XÓI LỞ BỜ SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP<br />
TRỊNH PHI HOÀNH<br />
Trường Đại học Đồng Tháp<br />
LÊ VĂN ÂN<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Tai biến xói lở bờ sông đã và đang xảy ra phổ biến ở sông Tiền<br />
đoạn chảy qua lãnh thổ tỉnh Đồng Tháp với cường độ mạnh, phạm vi rộng<br />
lớn. Thực trạng xói lở bờ sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp như vậy là do<br />
sự tác động tổng thể của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trên toàn<br />
lưu vực và tại địa phương thông qua mối quan hệ giữa lòng dẫn tự nhiên và<br />
dòng chảy của sông... Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích nguyên<br />
nhân gây xói lở, chúng tôi đề xuất ba nhóm giải pháp để phòng tránh, giảm<br />
nhẹ thiệt hại bao gồm nhóm giải pháp phòng ngừa, giải pháp né tránh và<br />
nhóm giải pháp kháng vệ.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phần hạ lưu sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Cửu Long.<br />
Sông Cửu Long có hình dạng như một bím tóc tỏa rộng, lòng sông chỗ thì phình ra, chỗ<br />
thì thu hẹp. Với chiều dài dòng chính khoảng 230km (chiếm 5,1% tổng chiều dài sông<br />
chính) tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới Biển Đông. Sông Cửu Long bao gồm<br />
hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp<br />
dài 129km (biên giới Việt Nam - Campuchia đến cầu Mỹ Thuận). Bề rộng của sông<br />
Tiền biến đổi nhiều lần, hẹp nhất ở An Long (Tam Nông) 450m, nơi rộng nhất ở đầu<br />
cồn Long Khánh 2,2km (huyện Hồng Ngự), độ sâu trung bình khoảng 10-15m. Sông<br />
Tiền chiếm khoảng 83% tổng lưu lượng nước của sông Cửu Long, có nhiều đoạn cong<br />
nên hoạt động xói lở, bồi lắng rất mạnh [3]. Sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng<br />
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long<br />
(ĐBSCL) vì thế hầu hết các đô thị lớn đều nằm cạnh sông (ở tỉnh Đồng Tháp cả 3 đô thị<br />
đều nằm trên trục sông Tiền), các hoạt động KT - XH gắn liền với sông rạch…<br />
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự thay đổi của hệ thống tự nhiên địa cầu, đặc<br />
biệt là biến đổi khí hậu và hoạt động KT - XH trên lưu vực đã làm cho bờ sông khu vực<br />
hạ lưu nhất là đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh Đồng Tháp đang biến động phức tạp và gây<br />
hậu quả nghiêm trọng ở địa phương. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nguyên nhân<br />
gây xói lở bờ sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp làm cơ sở đề xuất các giải pháp<br />
phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại, ổn định xã hội và phát triển sản xuất đang là vấn đề đặt<br />
ra cấp thiết.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 56-66<br />
<br />
XÓI LỞ BỜ SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP...<br />
<br />
57<br />
<br />
2. XÓI LỞ BỜ SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA LÃNH THỔ TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
2.1. Thực trạng xói lở<br />
2.1.1. Thực trạng xói lở theo không gian<br />
Xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp diễn ra rất phổ biến, hầu hết các huyện của tỉnh có<br />
sông Tiền chảy qua đều xảy ra hiện tượng xói lở. Qua điều tra, khảo sát kết hợp với kết<br />
quả nghiên cứu của các tác giả [1], [3], [4], [5], [6] cho thấy, riêng đoạn bờ sông Tiền<br />
chảy qua lãnh thổ tỉnh Đồng Tháp đã có hơn 53 điểm lớn nhỏ. Các khu vực xói lở bờ có<br />
chiều dài lớn nhất là 9.000m ở xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh); 3.000-4.000m ở các<br />
điểm xói lở bờ thuộc xã Thường Phước (Hồng Ngự), xã An Phong, Tân Thạnh (Thanh<br />
Bình), xã An Hiệp (Châu Thành); chiều rộng ăn sâu nhất vào từ trên 1.000m ở Phường<br />
3, 4 (Sa Đéc).<br />
Bảng 1. Quy mô xói lở ở một số khu vực trọng điểm trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp<br />
Khu vực<br />
Thường Phước –<br />
Thường Thới Tiền<br />
TX. Hồng Ngự<br />
Sa Đéc – Châu<br />
Thành – Mỹ Thuận<br />
<br />
Chiều dài<br />
xói lở (km)<br />
<br />
Chiều rộng xói<br />
lở sâu nhất vào<br />
bờ (m)<br />
<br />
Vị trí<br />
sông<br />
<br />
Tốc độ xói lở<br />
trung bình<br />
năm (m)<br />
<br />
Tốc độ dịch<br />
chuyển tâm<br />
(m/năm)<br />
<br />
6<br />
<br />
1.492<br />
<br />
Trái<br />
<br />
34,7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
8<br />
<br />
131<br />
<br />
Trái<br />
<br />
3,1<br />
<br />
3,5<br />
<br />
10<br />
<br />
1.433<br />
<br />
Phải<br />
<br />
33,3<br />
<br />
38,1<br />
<br />
Nguồn: [5], [6], [8] và bổ sung.<br />
<br />
Trong các điểm xói lở được xác định, có những khu vực phạm vi xói lở lớn (thể hiện ở<br />
bảng 1), chiều dài 6-10km, chiều rộng lớn nhất hơn 1km, cường độ mạnh, diễn biến<br />
phức tạp, gây ra hoặc có nguy cơ gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng, kinh tế của người<br />
dân như sau:<br />
a) Xói lở bờ sông Tiền khu vực huyện Hồng Ngự<br />
Xói lở mạnh nhất ở các xã Thường Phước 1, Thường Phước 2 và xã Thường Thới Tiền<br />
(thị trấn Thường Thới, năm 2010) huyện Hồng Ngự. Khu vực xói lở này nằm phía tả<br />
ngạn sông Tiền, cách biên giới Campuchia khoảng 13km, cách thị trấn Tân Châu (An<br />
Giang) khoảng 2 km, cách Biển Đông khoảng 230km. Đoạn xói lở này liên quan mật<br />
thiết với khu vực xói lở phía hữu ngạn thuộc thị trấn Tân Châu (An Giang). Xói lở khu<br />
vực này, có tốc độ vào loại mạnh nhất ở ĐBSCL. Đoạn xói lở này kéo dài với phạm vi<br />
khoảng 6km và ăn sâu vào bờ lớn nhất là 1.492m, tốc độ xói lở trung bình năm (giai<br />
đoạn 1965-2009) khoảng 30-40m/năm, làm biến đổi mạnh mẽ bờ sông trong khu vực.<br />
b) Xói lở bờ sông Tiền đoạn thị xã Hồng Ngự<br />
Xói lở ở bờ trái sông Tiền khu vực thị xã Hồng Ngự, cách Biển Đông khoảng 225km<br />
theo chiều dài dòng chảy chính qua cửa Đại. Hiện tượng này xảy ra tại khu vực ven<br />
sông Tiền, ngay tại đoạn bờ cửa sông Sở Thượng đổ vào. Trong những năm 1994, 1995<br />
<br />
58<br />
<br />
TRỊNH PHI HOÀNH – LÊ VĂN ÂN<br />
<br />
và 1997 khu vực thị xã Hồng Ngự có hàng chục điểm xói lở, kéo dài trên 10km. Những<br />
năm lũ nhỏ 1998, 1999 hiện tượng xói lở bờ sông khu vực này có giảm. Đoạn xói lở<br />
thuộc thị xã Hồng Ngự được xem là trọng điểm về xói lở vì khu vực bờ có dân cư đông<br />
đúc, nhiều công trình xây dựng nên khi xói lở bờ sông xảy ra ảnh hưởng lớn đến cuộc<br />
sống người dân.<br />
c) Xói lở bờ sông Tiền khu vực thị xã Sa Đéc<br />
Hiện tượng xói lở bờ sông Tiền khu vực Sa Đéc đã kéo dài trong nhiều năm với phạm<br />
vi dài hơn 10km, tiến sát vào bờ trung bình 1-3km ở khu vực phường 3, 4 với tốc độ 3050m/năm. Vì thế, năm 1998, tỉnh Đồng Tháp đã phải đầu tư xây dựng một hệ thống<br />
công trình bảo vệ bờ sông gồm một đập ngăn rạch Nhà Thương dài 100m, cao 8m ngăn<br />
dòng chảy từ sông Tiền tác dụng trực tiếp vào khu phố chợ, một tuyến kè dài 944m và<br />
một kênh đào rộng 80m dài 478m. Hiện nay, từ rạch Ông Thung đến rạch Thông Lưu đã<br />
ổn định nhờ tác dụng của cồn Cái Bè, từ rạch Thông Lưu đến đập khóa Sa Đéc đang đi<br />
vào thế ổn định mặc dù hiện nay xói lở với quy mô nhỏ. Xói lở nghiêm trọng nhất là<br />
khu vực từ rạch Nhà Thương (phường 4) đến xã An Hiệp (Châu Thành); phường Tân<br />
Quy Đông đang bị xói lở với quy mô lớn.<br />
Ngoài ba khu vực xói lở trọng điểm nêu trên thì ở Đồng Tháp, xói lở bờ sông Tiền còn<br />
diễn ra ở các khu vực thuộc huyện Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai<br />
Vung, Châu Thành và thành phố Cao Lãnh. Ở phía bờ hữu sông Tiền, tại cù lao Tây<br />
(Tân Bình, Tân Quới, huyện Thanh Bình) xói lở xảy ra mạnh khu vực bến đò Ấp 3 xã<br />
Tân Qưới, sâu vào bờ từ 8-10m/năm. Tại xã An Hiệp (Châu Thành) xói lở kéo dài 23km, tốc độ xói lở sâu vào bờ tới 30m/năm. Các khu vực bị xói lở nhỏ hơn 20m/năm<br />
như Bình Thạnh, Mỹ Xương (Cao Lãnh)…<br />
<br />
Hình 1. Xói lở bờ sông Tiền xã<br />
Long Thuận, huyện Hồng Ngự<br />
<br />
Hình 2. Xói lở bờ sông Tiền phá<br />
vỡ bậc kè thị xã Hồng Ngự<br />
<br />
Hình 3. Xói lở bờ sông Tiền đầu<br />
cù lao Chải, thành phố Cao Lãnh<br />
<br />
2.1.2. Thực trạng xói lở theo thời gian<br />
Xói lở bờ sông ở ĐBSCL nói chung và trên sông Tiền đoạn chảy qua lãnh thổ tỉnh<br />
Đồng Tháp nói riêng có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô các điểm xói lở<br />
lẫn tốc độ xói lở. Giai đoạn 1895-2004, các hố xói tại Sa Đéc đều phát triển sâu thêm,<br />
hố xói tại khúc cong thị xã Sa Đéc đã được dòng chảy đào sâu thêm 15m trong khoảng<br />
thời gian 1895-2000, hố xói tại Mỹ Thuận sâu thêm 28,45m (1895-2003) [1], [4]. Trước<br />
<br />
XÓI LỞ BỜ SÔNG TIỀN ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG THÁP...<br />
<br />
59<br />
<br />
năm 2000, sông Tiền mới có 16 điểm xói lở thì đến nay đã có hơn 53 điểm xói lở được<br />
xác định.<br />
Các khu vực xói lở sông Tiền tỉnh Đồng Tháp vẫn được dự báo tiếp tục xảy ra xói lở<br />
với nhiều mức độ khác nhau, quy mô lớn. Trong đó, tốc độ trung bình giai đoạn 1966–<br />
2008 mạnh nhất thuộc các khu vực Thường Phước – Thường Thới Tiền (Hồng Ngự) với<br />
34,7m/năm và khu vực Sa Đéc 33,3m/năm. Các khu vực còn lại có tốc độ xói lở dưới<br />
10m/năm.<br />
Xói lở bờ sông diễn ra cả về mùa lũ lẫn mùa kiệt. Tuy nhiên, vào mùa lũ tốc độ xói lở<br />
diễn ra nhanh và mạnh hơn. Sau các tháng mùa lũ, tình hình xói lở xảy ra nghiêm trọng<br />
hơn so với các tháng mùa kiệt. Đồng thời, những năm lũ lớn như năm 2000, hiện tượng<br />
xói lở bờ sông Tiền thêm phức tạp và phạm vi rộng lớn hơn ở các khu vực Thường<br />
Phước; Hồng Ngự, Sa Đéc, những năm lũ nhỏ 1998, 1999 thì xói lở xảy ra ở mức độ ít<br />
hơn cả về quy mô lẫn phạm vi. Đầu mùa mưa, lũ năm 2011, xói lở đã xảy ra mạnh ở<br />
đoạn sông Tiền xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự), xã Tân Quới (huyện Thanh Bình)<br />
và xã An Hiệp (huyện Châu Thành).<br />
Trong những năm 90 (XX), tình trạng xói lở bờ sông chủ yếu xảy ra trong mùa lũ<br />
nhưng hiện nay, xói lở diễn ra cả trong mùa lũ lẫn mùa kiệt. Năm 1994, sau mùa lũ xuất<br />
hiện thêm 4 điểm xói lở mới, còn trong mùa kiệt chỉ có thêm 1 điểm xói lở mới. Năm<br />
2000 – năm lũ lịch sử ở ĐBSCL, sau mùa lũ xuất hiện 7 điểm, mùa kiệt có 2 điểm xói<br />
lở mới thì đến năm 2009, trong mùa lũ có 6 điểm và mùa kiệt có 4 điểm xói lở mới.<br />
Xét trên toàn tuyến sông Cửu Long nói chung và ở sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nói riêng<br />
cho thấy, những đoạn sông chịu ảnh hưởng chính của thủy triều hiện tượng xói lở bờ chỉ<br />
xảy ra chủ yếu vào thời kỳ triều cường, cuối mùa gió chướng hay sau những trận bão<br />
lớn. Những đoạn sông chịu ảnh hưởng của dòng chảy thượng nguồn là chính, xói lở<br />
thường xảy ra vào các tháng cuối mùa lũ và các tháng đầu mùa khô [3].<br />
2.2. Nhân tố tác động gây xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp<br />
Nguyên nhân gây xói lở bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp là sự tương tác giữa lòng dẫn, vật<br />
chất cấu tạo lòng dẫn và dòng chảy sông nên những nhân tố làm thay đổi chúng này sẽ<br />
tác động đến hoạt động xói lở bờ sông [1], [2], [4], [7].<br />
2.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên<br />
a) Nhân tố địa chất<br />
Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển với<br />
vùng ĐBSCL với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocen) và phù sa mới (trầm<br />
tích Holocen) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. Ở<br />
Đồng Tháp, cấu trúc địa chất thổ nhưỡng vùng ven bờ sông Tiền thuộc trầm tích<br />
Holocen chủ yếu là trầm tích sông - đầm lầy (ab1Q42-3, phân bố dọc theo sông, nằm sau<br />
các đê tự nhiên, được hình thành do lũ lụt với vật liệu chính là sét) và trầm tích sông của<br />
đê tự nhiên (a2Q42-3, được hình thành do lũ lụt hàng năm khi nước sông tràn qua bờ, phù<br />
sa tích đọng lại).<br />
<br />
60<br />
<br />
TRỊNH PHI HOÀNH – LÊ VĂN ÂN<br />
<br />
Sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp cắt qua các trầm tích bở rời với hai tập trầm<br />
tích: (i) tập trên là sét bột hoặc bột sét pha cát, dày 18-21m, tập này có tính ổn định cơ<br />
học thấp (giá trị dung trọng tự nhiên rất thấp: 1,5g/cm3, dung trọng khô nhỏ hơn<br />
1,0g/cm3, lực kết dính nhỏ 0,1kg/cm2, góc ma sát trong lớn nhất đạt 7-80) dễ bị mất liên<br />
kết trong môi trường nước do tính tan rã cao và dễ nhạy cảm với tác động bên ngoài vì<br />
tính xúc biến; (ii) tập dưới là cát dày 13-25m, tầng này chứa nước tương đối, có áp lực<br />
thấm và quan hệ thủy lực với nước sông Tiền, khi chế nước chảy sông Tiền thay đổi,<br />
tầng nước ngầm trong cát cũng sẽ thay đổi, cát hạt cát bị xáo động dễ phát sinh hiện<br />
tượng cát chảy dẫn đến xói lở bờ sông; mặt khác, khi bị tác động của dòng nước có vận<br />
tốc 0,5-3,0m/s, các tập cát này bị rửa trôi nhanh hơn so với tập sét phía trên (do vận tốc<br />
cho phép xói thấp), tạo nên các hàm ếch, tiềm ẩn nguy cơ sụp lở bờ khi chịu tác động<br />
gia tải mép bờ sông.<br />
Sông Tiền chảy theo một đứt gãy dạng vòm (ôm lấy rìa khối nâng vòm Đông Nam Bộ),<br />
lòng sông uốn khúc, đổi dòng liên tục lại bị phức tạp hóa bởi các đứt gãy cục bộ hướng<br />
á kinh tuyến, á vĩ tuyến, tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam. Sự uốn khúc, đổi<br />
dòng của sông Tiền đã tạo nên hiện tượng diễn biến lòng sông và xói lở bờ sông nhất là<br />
những đoạn sông co hẹp và khu vực đỉnh cong.<br />
b) Nhân tố địa hình – địa mạo<br />
Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm ở vùng hạ châu thổ của hệ thống sông Mê Kông nên<br />
nhìn chung có địa hình lưu vực khá bằng phẳng (độ cao biến đổi từ 1-5m, bình quân<br />
2m), chênh lệch độ dốc không lớn (độ dốc đồng bằng trung bình là 1,0cm/km). Độ dốc<br />
của sông Tiền thay đổi theo từng đoạn, độ dốc bình quân khoảng 2,5cm/km [1]. Trắc<br />
diện dọc của sông Tiền cho thấy rất nhiều sự biến đổi đột ngột về độ sâu của đáy do sự<br />
sắp xếp luân phiên của các vực sâu và bãi nông, sự sắp xếp này rất phù hợp với hình<br />
thái của sông. Các vực sâu thường thấy ở các lòng sông chính đoạn uốn khúc, dòng<br />
nước ở đây mang tính chất chảy rối, đặc biệt vào mùa lũ. Độ sâu của sông ở các khu vực<br />
này nhiều nơi đạt 30-40 m.<br />
Những đặc điểm trên của địa hình – địa mạo đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho xói<br />
lở bờ sông, bồi lắng lòng dẫn phát triển mạnh ở sông Tiền tỉnh Đồng Tháp (địa hình<br />
bằng phẳng làm tăng cường dòng chảy ngang; sự tồn tại nhiều cù lao như cù lao Long<br />
Khánh, cù lao Giêng, cù lao Chải... làm thay đổi kết cấu dòng chảy; sự tồn tại nhiều<br />
khúc uốn là điều kiện lý tưởng cho xói bồi xảy ra do hợp lực của dòng chảy sẽ hướng về<br />
bờ lõm tạo nên dòng chảy ngang kết hợp với vật chất cấu tạo bờ sông Tiền bở rời và<br />
mềm yếu) do sự thay đổi luân phiên vai trò của các tác nhân (mùa mưa do lũ là chính;<br />
mùa cạn ảnh hưởng của triều là chủ yếu).<br />
c) Nhân tố khí hậu<br />
Lưu vực sông Mê Kông chủ yếu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có<br />
mùa mưa, khô rõ rệt. Lượng mưa hàng năm khá lớn (trên 1.670mm) nhưng phân bố<br />
không đều theo không gian và thời gian, lượng mưa nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào<br />
hoạt động của gió mùa Tây Nam mạnh hay yếu. ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói<br />
<br />