intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng và phát triển kĩ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp, qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các kĩ năng được hình thành thông hoạt động khởi nghiệp của sinh viên đạt hiệu quả chưa cao. Từ những vấn đề đó nhóm nghiên cứu phân tích và nêu ra một số kiến nghị để góp phần xây dựng và phát triển kĩ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp tại trường Đại học Luật, Đại học Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng và phát triển kĩ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp, qua thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế

  1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CHO SINH VIÊN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP, QUA THỰC TIỄN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ BUILDING AND DEVELOPING SKILLS FOR STUDENTS THROUGH START- UP ACTIVITIES AND PRACTICE AT UNIVERSITY OF LAW, HUE UNIVERSITY Trần Thị Thu Hiền Nguyên Chí Công Nguyễn Trần Đức Anh TÓM TẮT: Tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế hoạt động khởi nghiệp luôn được khuyến khích. Trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các hoạt động khởi nghiệp qua đó hình thành các kĩ năng cho sinh viên của mình. Tuy nhiên, thực tế các kĩ năng được hình thành thông hoạt động khởi nghiệp của sinh viên đạt hiệu quả chưa cao. Từ những vấn đề đó nhóm nghiên cứu phân tích và nêu ra một số kiến nghị để góp phần xây dựng và phát triển kĩ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp tại trường Đại học Luật, Đại học Huế. Từ khóa: Khởi nghiệp, hoạt động khởi nghiệp, kĩ năng. ABSTRACT: At the University of Law, Hue University, start-up activities are always encouraged. The University always creates favorable conditions for students to access entrepreneurship activities thereby forming skills for their students. However, in fact, the skills formed through the start-up activities of students are not highly effective. From those issues, the research team analyzes and makes some recommendations to contribute to building and developing students' skills through entrepreneurship activities at the University of Law, Hue University. Keywords: Start-up, start-up activities, skills. 1. Đặt vấn đề Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong thế hệ trẻ của Việt Nam đặc biệt là cộng đồng sinh viên. Tại các trƣờng đại học nói chung và Trƣờng Đại học  Sinh viên Luật Kinh tế K42A Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế ; hienlaw309@gmail.com  Sinh viên Luật Kinh tế K42E Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; nchicong2502@gmail.com  Sinh viên Luật kinh tế K44D Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; ducanh.qnam@gmail.com 335
  2. Luật, Đại học Huế nói riêng, hoạt động khởi nghiệp luôn đƣợc Nhà trƣờng quan tâm với các phƣơng thức tổ chức khác nhau nhằm mục đích nâng cao kĩ năng cho sinh viên của mình. Các buổi workshop, cuộc thi về khởi nghiệp đƣợc thành lập và tổ chức thƣờng xuyên tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế nhƣ “HUL BUSINESS INNOVATION HACKATHON” qua các năm;… nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, cũng nhƣ hình thành các kĩ năng cần thiết của hoạt động khởi nghiệp. Tuy nhiên, thực tế các kĩ năng đƣợc hình thành thông hoạt động khởi nghiệp của sinh viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế hiệu quả chƣa cao. Nhiều sinh viên trẻ, năng động và có đam mê khởi nghiệp của trƣờng còn loay hoay lựa chọn các kĩ năng phù hợp để phát triển bản thân, dẫn đến lãng phí nhiều thời gian, nguồn lực và công sức trong khi điều kiện, tiềm năng có rất nhiều.1 Chính vì vậy, việc đánh giá một cách nghiêm túc các kĩ năng đƣợc xây dựng trên hoạt động khởi nghiệp của sinh viên từ thực tiễn tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế cũng nhƣ đƣa ra các nhóm kiến nghị hoàn thiện nâng cao những kĩ năng thông qua hoạt động khởi nghiệp là một vấn đề thiết yếu và quan trọng. 2. Những kĩ năng đƣợc xây dựng và phát triển cho sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp 2.1. Kĩ năng gọi vốn đầu tư Nguồn vốn luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất để thực hiện dự án khởi nghiệp. Một điều hiển nhiên là bản thân các sinh viên trẻ, rất khó khăn để có thể có đƣợc nguồn vốn đủ lớn để duy trì cũng nhƣ phát triển dự án khởi nghiệp. Do đó, việc tận dụng đƣợc sự đầu tƣ từ những ngƣời khác sẽ luôn là chìa khóa tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Chính điều này đặt ra một yêu cầu quan trọng đối với các sinh viên khi thực hiện dự án khởi nghiệp là họ cần phải có đƣợc kĩ năng để gọi vốn đầu tƣ. Vậy kĩ năng để gọi vốn đầu tƣ là gì? Kĩ năng gọi vốn đầu tƣ nói một cách ngắn gọn là kĩ năng để thuyết phục ngƣời khác bỏ tiền ra để đầu tƣ cho dự án kinh doanh của mình. 1 Trung tâm thực hành luật và Khởi nghiệp (2020), Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 336
  3. Để có thể xây dựng đƣợc nền tảng cơ bản về kĩ năng gọi vốn đầu tƣ thì ta cần phải nắm vững 3 nhóm kĩ năng quan trọng sau đây: Một là kĩ năng hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Kĩ năng này yêu câu các sinh viên khởi nghiệp phải xây dựng đƣợc một kế hoạch hợp lý để trình bày cho các nhà đầu tƣ về phƣơng hƣớng sử dụng nguồn vốn đầu tƣ để sinh ra lợi nhuận. Sự quan trọng của kĩ năng này đến từ yếu tố tâm lý thông thƣờng của các nhà đầu tƣ, một điều tất yếu là họ sẽ không bỏ tiền ra cho bất kì ai mà không mang lại hiểu quả cho họ. Nếu một ngƣời đến để gọi vốn đầu tƣ mà bản thân họ còn không biết sử dụng nguồn vốn nhƣ thế nào thì làm sao các nhà đầu tƣ có thể yên tâm giao tiền cho họ đƣợc. Hai là kĩ năng nắm bắt thông tin. Kĩ năng này đòi hỏi các sinh viên cần phải nhận thức đƣợc thị trƣờng cũng nhƣ nghiên cứu rõ ràng về những nơi mà mình đến để gọi vốn đầu tƣ. Trƣớc hết, việc nghiên cứu là để nắm bắt đƣợc vị trí của họ trong thị trƣờng thông qua đó biết đƣợc ƣu thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của họ có gì nổi trội hơn so với các công ty trên cùng thị trƣờng. Sau đó tận dụng những hiểu biết về các nhà đầu tƣ để cho họ những thông tin hữu ích nhất mà họ muốn nghe. Ba là kĩ năng thuyết phục. Kĩ năng này liên quan mật thiết với hai kĩ năng kể trên khi ở đây các sinh viên cần hiểu rõ đƣợc những gì mình đang trình bày, họ phải có định hƣớng rõ ràng về những gì mình muốn truyền đạt, hƣớng đến những vấn đề mà các nhà đầu tƣ quan tâm nhất, thuận lợi thuyết phục đƣợc họ bỏ tiền ra để đầu tƣ cho dự án khởi nghiệp của mình. Đây đƣợc đánh giá là một trong những kĩ năng lợi thế của sinh viên luật. Quá trình này là một quá trình lâu dài, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Do đó, tính kiên trì là một trong những đức tính quan trọng nhất khi rèn luyện kĩ năng này. 2.2. Kĩ năng quản lý Đƣợc xem nhƣ một trong những yêu cầu xuyên suốt dành cho những sinh viên nằm trong dự án khởi nghiệp ngay từ những giai đoạn đầu tiên khi mới thực hiện hoạt động khởi nghiệp. Kĩ năng quản lý đƣợc hiểu là sự vận dụng kiến thức, các kĩ năng liên quan của ngƣời quản lý trong việc quản lý công việc cũng nhƣ nhân sự trong các dự án khởi nghiệp. Để có thể nắm đƣợc kĩ năng quản lý thì có một số phạm trù ta cần nắm rõ nhƣ sau: 337
  4. Một là kĩ năng quản lý công việc. Quản lý không chỉ nằm ở phạm trù công việc của toàn bộ dự án mà nó còn là sự quản lý công việc của chính bản thân mỗi sinh viên. Đầu tiên, muốn có kĩ năng quản lý công việc của dự án thì yêu cầu trƣớc hết là sinh viên phải có một lƣợng kiến thức sâu rộng và tổng quát về những công việc đang đƣợc vận hành, cộng với một tƣ duy liên kết chặc chẽ các công việc lại với nhau thành một hệ thống thông qua đó nhìn nhận đƣợc những tác động của từng giai đoạn công việc đối với hiệu suất thực hiện tiến độ dự án. Còn về yếu tố quản lý công việc của bản thân sinh viên thì lại là một phạm trù hẹp hơn tuy nhiên cũng không kém phần quan trọng khi họ phải phân phối đƣợc quỹ thời gian của công việc, phân chia đƣợc số lƣợng công việc và cân bằng giữa hoạt động trong các dự án khởi nghiệp cũng nhƣ giữ vững đƣợc lƣợng kiến thức cần nắm trong chƣơng trình đào tạo. Qua đó, hƣớng đến mục đích giữ vững sự ổn định trong công tác thực hiện dự án khởi nghiệp đồng thời đạt đƣợc hiệu quả tối đa trong công việc học tập theo đúng chƣơng trình đào tạo tại trƣờng. Hai là kĩ năng quản lý nhân lực. Phạm trù nhân lực sẽ đƣợc hiểu là tất cả các sinh viên trong nhóm thực hiện dự án khởi nghiệp cũng nhƣ các các nhân tố hợp tác trong dự án. Kĩ năng này không chỉ đòi hỏi sự phân công công việc, giám sát nhân lực một cách hiệu quả, mà còn đòi hỏi đƣợc sự động viên, thấu đáo cũng nhƣ góc nhìn đa chiều từ những ngƣời quản lý trong hoạt động của dự án. Thông qua đó giữ đƣợc sự tƣơng tác toosgt với các thành viên trong dự án, đảm bảo hạn chế đƣợc tối đa những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Từ đó, nâng cao khả năng phối hợp giữa các thành viên trong việc thực hiện công việc cũng nhƣ tạo dựng đƣợc sự tin tƣởng và thúc đẩy sự hoạt động tối đa về công suất của nguồn nhân lực trong dự án. 3. Thực tiễn trong việc xây dựng và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp 3.1. Thành tựu trong trong việc xây dựng và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2018-2020, quá trình xây dựng và phát triển các kĩ năng thông qua hoạt động khởi nghiệp của sinh viên tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng đã ít nhiều đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Thông qua các hoạt động khởi nghiệp, nhiều kĩ năng thiết yếu và bổ yếu mà xét về vấn đề lý luận và thực tiễn đều đƣợc xây dựng và phát triển, nhƣ kĩ năng gọi vốn 338
  5. đầu tƣ; kĩ năng quản lý; các kĩ năng khác gắn liền với đời sống sinh viên đã đƣợc hình thành và phát triển tốt; hình thành cách thức xem xét, giải quyết, từ đó đƣa ra một số ý tƣởng khởi nghiệp thiết thực để giải quyết khó khăn mà một nhóm ngƣời trong xã hội gặp phải; khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo khởi nghiệp góp phần phát triển kinh tế của đối tƣợng sinh viên; tăng cƣờng khả năng vận dụng tri thức và các kĩ năng đã đƣợc học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn;... Thông qua cuộc khảo sát, và số liệu từ Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020, năm học 2020-2021 của Trung tâm Thực hành Luật và Khởi nghiệp trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế, nhóm nghiên cứu đƣa ra một số kết quả đạt đƣợc trong quá trình xây dựng và phát triển các kĩ năng của sinh viên trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế thông qua hoạt động khởi nghiệp trong giai đoạn năm 2018-2020: Một là hình thành, củng cố và phát triển các kĩ năng nhƣ Kĩ năng tƣ duy khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo; Kĩ năng gọi vốn đầu tƣ, Kĩ năng hoạch định chiến lƣợc; Kĩ năng khởi sự kinh doanh thông qua các buổi workshop; các buổi đào tạo từ trung tâm khởi nghiệp; Các cuộc thi khởi nghiệp cho hơn 1000 sinh viên/năm.2 Hai là, sinh viên tại trƣờng đã hình thành dần kĩ năng để xem xét, giải quyết, từ đó đƣa ra một số ý tƣởng khởi nghiệp thiết thực để giải quyết khó khăn mà một nhóm ngƣời trong xã hội gặp phải. Cụ thể dự án khởi nghiệp: Green-Nông nghiệp xanh; Bảo hiểm cho thú cƣng; Việt phục,... Việc hình thành và đƣa các dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp đã giúp cho các bạn sinh viên tiếp cận và phát triển đƣợc các kĩ năng cần thiết của khởi nghiệp và đạt đƣợc kết quả cao. Ngoài ra, tham gia các khóa học kĩ năng khởi nghiệp đã phần nào đó hình thành và hoàn thiện dần các kĩ năng khởi nghiệp (kĩ năng gọi vốn, kĩ năng quản lý,...) và đƣợc áp dụng ngƣợc lại trong các hoạt động khởi nghiệp ví dụ nhƣ trong các cuộc thi. Ba là, việc phát triển các kĩ qua các hoạt động khởi nghiệp đã giúp cho sinh viên khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo khởi nghiệp góp phần phát triển kinh tế của đối tƣợng sinh viên. Cụ thể là, dự án Green-Nông nghiệp xanh đã thực hiện tốn các kĩ năng trong khởi nghiệp nhƣ kĩ năng quản lý, kĩ năng gọi vốn vào đƣợc dự án và hiện tại dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện và đem lại kinh tế cho nhóm,... 2 Trung tâm thực hành luật và Khởi nghiệp (2021), Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 339
  6. Nhƣ vậy có thể thấy, xây dựng và hình thành các kĩ năng khởi nghiệp cho sinh viên tại trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, vì vậy chúng ta cần phát huy hơn nữa những thành tựu này trong thời gian tới. 3.2. Hạn chế trong trong việc xây dựng và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp 3.2.1. Kĩ năng gọi vốn đầu tư Một là đối với sinh viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế thì một trong những khó khăn lớn nhất trong hoạt động khởi nghiệp đó là kiến thức chuyên ngành về kinh tế. Việc thiếu kiến thức ảnh hƣởng rất lớn đến việc có đƣợc những điều kiện phù hợp để luyện tập kĩ năng. Bởi lẽ, những kiến thức này hầu nhƣ không đƣợc đề cập đến trong chƣơng trình đào tạo của trƣờng, chỉ xuất hiện rất ít thông qua các buổi workshop khởi nghiệp. Do đó, mỗi sinh viên thực hiện các dự án khởi nghiệp đều sẽ phải tự mình tìm hiểu cũng nhƣ học hỏi qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Điều này không đảm bảo đƣợc lƣợng kiến thức chuyên môn đầy đủ cho mỗi sinh viên đối với các nghiệp vụ thiên về kinh tế nhƣ hoạch định một kế hoạch về chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ chiến lƣợc sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, đủ sức thuyết phục dƣới góc nhìn kinh tế để có thể thuyết phục nhà đầu tƣ. Hai là bản thân mỗi thành viên của dự án đa phần là sinh viên do đó vẫn khá khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về từ các phân khúc khách hàng mà thị trƣờng của dự án khởi nghiệp hƣớng đến3. Do đó có thể sẽ khó ứng dụng để sức thuyết phục các nhà đầu tƣ về tính tối ƣu của dự án khởi nghiệp so với các mô hình đã có từ trƣớc nếu nó đƣợc xuất hiện trên thị trƣờng. Bện cạnh đó điều này còn làm hạn chế đi môi trƣờng để rèn luyện kĩ năng nắm bắt thông tin để kêu gọi vốn đầu tƣ cho sinh viên. Ba là tƣ tƣởng của sinh viên trong việc nâng cao kĩ năng thuyết phục ngƣời nghe vẫn chƣa cao. Khi nhiều sinh viên có các dự án khởi nghiệp rất tốt tuy nhiên họ chƣa quá đề cao vai trò của việc thuyết trình cũng nhƣ việc trình bày để thuyết phục các nhà đầu tƣ tin tƣởng vào dự án của họ. Đến khi không thành công thì đa số chỉ cải thiện dự án chứ rất ít sinh viên chú trọng vào việc thay đổi vào cách thuyết phục của bản thân đối với các nhà đầu tƣ. 3 Trung tâm thực hành luật và Khởi nghiệp (2020), Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 340
  7. Những khó khăn ở trên xảy ra, thực chất là do nó đến từ những nguyên nhân chung khi xét dƣới nhiều khía cạnh khác nhau. Trƣớc hết nguyên nhân đầu tiên phải kể đến hạn chế về kiến thức, cũng nhƣ mạng lƣới quan hệ khi bản thân họ vẫn chỉ là sinh viên luật khiến họ hầu nhƣ bị hạn chế đi rất nhiều về môi trƣờng hình thành cũng nhƣ thiếu sót đi các cơ sở cần thiết để rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh đó, đối với nhiều sinh viên thực hiện các hoạt động khởi nghiệp thì phần lớn họ lại quá chăm chú vào dự án mà họ đang thực hiện và quên đi mất tầm quan trọng của những kĩ năng trong quá trình gọi vốn đầu tƣ để triển khai dự án điều này khiến cho những kĩ năng kể trên hầu nhƣ sẽ không thể tiếp cận đến những sinh viên mà họ cho rằng họ không có nhu cầu để học hỏi và cải thiện kĩ năng. Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng đó là thiếu sự đầu tƣ, quan tâm đúng mục và hỗ trợ của các cơ quan quản lý đối với hoạt động khởi nghiệp nói chung và các cơ quan có liên quan đến hoạt động này nói riêng dành cho các sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp trong việc tạo ra môi trƣờng thuận lợi để khuyến khích các mô hình khởi nghiệp trong sinh viên. Qua đó nâng cao hơn hiệu quả xây dựng và rèn luyện kĩ năng gọi vốn đầu tƣ thông qua hoạt đồng khởi nghiêp. Ngoài những lý do kể trên ra thì vẫn có một số yếu tố chủ quan về bản thân của mỗi sinh viên tuy nhiên quan trọng hơn hết vẫn là những nguyên nhân chính vừa đƣợc đề cập. Vậy nên, điều quan trọng nhất lúc này là ta cần tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề trên để tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sinh viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế xây dựng, phát triển kĩ năng thông qua hoạt động khởi nghiệp. 3.2.2. Kĩ năng quản lý Một là, nhiều sinh viên hầu nhƣ sẽ không có kinh nghiệm trong việc quản lý nhân lực trong các dự án khởi nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến khá nhiều vấn đề khó khăn xảy ra trong những giai đoạn đầu về tổng thể sự phân công công việc cũng nhƣ tính liên kết trong các hoạt động của nhóm thực hiện dự án. Bên cạnh đó, tuổi tác còn khá trẻ cũng là một trong những bất lợi dành cho mỗi ngƣời thực hiện dự án khi hầu nhƣ các sinh viên trong suy nghĩ đều có sự nóng tính, háo thắng của tuổi trẻ. Do đó, khó có thể tránh khỏi những tình huống tranh cãi không đáng có, nếu không sỡ hữu ngƣời lãnh đạo có một cái đầu lạnh, một sự bình tĩnh cũng nhƣ phải là ngƣời thấu hiểu đƣợc 341
  8. những thành viên trong nhóm thì khả năng rất cao sẽ khiến tinh thần làm việc nhóm đi xuống, ảnh hƣớng rất lớn đến hiệu suất làm việc của dự án. Hai là, đối với nhiều sinh viên vấn đề kĩ năng quản lý công việc của bản thân họ cũng đang là một trong những bất cập rất lớn. Có nhiều ngƣời sẽ không cân bằng đƣợc khoảng thời gian, công việc dành cho những hoạt động khởi nghiệp song song với quá tình học tập tại trƣờng. Do đó làm giảm hiệu suất, hiệu quả làm việc của cả hai bên. Không chỉ vậy có rất nhiều ngƣời lựa chọn từ bỏ những dự án khởi nghiệp đang thực hiện vì họ cho rằng điều đó làm giảm thiểu đi thời gian dành cho học tập cũng nhƣ họ nhận thức rằng những hoạt động khởi nghiệp sẽ không mang lại quá nhiều lợi ích cho một sinh viên. Trong lúc đó họ lại sử dụng thời gian một các phí phạm bằng việc xem những bộ phim, chơi game,... Thƣ giãn không phải là sai tuy nhiên việc cho rằng sẽ phí phạm thời gian nếu thực hiện hoạt động khởi nghiệp và sẽ hợp lý nếu sử dụng thời gian cho các hoạt động trên là nhận thức không đúng. Rõ ràng họ đã không nhận thức đƣơc những tác động tích cực từ các hoạt động khởi nghiệp có thể mang lại cho họ nhƣ rèn luyện kĩ năng, tích lũy kinh nghiệm cho các công việc sau này. Chính những suy nghĩ kể trên đã phần nào làm giảm thiểu sự hiệu quả trong việc xây dựng cũng nhƣ việc tiếp thu các kĩ năng nói chung từ hoạt động khởi nghiệp. 4. Một số kiến nghị hoàn thiện để xây dựng và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp Qua thực tiễn xây dựng và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên thông qua các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. Bên cạnh những thành tựu nhất định, nhóm nghiên cứu nhận ra đƣợc có rất nhiều những khó khăn, bất cập diễn ra trên thực tế, ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của quá trình này. Do đó điều cần thiết là ta đƣa ra đƣợc một số kiển nghị tối ƣu, không chỉ giúp cải thiện đƣợc những bất cập mà còn mở ra định hƣớng phát triển cho hoạt động này về sau. Theo đó, những kiến nghị trong giai đoạn này sẽ bao gồm: Một là, tiếp tục tạo ra nhiều hơn những khóa học, những buổi thính giảng để hỗ trợ tốt nhất giúp sinh viên luật mong muốn tham gia vào hoạt động khởi nghiệp có những kiến thức cơ bản và nền tảng trong hoạt động có liên quan đến chuyên ngành kinh tế. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hơn về tính chuyên môn về kinh tế của hệ thông cán bộ tƣ vấn, giúp đỡ sinh viên trong các hoạt động khởi nghiệp. Nhằm định hƣớng 342
  9. cho sinh viên những nguồn kiến thức, những tài liệu phù hợp. Đồng thời các dự án khởi nghiệp tại trƣờng cũng có thể suy nghĩ đến việc cộng tác với các sinh viên chuyên ngành khác nhƣ kinh tế, khoa học, ... trong từng dự án với những yêu cầu về nhân lực cụ thể. Một mặt đẩy mạnh sự giao lƣu hợp tác trong sinh viên, mặt khác nâng cao hơn tính khả thi của mỗi dự án khi có đƣợc cơ sở kiến thức vững vàng đối với mỗi dự án. Hai là, Trung tâm Thực Hành Luật và Khởi Nghiệp của trƣờng tiếp tục nâng cao vai trò cầu nối trong việc tạo dựng đƣợc môi trƣờng thuận lợi cũng nhƣ khuyến khích nhiều hơn nữa số sinh viên tham gia hoạt động khởi nghiệp. Dƣới ba định hƣớng bao gồm: Tăng cƣờng xây dựng các chƣơng trình dự thi các dự án khởi nghiệp dƣới nhiều hình thức đa dạng, thu hút đƣợc nhiều sinh viên; Tạo cơ hội giới thiệu nhà đầu tƣ để các sinh viên có thể đƣa dự án của mình ra thực hiện kinh doanh ngoài thực tế, mở mang về nhiều kiến thức thay vì việc chỉ tạo các mô hình trên giấy nhƣ các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên đã và đang làm ở thời điểm hiện tại; Tạo dựng đƣợc cơ sở nhân lực, cộng tác viên với quy mô lớn hơn để có thể hỗ trợ đầy đủ cho nhiều sinh viên, đảm bảo đƣợc sự kịp thời trong việc giúp đỡ, khuyết khích sinh viên mạnh dạn tham gia hoạt động khởi nghiệp. Ba là, tổ chức các buổi giảng dạy nâng cao hơn nhận thức của các sinh viên đang tham gia hoạt động khởi nghiệp về tầm quan trọng của các kĩ năng đi kèm trong quá trình thực hiện dự án, khuyến khích sinh viên xây dựng và rèn luyện nhiều hơn nữa các kĩ năng hữu ích trong hoạt động khởi nghiệp. Đồng thời, phải cố gắng thể hiện cho mỗi sinh viên đều thấy đƣợc những tác động tích cực của các hoạt động này đến với bản thân của họ. Một khi nhận thức đã thay đổi thì việc ngày càng nhiều số lƣợng sinh viên tham gia vào các hoạt động sẽ là điều hiển nhiên. Thông qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần của nhiều sinh viên đối với việc tham gia hoạt động khởi nghiệp nói chung cũng nhƣ việc xây dựng và rèn luyện kĩ năng thông qua hoạt động khởi nghiệp nói riêng. Bốn là tự bản thân của mỗi sinh viên tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp phải luyện tập điều khiển cảm xúc của bản thân, cũng nhƣ học hỏi nhiều vào các mô hình quản lý nhân lực. Nếu bản thân là một ngƣời lãnh đạo dự án thì sinh viên đó phải còn nỗ lực gấp nhiều lần so với các thành viên khác. Bởi một lý do đơn giản là ngƣời lãnh đạo luôn cần một ngƣời có năng lực dƣới nhiều góc độ, luông luôn là ngƣời có 343
  10. thể giám sát mọi haotj động của dự án, liên kết đƣợc các công việc và phải luôn bắt buộc giữ đƣợc tinh thần đồng đội cũng nhƣ sự tôn trọng của mỗi thành viên dành cho nhau và đặc biệt là sự tôn trọng đối với quyết định của của ngƣời đứng đầu. Năm là tạo ra một số buổi hƣớng dẫn cơ bản để mang đến nền tảng đầu tiên để xây dựng kĩ năng hữu ích đối với sinh viên đặc biệt là kĩ năng quản lý thời gian. Điều tối cần thiết là thay đổi suy nghĩ của phần lớn sinh viên về cách sử dụng thời gian của họ. Mỗi sinh viên đều cần hiểu đƣợc sƣ quan trọng của việc phân bố quỹ thời gian một cách có hiệu quả đối với sự thành công sau này của họ. Đồng thời, thay đổi suy nghĩ trong sinh viên về việc học đi đôi với hành. Bản thân là sinh viên thì rõ ràng việc học là rất quan trọng. Tuy nhiên điều khiến họ nổi bật hơn sau này trong mắt các nhà tuyển dụng chính là “hành”. Sự trải nghiệm, sự thực hành đối với mỗi sinh viên về công việc chính là thứ giúp họ nổi bật hơn trong mắt các nhà tuyển dụng giữa rất nhiều hồ sơ giống nhau về việc hoàn thành chƣơng trình đào tạo. Để làm đƣợc điều này ta cần tạo dựng nên hệ tƣ tƣởng trong các sinh viên ngay từ đầu những năm học đại học thông qua những buổi giảng dạy về cách học tập ở trƣờng đại học. Từ đó sẽ tạo dựng nên đƣợc sự tham gia mạnh mẽ của thế hệ sinh viên trong việc tham gia hoạt động khởi nghiệp cũng nhƣ rèn luyện kĩ năng thông qua hoạt động khởi nghiệp tại Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. 5. Kết luận Tóm lại, từ những phân tích trên, ta có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của các kĩ năng hình thành qua hoạt động khởi nghiệp ngày đƣợc khẳng định rõ rệt đồng thời cũng thấy đƣợc thực tiễn xây dựng và phát triển kĩ năng cho sinh viên thông qua hoạt động khởi nghiệp tại trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. Chính vì vậy, việc hoàn thiện xây dựng các kĩ năng lại càng cần thiết và phải đƣợc chú trọng. Có nhƣ vậy, thì các sinh viên tại trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế có thể hoàn thiện và phát triển các kĩ năng, phát triển bản thân và chuẩn bị đầy đủ cho cuộc “xâm nhập” vào khởi nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tƣớng Chính phủ (2017), Quyết định số 1665/QĐ-TTg Quyết định về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. 2. Bùi Tiến Dũng (2019), Vai trò của trƣờng đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 344
  11. 3. Tổ công tác triển khai đề án 1665 (2020), Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho sinh viên các trƣờng Đại học. 4. Tổ công tác triển khai đề án 1665 (2020), Tài liệu hƣớng dẫn đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên. 5. Trung tâm thực hành luật và Khởi nghiệp (2020), Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. 6. Trung tâm thực hành luật và Khởi nghiệp (2021), Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. 7. Dr. J. Rengamani (2017), A Study On The Entrepreneurial Skills Among Students In Chennai. 345
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2