Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 237 - 241<br />
<br />
BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG<br />
TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ MƯỜNG BÚ<br />
HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA<br />
Ngô Văn Giới1*, Ninh Văn Quý2, Trần Thị Ngọc Hà1<br />
2<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này nghiên cứu sự biến động của một số nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu trong đất tại khu tái<br />
định cư (TĐC) Mường Bú, kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu tại khu<br />
TĐC Mường Bú đều dao động ở mức nghèo tới trung bình. Giá trị quan trắc ở các năm khác nhau<br />
có sự biến động lớn đặc biệt là sau năm đầu canh tác. Nguyên nhân chính do địa hình tại đây khá<br />
dốc (>250), kỹ thuật canh tác trên đất dốc chưa tốt. Mặt khác những khu đất được chọn để TĐC<br />
hầu hết là những vùng đất đã bị thoái hóa, bạc mầu, khó canh tác hoặc canh tác cho năng suất<br />
không cao mà cộng đồng bản địa đã bỏ hoang. Các chất dinh dưỡng dễ tiêu có sự biến động lớn<br />
theo các năm. Sự biến động của pHKCl giảm từ gần trung tính về mức chua vừa; Ndt, Pdt, OM giảm<br />
dần từ mức trung bình xuống nghèo; Kdt giảm từ mức giàu xuống mức trung bình.<br />
Từ khóa: Đất, Sơn La, tái định cư, dinh dưỡng đất, Mường Bú<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Xã Mường Bú, huyện Mường La, có tổng<br />
diện tích đất tự nhiên là 8.520 ha, với dân số<br />
là 7.976 người [1]. Khu TĐC Mường Bú là<br />
một trong 8 khu TĐC của huyện Mường La,<br />
bao gồm 4 điểm TĐC là Huổi Hao, Pú<br />
Nhuổng, Phiêng Bủng và Phiêng Bủng 1.<br />
Toàn bộ người dân TĐC nơi đây được chuyển<br />
đến từ năm 2005 và đều là người Thái. Cộng<br />
đồng TĐC tại đây đã có một số thuận lợi ban<br />
đầu như vốn đầu cao (473.150.000<br />
đồng/người) [4], đường giao thông thuận tiện<br />
(gần đường 106). Tuy nhiên, còn có nhiều<br />
hạn chế mà người dân nơi đây đã và đang gặp<br />
phải như đất canh tác và đất ở, so với nơi ở cũ<br />
diện tích chưa bằng một nửa, địa hình khá dốc<br />
(>25°) [2,3]. Nhiều khu đất sản xuất nông<br />
nghiệp đã có dấu hiệu bạc mầu, không thuận<br />
lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Mặt khác<br />
đất là một trong những yếu tố đầu tiêu và có<br />
vai trò quyết định trong việc lựa chọn một<br />
khu TĐC. Đất là tư liệu và công cụ sản xuất<br />
duy nhất cho cộng đồng mới TĐC ở Mường<br />
Bú bởi vậy, việc nghiên cứu đánh giá biến<br />
động chất lượng đất có vai trò vô cùng quan<br />
*<br />
<br />
Tel: 0987 343119, Email: nvgioi@gmail.com<br />
<br />
trọng để tìm ra các giảm pháp trong việc phát<br />
triển bền vững kinh tế nông nghiệp cho cộng<br />
đồng. Đặt biệt là những nơi mà tài nguyên đất<br />
đang có nguy cơ bị tác động mạnh mẽ và có<br />
thể bị suy giảm độ phì nhiêu như khu TĐC<br />
Mường Bú.<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp tại<br />
khu TĐC Mường Bú xã Mường Bú huyện<br />
Mường La tỉnh Sơn La. Cụ thể tại 3 điểm TĐC<br />
là Bú Nhuổng, Hổi Hao và Phiêng Bủng.<br />
Để đạt được các nội dung nghiên cứu tác giả<br />
đã sử dụng một số phương pháp như: Thu<br />
thập kế thừa các tài liệu và số liệu; Phương<br />
pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của<br />
nông dân (PRA); Các phương pháp lấy mẫu<br />
và phân tích trong phòng thí nghiệm cụ thể<br />
các mẫu đất được lấy 1 lần/năm vào tháng 4.<br />
Lấy theo hình thức hỗn hợp, sau đó được xử<br />
lý và phân tích các thông số như: pHKCl,<br />
OM%, Ndt, Pdt, Kdt, Nts, Pts, Kts, CEC, TPCG,<br />
mức xói mòn,… theo các phương pháp thông<br />
dụng hiện nay; Các số liệu được xử lý theo<br />
phương pháp thống kê toán học bằng phần<br />
mền Microsoft Exel.<br />
237<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 237 - 241<br />
<br />
Bảng 1. Tổng hợp một số tính chất đất tại tại các khu TĐC nghiên cứu<br />
Dễ tiêu (mg/100g đất)<br />
<br />
pHKCl<br />
5,10<br />
5,98<br />
4,09<br />
0,29<br />
5,76<br />
<br />
Nts<br />
0,06<br />
0,10<br />
0,03<br />
0,01<br />
19,07<br />
<br />
Pts<br />
0,10<br />
0,17<br />
0,05<br />
0,02<br />
16,74<br />
<br />
Kts<br />
1,24<br />
1,66<br />
0,88<br />
0,14<br />
11,42<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy đất tại khu TĐC<br />
Mường Bú có dung trọng và tỷ trọng cao.<br />
Lượng đất xói mòn ở mức khá cao (96<br />
tấn/ha/năm), đây là kết quả của quá trình canh<br />
tác chưa hợp lý trên đất có độ dốc mạnh<br />
(>250). Đất có thành phần cơ giới chủ yếu dao<br />
động từ cát pha tới thịt nhẹ.<br />
Kết quả nghiên cứu các thông số hóa học<br />
trong đất tại khu TĐC Mường Bú được thể<br />
hiện tại bảng 1.<br />
Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 cho thấy các<br />
giá trị đo được tại các khu TĐC có sự biến<br />
động khá lớn, tại mỗi điểm quan trắc cũng có<br />
sự khác biệt rõ rệt giữa các mẫu lấy ở đỉnh<br />
đồi, sườn đồi và chân đồi. Sự khác biệt này<br />
còn được thể hiện rất rõ ràng ở các năm quan<br />
trắc khác nhau đặc biệt là từ năm 2008 -2009.<br />
Tại khu TĐC Mường Bú, phần lớn đất nông<br />
nghiệp được bố trí tại những nơi có độ dốc<br />
>250, phần đất có độ dốc thấp hơn được bố trí<br />
làm đất ở cho cộng đồng. Kết quả nghiên cứu<br />
đánh giá tính chất đất thông qua một số thông<br />
số cụ thể như sau:<br />
- pHKCl:<br />
Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 chỉ ra rằng, đất<br />
tại các khu TĐC ở Mường La có giá trị pHKCl<br />
dao động từ 4,09 tới 5,98, tức là đất có phản<br />
ứng từ mức rất chua tới gần trung tính. Giá trị<br />
trung bình là 5,10 ở mức chua nhẹ. Sự biến<br />
động giá trị pHKCl trong đất tại các khu TĐC<br />
ở Mường Bú qua các năm quan trắc được thể<br />
hiện tại hình 4.<br />
Hình 1 cho thấy giá trị pHKCl qua các năm<br />
nghiên cứu có xu hướng giảm dần, giá trị<br />
trung bình của từng năm giảm từ gần trung<br />
tính về mức chua vừa. Đây là dấu hiệu không<br />
tốt cho phản ứng đất tại đây. Nguyên nhân<br />
238<br />
<br />
Pdt<br />
3,29<br />
5,68<br />
1,34<br />
0,44<br />
13,39<br />
<br />
Kdt<br />
15,27<br />
21,45<br />
10,02<br />
1,14<br />
7,47<br />
<br />
Ndt<br />
3,00<br />
4,25<br />
1,75<br />
0,33<br />
11,11<br />
<br />
OM<br />
(%)<br />
1,34<br />
2,16<br />
0,80<br />
0,06<br />
4,82<br />
<br />
CEC<br />
(Meq/100g đất)<br />
15,24<br />
17,80<br />
13,70<br />
0,61<br />
4,00<br />
<br />
chủ yếu do quá trình canh tác chưa hợp lý,<br />
cộng thêm độ dốc khá lớn nên tạo điều kiện<br />
cho việc rửa trôi xói mòn xẩy ra mạnh mỗi<br />
khi có mưa lớn.<br />
7.00<br />
6.00<br />
5.00<br />
4.00<br />
3.00<br />
2.00<br />
1.00<br />
0.00<br />
<br />
pH<br />
<br />
Tổng số (%)<br />
<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
TB<br />
<br />
PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB<br />
<br />
Hình 1. Biến động giá trị pHKCl trong đất tại khu<br />
TĐC Mường Bú<br />
5<br />
N d t (m g /1 0 0 g đ ất)<br />
<br />
Thông<br />
số<br />
Mean<br />
Max<br />
Min<br />
SD<br />
CV(%)<br />
<br />
4<br />
<br />
2008<br />
<br />
3<br />
<br />
2009<br />
<br />
2<br />
<br />
2010<br />
TB<br />
<br />
1<br />
0<br />
PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB<br />
<br />
Hình 2. Sự biến động hàm lượng Ndt trong đất tại<br />
khu TĐC Mường Bú<br />
<br />
- Nitơ:<br />
Hàm lượng Nitơ tổng số dao động từ 0,03 0,10% từ mức nghèo tới trung bình, giá trị<br />
trung bình là 0,06% với giá trị này thì đất tại<br />
các khu TĐC Mường La được đánh giá là có<br />
hàm lượng Nitơ tổng số ở mức nghèo. Hàm<br />
lượng Nitơ dễ tiêu dao động từ 1,75 – 4,25<br />
mg/100g đất, giá trị trung bình là 3,00<br />
mg/100g đất được đánh giá ở mức nghèo. Kết<br />
quả bảng 1 cũng cho thấy hàm lượng Ndt tại<br />
các vị trí quan trắc có sự dao động đáng kể<br />
đặc biệt là giữa các vị trí đỉnh đồi với sườn<br />
đồi và chân đồi.<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sự biến động hàm lượng Ndt trong đất qua các<br />
năm nghiên cứu tại khu TĐC Mường Bú<br />
được thể hiện tại hình 2.<br />
Kết quả nghiên cứu sau 3 năm canh tác cho<br />
thấy hàm lượng Ndt trung bình đã giảm từ<br />
4,04 mg/100g đất xuống 2,20 mg/100g đất,<br />
tức là giảm 1,84 mg/100g đất, tương ứng với<br />
khoảng 46%. Theo thang đánh giá thì hàm<br />
lượng Ndt đã giảm từ mức trung bình tới<br />
nghèo.<br />
- Phospho:<br />
Hàm lượng Phospho tổng số dao động từ 0,05<br />
– 0,17% giá trị này dao động ở mức trung<br />
bình tới giàu, các giá trị đo được có sự chênh<br />
lệch lớn giữa các mẫu nghiên cứu. Giá trị<br />
trung bình của hàm lượng Phospho tổng số là<br />
0,10 % được đánh giá ở mức trung bình. Kết<br />
quả bảng 1 cũng cho thấy giá hàm lượng Pdt<br />
dao động từ 1,34 – 5,68 mg/100g đất, giá trị<br />
trung bình là 3,29 mg/100g đất, kết quả này<br />
phản ánh hàm lượng Pdt trong đất tại các khu<br />
TĐC ở Mường La ở mức nghèo. Các giá trị<br />
dao động có sự khác biệt lớn tại các mẫu phân<br />
tích với CV =13,5% và SD = 0,44. Sự biến<br />
động hàm lượng Pdt trong đất qua các năm<br />
nghiên cứu được thể hiện tại hình 3.<br />
6.00<br />
P d t(m g /1 0 0 g đ ấ t)<br />
<br />
5.00<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
TB<br />
<br />
4.00<br />
3.00<br />
2.00<br />
1.00<br />
0.00<br />
PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB<br />
<br />
Hình 3. Biến động Pdt trong đất tại khu TĐC<br />
Mường Bú<br />
<br />
K d t (m g /1 0 0 g đ ấ t)<br />
<br />
25.00<br />
20.00<br />
<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
<br />
15.00<br />
10.00<br />
<br />
TB<br />
5.00<br />
0.00<br />
PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB<br />
<br />
Hình 4. Biến động hàm lượng Kdt trong đất tại<br />
khu TĐC Mường Bú<br />
<br />
96(08): 237 - 241<br />
<br />
Hình 3 cho thấy Pdt trong đất qua các năm<br />
nghiên cứu có dấu hiệu giảm dần từ mức<br />
trung bình xuống nghèo. Giá trị quan trắc<br />
được giảm từ 5,07 mg/100g đất xuống 2,05<br />
mg/100g đất, với mức giảm 3,02 mg/100g đất<br />
trong 3 năm nghiên cứu, tương ứng với<br />
khoảng 60%.<br />
- Kali:<br />
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Kali<br />
tổng số dao động từ 0,88 – 1,66% từ mức<br />
nghèo cho tới trung bình, giá trị trung bình là<br />
1,24%, giá trị này phản ánh đất tại đây có<br />
hàm lượng kali tổng số ở mức trung bình. Kdt<br />
dao động từ 10,02 – 21,45 mg/100g đất, giá<br />
trị trung bình là 15,27 mg/100g đất, với giá trị<br />
này thì Kdt trong đất tại khu TĐC Mường La<br />
ở trung bình. Sự biến động hàm lượng Kdt<br />
trong đất nghiên cứu qua các năm quan trắc<br />
thể hiện tại hình 4.<br />
Hình 4 cho thấy rằng hàm lượng Kdt trong đất<br />
sau 3 năm nghiên cứu đã giảm từ 20,19<br />
mg/100g đất xuống tới 11,95 mg/100g đất,<br />
tức là giảm 8,24mg/100g đất, tương ứng với<br />
khoảng 41%. Theo thang đánh giá thì Kdt<br />
giảm từ mức giàu xuống mức trung bình.<br />
- Chất hữu cơ:<br />
Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất<br />
được thể hiện qua thông số OM, giá trị quan<br />
trắc tại các điểm TĐC ở Mường La cho thấy,<br />
giá trị OM dao động từ 0,80% - 2,16%, từ<br />
mức nghèo tới giàu. Giá trị trung bình là<br />
1,34% được đánh giá ở mức trung bình. Các<br />
giá trị đo được có sự khác nhau rõ rệt giữa<br />
các mẫu, đặc biệt giữa các năm khác nhau và<br />
giữa đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi. Sự biến<br />
động hàm lượng chất hữu cơ qua 3 năm canh<br />
tác thể hiện tại hình 5.<br />
Hình 5 cho thấy giá trị OM sau 3 năm quan<br />
trắc đã giảm mạnh từ 2,00% xuống còn<br />
0,93%, đã giảm 1,07% tương ứng với mức<br />
giảm khoảng 54% so với giá trị đo được năm<br />
2008. Theo thang đánh giá thì OM đã giảm từ<br />
mức trung bình xuống mức nghèo.<br />
CEC dao động từ 13,70 - 17,80 meq/100g đất,<br />
giá trị trung bình là 15,24 meq/100g đất giá trị<br />
này cho thấy dung tích trao đổi cation trong<br />
đất tại các khu TĐC của Mường La ở mức<br />
239<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
O M (% )<br />
<br />
trung bình. Sự biến động CEC trong đất tại<br />
khu TĐC Mường Bú qua các năm nghiên cứu<br />
thể hiện tại hình 6.<br />
2.50<br />
2.00<br />
<br />
2008<br />
<br />
1.50<br />
<br />
2009<br />
2010<br />
TB<br />
<br />
1.00<br />
0.50<br />
0.00<br />
PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB<br />
<br />
Hình 5. Biến động hàm lượng OM trong đất tại<br />
khu TĐC Mường Bú<br />
C E C (m e q /1 0 0 g đ ấ t)<br />
<br />
20.00<br />
15.00<br />
<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
TB<br />
<br />
10.00<br />
5.00<br />
0.00<br />
PNa PNb PNc HHa HHb HHc PBa PBb PBc TB<br />
<br />
Hình 6. Biến động hàm lượng CEC trong đất tại<br />
khu TĐC Mường Bú<br />
<br />
Hình 6 cho thấy CEC trong đất tại khu TĐC<br />
Mường Bú có dấu hiệu giảm dần qua các năm<br />
canh tác, cụ thể từ năm 2008 tới 2010 trung<br />
bình đã giảm 1,41 meq/100g đất, tương ứng<br />
với 8,6%. Mặc dù vậy các giá trị này vẫn ở<br />
mức trung bình.<br />
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đa số các thông<br />
số hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu tại khu<br />
TĐC Mường Bú đều dao động ở mức nghèo<br />
tới trung bình. Giá trị quan trắc ở các năm<br />
khác nhau có sự biến động lớn. Các giá trị<br />
này đã phản ánh thực trạng chất lượng đất tại<br />
đây, một trong những nguyên nhân là do địa<br />
hình tại đây khá dốc (>250), cộng thêm kỹ<br />
<br />
240<br />
<br />
96(08): 237 - 241<br />
<br />
thuật canh tác trên đất dốc chưa thuần thục<br />
của người dân TĐC chưa quen với canh tác<br />
nương rẫy nên mỗi chất lượng chất dinh<br />
dưỡng trong đất dễ bị mất đi do các quá trình<br />
rửa trôi, xói mòn mỗi khi có mưa, đặc biệt là<br />
sau năm đầu canh tác. Mặt khác những khu<br />
đất được chọn hầu hết là những vùng đất đã bị<br />
thoái hóa bạc mầu, khó canh tác hoặc canh tác<br />
cho năng suất không cao mà cộng đồng bản<br />
địa đã bỏ hoang.<br />
KẾT LUẬN<br />
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng<br />
các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất<br />
tại các khu TĐC của Mường La đều ở mức từ<br />
nghèo tới trung bình.<br />
Các chất dinh dưỡng dễ tiêu có sự biến động<br />
lớn. Sự biến động của pHKCl giảm từ gần<br />
trung tính về mức chua vừa; Ndt, Pdt, OM<br />
giảm dần từ mức trung bình xuống nghèo; Kdt<br />
giảm từ mức giàu xuống mức trung bình.<br />
CEC có biến động giảm nhưng vẫn ở mức<br />
trung bình.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Cục Thống kê tỉnh Sơn La (2008 2009, 2010),<br />
Niên giám thống kê các năm, 2008, 2009, 2010<br />
tỉnh Sơn La, Sơn La.<br />
[2].Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng<br />
bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam,<br />
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[3]. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử<br />
Siêm (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ<br />
NN&PTNN.<br />
[4]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Báo cáo sơ kết<br />
công tác di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn<br />
La năm 2005 (2006), Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch<br />
di dân, tái định cư năm 2006. Số 04/BC-UBND,<br />
Sơn La.<br />
<br />
Ngô Văn Giới và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 237 - 241<br />
<br />
SUMMARY<br />
VARIATION OF CONTENT OF SOME AVAILABLE NUTRIENTS<br />
IN AGRICULTURAL LAND IN RESETTLEMENT AREA MUONG BU,<br />
MUONG LA DISTRICT, SON LA PROVINCE<br />
Ngo Van Gioi1*, Ninh Van Quy2, Tran Thi Ngoc Ha1<br />
2<br />
<br />
1<br />
College of Sciences – TNU,<br />
College of Economics and Technology – TNU<br />
<br />
Research results showed that concentration of absorbable nutrients in the resettlement area of<br />
Muong Bu to varied from the average to poverty level. The monitoring results have been changed<br />
in different years, especially after the first year of cultivation. The main reason was quite sloping<br />
terrain (> 250) and residents’ limited cultivation techniques on sloping land. On the other hand,<br />
most of the areas chosen for resettlement had been degraded, depleted and got such low<br />
productivity that indigenous communities had abandoned them. The absorbable nutrients have<br />
been varried largely over years. The pHKCl has decreased from near neutral to acidic medium level;<br />
Nitrogen available, Phosphorus available and Oganic master have reduced from medium level to<br />
poor, Potassium has reduced from rich level to medium. CEC has reduced but maintained at<br />
medium level.<br />
Key words: Soil, Son La, resettlement, soil nutrient, Muong Bu<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0987 343119, Email: nvgioi@gmail.com<br />
<br />
241<br />
<br />