Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG LIPID CỦA CHẢ CÁ LÀM TỪ THỊT CÁ REDFISH<br />
(Sebastes marinus) XAY TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH<br />
THE CHANGES IN LIPID QUALITY OF FISH CAKE MADE FROM MINCED REDFISH<br />
(Sebastes marinus) DURING CHILLED STORAGE<br />
Trần Thị Huyền1, Paulina Elzbieta Wasik2<br />
Ngày nhận bài: 13/2/2017; Ngày phản biện thông qua: 29/5/2017, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thịt cá redfish xay, bao gồm loại tươi và loại đã bảo quản đông một tháng và sáu tháng, là nguyên liệu<br />
sản xuất chả cá. Kết quả đánh giá sự thay đổi các chỉ số chất lượng lipid của chả cá trong quá trình bảo quản<br />
lạnh (0 - 20C) cho thấy, hàm lượng lipid và acit béo tự do (FFA) không thay đổi đáng kể trong suốt 4 tuần bảo<br />
quản. Chả cá từ nguyên liệu redfish xay đã bảo quản đông 1 và 6 tháng có chỉ số TBARS (Thiobarbituric acid<br />
reactive substances) ổn định trong 4 tuần bảo quản nhưng chả cá từ redfish xay tươi có chỉ số này tăng theo<br />
tuần bảo quản lạnh. Chỉ số peroxit (PV) của chả cá từ redfish xay tươi cao hơn và tăng nhanh hơn PV của chả<br />
cá từ nguyên liệu đông trong 2 tuần bảo quản đầu tiên, sau đó giảm rõ rệt sau 4 tuần bảo quản. Hàm lượng<br />
phospholipid trong chả cá từ thịt cá tươi và thịt cá đã bảo quản đông 1 tháng khá ổn định trong 2 tuần đầu<br />
bảo quản lạnh.<br />
Từ khóa: cá redfish xay, chả cá, chất lượng lipid<br />
ABSTRACT<br />
Redfish minces including fresh, one-month frozen and six-month frozen ones, were used to produce fish<br />
cakes. The results of testing the changes in lipid quality values of fish cakes during chilled storage (0 - 20C)<br />
showed that, during four chilled storage weeks of fish cakes, lipid content and free fatty acid (FFA) content<br />
did not change significantly. TBARS (Thiobarbituric acid reactive substances) of fish cake made from the<br />
one-month and six-month frozen redfish minces was rather stable during four weeks of chilled storage but the<br />
one from fresh mince raised continuously during weeks of chilled storage. For fish cake made from the fresh<br />
redfish mince, PV values was almost higher and increased faster than the ones made from frozen materials<br />
in the first two weeks then it went down significantly in the fourth storage week. Phospholipid contents of fish<br />
cake made from the fresh mince and the one-month frozen mince were rather stable during first two weeks of<br />
chilled storage.<br />
Keywords: minced redfish, fich cake, lipid quality<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tỷ lệ thịt vụn từ công nghiệp chế biến cá<br />
khoảng 8-17% [6]. Cùng với những biến đổi do<br />
vi sinh vật và enzyme thì sự giảm chất lượng<br />
các hợp chất lipid cũng là nguyên nhân gây ra<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
sự giảm chất lượng nguyên liệu vì thành phần<br />
này thường có tỷ lệ lipid nhiều hơn phần thịt<br />
phi lê [18]. Hai quá trình hư hỏng chính của<br />
lipid là thủy phân và oxy hóa. Sản phẩm<br />
của quá trình thủy phân lipid gây ra sự giảm<br />
<br />
Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam, email: huyentt@ntu.edu.vn<br />
Matis, Iceland, email: paulina@matis.is<br />
<br />
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
chất lượng là các acid béo tự do (FFA) trong<br />
khi các sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid<br />
là các hợp chất peroxide và các sản phẩm thứ<br />
cấp (TBARS). Để đánh giá sự giảm chất lượng<br />
của nguyên liệu thủy sản nói chung và của<br />
thịt vụn nói riêng cần xác định các giá trị PV,<br />
FFA, TBARS và phospholipid [4], [7], [10], [20].<br />
Khi xảy ra biến đổi giảm chất lượng các hợp<br />
chất lipid, nguyên liệu thủy sản thường có màu<br />
sẫm, vàng, mùi ôi khét, tính chất chức năng<br />
của cơ thịt giảm rõ rệt, giảm giá trị dinh dưỡng<br />
và có thể sinh độc tố, nên giảm khả năng ứng<br />
dụng của chúng. Việc nâng cao giá trị sử dụng<br />
của thịt vụn cá trong công nghiệp chế biến cá<br />
luôn là vấn đề cấp thiết.<br />
Ở một số nước châu Á như Việt Nam, Thái<br />
Lan, Trung Quốc, bên cạnh việc sử dụng cá<br />
tươi, một số doanh nghiệp cũng đang sử dụng<br />
các phụ phẩm thịt vụn trong việc chế biến ra<br />
sản phẩm chả cá phục vụ người tiêu dùng<br />
trong nước và xuất khẩu [13].<br />
Ở Iceland, sản lượng đánh bắt cá redfish<br />
(Sebastes marinus ) trong những năm 1955 1988 khoảng 150.000 tấn một năm nhưng<br />
trong những năm gần đây sản lượng này giảm<br />
còn 40.000 tấn một năm [8], [16]. Tuy vậy, cá<br />
redfish vẫn được xác định là một trong những<br />
sản phẩm thương mại quan trọng nhất của đất<br />
nước này [16]. Sản phẩm chính từ nguyên liệu<br />
redfish là cá redfish phi lê, nguyên con tươi<br />
hoặc đông lạnh xuất khẩu sang các thị trường<br />
Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.<br />
Nguồn phụ phẩm thịt redfish xay chủ yếu được<br />
sử dụng chế biến thức ăn cho động vật nuôi,<br />
thú nuôi, hoặc dùng để tách chiết các hợp chất<br />
protein, dịch protein thủy phân. Nếu thịt cá xay<br />
có chất lượng cao có thể đem chế biến thành<br />
surimi, súp và nước sốt [9]. Hiện nay các nhà<br />
máy chế biến cá redfish ở Iceland thường<br />
xay nhỏ thịt vụn và cấp đông block để dự trữ<br />
nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm trên.<br />
Thiết nghĩ, việc thử nghiệm sử dụng thịt<br />
vụn redfish để chế biến thành một sản phẩm<br />
có khả năng thương mại như chả cá có thể<br />
là một hướng tiếp cận đúng đắn nhằm nâng<br />
<br />
Số 2/2017<br />
cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu redfish xay<br />
và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm thủy<br />
sản giá trị gia tăng ở Iceland. Cơ hội sử dụng<br />
thịt vụn cá redfish để sản xuất sản phẩm chả<br />
cá phụ thuộc vào chất lượng chả cá thu được.<br />
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự giảm chất<br />
lượng lipid ở nguyên liệu và sản phẩm trong<br />
quá trình chế biến và bảo quản ảnh hưởng lớn<br />
đến chất lượng các sản phẩm chả cá. Vì vậy<br />
mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự<br />
biến đổi chất lượng lipid của chả cá từ nguyên<br />
liệu thịt vụn cá redfish (tươi, đã bảo quản đông<br />
một tháng và sáu tháng) trong thời gian bảo<br />
quản lạnh ở nhiệt độ 0 - 20C.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tương, vật liệu và chuẩn bị mẫu<br />
Nguyên liệu chính là ba loại thịt vụn cá<br />
redfish tận thu từ quá chế biến cá redfish phi<br />
lê sau đó được xay nhỏ. Loại thịt vụn tươi (ký<br />
hiệu là NLT) ứng với cá redfish được đánh<br />
bắt ở tháng 1 năm 2016, thịt vụn đã bảo quản<br />
đông block (- 250C) 1 tháng (ký hiệu là BQ1)<br />
ứng với cá redfish được đánh bắt ở tháng 12<br />
năm 2015, và loại thịt vụn đã bảo quản đông<br />
block (- 250C) 6 tháng (ký hiệu là BQ6) ứng với<br />
cá redfish được đánh bắt ở tháng 7 năm 2015.<br />
Các nguyên liệu này được cung cấp bởi Công<br />
ty TNHH HB Grandi (Reykjavik, Iceland).<br />
Nguyên liệu phụ là các gia vị bao gồm hành,<br />
tiêu, tỏi, muối, bột mì, bột lòng trắng trứng<br />
được mua tại chợ địa phương ở Reykjavik.<br />
Cách chuẩn bị mẫu: NLT được bảo quản<br />
lạnh (5 - 70C) trong các thùng xốp kín và chuyển<br />
về phòng thí nghiệm trong ba giờ sau quá trình<br />
xay nhỏ tại nhà máy. Các mẫu nguyên liệu BQ1<br />
và BQ6 ở dạng block 7,5kg bảo quản đông ở<br />
chế độ -250C. Nguyên liệu tươi được sử dụng<br />
ngay, nguyên liệu đông BQ1 và BQ6 được sử<br />
dụng sau khi rã đông qua đêm ở nhiệt độ 0 - 20C,<br />
để sản xuất ra chả cá theo qui trình truyền<br />
thống của Việt Nam có điều chỉnh [1], [2].<br />
Các bước cơ bản của quy trình sản xuất là<br />
xử lý nguyên liệu, phối trộn gia vị, phụ gia,<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
quết nhuyễn, định hình, hấp chín, làm nguội,<br />
bao gói và bảo quản. Các gia vị hành, tiêu,<br />
tỏi, muối; phụ liệu bột mì, bột lòng trắng trứng<br />
được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm khối lượng<br />
(hành 0,5%, tỏi 0,3%, tiêu 0,3%, muối 1%, bột<br />
mì 6%, bột lòng trắng trứng 3%).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Bố trí thí nghiệm<br />
Ba nhóm nguyên liệu redfish xay nhỏ<br />
(tươi, đã bảo quản đông một tháng và sáu<br />
tháng) được lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu<br />
đánh giá chất lượng lipid như hàm lượng lipid,<br />
phospholipid, chỉ số peroxit PV, TBARS và<br />
hàm lượng axit béo tự do FFA trước khi đem<br />
chế biến thành chả cá. Sản phẩm chả cá sau<br />
khi bao gói trong bao bì PA được đặt trong kho<br />
bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0 - 20C. Lấy mẫu chả<br />
cá ở các thời điểm 0, 2 và 4 tuần bảo quản để<br />
xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lipid<br />
tương tự như đối với nguyên liệu. Kết quả thu<br />
được cho phép đánh giá được những biến đổi<br />
chất lượng lipid trong chả cá từ các nguyên<br />
liệu cá redfish khác nhau sau khi hấp chín và<br />
trong quá trình bảo quản lạnh.<br />
2.2. Phương pháp phân tích<br />
2.2.1. Phân tích thành phần cơ bản<br />
Hàm lượng lipid tổng số được xác định<br />
theo phương pháp của Bligh và Dyer (1959).<br />
Hàm lượng lipid được cân và tính bằng số gam<br />
lipid trên 100 gam mẫu.<br />
Hàm lượng phospholipid được xác định<br />
bằng phương pháp so màu của Stewart<br />
(1980). Bằng cách sử dụng dịch chiết lipid tổng<br />
số, phương pháp này dựa trên sự hình thành<br />
phức hợp giữa phospholipid và ammonium<br />
ferrothiocyanate. Đường chuẩn được xây<br />
dựng với các nồng độ phosphatidylcholine<br />
trong chloroform là 5 - 50 µg/ml, bước song<br />
hấp phụ là 488nm trên máy so màu UV-1800,<br />
Shimadzu, Kyoto, Japan. Kết quả được tính là<br />
phần trăm của hàm lượng lipid tổng số.<br />
2.2.2. Phân tích sự hư hỏng lipid<br />
PV (lipid hydroperoxit values) được xác<br />
định theo phương pháp của Shantha & Decker<br />
<br />
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2017<br />
(1994) với một số điều chỉnh. Lipid được chiết<br />
từ 5 gam mẫu và đồng hóa với 10 ml dung<br />
dịch hỗn hợp choloroform và methanol (1:1)<br />
lạnh (hỗn hợp có bổ sung 500ppm BHT để<br />
ngăn chặn sự peroxit hóa trong suốt quá trình<br />
chiết. 5ml NaCl 0,5M được bổ sung vào hỗn<br />
hợp 10 giây trước khi kết thúc quá trình đồng<br />
hóa. Ly tâm hỗn hợp với tốc độ 5100 vòng/<br />
phút trong 5 phút. Thu hết lớp chloroform ở đáy<br />
(khoảng 3 ml) vào ống có nắp, chính là dịch<br />
chiết thu được. Lấy vào ống Eppendorf 500 µL<br />
dung môi đã dùng để chiết, rồi thêm vào 500<br />
µL dịch chiết. Cuối cùng bổ sung 5 µL hỗn hợp<br />
ammonium thiocyanate 4M và ferrous chloride<br />
(80mM) (1:1) vào hỗn hợp, vortex và ủ tại nhiệt<br />
độ phòng trong 10 phút trước khi lấy ra 100 µL<br />
để so màu tại bước sóng 500nm với đường<br />
chuẩn được chuẩn bị từ cumene hydroperoxit.<br />
Kết quả được tính là µmol hydroperoxit trên<br />
một g mẫu.<br />
TBARS (Thiobarbituric acid reactive<br />
substances) được xác định bằng phương<br />
pháp của Lemon (1975) có hiệu chỉnh. 5g<br />
mẫu được đồng hóa với 10ml dung dịch TCA<br />
(7,5% trichloroacetic acid, 0,1% propyl gallate<br />
và 0,1% EDTA) rồi đem ly tâm thu phần dịch<br />
nổi phía trên (khoảng 5ml). Cho 500 µL TBA<br />
vào ống Eppendorf, tiếp đó cho 500 µL dịch thu<br />
được ở trên vào ống rồi tiến hành vortex. Đục<br />
một lỗ trên nắp ống Eppendorf và ủ trong bể ổn<br />
nhiệt tại 95°C trong 40 phút. Sau đó làm lạnh<br />
mẫu trong đá và lấy ra mỗi mẫu 200 µL đem so<br />
màu ở bước song 530nm. Đường chuẩn được<br />
chuẩn bị từ 1.1.3.3-tetrathoxypropane (TEP).<br />
Kết quả được tính bằng µmol malomdialdehyde<br />
trên 1 kg mẫu.<br />
Acid béo tự do (FFA) được xác định theo<br />
phương pháp của Lowry và Tinsley (1976) với<br />
một số hiệu chỉnh bởi Bernardez và công sự<br />
(2005). Phương pháp so màu được thực hiện<br />
tại bước sóng 710 nm với đường chuẩn từ<br />
oleic axit. Kết quả được tính bằng mg FFA trên<br />
100 g lipid tổng số.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu phân tích được xử lý thống kê bằng<br />
phần mềm STATISTICA 13, tính toán và vẽ<br />
đồ thị bằng Microsoft Office Excel 2013. Phân<br />
tích Break down & one way ANOVA, t-test và<br />
so sánh chuẩn Tukey được áp dụng trên giá<br />
trị trung bình của mỗi nhóm với mức ý nghĩa<br />
p ≤ 0,05.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Số 2/2017<br />
cao nhất (4%) trong khi cá đánh bắt vào thời<br />
điểm tháng 12 năm 2015 lại có hàm lượng<br />
lipid thấp nhất (2,57%). Hàm lượng lipid liên<br />
quan đến tập tính di cư và mùa sinh sản của<br />
cá, trong đó vào mùa sinh sản hàm lượng lipid<br />
trong cơ thịt thường thấp nhất [21]. Thời kỳ đẻ<br />
trứng của redfish được cho là từ tháng 8 đến<br />
tháng 11 của năm [22], gần với thời gian đánh<br />
bắt của nguyên liệu BQ1, có thể được giải<br />
thích cho kết quả khác biệt về hàm lượng lipid<br />
giữa các nguyên liệu.<br />
Kết quả phân tích chỉ số PV của nguyên liệu<br />
cho thấy mẫu thịt cá xay đã bảo quản đông 6<br />
tháng có PV cao nhất. Rõ ràng thời gian bảo<br />
quản đông càng dài thì PV càng tăng thể hiện<br />
mức độ oxy hóa lipid càng nhiều. Kết quả tương<br />
tự được chỉ ra cho thịt cá Threadfin bream xay<br />
nhỏ bảo quản đông ở -230C và cho thịt cá rô phi<br />
lê bảo quản đông ở -180C [11], [12].<br />
<br />
1. Chất lượng lipid của các nguyên liệu thịt<br />
vụn redfish xay<br />
Chất lượng lipid của 3 loại nguyên liệu<br />
redfish xay được thể hiện trong Bảng 1. Sự<br />
khác biệt có ý nghĩa về thành phần lipid tổng<br />
số ở các nguyên liệu thịt cá xay khác nhau cho<br />
thấy thời điểm đánh bắt ảnh hưởng đến thành<br />
phần hóa học cơ bản của cá redfish. Cá đánh<br />
bắt vào tháng 1 năm 2016 có hàm lượng lipid<br />
Bảng 1. Các chỉ số chất lượng lipid của ba loại nguyên liệu thịt vụn redfish xay<br />
<br />
a-c<br />
<br />
Lipid tổng số<br />
(%)<br />
<br />
Phospholipid<br />
(% lipid tổng số)<br />
<br />
PV<br />
(µmol/kg)<br />
<br />
TBARS<br />
(µmol/kg)<br />
<br />
FFA<br />
(mg/100g lipid)<br />
<br />
NLT<br />
<br />
4.0 ± 0.0a<br />
<br />
4.9 ± 0.3a<br />
<br />
7.3 ± 1.5a<br />
<br />
5.78 ± 1.3a<br />
<br />
14.3 ± 0.1a<br />
<br />
BQ1<br />
<br />
2.6 ± 0.1b<br />
<br />
6.6 ± 0.2b<br />
<br />
6.1 ± 3.6a<br />
<br />
8.4 ± 1.1b<br />
<br />
29.4 ± 0.8b<br />
<br />
BQ6<br />
<br />
3.4 ± 0.1c<br />
<br />
5.5 ± 0.1a<br />
<br />
16.5 ± 2.2b<br />
<br />
9.9 ± 0.4b<br />
<br />
30.6 ± 0.0b<br />
<br />
chỉ sự khác biệt có ý nghĩa (p