intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xóa bỏ tính trạng học thụ động của sinh viên trong đào tạo hệ tín chỉ

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Đề tài này đứng ở góc độ giảng viên, người dạy làm sao, tổ chức lớp học, khơi gợi, tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu, mạnh dạn phát biểu xóa bỏ dần tính thụ động. Để hiểu rõ hơn về các biện pháp khắc phục trên, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết "Xóa bỏ tính trạng học thụ động của sinh viên trong đào tạo hệ tín chỉ" sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xóa bỏ tính trạng học thụ động của sinh viên trong đào tạo hệ tín chỉ

XÓA BỎ TÍNH TRẠNG HỌC THỤ ĐỘNG CỦA<br /> SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO HỆ TÍN CHỈ<br /> Trương Minh Hòa<br /> Khi viết đề tài này, đôi khi hiểu ý đối trọng trở nên đồng nghĩa : nâng<br /> cao tính tự chủ trong sinh viên, tuy nhiên khi thực hiện thì thấy ngoài một số<br /> điểm tương đồng nhung có khá nhiều dị biệt: Tính tự chủ sv: sinh có học dù<br /> ít nhiều, học nhưng không định hướng, học không có mục tiêu, do đó chỉ cần<br /> định hướng học tập cho sv là đủ, còn phá bỏ tính thụ động trong sv thì nó<br /> hơi nặng nề hơn vì : mất phương hướng, không có động cơ, không ham thích<br /> chuyện học. Đề tài nầy đứng ở góc độ giảng viên, người dạy làm sao , tổ<br /> chức lớp học, khơi gợi, tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để sinh viên có<br /> thể tự học, tự nghiên cứu, mạnh dạn phát biểu xóa bỏ dần tính thụ động.<br /> 1. Thực trạng<br /> Sự thụ động trong sinh viên đã là một hiện tượng phổ biến trong các<br /> trường Đại học, nó là giảm chất lượng đào tạo, giảm uy tín nhà trường, đặc<br /> biệt sản phẩm tạo ra không đạt chuẩn đầu ra, xã hội không sử dụng được, đi<br /> tìm lời giải pháp xóa bỏ tính thụ động trong sinh viên đồng thời nâng cao<br /> tính chủ động tích cực trong học tập là bài toán khó không chỉ nhà trường ta<br /> mà còn cả xã hội phải tham gia.<br /> 2. Biểu hiện thụ động<br /> 2.1 Đọc chép<br /> Sự siêng năng, ngoan ngoãn trong giảng đường đã làm mất đi ý nghĩa<br /> tích cực, vì sinh viên không có thời gian tiếp thu và phản biện chất vấn lại,<br /> ích lợi là giáo viên không phát vấn và như vậy sẽ không lo phải trả lời câu<br /> hỏi từ giáo viên.<br /> Mặc dù đã có tài liệu, giáo trình, những lúc học trong giảng đường, sv<br /> cũng ghi chép quá nhiều hoặc có động tác tương tự nhằm tránh phải trả lời<br /> câu hỏi từ giáo viên, việc thụ động tiếp thu kiến thức làm cho chất lượng đào<br /> tạo kém, không bảo đảm chuẩn đầu ra.<br /> 2.2 Thư viện ít người lui tới<br /> Thư viện chỉ đông vào mùa thi, mùa chuẩn bị làm báo cáo thực tập,<br /> vậy sinh viên đọc gì, học gì trong suốt quảng đời sinh viên.<br /> 2.3 Sự yên lặng đáng sợ<br /> Giáo viên đặt câu hỏi cho sinh viên thì nhận được sự yên lặng vì:<br />  Trả lời không phải là trách nhiệm cá nhân mình, chắc chắn sẽ có câu<br /> trả lời, đa phần là từ giáo viên sẽ giải nếu không muốn mất thời giờ<br /> quá lâu cho một chủ đề.<br />  Không muốn bị chú ý khi : trả lời sai, thiếu tự tin, nói vấp<br />  Sợ lộ dốt: nói ai sợ người khác biết mất kiến thức căn bản<br />  Sợ người khác nói là làm nổi<br />  Không chuẩn bị bài trước ở nhà<br />  Không hứng thú với môn học<br />  Không khí lớp học nặng nề<br />  Thiếu tập trung do làm chuyện riêng, tán gẫu<br />  Câu hỏi không có trong giáo trình, vượt ngoài kiến thức hiểu biết.<br /> 3. Nguyên nhân<br /> Quán tính lớn từ thời phổ thông : đọc chép, hết môn có ôn theo đề<br /> cương, có trọng tâm trọng điểm, cả xã hội dõi theo quá trình học và thi, học<br /> ở trường chưa đủ, phải học thêm, nói chung việc học có người lớn lo sẳn đã<br /> tạo cho học sinh phổ thông thụ động từ trong trứng nước. Bước vào môi<br /> trường Đại học, cách học và cách dạy hoàn toàn khác phổ thông, nhiều thay<br /> đổi, cách biệt làm nhiều sinh viên không theo kịp bài, hoang mang, buông<br /> lỏng chuyện học, ù lì, đối phó dần dà làm cho sinh viên thụ động trong học<br /> tập.<br /> Phân tích nguyên nhân<br /> Thói quen cũ quá lớn từ thời phổ thông<br /> Ù lỳ<br /> Thiếu tập trung<br /> Không chuẩn bị bài<br /> Sự dể dãi của giáo viên<br /> Thiếu nguồn tư liệu<br /> 4. Giải pháp<br /> 4.1 Về phía sinh viên<br /> 4.1.1 Xây dựng động cơ học tập<br /> 4.1.1.1 Mục tiêu lớn<br /> Tại sao chọn trường nầy, ngành nghề nầy<br /> Học xong đạt được chuẩn gì<br /> Sau khi ra trường làm được gì và các kế hoạch tương lai<br /> Việc xác định được mục tiêu đào tạo sẽ giúp sinh viên xây dựng được mục tiêu học<br /> tập và các qui tắc học tập một cách nghiêm túc như:<br /> Thực hiện các yêu cầu từ nhà trường và giáo viên bộ môn<br /> Có kế hoạch học bổ sung các môn khác phục vụ cho công việc tương lai: ngoại<br /> ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống...<br /> Từ đó sinh viên sẽ có thái độ hành vi thích hợp trong giảng đường va xã hội.<br /> 4.1.1.2 Mục tiêu môn học<br /> Mục tiêu học tập của từng môn : đóng vai trò quyết định cho kết quả môn học, góp<br /> phần cải thiện hình ảnh và chất lượng học tập. Nhiều giáo viên không nhấn mạnh mục tiêu<br /> môn học nên nhiều sinh viên chỉ biết học và học, nhưng không biết đích đến, do đó dễ lạc<br /> đường và chán nản khi thấy môn học nầy mênh mông quá.<br /> Xác định yêu cầu: trong tiết học, giáo viên có nêu yêu cầu đối với sinh viên, nhưng<br /> đôi khi dể dãi, trước sau gì cũng trình bày hết nội dung, hay yêu cầu không rõ ràng nên sinh<br /> viên thường có trang thái vào lớp học chờ nghe giảng hơn là tìm hiểu trước.<br /> 4.1.2 Phương pháp học tập<br /> Khi xác định được mục tiêu học tập, sinh viên cần xây dựng phương pháp học tập<br /> phù hợp môi trường đại học: tự chủ sáng tạo.<br /> 4.1.2.1 Học cá nhân<br /> <br /> a. Đọc trước tài liệu của giáo viên<br /> <br /> nắm vững rồi mới tham khảo tài liệu khác, nếu không dể tẩu hỏa nhập ma vì kiến<br /> thức nhiều, rối rắm, không nhất quán.<br /> b. Nắm bản chất môn học<br /> Xác định mục tiêu, yêu cầu, và tim được cái cuối cùng môn học là đạt được điều gì,<br /> từ đó có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đi đến sự hòa hợp, thống nhất.<br /> c. Tầm nhìn<br /> <br /> Khi có tầm nhìn về môn học sẽ không học theo lối mù quáng, đọc nhiều, chép<br /> nhiều nhưng thiếu thảo luận, phản biện, một chiều dể đi đến kết luận " giáo viên là nhất" và<br /> xuôi chiều cái gì cũng nhất trí nhung thực chất không biết đồng ý cái gì?<br /> d. Một nguyên tắc thời lượng và thời khóa biểu<br /> <br /> Xây dựng cho mình một nguyên tắc cơ bản là làm việc có lịch trình thời khóa biểu,<br /> giờ nào việc đó, không sống, làm việc xô bồ theo kiểu gặp đâu học đấy, dể bị cám dổ bởi<br /> ca nhạc, thời trang, games…<br /> e. Lên lớp với thái độ trọng thị<br /> <br /> Trong lớp, tập trung chú ý bài giảng, ghi chép nhanh, gọn các ý chính, đánh dấu<br /> chổ mù mờ hoặc khó hiểu để giải quyết. Nhiều sinh viên ghi chép quá nhiều, đến nổi về<br /> đọc không hiểu gì vì giờ học có nhận thức điều gì đâu, cứ tưởng cứ chép nhiều, có chữ<br /> nhiều là yên tâm.<br /> Nhiều sinh viên xem thường giáo viên và coi thường môn học (vì sao), giờ môn<br /> học nầy lại lấy môn học khác ra làm việc, bản thân tôi gặp nhiều trường hợp nầy : giờ Tin<br /> học lại lấy Anh văn ra làm...Nhưng khi yêu cầu sinh viên nầy lặp lại câu " tôi vừ nói gì"<br /> hay yêu cầu trả lời câu hỏi tôi vừa nêu thì họ lại lí nhí " thầy làm ơn đọc lại câu hỏi". Hành<br /> động trên làm cho nhiệt tình giáo viên nguội lạnh dần trước lớp học.<br /> f. Hỏi-đáp với giáo viên và nên có quan điểm riêng<br /> <br /> Thường xuyên tranh thủ giải đáp của giáo viên, thỉnh thoảng cũng có những giải<br /> đáp chưa thỏa đáng nên giải quyết rốt ráo bằng cách nhắc lại thắc mắc, hay trình bày quan<br /> điểm của mình trước vấn đề đó, đôi khi một vấn đề có thể giải quyết bằng nhiều cách khác<br /> nhau hoàn toàn, do các giáo được đào tạo theo các trường phái khác nhau. Sự tranh lậun<br /> nầy giúp cho sinh viên mở rộng kiến thức và trình bày quan điểm có lập trường hơn.<br /> g. Làm việc nhóm<br /> Dù ta có tài giỏi vì đi nữa thì cũng có khiếm khuyết khi giải quyết một vấn đề, nên<br /> tham gia nhóm học tập để lấy ý kiến chung, giảm bớt sai sót. Đôi khi khi tham gia nhóm<br /> giúp cho nhiều sinh viên nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn, và nhiều người sống một mình<br /> trởn nên gắn bó tập thể hơn, siêng năng hơn. Làm sao làm việc nhóm có hiệu quả vẫn là<br /> bài toán lớn.<br /> h. Sơ kết và tổng kết từng môn<br /> <br /> Học xong từng bài, từng môn, nên có đề cương, nhận xét, tóm ý, các vấn đề còn bỏ<br /> ngỏ, các vấn đề chưa giải quyết.<br /> 4.1.2.2 Xây dựng nhân cách sinh viên trong học tập và nghiên cứu<br /> khoa học<br /> Trang bị tinh thần học Đại học<br /> Bồi dưỡng cách học, làm việc ở đại học theo tinh thần: tự chủ, sáng tạo, liên kết.<br /> Biết làm việc theo nhóm<br /> Dám đặt câu hỏi và tham gia thảo luận cùng giáo viên<br /> Có tinh thần nghiên cứu khoa học:<br /> Biết tìm kiếm thu thập thông tin từ nhiều nguồn : báo chí, thư viện, Internet, bước<br /> đầu biết tổng hợp thông tin từ người khác cung cấp cho, dần dần biết tự viết lấy các bài báo<br /> cáo cho riêng mình.<br /> Tự trọng: không copy bài làm, bài thi, không lấy sản phẩm của người khác làm cái<br /> của mình theo kiểu copy, dán, đổi tên.<br /> Không ỷ lại: không ỷ lại vào tập thể, sự dể dãi của giáo viên<br /> 4.2. Giáo viên<br /> 4.2.1 Đủ năng lực giảng dạy<br /> Yêu cầu này có vẻ ngớ ngẩn vì muốn làm giáo viên phải có bằng cấp, trải qua thi<br /> tuyển, sát hạch của trường, tuy nhiên ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo, giáo viên<br /> cần nắm rõ nội dung và yêu cầu môn mình giảng, từ đó có các bài giảng, kế hoạch học tập<br /> phù hợp.<br /> Ngoài ra, giáo viên phải có một trình độ sư phạm nhất định để có thể đứng lớp, bao<br /> quát điều khiển hoạt động lớp học, xử lý các tình huống, và đặc biệt giảng sinh viên hiểu<br /> bài và chịu học môn học của mình, giảng dạy không có nghĩa là đọc-chép mà là các hoạt<br /> động chuyển giao kiến thức, công nghệ, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.<br /> Trong thực tế, có giáo viên chỉ đọc chép, có giáo viên sử dụng máy tính, projector biến quá<br /> trình đọc-chép thành xem-chép.<br /> Tùy theo đối tượng, nội dung môn học, nội dung bài học (hay chương) giáo viên<br /> thay đổi cách truyền đạt đễ sinh viên lĩnh hội một cách dễ dàng, không phải có máy tính, có<br /> Projector là đã vượt ra khỏi ải đọc-chép. Giáo viên còn phải tổ chức nhiều hình thức học<br /> tập khác dựa người học là trung tâm như học nhóm, thảo luận, nghiên cứu tình huống...<br /> Bài thi và bài kiểm tra thông các cột điểm kiểm tra thường xuyên và thi hết học<br /> phần phải phản ảnh được trình độ, năng lực của sinh viên, đừng kiểm tra qua loa mà bản<br /> thân người học và người dạy không tiếp thu và phản hồi gì từ các đề thi, kiểm tra này.<br /> 4.2.2 Nhiệt tình<br /> Sự nhiệt tình có thể được đo được từ thước đo sinh viên. Từ chổ nhiệt tình, làm cho<br /> sinh viên chuyển động theo quỉ đạo của giáo viên. Thiếu sự nhiệt tình của giáo viên, lớp<br /> học trở nên vô vị với môn học này, dần dà cả hai đối tác trở thành chủ – khách, thậm chí<br /> trở thành Diễn viên – khán giả : đến lớp giảng bài một cách miễn cưởng, nghe bài một<br /> cách vô cảm, cả hai cố diễn và xem xong xuất kịch, luôn thấy thời gian qua dài, chỉ chờ<br /> chuông reo mà sinh viên hay mĩa mai "chuông reo là biến". Tuy nhiên bi kịch ở chổ là sinh<br /> viên thụ động trong lớp họ sẽ "không im lặng như bầy cừu" mà "nhàn cư vi bất thiện", sẽ<br /> có nhiều hành vi không đẹp mắt trong lớp như : ngồi lỏm chỏm theo nhóm chơi, ngủ gật,<br /> trò chuyện, làm chuyện khác...<br /> Hệ lụy của vấn đề nầy là lây lan qua môn khác, sinh viên sẽ thử xem giáo viên khác<br /> có phản ứng gì không khi lặp lại kịch bản kịch với giáo viên thiếu nhiệt tình, đấy cũng là<br /> thử thách và bản lĩnh của giáo viên khi gặp tình huống nầy: tốn nhiều công sức vực dậy<br /> một lớp quá thụ động, có nhiều hành vi chưa đúng trong lớp.<br /> Để duy trì được nhiệt tình thì người dạy phải có cảm hứng với lớp học<br /> Cảm xúc dạy học.<br /> Giáo viên phải xác định nhiêm vụ của mình trước lớp học, dạy xong số tiết được<br /> giao chưa phải là hoàn thành mà còn phải nung nấu trong lòng<br /> Sinh viên tiếp thu được gì<br /> Áp dụng được gì cho bản thân, thực tế và xã hội<br /> Có gì thiếu sót không?<br /> Học được gì qua lớp này?<br /> Từ đó, trước khi lên lớp, tôi luôn có một trách nhiệm, một cảm hứng đứng trước<br /> một nhóm người mới, họ luôn khát khao cái mới mà mình đôi lúc không đáp ứng được,<br /> khi giảng, hãy cố gắng truyền cho sinh viên lửa của người thầy, dần dà sẽ thấy kết quả mà<br /> dạy xong lớp học đó, mình vẫn còn cảm xúc vì đã mang lại cho sinh viên cái mới, thiết<br /> thực và phong cách là việc.<br /> 4.2.3 Trách nhiệm giáo viên<br /> Ngoài nhiệt tình, giáo viên có trách nhiệm lớn là dẫn dắt lớp học, do đó<br /> không phải chỉ vào lớp làm duy nhất một nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho<br /> sinh viên mà con hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu... Do đó giáo viên còn<br /> có các trách nhiệm sau đây:<br /> a. Cung cấp tài liệu<br /> <br /> Phải cung cấp đầy đủ tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu đọc thêm, tài liệu<br /> tham khảo.<br /> Việc cung cấp giáo trình có thể dể dàng vì hầu như môn học nào cũng<br /> bắt buộc phải có giáo trình hay bài giảng. Tuy nhiên việc cung cấp bài giảng,<br /> giáo trình tham khảo, tài liệu đọc thêm hình như có quá ít giáo viên thực<br /> hiện điều này, như vậy dể đánh đồng học theo Tín chỉ và Niên chế như nhau<br /> b. Đề cương chi tiết môn học (syllabus)<br /> <br /> Cần công bố đề cương chi tiết môn học để sinh viên biết rõ lịch trình<br /> học, kiểm tra và các hoạt động khác trong chương trình môn học, sinh viên<br /> chủ động nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, bởi vì trong đề cương chi tiết nầy<br /> có phân rõ tiết thứ mấy làm kiểm tra, bao lâu thì nộp tiểu luận, tạo ra hoạt<br /> động khoa học trong lớp và cả trường, sau nầy, khi học các môn tiếp theo,<br /> sinh viên đã có nề nếp tốt sẽ tự động làm việc theo hướng dẫn giáo viên,<br /> hình thành thói quen nghiên cứu khoa học và giúp sinh viên đạt được mục<br /> tiêu môn học.<br /> Qua theo dõi các giáo viên giảng dạy ở Khoa Tài Chính Kế Toán (<br /> gồm nhiều tổ bộ môn, nhiều khoa tham gia giảng dạy), việc cung cấp đề<br /> cương chi tiết môn học (syllabus) xưa nay hiếm, do đó cần sự hướng dẫn<br /> cụ thể từ nhà trường để bất cứ môn học nào cũng phải có syllabus cho sinh<br /> viên.<br /> c. Bài tiểu luận và cách cho điểm<br /> <br /> Viết tiểu luận trở nên phổ biến trong trường đại học. Tùy theo môn<br /> học, giáo viên mà tiểu luận có thể do một người viết hay nhóm thực hiện.<br /> Mục đích của phần nầy là giúp sinh viên nghiên cứu, tự nghiên cứu, làm<br /> việc theo nhóm, biết cách tìm kiếm tài liệu và biên tập lại thành bài nghiên<br /> cứu khoa trên qui mô nhỏ. Do đó giáo viên cần phải nêu rõ mục đích, yêu<br /> cầu, phải đưa ra danh mục đề tài, nguồn thông tin cung cấp, kỹ thuật tìm<br /> kiếm, cách thức trình bày...Nếu không nghiêm túc thì bài tiểu luận sẽ có<br /> nhiều đề tài dù trình bày đẹp, vô bổ, không đạt mục tiêu. Bản thân tôi trong<br /> mấy năm đầu dạy môn "Mạng thông tin quốc tế" không nêu rõ mục đích,<br /> định hướng đề tài, nên cũng nhận được một số kết quả khong mong muốn,<br /> ví vụ môn lại nhận được đề tài "Sinh đẻ có kế hoạch" hay " Giáo dục giới<br /> tính cho lứa tuổi mầm non" hay "Tác động của ô nhiễm môi trường với xã<br /> hội hiện nay".<br /> Nhiều giáo viên dễ dãi, nên tiểu luận là cơ hội sinh viên kiếm điểm,<br /> mà cũng là giáo viên hoàn thành nghĩa vụ dễ dàng:<br /> Bài tiểu luận làm việc theo nhóm khoảng 7-8 người, cho điểm chung<br /> cả nhóm, hậu quả là chỉ có 1-2 người làm việc, cả nhóm đạt mục đích điểm<br /> số mà không cần hoạt động.<br /> d. Bài tiểu luận có là được<br /> Có nhiều giáo viên chỉ yêu cầu nộp bài tiêu luận bằng cách in ra giấy<br /> nộp, nhiều bài lấy từ Internet nhưng không biết biên tập, còn rất nhiều lỗi,<br /> còn nhiều logo quảng cáo mà giáo viên vẫn chấp nhận. Như vậy đã giết<br /> chết sự nghiên cứu, tìm tòi, vì chỉ sao chép là có điểm, tính thụ động lại<br /> thắng thế.<br /> e. Bài tiểu luận phải viết tay<br /> Có giáo viên trường CDKTDN yêu cầu sinh viên nộp tiểu luận bằng<br /> bài viết tay, như vậy cũng giết chết sự năng động, vì cho rằng bản in dùng<br /> công nghệ cắt dán. Không kiểm soát được thì cấm, đó căn bệnh cố hữu<br /> người Việt. Thử hỏi, sinh viên cần có đề cương, danh mục đề tài, thậm chí<br /> bài mẫu của khóa trước để sinh viết cách viết. Thế mà lại viết tay, khi ý<br /> tưởng mang đến cho sinh viên dồi dào, viết một mạch 20-30 trang, trong<br /> đó có các đoạn trích dẫn nguyên văn để chứng minh, minh họa thì phải viết<br /> lại trên giấy nguyên văn, vậy còn thì giờ đâu mà sáng tạo. Có lẻ nên xem<br /> xét lại mấy môn học liên đến vi tính cũng không cần đưa vào nhà trường<br /> nữa. Và giáo trình của giáo viên nầy cũng nên viết tay để bảo đảm đó là<br /> hàng chính hãng.<br /> 4.2.3 Bài thuyết trình<br /> <br /> a. Mục tiêu bài thuyết trình<br /> nghiên cứu, tìm tòi, biên tập, làm việc theo nhóm và quan trọng là<br /> diễn thuyết trước đám đông. Giáo viên cần có đề cương, danh mục đề tài,<br /> công phu hơn bài tiểu luận, hướng dẫn cho sinh viên tổ chức thuyết trình<br /> và thuyết trình, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử trước đám đông. Sau<br /> mỗi một lần thuyết trình là một bài học kinh nghiệm mà các nhóm khác<br /> phải học tập, sau nầy, khi ra đời, nếu có tổ chức thuyết trình như hội chợ,<br /> Invents, quảng cáo... thì sinh viên ta không bở ngở, lóng cóng để trượt<br /> nhiều cơ hội trong cuộc đời...<br /> b. Sinh viên phải kiểm soát được buổi thuyết trình<br /> Đừng để cảnh một nhóm người ngồi đầu bàn, có đầy đủ thiết bị truyền<br /> thông như : Laptop, projector, bảng chiếu, bút laser, sóng Wifi phục vụ<br /> Internet...nhưng chỉ có một người đứng nói (hay lần lượt xếp hàng để nói),<br /> đọc nội dung dựa vào xấp tài liệu A4 in sẳn, không quan tâm khán phòng<br /> có những ai, đối tượng ngồi có chú ý không, xử lý tình huống ra sao khi ồn<br /> ào, không tập trung. Nếu chấp nhận kiểu thuyết trình trên, vô tình phủ nhận<br /> hoạt động nhóm, không nâng được tầm thuyết trình trước đám động tự tin,<br /> không kiểm soát khán phòng, thì thuyết trình cũng không đạt mục tiêu đề<br /> ra. Phải giao nhiệm vụ tổ chức cho sinh viên, giáo viên chỉ quan sát, đánh<br /> giá cho điểm nhóm thuyết trình, sau đó rút kinh nghiệm. Có như vậy sinh<br /> viên không ỷ lại vào giáo viên, khi thuyết trình, khán phòng ồn ào có giáo<br /> viên ổn định dùm.<br /> c. Bài kiểm tra và thi<br /> <br /> Kiểm tra: tổ chức kiểm tra lấy điểm sao cho phản ánh được năng lực<br /> và công bằng. Nếu cho điểm thuyết trình, bài tiểu luận thì phải kiểm soát<br /> được sự đóng góp của cá nhân trong tập thể (lớp đông khó đánh giá), nếu<br /> bài tiểu luận trong lớp thì phải bảo đảm không quay cóp, công bằng.<br /> Bài kiểm tra cho giáo viên biết hàm lượng tiếp thu bài giảng, sinh<br /> viên biết khả năng trình độ, trình bày, diễn đạt tới đâu. Hiện nay vì nhiều lý<br /> do, các bài kiểm tra không có điều kiện quay về cho sinh viên, do đó sinh<br /> viên cũng không rõ mình cái gì, ở đâu, nên đề có câu tương tự thì sinh viên<br /> cũng tiếp tục sai như vậy, đo đó đề nghị giáo viên nên công bố bài giải chi<br /> tiết, chí ít là ý chính và thang điểm qua Internet để sinh viên có điều kiện<br /> sửa sai, đó cũng là thúc đẩy tính tự chủ xóa bỏ sự thụ động trong sv, đó<br /> cũng là thúc đẩy tính tự chủ xóa bỏ sự thụ động trong sv.<br /> 5. Kiến nghị với nhà trường<br />  Cần có sự hổ trợ toàn diện nhà trường để xóa bỏ tính thụ động trong<br /> sinh viên, tạo điều kiện giáo viên phát triển tài năng, nhiệt tình, kinh<br /> nghiệm trong giảng dạy, giúp sinh viên có môi trường học tốt hơn để<br /> có kết quả tốt trong học tập thi cử.<br />  Hổ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hạ tầng trong học tập<br />  Nâng cao thu nhập bằng cách tăng thù lao giảng dạy của giáo viên<br />  Có sóng wifi trong khu vực học tập<br />  Sỉ số lớp học vừa phải<br />  Tin học hóa thời khóa biểu và quản lý điểm, dịch vụ đăng ký học tập<br /> của sinh viên<br />  Ổn định thời khóa biểu và công bố trước đầu năm học.<br />  Chọn các đề tài chất lượng tổ chức thuyết trình cấp trường, tạo ra<br /> phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học trong phạm vi nhà trường,<br /> góp phần xóa bỏ việc học thụ động, đưa nghiên cứu khoa học thành<br /> công việc thường xuyên và phổ biến<br />  Sắp xếp, bố trí các phòng học ứng với các lớp học có khả năng làm<br /> việc nhóm và thảo luận<br />  Ví dụ : Lớp XNK13AB học môn "Thương mại điện tử" có 1 buổi<br /> học nhóm khoảng 60 phút về nội dung " Liệt kê các ngân hàng có<br /> giao dịch qua cổng thanh toán trực tuyến" và " Các cổng thanh toán<br /> trực tuyến ở Việt Nam" hay " Dạo qua các chợ ảo kiểu nhóm mua<br /> Groupon" Nội dung nầy không khó, nhưng giảng viên trình sẽ trở nên<br /> nhàm chám, còn sinh viên thì hình như biết nhưng để đó. Còn nếu<br /> như làm việc nhóm thì phải có phòng học để 10 nhóm (khoảng 100<br /> sv) tách ra, sử dụng laptop ( 1 nhóm có 1- 3 laptop là hiện thực) để<br /> tim tòi, biên tập bằng word khoảng 45 phút, 15 phút còn lại là biên<br /> tập thanh bài thu hoạch và nộp bài. Khi sinh viên làm việc, những gì<br /> trước đây bạn thấy, bạn nghĩ sẽ thay đổi.<br /> Có thể tham khảo một hai đoạn phim của lớp QT12AB và Mar12AB<br /> khi thực hiện bài học thảo luận nhóm ở đây...<br /> http://youtu.be/fxLFOwBtXZc, http://youtu.be/4bxbUhj7bR4<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2