Một số vùng sinh thái Việt Nam và các giống lúa địa phương - Tập 1
lượt xem 8
download
Tài liệu Các giống lúa địa phương đang phổ biến tại một số vùng sinh thái Việt Nam - Tập 1 sẽ có ích đối với đông đảo bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và trồng trọt những giống lúa địa phương. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vùng sinh thái Việt Nam và các giống lúa địa phương - Tập 1
- CÁC GING LÚA
- A PHNG ANG PH BIN TI MT S VÙNG SINH THÁI VIT NAM Tập 1 Hà nội - 2005 Trung t©m Tµi nguyªn thùc vËt, ViÖn Khoa häc N«ng nghiÖp ViÖt Nam
- Lời nói đầu Trong những năm qua, nhờ chính sách “Đổi mới” cùng với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là những giống mới đã đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ở một số vùng, miền do tính chất đặc thù về sinh thái, khả năng kinh tế và truyền thống canh tác của cộng đồng nông dân, việc đưa những giống lúa cải tiến chịu thâm canh vào đã gặp nhiều khó khăn làm giảm hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp. Thực tiễn sản xuất ở những vùng sinh thái khó khăn, trình độ canh tác và đầu tư không cao thì những Giống Lúa địa phương có khả năng thích nghi cao với các điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán trồng trọt, văn hoá sử dụng ở địa phương lại tỏ rõ ưu thế và đóng vai trò chính trong việc đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ - “xoá đói” cho những vùng khó áp dụng giống cải tiến. Chính trong những Giống Lúa địa phương này, một số giống được coi là giống đặc sản vì nó là nguồn gen đặc hữu của địa phương có chất lượng cao, tiềm năng về giá trị hàng hoá lớn. Những giống này là nhân tố chính trong việc xây dựng thương hiệu nông sản. Hơn nữa, gần đây giống Lúa địa phương cũng được quan tâm đặc biệt trong việc thực hiện chính sách 3 tăng 3 giảm tiến tới xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha. Chính vì vậy việc tuyên truyền và giớii thiệu rộng các nguồn gen lúa địa phương có tiềm năng nói chung và các giống lúa đặc sản nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết của sản xuất. Tuy nhiên, cho tới nay việc nông dân tự chọn và để giống, phổ biến giống tốt – giống địa phương của mình cho cộng đồng xung quanh còn rất hạn chế, dẫn đến việc mất đi tác dụng “xoá đói”, “giảm nghèo”, “làm giàu” cho cộng đồng nông dân, trong khi Nhà nước “Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, lai tạo và sản xuất giống tốt, cung ứng cho nhu cầu sản xuất” (Trích Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005). Với mong muốn phổ biến lại những thông tin tới bạn đọc là bà con nông dân, cũng như những ai quan tâm có được những thông tin cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm nổi bật và nhược điểm chủ yếu của mỗi giống, trong cuốn sách nhỏ này chúng tôi lựa chọn một số giống lúa địa phương hiện đang được nông dân sử dụng phổ biến tại một số vùng sinh thái miền bắc Việt Nam. Nguồn gen lúa địa phương này đồng thời cũng đang được bảo tồn tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia với đầy đủ các thông tin lai lịch, mô tả và đánh giá của nông dân và các nhà nghiên cứu là nơi mợi người có thể tiếp cận và khai thác sử dụng các nguồn vật liệu đó. Chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ có ích đối với đông đảo bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và trồng trọt những giống lúa địa phương. Tuy nhiên do sự đa dạng và tính chất phức tạp của sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện thu thập và xử lý thông tin, nên chắc chắn sách còn nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứ và góp ý sửa chữa để nâng cao hiệu quả của sách. Chúng tôi chân thành cảm ơn Ông Đỗ Hữu Thiện Chánh văn phòng, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ông Michael Turner Cố vấn trưởng Hợp phần giống cây trồng, Chương trình hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp đã động viên khuyến khích và giới thiệu sách, cảm ơn các tác giả và cộng sự đã tích cực phối hợp để cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. TM. Ban biên tập 1
- Tên giống: Kháu khỉnh 1. Nguồn gốc • Tên gọi khác: Nếp gừng • Được trồng từ lâu đời tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Là giống lúa nếp nương địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính • Cây cao 135,4 cm. Phiến lá mầu xanh đậm, lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh. Bông to, dài 31 cm. Hạt thóc bầu, không có râu, vỏ trấu khía vàng và nhẵn, mỏ hạt mầu đỏ, mày đỏ, vỏ lụa mầu trắng. Khả năng đẻ nhánh mạnh, cây cứng trung bình.Chịu hạn, ít sâu bệnh. • Thời gian sinh trưởng khoảng 154 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng • Thời vụ: Gieo tháng 5, sau mưa đầu Hạ. • Thích hợp với chân đất trung bình, trồng được trên các sườn đồi dốc. Được sử dụng làm các loại bánh, làm sính lễ trong các tập tục của người Tày. 2
- Tên giống: Plau la 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Là giống nếp địa phương được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện nay đang được lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính • Cây cao 95,2 cm. Phiến lá màu xanh, lông trên bề mặt lá trung bình, góc lá ngang, cây cứng trung bình. Bông dài khoảng 26,8 cm. Hạt thóc to bầu, có râu, râu ngắn, màu nâu, mỏ hạt màu tím, màu vỏ trấu vàng hoặc khía vàng, lông trên vỏ trấu ngắn, mày hạt màu vàng rơm, vỏ lụa màu trắng, • Thời gian sinh trưởng 141 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng • Thời vụ: Thích hợp trong vụ mùa, gieo tháng 3, thu tháng 9. • Thích hợp trồng ở thung lũng. • Được sử dụng làm lương thực và làm các loại bánh cổ truyền. 3
- Tên giống: Khẩu nùa khao 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Là giống lúa nếp ruộng địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Cây cao 131,2 cm. Phiến lá mầu xanh đậm, độ phủ lông trên phiến lá trung bình, bẹ lá mầu xanh nhạt, góc lá đứng. Bông to, dài 29,2 cm. Hạt thóc to, tròn, không có râu, vỏ trấu vàng, nhẵn, mỏ hạt thóc mầu nâu, mày vàng, vỏ lụa mầu trắng. Khả năng đẻ nhánh trung bình, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chất lượng cơm ngon, có mùi thơm nhẹ. Thời gian sinh trưởng khoảng 133 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 5, cấy tháng 6 khi mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu hoạch vào tháng 11. Thích hợp với chân đất trung bình trên đất ruộng bậc thang. Được sử dụng làm các loại bánh, làm sính lễ trong các tập tục cổ truyền của người Tày. 4
- Tên giống: Nếp cẩm 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Là giống lúa nếp Cẩm ruộng địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Cây cao 125,4 cm. Phiến lá có sọc tím ở mép, độ phủ lông trên phiến lá trung bình, bẹ lá mầu tím, góc lá ngang. Bông trung bình, dài 22 cm. Hạt thóc bầu, dài, không có râu, vỏ trấu khía nâu, có lông ngắn trên vỏ trấu, mỏ hạt thóc mầu tím, mày vàng, vỏ lụa mầu tím. Khả năng đẻ nhánh trung bình, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng khoảng 130 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Được trồng vào vụ mùa, gieo tháng 6, cấy tháng 7 khi mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu hoạch vào tháng 11. Thích hợp với chân đất trung bình, đất vàn thấp. Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết và được sử dụng như một loại thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở. 5
- Tên giống: Nếp cẩm đen 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Là giống lúa nếp Cẩm nương địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Cây cao 133,3 cm. Phiến lá có sọc tím ở mép, lá nhẵn, bẹ lá có sọc tím, góc lá đứng. Bông to, dài 29,9 cm. Hạt thóc to, bầu, không có râu, vỏ trấu mầu tím, lông ngắn xuất hiện ở phần trên của hạt thóc, mỏ hạt thóc mầu tím, mày tím, vỏ lụa mầu tím. Khả năng đẻ nhánh mạnh, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, thích hợp với chân đất tốt, đất dốc. Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 120 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Được trồng vào vụ mùa, sau mưa đầu hạ, trồng theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt. Gieo tháng 5, thu hoạch vào tháng 10. Thích hợp với chân đất giầu dinh dưỡng. Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết và được sử dụng như một loại thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người dân tộc. 6
- Tên giống: Nếp cẩm 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Là giống lúa nếp Cẩm ruộng địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Cây cao …. cm. Phiến lá có sọc tím ở mép, lông trên phiến lá trung bình, bẹ lá có sọc tím, góc lá đứng. Bông ………….cm. Hạt thóc to, dài, có râu ngắn tong phần, râu mầu tím, vỏ trấu mầu tím, trên vỏ trấu có lông dài, mượt, mỏ hạt thóc mầu tím, mày tím, vỏ lụa mầu tím. Đẻ nhánh khoẻ, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, thích hợp với chân đất tốt, đất dốc. Thời gian sinh trưởng ……. ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Được trồng trên các chân ruộng bậc thang, ruộng vàn, trồng vào vụ mùa. Gieo tháng 5, cấy tháng 6 khi cây mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu hoạch vào tháng 10. Thích hợp với chân giầu dinh dưỡng. Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người Nùng. 7
- Tên giống: Nếp cẩm đen 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Bá thước, tỉnh Thanh Hoá. Là giống lúa nếp Cẩm nương địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Cây cao 132,8 cm. Phiến lá có sọc tím ở mép, trên phiến lá có phủ lông dầy, bẹ lá có sọc tím, góc lá ngang. Bông to, dài 30,8 cm. Hạt thóc to, dài (d/r=3,17), không có râu, vỏ trấu có khía tím, có lông ở phần trên vỏ trấu, mỏ hạt thóc mầu tím, mày tím, vỏ lụa mầu tím. Đẻ nhánh kém, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt. Thời gian sinh trưởng khoảng 121 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Được trồng trên các nương tốt và trung bình, trồng theo hình thức chọc lỗ tra hạt. Gieo tháng vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 10. Thích hợp với chân đất trung bình. Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người địa phương. 8
- Tên giống: Lúa cẩm 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Là giống lúa nếp Cẩm nương địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Cây cao 149,3 cm. Phiến lá mầu xanh, trên phiến lá có phủ lông dầy, mượt, bẹ lá mầu xanh, góc lá đứng. Bông to, dài 26,58 cm, hạt xếp thưa. Hạt thóc trung bình, có râu ngắn tong phần, râu mầu tím, vỏ trấu khía nâu, có lông ngắn trên vỏ trấu, mỏ hạt thóc mầu vàng, mày vàng, vỏ lụa mầu tím. Đẻ nhánh khoẻ, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt. Thời gian sinh trưởng dài khoảng 147 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Được trồng trên các nương tốt, trồng theo hình thức chọc lỗ tra hạt. Gieo tháng vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 11. Thích hợp với chân đất giầu dinh dưỡng. Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người Tày tại Đà Bắc và còn được coi là một vị thuốc bổ cho người già, phụ nữ mới sinh nở... 9
- Tên giống: Kháu cẩm pị 1. Nguồn gốc Tên gọi khác: Nếp cẩm Được trồng từ lâu đời tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Là giống lúa nếp nương địa phương chất lượng cao, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 150,4 cm. Phiến lá mầu xanh, có lông trên phiến lá, bẹ lá có sọc tím. Bông dài 32 cm, hạt thóc không có râu, vỏ trấu khía đen, lông trên vỏ trấu rậm, mỏ hạt mầu tím, mày tím, vỏ lụa mầu tím. Khả năng đẻ nhánh trung bình, cây yếu. Chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng là 158 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 5, sau mưa đầu Hạ. Thích hợp với chân đất giầu dinh dưỡng, nhiều mùn. Được sử dụng làm rượu, làm thuốc chữa một số bệnh như đường ruột... rất tốt cho các bà mẹ mới sinh con. 10
- Tên giống: Lọ đếp cẩm 1. Nguồn gốc Tên gọi khác: Nếp cẩm nương Được trồng từ lâu đời tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá. Là giống lúa nếp nương địa phương chất lượng cao, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 137,3 cm. Phiến lá mầu xanh nhạt, lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh, góc lá đứng. Bông to, dài 29,8 cm, hạt thóc có râu ngắn từng phần, râu màu vàng, vỏ trấu khía vàng, có lông ở phần trên của vỏ hạt thóc, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng, hạt thóc to, dài, cây cứng trung bình, khả năng đẻ nhánh cao, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng là 123 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 5, sau mưa đầu Hạ. Thích hợp với chân đất giầu dinh dưỡng, nhiều mùn. Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người dân tộc tại địa phương và còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh dạ dày... 11
- Tên giống: Dự nghển 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Là giống tẻ ruộng địa phương, được nông dân chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm hình thái Chiều cao cây 91 cm. Phiến lá mầu xanh, có lông trên phiến lá, bẹ lá mầu xanh. Bông dài khoảng 29,8 cm, dạng bông chụm. Hạt thóc nhỏ, bầu, có râu ngắn., râu màu vàng rơm, mỏ hạt màu vàng rơm, vỏ trấu màu vàng hoặc khía vàng, vỏ trấu có lông ngắn, mày màu vàng rơm, vỏ lụa màu trắng. Thời gian sinh trưởngkhoảng 153 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 5 cấy tháng 6 thu tháng 10. Thích hợp với vùng đát thịt nhẹ, bằng phẳng. 12
- Tên giống: Tám tức Tây Bắc 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại một số tỉnh vùng Tây bắc, miền Bắc Việt Nam. Đến nay còn tồn tại rất ít trong sản xuất. Là giống lúa thơm địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 149,8 cm. Phiến lá mầu xanh, lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh, góc lá đứng. Bông to, dài 30,8 cm, hạt thóc không có râu, vỏ trấu mầu nâu, trên vỏ trấu có lông dài, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng rơm, vỏ lụa hạt gạo mầu trắng, hạt thóc nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả năng đẻ nhánh cao. Năng suất trung bình, chất lượng nấu ăn thơm, ngon. Thời gian sinh trưởng là 152 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 6, cấy tháng 7, cấy khi cây mạ dượ ít nhất 1 tháng tuổi, thu vao cuối tháng 11. Là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thích hợp với chân ruộng vàn thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu. Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, thu hoạch không quá già, khi phơi chú ý phơi trong nắng nhẹ để giữ được mùi thơm, là sản phẩm hàng hoá giá trị cao. Sử dụng là lương thực hàng ngày và bán ra thị trường. 13
- Tên giống: Tám đen Hà Đông 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây. Là giống lúa thơm địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Đến nay còn tồn tại rất ít trong sản xuất Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 131,9 cm. Phiến lá mầu xanh, trên phiến lá có lông phủ trung bình, bẹ lá mầu xanh, góc lá đứng. Bông to trung bình, dài 26,4 cm, hạt thóc có râu dài toàn phần, râu hạt mầu vàng, vỏ trấu khía vàng, trên vỏ trấu có lông dài, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng rơm, vỏ lụa hạt gạo mầu trắng, hạt thóc nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả năng đẻ nhánh cao. Năng suất trung bình, chất lượng nấu ăn thơm, ngon Thời gian sinh trưởng là 150 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 6, cấy tháng 7, cấy khi cây mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu vào cuối tháng 11. Là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thích hợp với chân ruộng vàn thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu. Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, thu hoạch không quá già, khi phơi chú ý phơi trong nắng nhẹ để giữ được mùi thơm, là sản phẩm hàng hoá giá trị cao. Sử dụng làm lương thực hàng ngày và bán ra thị trường. 14
- Tên giống: Tám tròn Hải Dương 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại một số vùng thuộc tỉnh Hải Dương. Là giống lúa thơm địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Đến nay còn tồn tại rất ít trong sản xuất. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 159,2 cm. Phiến lá mầu xanh, phiến lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh, góc lá ngang, lá đòng nằm ngang. Bông to, dài 32,6 cm, hạt thóc không có râu, vỏ trấu mầu nâu, trên vỏ trấu có lông dài, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng rơm, vỏ gạo mầu trắng, hạt thóc nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả năng đẻ nhánh trung bình. Năng suất trung bình, chất lượng nấu ăn thơm, ngon Thời gian sinh trưởng là 150 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 6, cấy tháng 7, cấy khi cây mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu vào cuối tháng 11. Là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thích hợp với chân ruộng vàn thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu. Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, thu hoạch không quá già, khi phơi chú ý phơi trong nắng nhẹ để giữ được mùi thơm, là sản phẩm hàng hoá giá trị cao. Sử dụng làm lương thực hàng ngày và bán ra thị trường. 15
- Tên giống: Tám xoan Bắc Ninh 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại một số vùng thuộc tỉnh Bắc Ninh. Là giống lúa thơm địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Đến nay còn tồn tại rất ít trong sản xuất. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 146,6 cm. Phiến lá mầu xanh, phiến lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh, góc lá đứng, lá đòng nằm ngang. Bông to, dài 29,6 cm, hạt thóc có râu dài từng phần, vỏ trấu mầu nâu, trên vỏ trấu có lông ngắn, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng, vỏ gạo mầu trắng, hạt thóc nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả năng đẻ nhánh cao. Năng suất trung bình, chất lượng nấu ăn thơm, ngon Thời gian sinh trưởng là 150 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 6, cấy tháng 7, cấy khi cây mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu vào cuối tháng 11. Là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thích hợp với chân ruộng vàn thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu. Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, thu hoạch không quá già, khi phơi chú ý phơi trong nắng nhẹ để giữ được mùi thơm, là sản phẩm hàng hoá giá trị cao. Sử dụng làm lương thực hàng ngày và bán ra thị trường. 16
- Tên giống: Tám nghệ hạt đỏ 1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Là giống lúa địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Đến nay còn tồn tại rất ít trong sản xuất. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 157,2 cm. Phiến lá mầu xanh, phiến lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh, góc lá đứng, lá đòng nằm ngang. Bông to, dài 29,2 cm, hạt thóc có râu ngắn từng phần, vỏ trấu mầu nâu, trên vỏ trấu có lông ngắn, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng, vỏ gạo mầu trắng, hạt thóc nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả năng đẻ nhánh cao. Năng suất trung bình, chất lượng nấu ăn thơm, ngon Thời gian sinh trưởng là 150 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 6, cấy tháng 7, cấy khi cây mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu vào cuối tháng 11. Là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thích hợp với chân ruộng vàn thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu. Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, thu hoạch không quá già, khi phơi chú ý phơi trong nắng nhẹ để giữ được mùi thơm, là sản phẩm hàng hoá giá trị cao. Sử dụng làm lương thực hàng ngày và bán ra thị trường. 17
- Tên giống: Tám Xuân Đài 1. Nguồn gốc Tên gọi khác: Tám ấp bẹ Được trồng từ lâu đời tại các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Là giống lúa ruộng, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính Chiều cao cây: 144 cm. Phiến và bẹ lá mầu xanh, phiến lá có lông. Bông ngắn, hạt thon nhỏ, không có râu, vỏ trấu mầu nâu, mỏ hạt mầu vàng, mày vàng, vỏ lụa mầu trắng. Khi trỗ không thoát hoàn toàn (ấp bẹ). Khả năng đẻ nhánh mạnh, cây yếu dễ đổ. Năng suất trung bình. Chất lượng nấu ăn rất thơm, ngon. Phân bố hẹp tại một số vùng thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Thời gian sinh trưởng là 160 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng Thời vụ: Gieo tháng 6, cấy tháng 7 thu tháng 11. Là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, thích hợp với chân ruộng vàn thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu. Bón nhiều phân xanh, phân chuồng và thu hoạch không quá già để đạt chất lượng gạo thơm ngon và là sản phẩm hàng hóa giá trị cao. Sử dụng làm lương thực hàng ngày và bán ra thị trường 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự biến đổi thành phần hóa sinh của tỏi xuất xứ từ một số tỉnh miền Bắc Việt Nam trong quá trình chế biến tỏi đen
6 p | 73 | 6
-
Cây trồng ở Việt Nam và giới thiệu một số giống mới (1990-2000): Phần 1
75 p | 61 | 4
-
Điều tra thực trạng thành phần loài hải sâm phân bố ở một số vùng biển Việt Nam
6 p | 54 | 3
-
Đặc tính hóa sinh kế hộ phân theo tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ở hai huyện miền núi tỉnh An Giang
0 p | 46 | 3
-
Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục
13 p | 28 | 3
-
Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu mới nhập nội trong điều kiện vùng sinh thái ngoại thành Hà Nội
7 p | 37 | 3
-
Đánh giá tính ổn định của một số giống ngô triển vọng qua bốn vùng sinh thái
5 p | 40 | 3
-
Xây dựng mô hình canh tác sinh thái tổng hợp lúa - cá - vịt tại huyện Quảng Xương và huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 85 | 3
-
Kết quả chọn tạo giống đậu tương ĐTDH.02 cho vùng sinh thái Tây Nguyên
5 p | 7 | 2
-
Thành phần loài côn trùng bộ hai cánh (Diptera) tại một số vùng trồng cây ăn quả trọng điểm ở Việt Nam
6 p | 9 | 2
-
Phân lập và xác định vi khuẩn từ vùng sinh thái bản địa có khả năng đối kháng với Xanthomonas spp. gây bệnh đốm lá trên cây hoa hồng (Rosa spp.)
7 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của một số dòng lúa cỏ ở đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 16 | 2
-
Kết quả khảo nghiệm giống quýt QST1 chín sớm nhập nội ở các vùng sinh thái
10 p | 9 | 2
-
Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số giống đậu tương đen nhập nội
5 p | 53 | 1
-
Kết quả khảo nghiệm một số giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn, thích hợp cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ
0 p | 61 | 1
-
Nghiên cứu xác định tính thích ứng của 2 giống tằm lai lưỡng hệ tứ nguyên GQ1235 và GQ9312 ở các mùa vụ và vùng sinh thái miền Bắc - miền Trung
6 p | 40 | 1
-
Kết quả khảo nghiệm bổ sung kỹ thuật trồng rừng bạch đàn tại một số vùng sinh thái trọng điểm
9 p | 42 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn