intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xem “Trắng-Đen” của Dương Thanh Ngọc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn thấy vài tấm ảnh tranh in trên thiệp mời đến dự lễ khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Dương Thanh Ngọc(*), nhiều người trong làng mỹ thuật, đã tỏ ra không mấy hứng thú. Có vẻ như, không có gì mới mẻ. Thậm chí, còn có vẻ như, hơi dễ dãi, hời hợt. Hơn nữa, Dương Thanh Ngọc cũng không phải là một cái tên xa lạ. Nhớ lại những bức tranh anh đã từng tham gia ở một số triển lãm mỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh trước đây, ít ai nghĩ, anh có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xem “Trắng-Đen” của Dương Thanh Ngọc

  1. Xem “Trắng-Đen” của Dương Thanh Ngọc Nguyên Hưng Nhìn thấy vài tấm ảnh tranh in trên thiệp mời đến dự lễ khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Dương Thanh Ngọc(*), nhiều người trong làng mỹ thuật, đã tỏ ra không mấy hứng thú. Có vẻ như, không có gì mới mẻ. Thậm chí, còn có vẻ như, hơi dễ dãi, hời hợt. Hơn nữa, Dương Thanh Ngọc cũng không phải là một cái tên xa lạ. Nhớ lại những bức tranh anh đã từng tham gia ở một số triển lãm mỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh trước đây, ít ai nghĩ, anh có thể làm một điều gì thực sự bất ngờ… Tuy nhiên, Trắng-Đen là một triển lãm gây bất ngờ. Bước vào phòng tranh, nhìn thấy hàng trăm “mảnh-vuông-tranh” nhỏ nhắn, kiệm màu- phần lớn chỉ có hai màu đen trắng-bày theo mảng, theo cụm và sắp xếp liên tục tạo một nhịp điệu tương liên, người xem, hầu hết, đều có thể cảm nhận, dường như, có điều gì không bình thường. Trọng tâm của cuộc triển lãm, dường như, không phải là tranh. Nó là cái gì bao gồm cả phòng tranh. Kể cả các khoảng cách giữa các tấm tranh, các mảng
  2. tranh. Cái cảm nghĩ “dường như” bật ra tự nhiên này, có lẽ, có một ý nghĩa hết sức quyết định. Nó kích hoạt một cách nhìn khác, một cách tiếp cận khác nơi người xem. Quả thực, nói là triển lãm tranh, nhưng Trắng-Đen, là cuộc trình hiện thuộc phạm vi Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual Art)-một hình thức nghệ thuật còn khá mới mẻ đối với số đông người Việt Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà, ở gian bên này (triễn lãm), Dương Thanh Ngọc chỉ chọn bày những bức tranh vuông nhỏ cùng cỡ và chỉ thể hiện chủ yếu bằng một bảng màu đen-trắng. Và, cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà ở gian bên kia (triển lãm), Dương Thanh Ngọc lại chỉ bày những bức tranh thể hiện hình ảnh những vật liệu trong lãnh vực xây dựng. Sự lựa chọn cách bày này có chủ ý: hai gian triển lãm tạo thành một thế tương tác làm “sáng” cho nhau. Những viên gạch ống, những khối bê tông trơ cốt thép thể hiện trong tranh không phải là những đối tượng thẩm mỹ được tái tạo (không phải vì chúng “đẹp”), mà, chủ yếu, được “khái niệm hóa” như là những thành tố cơ bản cho mọi công cuộc xây dựng-hết sức bình thường, nhưng cũng hết sức quan trọng…. Những “mảnh-vuông-tranh” (ở gian bên này) của Dương Thanh Ngọc là những viên gạch ống, những khối bê tông như thế. Đó những thành tố làm nên thế giới tinh thần của anh. Mỗi bức tranh ở đây, không được
  3. xây dựng theo các nguyên tắc, các tiêu chuẩn thẩm mỹ của hội họa “truyền thống” (bao gồm cả Cổ điển lẫn Hiện đại). Cho dù có đối tượng xác định (một hình bóng, một khoảng không gian, một ký hiệu trừu tượng…) và bố cục tương đối chặt chẽ, với những giá trị biểu xúc nhất định-đủ để xem như một chỉnh thể độc lập, tự tại- nó vẫn chỉ có thể được cảm nhận như một dấu vết của hiện thực, một mảnh vụn của nhận thức… Tất cả-đan xen, hòa trộn-biến cả phòng tranh trở thành một không gian ý niệm-không gian của một hiện thực phì đại trong tư duy người họa sĩ. Đó là thế giới bề bộn sự kiện, bề bộn những mối bận tâm, những ám ảnh, bề bộn những suy tưởng và cảm nhận, bề bộn những ấn tượng hay biểu tượng v.v… và v.v… Triển lãm thành công ở sự dung dị nhưng sáng tỏ của thông điệp nghệ thuật: bên trong, làm nên cái thế giới tinh thần người nghệ sĩ, cũng như ở mọi người, không phải là những gì to tát, cao cả, mênh mông…, mà chỉ là những gì hết sức bình thường, gần gũi, thậm chí là vụn vặt, vu vơ. Nó có ý nghĩa của một sự thức tỉnh, kéo người xem trở về với trạng thái hồn nhiên bình an nơi tâm hồn mình, khi mà, đời sống mỗi con người trong xã hội, càng ngày như càng bị cuốn trôi, nuốt chửng bởi những cơn bão lũ thông tin đủ loại với đủ những biểu tượng, ngẫu tượng hấp dẫn, huyễn hoặc…-những thứ, làm cho mỗi người, không còn thực sự biết mình là ai nữa… Triển lãm có tên Trắng-Đen. Trắng-Đen, không đơn giản là màu trắng và màu đen. Đó là ánh sáng và bóng tối. Là khoảng không gian sự vật được nhìn thấy, hay tan biến. Đó cũng là nội giới hiện tồn khép kín hay
  4. vén mở… Trắng-Đen trong ý nghĩa đó, là một hành trình đi qua ánh sáng và bóng tối chân nhận cái thực hữu nơi tâm tư người họa sĩ. Hành trình này, có lẽ, cũng nằm trong kinh nghiệm của mỗi người…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2