TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 8-14<br />
<br />
XÂY DỰNG QUI TRÌNH MULTIPLEX PCR PHÁT HIỆN<br />
MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở LỢN<br />
Nguyễn Tuấn Anh1*, Nguyễn Thị Minh Tâm1, Trịnh Thị Thanh Huyền2,<br />
Ngô Quang Hưởng2, Phí Thị Thu Hiền2, Nguyễn Thị Hoàng2<br />
1<br />
<br />
Công Ty TNHH Công nghệ sinh học Khoa Thương, *ntanhbio@gmail.com<br />
2<br />
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai<br />
<br />
TÓM TẮT: Chúng tôi đã xây dựng thành công quy trình phát hiện ba loài vi khuẩn có khả năng gây tiêu<br />
chảy cấp ở lợn bao gồm Salmonella spp., Clostridium perfringens và E. coli ETEC trong bệnh phẩm, phân<br />
và mô ruột, dựa trên kỹ thuật multiplex PCR. Các thông số tối ưu cho quy trình bao gồm: nồng độ mồi cho<br />
từng đối tượng tương ứng là 350 nM (Salmonella spp.), 200 nM (C. perfringens), 200 nM<br />
(E. coli ETEC), 50 nM mồi chứng nội (Porcine β-actin), nhiệt độ lai là 61oC. Ngưỡng phát hiện của quy<br />
trình là 2,5103 bản sao/phản ứng cho cả ba đối tượng. Quy trình được kiểm tra trên một số mẫu sinh thiết<br />
ruột và phân lợn bị bệnh tiêu chảy, kết hợp so sánh với kit thương mại cho thấy có khả năng phát hiện<br />
chính xác ba loài vi khuẩn tương đương với kit thương mại với hệ số Kappa tương ứng được xác định là<br />
1,0; 0,45 và 0,56. Quy trình có khả năng phát triển thành một phương pháp chẩn đoán tiện lợi, nhanh<br />
chóng, đặc hiệu và chính xác; hơn nữa, có thể được sử dụng như một công cụ nghiên cứu dịch tễ học sự<br />
nhiễm những vi khuẩn này trong các quần thể lợn nuôi.<br />
Từ khóa: Clostridium perfringens, E. coli, Salmonella, multiplex PCR, bệnh tiêu chảy.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Bệnh tiêu chảy là một trong những vấn đề<br />
quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn, gây nhiều<br />
tổn thất kinh tế, bệnh đe dọa nhóm lợn sơ sinh<br />
dưới 7 ngày tuổi với tỷ lệ chết có thể lên tới<br />
100%. Ở lợn trưởng thành, bệnh thường tự khỏi<br />
nếu được chăm sóc tốt nhưng trong trường hợp<br />
lợn mẹ mang mầm bệnh, đàn con có thể bị lây<br />
nhiễm, tiêu chảy và tử vong trong thời gian<br />
ngắn do không có sức kháng bệnh.<br />
Bệnh có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng<br />
gây ra với triệu chứng tương tự nhau. Trong số<br />
các vi khuẩn có khả năng gây tiêu chảy cấp,<br />
Clostridium perfringens, Escherichia coli<br />
(ETEC) và Salmonella spp. là những đối tượng<br />
được quan tâm, chúng được tìm thấy trong<br />
những trường hợp lợn bị các bệnh về dạ dày,<br />
ruột. Clostridium perfringens là vi khuẩn Gram<br />
(+), hình thành bào tử, kị khí, thường có trong<br />
đất, nước thải và đường ruột của người và động<br />
vật. Clostridium perfringens được chia thành<br />
năm typ, từ A đến E, dựa trên khả năng sản xuất<br />
bốn loại độc tố là độc tố α (CPA), độc tố β<br />
(CPB), độc tố epsilon (ETX) và độc tố iota (IA)<br />
[6]. E. coli ETEC (Enterotoxigenic E. coli) là<br />
một tác nhân đáng lưu ý bởi tạo ra cả hai loại độc<br />
tố ổn nhiệt và nhạy nhiệt, được mã hóa bởi gene<br />
8<br />
<br />
ST và LT [10], gây triệu chứng tiêu chảy nghiêm<br />
trọng ở lợn mới sinh và lợn cai sữa [2, 3]. Các<br />
chủng E. coli không gây bệnh vẫn hiện diện<br />
trong đường ruột của động vật khỏe mạnh nên<br />
cần phân biệt giữa E. coli và E. coli ETEC [1, 5].<br />
Salmonella spp. là một trong những tác nhân gây<br />
tiêu chảy phổ biến ở lợn trưởng thành, trong đó,<br />
hai chủng Salmonella chủ yếu gây bệnh là S.<br />
choleraesuis và S. typhimurium, chiếm hơn 65%<br />
tình trạng nhiễm Salmonella ở lợn. Có khoảng<br />
200 gene độc tồn tại ở Salmonella, trong đó gene<br />
invA có vai trò quan trọng trong quá trình xâm<br />
nhiễm của Salmonella vào thể chủ [8, 12].<br />
Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam<br />
và trên thế giới nhằm vào những vi khuẩn này<br />
với nhiều mục đích khác nhau. Nguyễn Tuyên<br />
Quang (2007) [14] nghiên cứu xác định các yếu<br />
tố gây bệnh của E. coli với tiêu chảy ở lợn con,<br />
cho thấy, chủng E. coli ETEC phân lập được có<br />
tỷ lệ khác nhau về năm tổ hợp yếu tố gây bệnh<br />
là LT+STa+K88+Hly+ (52,2%), LT+STa+STb<br />
+K88+Hly-(11,1%), STa+K99+(17,2%), STa+<br />
STb+(3,3%) và STb (15,7%). Kim et al. (2010)<br />
[7] đã nghiên cứu 122 mẫu phân lợn tiêu chảy<br />
từ 55 trang trại ở Hàn Quốc cho thấy có đến 114<br />
mẫu E. coli thuộc nhóm ETEC, chứa gene K88,<br />
K99, K987P, LT, STa và STb. Kết quả khẳng<br />
<br />
Nguyen Tuan Anh et al.<br />
<br />
định E. coli ETEC liên quan chặt chẽ đến tiêu<br />
chảy ở lợn con. Lin et al. (2004) [9] nghiên cứu<br />
tần số xuất hiện các gene độc tố ở<br />
C. perfringens bằng kỹ thuật multiplex PCR với<br />
kết quả cpa (98,2%), cpb (31,0%), cpb2<br />
(46,0%), cpe (18,6%). Nguyễn Cảnh Tự và nnk.<br />
(2010) [15] cho thấy số lượng và tỷ lệ các<br />
chủng Salmonella có các yếu tố gây bệnh và<br />
độc lực mạnh phân lập được từ lợn bị tiêu chảy<br />
cao hơn rất nhiều so với ở lợn không bị tiêu<br />
chảy. Mtshali et al. (2012) [11] đã phát hiện<br />
E. coli, C. perfringens và Salmonella spp. từ<br />
phân động vật tại vườn thú quốc gia Nam Phi<br />
bằng kỹ thuật multiplex PCR.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng<br />
quy trình phát hiện đồng thời ba tác nhân gây<br />
bệnh là C. perfringens, E. coli ETEC và<br />
Salmonella spp. trong các mẫu bệnh thu từ lợn<br />
nghi nhiễm dựa trên phương pháp multiplex<br />
PCR. Đối tượng nhân bản của multiplex PCR là<br />
<br />
các gene độc lực Cpa đối với C. perfringens, STa<br />
cho E. coli ETEC và inv cho Salmonella spp.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Mẫu phân, mô ruột non của lợn con sơ sinh<br />
nghi nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở khu<br />
vực Đồng Nai được thu thập trong khoảng thời<br />
gian từ 06/2010 đến 11/2012.<br />
Các chủng vi khuẩn sử dụng bao gồm<br />
Salmonella typhimurium (ATCC 29946),<br />
Escherichia coli ETEC (ATCC 35401). Đối với<br />
Clostridium perfringens, gene Cpa của mẫu vi<br />
khuẩn thu thập từ thực địa được tạo dòng vào<br />
plasmid pBluescript II SK (+) (Stratagene) và<br />
plasmid tái tổ hợp được đặt tên là pBlueC. perfringens.<br />
Mồi sử dụng trong nghiên cứu do công ty<br />
IDT (Integrated DNA Technologies, Hoa kỳ)<br />
cung cấp.<br />
<br />
Bảng 1. Trình tự mồi được sử dụng trong nghiên cứu<br />
Tên<br />
<br />
Gene/Chủng<br />
<br />
SA-F<br />
Inv, Salmonella spp.<br />
SA-R<br />
EC-F<br />
STa, E. coli ETEC<br />
EC-R<br />
CL-F<br />
Cpa, C. perfringens<br />
CL-R<br />
IC-F<br />
Porcine β-actin<br />
IC-R<br />
<br />
Trình tự (5’→3’)<br />
ATAAACTTCATCGCACCGTCA<br />
TACTTAACAGTGCTCGTTTAC<br />
CAACTGAATCACTTGACTCTT<br />
TTAATAACATCCAGCACAGG<br />
GCTAATGTTACTGCCGTTGA<br />
ACCCTCTGATACATCGTGTAAG<br />
ATCCTCACGGAGCGGGGCTAC<br />
TGCCCGACACCTACCCAGGAAG<br />
<br />
Xử lý bệnh phẩm: Mẫu phân, 1-2 g (rắn)<br />
hoặc 1-2 ml (lỏng) được hòa trong 5-7 ml PBS<br />
1X, gạt phần dịch nổi vào falcon 15 ml. Ly tâm<br />
2.800 x g trong 2 phút, thu 1,5 ml dịch nổi và li<br />
tâm tiếp ở 12.000 x g trong 20 phút, thu cặn.<br />
Hòa cặn trong 100 µl SDS 3%. Mẫu sinh thiết<br />
ruột lợn, 50 mg, được cắt nhỏ trong dung dịch<br />
SDS 3%, vortex mạnh trong 10-15 giây và ủ ở<br />
nhiệt độ 65oC trong 20 phút. Mẫu xử lý có thể<br />
được sử dụng để tách chiết DNA hoặc bảo quản<br />
ở -20oC.<br />
Tách chiết DNA: DNA bộ gene của vi khuẩn<br />
từ mẫu phân và mẫu sinh thiết đã xử lý được tách<br />
chiết theo phương pháp phenol: chloroform:<br />
isoamylalcohol (PCA) hoặc Boom [5].<br />
<br />
Sản phẩm<br />
(bp)<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
<br />
570<br />
<br />
Lei et al., 2008<br />
<br />
158<br />
<br />
Bosworth et al.,<br />
1997<br />
<br />
327<br />
<br />
Das et al., 2009<br />
<br />
243<br />
<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
Multiplex PCR: DNA sau khi tách chiết<br />
được nhân bản trong phản ứng multiplex PCR.<br />
Hỗn hợp phản ứng multiplex PCR bao gồm 1U<br />
h-Taq DNA polymerase (Solgent), 200 µM<br />
dNTPs, 2 mM MgCl2, 1X PCR buffer, 200 nM<br />
mồi CL-F/R, 200 nM mồi EC-F/R, 350 nM mồi<br />
SA-F/R, 50 nM mồi chứng nội IC (Porcine<br />
β-actin) và 5 µl DNA tách chiết trong tổng thể<br />
tích phản ứng là 25 µl. Chu trình nhiệt cho phản<br />
ứng PCR: 15 phút ở 95oC, 40 chu kỳ lặp lại<br />
gồm 30 giây ở 94oC, 30 giây ở 61oC và 30 giây<br />
ở 72oC, và 6 phút ở 72oC. Sản phẩm nhân bản<br />
được phân tích qua điện di trên gel agarose 2%<br />
với thang phân tử 100 bp (Solgent).<br />
<br />
9<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 8-14<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Xây dựng qui trình multiplex PCR<br />
Vật liệu sinh học là DNA bộ gene và<br />
plasmid tái tổ hợp từ 3 chủng vi khuẩn C.<br />
perfringens, E. coli ETEC và S. typhimurium.<br />
Số lượng bản sao vi khuẩn/µl được tính toán<br />
dựa trên công thức: Số lượng bản sao = (lượng<br />
DNA (ng) 6.022.1023)/(kích thước 1.109 <br />
650) [13]. Chúng tôi sử dụng ba tổ hợp với tỷ lệ<br />
1:1:1 của ba vi khuẩn tương ứng với ba nồng độ<br />
(bản sao/µl ) là 5102 bản sao/µl, 5104 bản<br />
sao/µl và 5106 bản sao/µl. Chứng nội trong<br />
phản ứng multiplex PCR là một trình tự gene<br />
β-actin lợn được nhân bản với cặp mồi IC-F/R.<br />
Kết quả ở hình 1 cho thấy, các sản phẩm<br />
nhân bản trong phản ứng monoplex PCR với<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
từng vi khuẩn có kích thước phù hợp với kích<br />
thước dự kiến, 570 bp đối với S. typhimurium,<br />
158 bp đối với E. coli (ETEC), 327 bp cho<br />
C. perfringens và 243 bp cho chứng nội. Các<br />
sản phẩm nhân bản, kiểm tra bằng giải trình tự,<br />
phù hợp với các trình tự gene tương ứng đã<br />
công bố (kết quả không trình bày ở đây).<br />
Tuy nhiên, phản ứng multiplex PCR có hiệu<br />
quả nhân bản không đồng đều trên bốn gene<br />
mục tiêu ở các nồng độ vi khuẩn trung bình và<br />
thấp, 5102 và 5104 bản sao/µl, trong đó sản<br />
phẩm nhân bản gene chứng nội luôn chiếm ưu<br />
thế (hình 1A).<br />
Từ đây, chúng tôi tối ưu hóa hai thông số là<br />
nồng độ các cặp mồi và nhiệt độ lai của phản<br />
ứng PCR.<br />
C<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm monoplex PCR và multiplex PCR<br />
từ 3 tổ hợp DNA 3 vi khuẩn ở các nồng độ khác nhau<br />
1. Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5102 bản sao/µl; 2. Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5104 bản<br />
sao/µl; 3. Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5106 bản sao/µl; 4. DNA tách chiết từ mẫu phân âm tính với<br />
3 vi khuẩn đang khảo sát; A. Phản ứng PCR multiplex; B và C là phản ứng PCR monoplex cho từng vi khuẩn.<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR với các nồng độ mồi SA-F/R (Salmonella spp.) khác nhau<br />
1. Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5102 bản sao/µl; 2. Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5104 bản<br />
sao/µl; 3. Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5106 bản sao/µl; 4. DNA tách chiết từ mẫu phân âm tính với<br />
3 vi khuẩn khảo sát.<br />
<br />
Nồng độ mồi chứng nội IC-F/R được khảo<br />
sát theo xu hướng giảm, 200, 150, 100, và 50<br />
nM/phản ứng. Trong khi đó, nồng độ mồi đặc<br />
hiệu cho C. perfringens và Salmonella spp., CL10<br />
<br />
F/R và SA-F/R, được khảo sát theo theo hướng<br />
tăng dần, 200, 250, 300 và 350 nM. Kết quả ở<br />
hình 2 cho thấy, ở nồng độ mồi SA-F/R (350<br />
nM) là tốt nhất, kết quả nồng độ mồi CL-F/R<br />
<br />
Nguyen Tuan Anh et al.<br />
<br />
được chọn là 200 nM (không thể hiện ở đây).<br />
<br />
vi khuẩn với nồng độ khác nhau. Kết quả ở hình<br />
3 cho thấy, nhiệt độ 61,4oC cho hiệu quả nhân<br />
bản tốt nhất, thể hiện rõ nhất ở mẫu có nồng độ<br />
vi khuẩn thấp, chúng tôi chọn nhiệt độ lai là 61oC<br />
cho quy trình multiplex PCR.<br />
<br />
Nhiệt độ lai cho phản ứng multiplex PCR<br />
được khảo sát trong khoảng từ 55-65oC bao gồm:<br />
55,0; 55,8; 57,1; 58,9; 61,4; 63,3; 64,5 và 65,0<br />
o<br />
C. Khảo sát được lập lại ba lần với ba hỗn hợp<br />
<br />
Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm PCR với các nhiệt độ lai khác nhau<br />
Lần 1: Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5102 bản sao/µl; lần 2: Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ<br />
5104 bản sao/µl; lần 3: Hỗn hợp DNA 3 vi khuẩn ở nồng độ 5106 bản sao/µl.<br />
<br />
Ngưỡng phát hiện của quy trình multiplex<br />
PCR được xác định bằng cách sử dụng hỗn hợp<br />
3 vi khuẩn có nồng độ 5105 bản sao/µl, pha<br />
loãng bậc 10 đến nồng độ thấp nhất là 5100<br />
bản sao/µl, bổ sung vào dịch phân và dịch mô<br />
âm tính. DNA tách chiết từ 2 lô chất nền này<br />
được nhân bản với phản ứng multiplex PCR đã<br />
tối ưu hóa. Kết quả ở hình 4 cho thấy, tín hiệu<br />
dương tính ổn định ở nồng độ 5102 bản sao/µl<br />
(giếng 4 và 10) ở hai lần thí nghiệm trên dịch<br />
phân (mẫu 1-6) và dịch mô (mẫu 7-12). Như<br />
vậy, ngưỡng phát hiện của phản ứng multiplex<br />
PCR được xác định là 5102 bản sao/µl.<br />
<br />
Ngưỡng phát hiện của quy trình multiplex<br />
PCR<br />
<br />
Hình 4. Kết quả PCR từ hỗn hợp DNA 3 vi<br />
khuẩn ở các nồng độ khác nhau<br />
Giếng 1, 7: 5105 bản sao/µl; giếng 2, 8: 5104 bản<br />
sao/µl; giếng 3, 9: 5103 bản sao/µl; giếng 4, 10:<br />
5102 bản sao/µl; giếng 5, 11: 5101 bản sao/µl;<br />
giếng 6, 12: 5100 bản sao/µl.<br />
<br />
Kiểm tra quy trình multiplex PCR phát hiện<br />
đồng<br />
thời<br />
Clostridium<br />
perfringens,<br />
Escherichia coli (ETEC) và Salmonella spp.<br />
với kit thương mại<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả so sánh qui trình multiplex PCR vi khuẩn với kit thương mại real-time PCR<br />
So sánh kit phát<br />
hiện vi khuẩn<br />
<br />
Kit C<br />
(+)<br />
(-)<br />
<br />
Kit<br />
multiplex<br />
PCR<br />
<br />
(+)<br />
<br />
15<br />
<br />
0<br />
<br />
(-)<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
17<br />
(94%)<br />
<br />
1<br />
(6%)<br />
0,45<br />
<br />
Tổng<br />
Hệ số kappa (κ)<br />
<br />
Tổng<br />
15<br />
(83%)<br />
3<br />
(17%)<br />
18<br />
<br />
Kit E<br />
(+)<br />
<br />
(-)<br />
<br />
9<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
9<br />
(50%)<br />
<br />
9<br />
(50%)<br />
0,56<br />
<br />
Tổng<br />
13<br />
(72%)<br />
5<br />
(28%)<br />
18<br />
<br />
Kit S<br />
(+)<br />
<br />
(-)<br />
<br />
12<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
12<br />
(67%)<br />
<br />
6<br />
(33%)<br />
1,0<br />
<br />
Tổng<br />
12<br />
(67%)<br />
6<br />
(33%)<br />
18<br />
<br />
C. Kit C. perfringens; E. Kit E. coli ETEC; S. Kit S. typhimurium (Labhoo).<br />
<br />
11<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 8-14<br />
<br />
Thử nghiệm được tiến hành trên một số mẫu<br />
chứng đại diện đã biết trước nồng độ và mẫu<br />
thực địa. Do không có kit thương mại tương<br />
đương nên chúng tôi sử dụng các kit real-time<br />
PCR (Labhoo) cho từng tác nhân vi khuẩn. Kết<br />
quả ở bảng 2 cho thấy, quy trình multiplex PCR<br />
vi khuẩn xây dựng trong nghiên cứu này có khả<br />
năng phát hiện C. perfringens, E. coli ETEC và<br />
<br />
Salmonella spp. tương đương với kit thương<br />
mại. Hệ số kappa nhận được cho thấy sự đồng<br />
thuận vừa phải đối với kit C (C. perfringens) và<br />
kit E (E. coli ETEC) và đồng thuận rất tốt đối<br />
với kit S (Salmonella spp.).<br />
Thử nghiệm quy trình multiplex PCR vi<br />
khuẩn trên mẫu thực địa<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm quy trình multiplex PCR vi khuẩn trên mẫu thực địa<br />
Tình trạng nhiễm/mẫu<br />
C. perfringens<br />
E. coli ETEC<br />
S. typhimurium<br />
C. perfringens và E. coli ETEC<br />
E. coli ETEC và S. typhimurium.<br />
C. perfringens và Salmonella spp.<br />
C. perfringens, E. coli ETEC và S. typhimurium<br />
Âm tính<br />
Kết quả thử nghiệm quy trình multiplex<br />
PCR vi khuẩn trên 100 mẫu chọn ngẫu nhiên từ<br />
lợn nghi nhiễm bao gồm cả phân và mô lợn sơ<br />
sinh và cai sữa cho thấy, tỷ lệ nhiễm<br />
C. perfringens rất cao (53%) (bảng 3). Kết quả<br />
giải trình tự một số mẫu đại diện (không thể<br />
hiện ở đây) cho thấy các mẫu này đều phù hợp<br />
với kết quả PCR.<br />
Tuy nhiên, do các mẫu sử dụng trong<br />
nghiên cứu này chỉ nhằm phục vụ việc xây<br />
dựng và đánh giá quy trình multiplex PCR nên<br />
mẫu chọn không đại diện cho tình hình dịch tễ<br />
học bệnh nhiễm này ở địa phương.<br />
<br />
Số mẫu<br />
53% (53/100)<br />
4% (4/100)<br />
5% (5/100)<br />
2% (2/100)<br />
2% (2/100)<br />
4% (4/100)<br />
2% (2/100)<br />
28% (28/100)<br />
cho chúng tôi nguồn mẫu thực địa dùng trong<br />
nghiên cứu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1<br />
<br />
Abu S. M. R., El-Essawy A. K., Abu S. H.<br />
M., Ibrahim S. A., Roshdy R. A., 2006.<br />
Validity of multiplex PCR as an emerging<br />
technique for diagnosis of enterotoxigenic<br />
Escherichia coli. Egypt. J. Med. Lab. Sci,<br />
15(1): 1-8.<br />
<br />
2<br />
<br />
Ahsani M. R., Mohammadabadi M. R.,<br />
Shamsaddini M. B., 2010. Clostridium<br />
perfringens isolate typing by multiplex<br />
PCR. J. Ven. Anim. Toxins Trop. Dis.,<br />
16(4): 573-578.<br />
<br />
3<br />
<br />
Blanco M., Blanco J. E., Gonzales E. A.,<br />
Mora A., Jansen W., Gomes T. A., Zerbini<br />
L. F., Yano T., de Castro A. F., Blanco J.,<br />
1997. Genes coding for enterotoxins and<br />
verotoxins in porcine Escherichia coli<br />
strains belonging to different O:K:H<br />
serotypes:<br />
relationship<br />
with<br />
toxic<br />
phenotypes. J. Clin. Microbiol., 35(11):<br />
2958-2963.<br />
<br />
4<br />
<br />
Boom R., Sol C. J., Salimans M. M., Jansen<br />
C. L., Wertheim-van Dillen P. M., van der<br />
Noordaa J., 1990. Rapid and simple method<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Quy trình multiplex PCR xây dựng trong<br />
nghiên cứu này có thể được sử dụng để phục vụ<br />
cho chẩn đoán và nghiên cứu dịch tễ học bệnh<br />
tiêu chảy cấp trên lợn nuôi do vi khuẩn. Trong<br />
lĩnh vực thú y, quy trình có ưu điểm là thời gian<br />
xét nghiệm nhanh và cho kết quả chính xác.<br />
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn<br />
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai,<br />
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh<br />
Đồng Nai, Công ty TNHH CNSH Khoa Thương<br />
đã giúp đỡ chúng tôi về kinh phí và thiết bị để<br />
thực hiện nội dung này. Xin cảm ơn các hộ chăn<br />
nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã cung cấp<br />
12<br />
<br />