Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất trồng dược liệu bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử
lượt xem 0
download
Bài viết trình bày mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các mẫu đất được xử lý trong hệ thống phá mẫu vi sóng với acid HNO3 65%.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất trồng dược liệu bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử
- Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(4):47-54 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất trồng dược liệu bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử Nguyễn Văn Hiển1, Võ Lê Khanh2, Trương Quốc Kỳ2,* Khoa Dược, Trường Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 Khoa Dược, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Tóm tắt Đặt vấn đề: Việc sử dụng các sản phẩm thảo dược đã tăng lên rất nhiều trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm đất bởi kim loại nặng là một nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của dược liệu. Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các mẫu đất được xử lý trong hệ thống phá mẫu vi sóng với acid HNO3 65%. Thể tích HNO3 65% và khối lượng mẫu là hai thông số được phần mềm Design Expert sử dụng để tối ưu hóa. Phương pháp được thẩm định dựa trên quy định của ICH Q3D (R2) và ICH Q2(R1). Hàm lượng kim loại nặng được xác định bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả: Đã tối ưu hóa quy trình vô cơ hóa mẫu đất. Kết quả thẩm định quy trình phân tích cho thấy quy trình có tính đặc hiệu cao, tính tuyến tính với hệ số tương quan hồi quy tuyến tính không nhỏ hơn 0,99, độ đúng thể hiện qua độ phục hồi nằm trong khoảng 80 – 110% và RSD < 10% đối với độ chính xác. Kết luận: Đề tài đã xây dựng thành công quy trình định lượng arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử. Từ khóa: đất, kim loại nặng, thẩm định, quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) Abstract DEVELOPMENT AND VALIDATION OF AN ATOMIC ABSORPTION SPECTROMETRY METHOD TO DETERMINE ARSENIC, LEAD, CADMIUM AND MERCURY IN SOILS Nguyen Van Hien, Vo Le Khanh, Truong Quoc Ky Background: The use of herbal medicinal products has increased tremendously over the past three decades. Soil pollution by heavy metals is a potential risk causing adverse effects on the quality of medicinal herbs. Ngày nhận bài: 30-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 28-10-2024 / Ngày đăng bài: 28-10-2024 *Tác giả liên hệ: Trương Quốc Kỳ. Khoa Dược - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: kytq@pnt.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 47
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Objectives: Quantitative determination of heavy metal concentration in soils by flame atomic absorption spectrometry, including arsenic, lead, cadmium, and mercury. Methods: Soil samples were processed in a microwave digestion system with 65% HNO3 acid. For the digestion process of soil samples to have the highest recovery, the volume of HNO3 65% and sample weight are two parameters used for optimization by Design Expert software. The method was validated based on ICH Q3D (R2) and ICH Q2(R1) guidelines. The content of heavy metals was determined by the atomic absorption spectrophotometer. Results: The condition of the sample digestion was optimized. The results of the validation of the analytical procedure show that the procedure has high specificity, linear regression not less than 0.99, the accuracy expressed in recovery is in the range of 80 - 110%, and RSD < 10% for precision. Conclusions: An atomic absorption spectrometry method was successfully developed for quantitative determination of heavy metal concentration of arsenic, lead, cadmium, mercury in soils. Keyword: atomic absorption spectrometry; heavy metal; validation; soil 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ở vị trí đầu trong danh sách chất ưu tiên (SPL) dựa trên sự kết hợp giữa tần suất, độc tính và khả năng phơi nhiễm [5]. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại các nước phát triển, chất ô nhiễm trong đất quy định thì Pb là 70 mg/kg, As là việc sử dụng thuốc từ dược liệu và các phương pháp điều trị 15 mg/kg, Hg là 12 mg/kg và Cd là 1,5 mg/kg. Do đó, đề có liên quan đến y học cổ truyền chiếm 80% dân số trong việc tài tập trung chú trọng vào 4 kim loại trên. Trong nghiên chăm sóc sức khỏe ban đầu. Dễ tiếp cận, ít tác dụng phụ và an cứu này, quy trình vô cơ hóa mẫu được tối ưu bởi phần toàn là các lợi ích được kể đến khi sử dụng thuốc từ dược liệu mềm Design Expert 12.0 và quy trình định định lượng được thay thế cho thuốc tân dược [1]. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm thẩm định theo ICH [6]. môi trường đất ngày càng gia tăng do việc xử lý không đúng cách các chất thải từ hoạt động đô thị hóa - công nghiệp hóa và cơ khí hóa nông nghiệp đã đặt ra nhiều lo ngại về các vấn 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP đề an toàn và chất lượng liên quan đến việc trồng và sử dụng NGHIÊN CỨU các sản phẩm thảo dược [2]. Kim loại nặng là một trong các tác nhân gây ô nhiễm đất được quan tâm rộng rãi trong các 2.1. Đối tượng nghiên cứu nghiên cứu vì đây là chất độc, có khả năng tích lũy sinh học, Các kim loại nặng (cụ thể là As, Hg, Pb, Cd) và mẫu đất tồn tại bền vững, không phân hủy và có thể gây các tác động xây dựng quy trình. Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa xấu đến hệ sinh thái [3]. Ô nhiễm đất bởi kim loại nặng là mối nguy cơ tiềm ẩn gây ra các tác động xấu đến chất lượng dược Dược, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. liệu [4]. Bên cạnh đó, hàm lượng kim loại nặng là một trong những chỉ tiêu về kiểm tra chất lượng dược liệu theo tiêu chuẩn 2.2. Trang thiết bị, hóa chất, dung môi Dược điển Việt Nam V. Vì vậy, việc định lượng kim loại nặng 2.2.1. Trang thiết bị trong đất để phát hiện các vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng Máy phá mẫu Multiwave PRO (Anton Paar, Áo), máy nhằm đưa ra các giải pháp xử lý là thực sự cần thiết. Điều này quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS PinAAcle Series với bộ đảm bảo chất lượng môi trường đất nuôi trồng dược liệu đối hydride FIAS 100 (Perkin Elmer, Mỹ), cân phân tích với chỉ tiêu kim loại nặng, góp phần vào việc lựa chọn địa điểm phù hợp để trồng dược liệu theo tiêu chuẩn Thực hành Sartorius QUINTIX224 (Sartorius, Đức), máy lọc nước siêu tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn sạch WaterPro® PS (Labconco - Mỹ). khai thác dược liệu tự nhiên của Việt Nam (GACP), hướng 2.2.2. Hóa chất, dung môi đến dược liệu xanh, sạch. Theo Cơ quan thống kê các chất độc và bệnh Hoa Kỳ (ATSDR) và Cơ quan bảo vệ Môi sinh Hoa HNO3 đậm đặc (Merck, Mỹ), HCl đậm đặc (Merck, Mỹ), Kỳ (US EPA), As, Pb, Hg và Cd là các kim loại nặng được xếp nước siêu sạch và mẫu đất không chứa kim loại nặng. 48 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 2.3. Phương pháp lấy mẫu Hai biến độc lập là khối lượng mẫu và thể tích HNO3 65% Lấy theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp ở các vùng Hóc được trình bày trong Bảng 1. Bốn biến phụ thuộc là độ phục Môn hoặc Củ Chi thực hiện theo TCVN 7538 – 2:2005, khối hồi của cadmium, độ phục hồi của chì, độ phục hồi của arsen, lượng 1,0kg đất/mẫu. độ phục hồi của thủy ngân. Dựa vào các dữ liệu thực nghiệm, phần mềm Design 2.4. Chuẩn bị mẫu Expert sử dụng phương pháp phân tích phương sai 2.4.1. Dung dịch gốc (ANOVA) của Microsoft Excel để đánh giá ảnh hưởng của Các dung dịch cadmium, chì, arsen, thủy ngân 1000 mg/L các biến độc lập lên biến phụ thuộc và đề xuất điều kiện vô (Merck KGaA, Germany). cơ hóa mẫu tối ưu. Bảng 1. Các mức của từng biến độc lập 2.4.2. Chuẩn bị mẫu chuẩn Biến độc lập -1 0 +1 Pha các dung dịch chuẩn ở nồng độ thích hợp với dung môi HNO3 0,2%. X1: Khối lượng mẫu (g) 0,3 0,4 0,5 X2: Thể tích HNO3 (ml) 6 8 10 2.4.3. Chuẩn bị mẫu thử Cân 0,3 g mẫu đất sau khi đã sấy khô và phân tán cho vào 2.5.3. Điều kiện do quang phổ AAS của các kim ống teflon, thêm 8,1 ml HNO3 đậm đặc. Cho hỗn hợp trên loại vào máy phá mẫu vi sóng để thực hiện phá mẫu. Sau khi phá Điều kiện đo quang phổ AAS được trình bày ở Bảng 2. xong, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi pha loãng các dung Trong đó hai kim loại arsen và thủy ngân được sử dụng bộ dịch thu được bằng HNO3 0,2% trong bình định mức 50 ml nguyên tử hóa bên ngoài hydrid. rồi đem lọc thu được dung dịch trong suốt. Bảng 2. Điều kiện phân tích kim loại nặng cadmium, chì, arsen 2.4.4. Chuẩn bị mẫu trắng và thủy ngân Cân 0,3 g mẫu đất không chứa kim loại nặng sau khi đã Cadmium Chì Arsen Thủy ngân Nguyên tố sấy khô và phân tán cho vào ống teflon, thêm 8,1 ml HNO3 (Cd) (Pb) (As) (Hg) đậm đặc. Cho hỗn hợp trên vào máy phá mẫu vi sóng để thực Kỹ thuật Ngọn lửa Ngọn lửa Lò graphit Lò graphit hiện phá mẫu. Sau khi phá xong, để nguội đến nhiệt độ Không khí - Không khí - phòng rồi pha loãng các dung dịch thu được bằng HNO3 Khí Argon Argon Acetylen Acetylen 0,2% trong bình định mức 50 ml rồi đem lọc thu được dung Bước sóng dịch trong suốt. 228,8 283,31 193,70 253,65 (nm) Độ rộng 2.5. Phương pháp nghiên cứu khe (nm) 0,7 0,7 0,7 0,7 2.5.1. Chương trình nhiệt cho hệ thống vi sóng Đèn HCL EDL EDL EDL Chu trình nhiệt của của điều kiện vi sóng sử dụng là Chiều cao EPA 3051A của hãng Anton Paar với điều kiện như sau: ngọn lửa 10 10 - - nhiệt độ ban đầu ở 70 0C tăng nhiệt độ lên 175 0C trong 5 (cm) phút 30 giây, sau đó giữ ở nhiệt độ 175 0C trong vòng 4 phút 30 giây. 2.5.4. Thẩm định quy trình 2.5.2. Thiết kế và tối ưu hóa quy trình xử lý mẫu Sau khi xác định được điều kiện vô cơ hóa mẫu tối ưu từ phần mềm, sẽ tiến hành thẩm định quy trình phân tích theo Quy trình vô cơ hóa mẫu đất được tối ưu hóa bằng phần mềm Design Expert version 12 (Stat-Ease) sử dụng mô hình hướng dẫn của ICH Q2(R1) bao gồm độ đặc hiệu, độ đúng, CCD (Central Composite Design). độ chính xác, tính tuyến tính và giới hạn định lượng. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 49
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 2.5.5. Áp dụng phân tích mẫu đất trồng dược liệu giới hạn dưới cho từng biến độc lập. Kết quả của 13 thí Phương pháp phân tích được áp dụng trên các mẫu đất nghiệm được tiếp tục được phân tích phương sai. được thu thập ở Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi và Xã 3.1.2. Phân tích kết quả Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn. Kết quả phân tích phương sai cho thấy trị số p-value Hàm lượng kim loại (μg) có trong 1 g mẫu thử được tính < 0,05 với tất cả các biến, cho thấy mô hình có ý nghĩa theo công thức: X (μg/g) = về mặt thống kê. Bên cạnh đó, giá trị độ chính xác thích ( ) hợp đo dựa vào tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu. Kết quả tỉ lệ Trong đó: của 4 biến đều lớn hơn 4 và các thông số còn lại trong X: Hàm lượng Pb, Cd, As và Hg trong mẫu đất (μg/g) giới hạn cho phép. C: Hàm lượng Pb, Cd, As và Hg đo được trên thiết bị Ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc được tương ứng với độ hấp thu A(μg/mL) thể hiện trong Hình 1. V: Tổng thể tích dung dịch mẫu (mL) Dựa vào các dữ liệu thực nghiệm được trình bày ở f: Độ pha loãng thêm của mẫu thử (nếu có) Bảng 3, kết hợp với điều kiện ràng buộc cho biến độc p: Khối lượng cân của mẫu thử (g) lập và biến phụ thuộc, các thực nghiệm với các chỉ số mong muốn khác nhau được phần mềm đề xuất. Chỉ số h: Độ ẩm của mẫu phân tích. mong muốn càng cao phản ánh khả năng tái lặp càng cao khi so sánh giữa các dữ liệu được đề xuất bởi phần 3. KẾT QUẢ mềm và dữ liệu thực nghiệm kiểm chứng. Thực nghiệm có chỉ số mong muốn (desirability value) cao nhất 3.1. Khảo sát và tối ưu hóa điều kiện vô cơ hóa mẫu (0,7666) có khối lượng mẫu và thể tích HNO 3 tương ứng là 0,3 g và 8,0825 mL. 3.1.1. Khảo sát điều kiện vô cơ hóa mẫu 3.1.3. Thực nghiệm kiểm chứng Mô hình CCD (Central Composite Design) với 2 biến độc lập, phần mềm đã đề xuất 13 thí nghiệm. Tiến hành các thí Tiến hành lặp lại 6 lần thực nghiệm tối ưu đã được đề xuất. nghiệm do phần mềm đề xuất sau khi đã cài đặt giới hạn trên, Dữ liệu đánh giá được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 3. Các thực nghiệm tối ưu được đề xuất từ phần mềm Design Expert Khối lượng Độ phục hồi Độ phục hồi Độ phục hồi STT Thể tích HNO3 Độ phục hồi (As) Chỉ số mong muốn mẫu (Cd) (Pb) (Hg) 1 0,3001 8,0825 100,38 94,18 86,58 100,00 0,7666 2 0,3194 9,0497 100,36 94,21 85,19 100,00 0,7471 3 0,5124 7,6041 100,52 91,70 88,99 83,24 0,6979 4 0,4999 7,5878 100,52 91,67 89,01 83,26 0,6979 5 0,4999 7,6238 100,52 91,74 88,97 83,21 0,6979 6 0,5000 7,5488 100,52 91,59 89,05 83,30 0,6978 7 0,4999 7,6963 100,51 91,90 88,87 83,04 0,6976 8 0,4999 7,7952 100,49 92,13 88,71 82,72 0,6966 50 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 A B C D Hình 1. Ảnh hưởng của khối lượng mẫu và thể tích HNO3 đến: (A): Độ phục hồi của cadmium, (B): Độ phục hồi của chì (C): Độ phục hồi của arsen, (D): Độ phục hồi của thủy ngân Bảng 4. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng Giá trị trung bình thực nghiệm nằm trong khoảng tin cậy Khoảng tin cậy 95% Giá trị của giá trị dự đoán. Do đó, mô hình được kiểm chứng. Giá trị cho giá trị dự đoán trung bình Biến phụ thuộc trung bình Giới hạn Giới hạn thực 3.1.4. Điều kiện vô cơ hóa mẫu tối ưu dự đoán dưới trên nghiệm Các kết quả khảo sát và tối ưu hóa thực nghiệm cho thấy Độ phục hồi (Cd) 100,38 99,51 101,25 99,58 điều kiện vô cơ hóa mẫu đất tối ưu để định lượng các kim Độ phục hồi (Pb) 94,18 87,83 100,54 95,80 loại nặng (Cd, Pb, As, Hg) trong đất bằng phương pháp Độ phục hồi (As) 86,58 77,41 95,76 87,95 quang phổ hấp thu nguyên tử như sau: khối lượng mẫu 0,3 g Độ phục hồi (Hg) 100,00 83,80 116,20 98,87 và thể tích HNO3 8,0825 mL. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 51
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 3.2. Thẩm định quy trình loại đều không đáng kể trong khi đó độ hấp thu của 3.2.1. Độ đặc hiệu mẫu chuẩn đối chiếu và mẫu giả định được ghi nhận ở bước sóng đặc trưng với giá trị độ lệch chuẩn tương đối Tiến hành đo độ hấp thu của 4 mẫu trên, mỗi mẫu đo 6 lần. Kết quả đo trung bình của mỗi kim loại được đều không quá 7,3% đối với kim loại As, Hg và không trình bày trong Bảng 5. quá 11% đối với kim loại Cd, Pb. Vì vậy quy trình phân Bảng 5. Kết quả độ đặc hiệu tích đạt yêu cầu về độ đặc hiệu. Chì Arsen Thủy 3.2.2. Tính tuyến tính Cadmium ngân (Cd) (Pb) (As) Chuẩn bị 5 mẫu dung dịch chuẩn trên nền mẫu thực có nồng (Hg) độ từ 0,05 - 1,00 mg/L đối với cadmium; 0,50 - 10,00 mg/L Mẫu giả Xtb 0,4251 0,0179 0,0522 0,0108 đối với chì; 1,00 - 40,00 mg/L đối với arsen, 5,00 - 50,00 mg/L định đối với thủy ngân. Xử lý dữ liệu bằng Excel 2016 cho RSD% 0,3519 2,2012 2,3041 3,5351 thấy sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp Mẫu đối Xtb 0,4168 0,0168 0,0466 0,0142 thu với hệ số tương quan của cả 4 kim loại R > 0,99. chiếu RSD% 0,2340 2,3806 4,1992 2,1578 Kết quả được thể hiện trong Bảng 6. Do đó, quy trình Nhận xét: Kết quả thẩm định độ đặc hiệu cho thấy có tính tuyến tính. giá trị độ hấp thu mẫu trắng và mẫu dung môi ở 4 kim Bảng 6. Kết quả thẩm định tính tuyến tính Chỉ tiêu thẩm định Cadmium (Cd) Chì (Pb) Arsen (As) Thủy ngân (Hg) y = 0,4516x y = 0,0192x y = 0,0073x y = 0,0027x Phương trình hồi quy R = 0,9995 R = 0,9999 R = 0,9982 R = 0,9935 Khoảng tuyến tính 0,05 – 1,00 mg/L 0,50 – 10,00 mg/L 1,00 – 40,00 mg/L 5,00 – 50,00 mg/L 3.2.3. Giới hạn định lượng 3.2.4. Độ chính xác Giới hạn phát hiện được xác định bằng cách pha loãng mẫu Tiến hành đo 6 mẫu giả định, được chuẩn bị theo phương có chứa dung dịch kim loại nặng (cadmium, chì, arsen, thủy pháp chuẩn bị mẫu thử. Kết quả được trình bày trong Bảng 8. ngân) chuẩn và đo độ hấp thu đến khi độ hấp thu của dung dịch pha loãng còn có thể định lượng được. Từ giới hạn phát 3.2.5. Độ đúng hiện, suy ra giới hạn định lượng theo công thức sau: Thêm vào mẫu giả định 80%, 100%, 120% lượng thêm LOQ = vào ban đầu của mẫu giả định. Chuẩn bị 3 mẫu ở mỗi nồng độ. Tiến hành song song mẫu đối chiếu. Kết quả được trình Kết quả giới hạn định lượng được trình bày trong Bảng 7. bày trong Bảng 8. Bảng 7. Giới hạn định lượng Bảng 8. Kết quả đánh giá độ chính xác và độ đúng Kim loại Giới hạn định lượng (mg/L) Độ đúng Kim Độ chính xác loại Tỉ lệ thu hồi trung bình RSD (%) Cd 0,02 (%) Pb 0,067 Cd 0,79 99,31 Pb 1,54 97,00 As 1,33 As 3,77 94,14 Hg 1,33 Hg 2,67 95,90 52 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4 * 2024 Nhận xét: Giá trị RSD của các kim loại đều nhỏ hơn 10% 5. KẾT LUẬN và tỉ lệ thu hồi của mỗi kim loại đều nằm trong khoảng cho phép. Cho thấy phương pháp đạt yêu cầu về độ chính xác và Các kết quả thực nghiệm được trình bày như trên cho độ đúng. thấy đã xây dựng thành công quy trình định lượng kim loại arsen, chì, cadmium, thủy ngân trong đất bằng 3.2.6. Áp dụng vào phân tích phân tích các mẫu phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử. Phương đất trồng dược liệu pháp đạt yêu cầu về tính đặc hiệu, độ đúng, độ chính Các mẫu đất trồng dược liệu được được đặt tên là mẫu 1, xác. Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan tuyến tính mẫu 2 và mẫu 3 được phân tích bằng phương pháp AAS đã giữa nồng độ và độ hấp thu trong khoảng nồng độ khảo được thẩm định. Kết quả được trình bày trong Bảng 9. sát. Và đã áp dụng phương pháp để phân tích một số Bảng 9. Kết quả định lượng các mẫu đất trồng dược liệu mẫu đất trồng dược liệu. Hàm lượng (mg/kg) Lời cảm ơn Mẫu đất Cd Pb As Hg Nhóm nghiên cứu cảm ơn Khoa Dược - Trường Đại học Y Mẫu 1 - - - - Khoa Phạm Ngọc Thạch đã hỗ trợ thực hiện đề tài này. Cảm Mẫu 2 - - - - ơn các Thầy Cô Khoa Dược của Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường Đại học Văn Lang đã tạo điều Mẫu 3 - 15,42 - - kiện để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. “-“ không phát hiện Nguồn tài trợ 4. BÀN LUẬN Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Xung đột lợi ích Hiện nay, công nghệ vi sóng không chỉ được ứng dụng trong hóa học phân tích mà còn trong tổng hợp các chất hữu Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. cơ, phản ứng vô cơ, điều chế chất xúc tác và các lĩnh vực ORCID khác. Trước khi phương pháp phá mẫu vi sóng phát triển, việc phá mẫu được thực hiện bằng các phương pháp cổ điển Trương Quốc Kỳ với thời gian kéo dài hàng giờ đồng hồ, thậm chí là 24 giờ. https://orcid.org/0009-0001-2186-572X Phương pháp này ra đời nhằm tối thiểu hóa thời gian của quá Nguyễn Văn Hiển trình chuẩn bị mẫu trong phân tích. Quá trình phá mẫu bằng vi sóng là kỹ thuật phổ biến được các nhà khoa học sử dụng https://orcid.org/0000-0001-7607-4944 để hòa tan kim loại nặng với sự có mặt của các phân tử hữu Đóng góp của các tác giả cơ trước khi phân tích bằng quang phổ phát xạ nguyên tử Ý tưởng nghiên cứu: Trương Quốc Kỳ. dùng ngọn lửa plasma kết hợp cảm ứng (ICP) hay quang phổ hấp thụ nguyên tử. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Văn Hiển, Trương Quốc Kỳ. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm Design Expert để tối ưu hóa điều kiện phá mẫu cũng chỉ ra rằng có thể tìm thấy giá trị Thu thập dữ liệu: Võ Lê Khanh, Nguyễn Văn Hiển. tối ưu trong vùng thực nghiệm của các biến nghiên cứu, làm Giám sát nghiên cứu: Trương Quốc Kỳ. tăng độ phục hồi của các kim loại nặng trong quá trình phá Nhập dữ liệu: Võ Lê Khanh, Nguyễn Văn Hiển. mẫu. Khi áp dụng quy trình phân tích trên mẫu đất thu thập ở các Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi; Xã Đông Thạnh, Quản lý dữ liệu: Trương Quốc Kỳ. huyện Hóc Môn thì kết quả các không ghi nhận có kim loại Phân tích dữ liệu: Võ Lê Khanh, Nguyễn Văn Hiển, Trương nặng trừ mẫu 3 có hàm lượng kim loại nặng chì là 15,42 Quốc Kỳ. (mg/kg) nằm khoảng giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Viết bản thảo đầu tiên: Võ Lê Khanh, Nguyễn Văn Hiển. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 53
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 4* 2024 Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Võ Lê Khanh, Nguyễn Văn Hiển, Trương Quốc Kỳ. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu này miễn trừ Hội đồng Đạo đức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Martins E. The growing use of herbal medicines: issues relating to adverse reactions and challenges in monitoring safety. Frontiers in Pharmacology. 2014;4:177. 2. Ozyigit II, Yalcin B, Turan S, Saracoglu IA, Karadeniz S, Yalcin IE, et al. Investigation of heavy metal level and mineral nutrient status in widely used medicinal plants’ leaves in Turkey: Insights into health implications. Biological trace element research. 2018;182(2):387-406. 3. Hlihor RM, Roșca M, Hagiu-Zaleschi L, Simion IM, Daraban GM, Stoleru V. Medicinal plant growth in heavy metals contaminated soils: responses to metal stress and induced risks to human health. Toxics. 2022;10(9):499. 4. Richa R, Madhoolika A, Agrawal SB. Impact of heavy metals on physiological processes of plants: with special reference to photosynthetic system. Plant responses to xenobiotics, USA: Springer; 2016. p.127-140. 5. ATSDR. ATSDR’s substance priority list. 2017 [cited 2024 Jan 25]. http:// www.atsdr.cdc.gov/spl/resources/2017_atsdr_substance _priority_list.html. 6. International conference on harmonization of technical requirements for registration of pharmaceuticals for human use. ICH Topic Q2 (R1) Validation of Analytical Procedures: Text and Methodology, ICH Topic Q3D (R2) Elemental Impurities; 2005. 54 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.04.06
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thống kê y học - Bài 16: Tương quan và hồi quy tuyến tính
21 p | 122 | 10
-
Bài giảng Tăng cường và bảo đảm an toàn người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
40 p | 49 | 3
-
Bài giảng Bác sĩ tham gia vào môi trường chăm sóc- Giấc mơ của một quản lý bệnh viện
18 p | 40 | 3
-
Bài giảng Cải tiến phối hợp hai phương pháp xuyên đinh Kirschner và nẹp vít tăng cường áp dụng cho gãy nhiều mảnh thân xương đòn tại BVĐK Đồng Tháp - Bs. CKII. Nguyễn Văn Vệ
25 p | 26 | 3
-
Bài giảng Thực hành tốt bảo quản vắc xin
306 p | 2 | 1
-
Quy trình xây dựng và quản lý thuốc tủ trực (QT.19.KD-KSNK)
5 p | 4 | 1
-
Kỹ thuật rửa dạ dày
8 p | 3 | 1
-
Kỹ thuật trợ giúp bác sĩ chọc dò tủy sống
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn