên. Để<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...<br /> <br /> 119<br /> <br /> đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của một mô hình sản xuất, không nhất thiết chỉ<br /> đánh giá ở hiện tại mà phải xem xét đến sự tương thích của mô hình đó trong tương lai.<br /> Một số tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của các mô hình sản xuất nông<br /> nghiệp gồm: Tính ổn định của năng suất; Tính chống chịu; Tính đa dạng; Khả năng điều<br /> chỉnh lịch thời vụ; Giống cây trồng chịu được nước, hạn hán, sâu bệnh,...; Nguồn nước<br /> đảm bảo; Tính khả thi của các loại cây trồng trong các mô hình [4].<br /> 2.3. Phương pháp đánh giá, phân hạng thích nghi các mô hình<br /> Áp dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp, sử dụng bài toán trung bình<br /> nhân theo công thức đề nghị của DL. Armand (1983) có dạng :<br /> M0 =<br /> Trong đó:<br /> <br /> n<br /> <br /> a1 .a2 .a3 ...an<br /> <br /> M0: Điểm đánh giá.<br /> a1.a2 .a3 ...an : Điểm của các tiêu chí đánh giá.<br /> <br /> n: số lượng các tiêu chí.<br /> Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - sinh thái của các loại cây trồng trong từng mô hình, mỗi<br /> mô hình được đánh giá bởi 6 tiêu chí, tương ứng với các mức đánh giá là điểm số, thang<br /> điểm đánh giá cụ thể như sau:<br /> - Rất cao:<br /> 3 điểm.<br /> - Cao:<br /> 2 điểm.<br /> - Trung bình: 1 điểm.<br /> - Thấp: 0 điểm<br /> Những mô hình nào có tiêu chí giới hạn không thể vượt qua sẽ có số điểm là 0 nên giá<br /> trị trung bình nhân bằng 0 và mô hình này không được đưa vào đánh giá. Do đó điểm<br /> tối đa Smax= 3, điểm tối thiểu Smin= 1.<br /> Để phân hạng thích nghi các mô hình, áp dụng công thức tính khoảng điểm của các cấp<br /> trong trường hợp lấy đều nhau ta có:<br /> <br /> S <br /> Trong đó: Smax:<br /> Smin:<br /> M:<br /> <br /> S max  S min<br /> M<br /> <br /> 3 điểm<br /> 1 điểm<br /> Số cấp đánh giá<br /> <br /> Khoảng cách điểm trong một hạng sẽ là 0,66 và số điểm trung bình nhân tương ứng với<br /> các hạng là:<br /> - Điểm trung bình nhân là 0,0:<br /> Không thích ứng<br /> - Điểm trung bình nhân là 1,00 - 1,66:<br /> Ít thích ứng<br /> - Điểm trung bình nhân là 1,67 - 2,33:<br /> Thích ứng<br /> - Điểm trung bình nhân là 2,34 - 3,00:<br /> Rất thích ứng<br /> <br /> TRƯƠNG THỊ TƯ<br /> <br /> 120<br /> <br /> Như vậy, mỗi mô hình khi đưa vào đánh giá và phân hạng sẽ được xác định ở một trong<br /> các mức độ thích ứng là: rất thích ứng, thích ứng, ít thích ứng hoặc không thích ứng.<br /> 2.4. Kết quả đánh giá các mô hình<br /> Trên cơ sở đặc điểm sinh thái của các loại đối tượng trong từng mô hình và đặc điểm<br /> của các hiện tượng thời tiết, khí hậu tại địa phương, có tính đến hiệu quả kinh tế - xã<br /> hội, mức độ thích ứng của các mô hình được tổng hợp như sau:<br /> Bảng 1. Kết quả phân cấp một số tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng theo các mô hình<br /> Mô hình<br /> Tiêu chí<br /> Tính ổn định của năng suất<br /> Tính chống chịu<br /> Khả năng điều chỉnh lịch thời<br /> vụ<br /> Giống chịu được một số loại<br /> thiên tai, sâu bệnh<br /> Nguồn nước đảm bảo<br /> Tính khả thi<br /> <br /> Lúa<br /> Trồng rau<br /> ĐX-HT cực<br /> che giàn<br /> ngắn ngày<br /> Cao<br /> Cao<br /> Cao<br /> TB<br /> <br /> Lúa dưa hấu<br /> <br /> Lúa cá<br /> <br /> Nông - lâm<br /> kết hợp<br /> <br /> Thấp<br /> -<br /> <br /> Cao<br /> Cao<br /> <br /> -<br /> <br /> Rất cao<br /> <br /> Rất cao<br /> <br /> TB<br /> <br /> Rất cao<br /> <br /> -<br /> <br /> Cao<br /> <br /> Cao<br /> <br /> TB<br /> <br /> Rất cao<br /> <br /> -<br /> <br /> Rất cao<br /> TB<br /> <br /> Cao<br /> Cao<br /> <br /> Rất cao<br /> Cao<br /> <br /> Rất cao<br /> Rất cao<br /> <br /> Rất cao<br /> Rất cao<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả đánh giá mức độ thích ứng của các mô hình<br /> Lúa<br /> Lúa Lúa - cá ĐX-HT cực<br /> Tiêu chí<br /> dưa hấu<br /> ngắn ngày<br /> Tính ổn định của năng suất<br /> 0<br /> 2<br /> 2<br /> Tính chống chịu<br /> 2<br /> 2<br /> Khả năng điều chỉnh lịch thời vụ<br /> 3<br /> 3<br /> Giống chịu được một số loại<br /> 2<br /> 2<br /> thiên tai, sâu bệnh<br /> Nguồn nước đảm bảo<br /> 3<br /> 2<br /> Tính khả thi<br /> 1<br /> 2<br /> Điểm trung bình nhân<br /> 0<br /> 2,04<br /> 2,14<br /> Mô hình<br /> <br /> Trồng rau Nông - lâm<br /> che giàn<br /> kết hợp<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 3<br /> 3<br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> 2<br /> 1,51<br /> <br /> 3<br /> 3<br /> 3<br /> <br /> Như vậy, sau khi đã loại các tiêu chí giới hạn, chỉ còn lại 4 mô hình được đưa vào đánh<br /> giá. Căn cứ vào điểm đánh giá, kết quả phân hạng mức độ thích ứng của các mô hình<br /> khác nhau, cụ thể:<br /> - Mô hình trồng rau che giàn ít thích ứng với BĐKH;<br /> - Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày và mô hình lúa - cá thích ứng với BĐKH;<br /> - Mô hình nông - lâm kết hợp thích ứng cao với BĐKH.<br /> Những mô hình này đều đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khá cao. Mô hình nông - lâm kết<br /> hợp có ý nghĩa lớn về môi trường, còn các mô hình khác ở mức trung bình [1].<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...<br /> <br /> 121<br /> <br /> 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÍCH ỨNG VỚI BĐKH<br /> 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất<br /> Trên cơ sở các quan điểm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi<br /> trường và phát triển bền vững. Các mô hình sản xuất phải phù hợp với điều kiện sinh<br /> thái của địa phương và những biến đổi của điều kiện khí hậu; phải có tính ổn định, bền<br /> vững; có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.<br /> Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ thích ứng với BĐKH của các mô hình hiện có trên<br /> địa bàn nghiên cứu; căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường<br /> của các mô hình [1]; cùng với định hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của huyện<br /> Quảng Ninh đến năm 2020 [5] là những cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các mô<br /> hình sản xuất phù hợp.<br /> 3.2. Một số mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH<br /> Trên cơ sở các mô hình sản xuất hiện có, bài báo lựa chọn, đề xuất phát triển 04 mô<br /> hình thích ứng với BĐKH là: nông - lâm kết hợp, lúa ĐX - HT cực ngắn ngày, lúa - cá<br /> và mô hình trồng rau che giàn thích ứng với BĐKH. Đồng thời, trong từng mô hình, đề<br /> xuất sản xuất một số loại cây, con có nhu cầu sinh thái phù hợp, thích ứng cao với<br /> BĐKH, đang phát triển tốt và có hiệu quả kinh tế ổn định ở khu vực nghiên cứu.<br /> 3.2.1. Mô hình nông - lâm kết hợp<br /> Nông - lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoa học, kết hợp một<br /> cách hài hoà giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi, tạo<br /> ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế, xã hội và môi trường, vì vậy<br /> rất phù hợp với các cồn cát ven biển, trong đó:<br /> - Rừng: Trồng rừng gồm các loại tràm hoa vàng, keo lai, phi lao,... chắn cát, tạo thảm<br /> cây xanh giữ ẩm, tăng độ phì cho đất.<br /> - Cây trồng ngắn ngày: Bố trí ở địa hình tương đối bằng phẳng, lên luống trồng các cây<br /> ngắn ngày như khoai lang, lạc, ngô, dưa hấu, đậu các loại, sắn, nén, ớt…trồng thâm<br /> canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, trồng thêm một số cây ăn quả như:<br /> cam Mỹ, chanh không hạt, thanh long ruột đỏ,...<br /> Song song với phương thức canh tác trên, để tăng hiệu quả kinh tế, có thể phát triển<br /> chăn nuôi và thủy sản đi kèm với mô hình nông - lâm kết hợp tạo nên một nông trại sinh<br /> thái bền vững hay mô hình nông - lâm kết hợp cải tiến với quy trình khép kín.<br /> 3.2.2. Mô hình lúa ĐX - HT cực ngắn ngày<br /> Mô hình này mặc dù đạt hiệu quả kinh tế không cao bằng các mô hình khác, nhưng ý<br /> nghĩa về mặt xã hội của mô hình này rất lớn. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu với các<br /> yếu tố khí hậu, sâu bệnh tốt, qua đánh giá cho thấy mô hình này đạt được mức độ thích<br /> ứng cao với BĐKH. Tiếp tục sử dụng các giống lúa có năng suất cao, đặc điểm tốt như<br /> giống X21, P6, TBR1, HT6 và lúa lai ở vụ Đông Xuân và giống P6ĐB vào vụ Hè Thu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0