CÔNG THỨC KINH NGHIỆM TÍNH TỐC ĐỘ XÓI LỞ BỜ ĐOẠN SÔNG<br />
TIỀN KHU VỰC THƯỜNG PHƯỚC - TỈNH ĐỒNG THÁP (*)<br />
PGS. TS. Lê Mạnh Hùng<br />
KS. Đặng Thị Bích Ngọc<br />
TÓM TẮT<br />
Xác định tốc độ xói lở bờ sông là một trong những công việc quan trọng giúp<br />
chúng ta nhìn nhận trước những diễn biến trong tương lai từ đó đề ra được các giải<br />
pháp ứng phó kịp thời.<br />
Hiện tượng xói lở bờ sông Tiền khu vực Thường Phước đã, đang và sẽ còn diễn<br />
ra với mức độ rất lớn, nó không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho khu vực này mà còn<br />
gây ra những diễn biến bất lợi cho thị trấn Tân Châu, thị trấn Hồng Ngự và nhiều khu<br />
vực khác. Vì vậy việc biết trước diễn biến xói lở bờ khu vực Thường Phước sẽ có ý<br />
nghĩa đặc biệt quan trọng.<br />
Trên cơ sở một số năm tài liệu đo đạc tại khu vực này, chúng tôi tiến hành xây<br />
dựng công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ làm cơ sở cho công tác dự báo biến<br />
hình lòng dẫn khu vực này theo thời gian .<br />
ABSTRACT<br />
Riverbank sliding velocity calculation is important to foresee the bed change in<br />
the future in order to have in time and suitable response.<br />
The riverbank sliding at Thuong Phuoc in Mekong River has been and will be<br />
happening with high level and those impacts not only on Thuong Phuoc but also on<br />
other areas such as Tan Chau, Hong Ngu as well. Therefore it is significant to predict<br />
riverbank sliding at Thuong Phuoc.<br />
Based on some measured data years, an empirical formula is made for temporal<br />
riverbed change prediction at the concerned area.<br />
I. Giới thiệu chung:<br />
Tình hình xói lở bờ hệ thống sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn<br />
ra phổ biến với tính chất khá phức tạp. Theo khảo sát mới nhất cho thấy hiện toàn<br />
vùng có tới 134 điểm xói lở bờ. Trong đó đoạn bờ sông Tiền khu vực Thường Phước,<br />
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là một trong số những khu vực có tốc độ xói lở bờ<br />
mạnh nhất, hàng năm xói lở ăn sâu vào bờ từ 30 đến 50 m. Đoạn bờ sông bị xói lở bờ<br />
là một dải đất rộng ít cơ sở hạ tầng, bởi vậy thiệt hại trực tiếp do xói lở đoạn bờ sông<br />
này gây ra không nhiều, nhưng ngược lại thiệt hại gián tiếp lại rất lớn: tạo dòng chảy<br />
đâm thẳng vào bờ sông khu vực thị trấn Tân Châu; gây bồi lắng cửa rạch Hồng Ngự,<br />
điều này không chỉ cản trở giao thông thủy mà còn gây nên xói lở bờ rạch Long<br />
Khánh và nhiều nơi khác do lưu lượng dòng chảy ngày một gia tăng. Để hạn chế thiệt<br />
hại do hiện tượng xói bồi biến hình lòng dẫn đoạn sông Tiền từ Thường Phước tới<br />
điểm nhập lưu giữa hai nhánh Hồng Ngự và Long Khánh gây ra, cần phải xây dựng<br />
1<br />
một số công trình chỉnh trị với quy mô và kinh phí rất lớn (do sông sâu, lòng rộng,<br />
vận tốc dòng chảy rất lớn nhất là vào mùa lũ) điều này hoàn toàn không có khả năng<br />
trước tình hình kinh tế nước ta hiện nay. Một giải pháp ít tốn kém nhưng khá hiệu<br />
quả, có thể giảm bớt đáng kể thiệt hại do hiện tượng xói lở bờ gây ra, đó là dự báo<br />
trước những diễn biến bất lợi từ đó đề ra giải pháp phòng tránh trước khi nó xảy ra.<br />
Để đạt được mục đích này, trên cơ sở tài liệu đo đạc thực tế nhiều năm đoạn<br />
sông Tiền khu vực Thường Phước chúng tôi tiến hành xây dựng công thức thực<br />
nghiệm tính tốc độ xói lở bờ trên cơ sở đó dự báo phạm vi xói lở trong tương lai.<br />
II. Cơ sở lý luận xây dựng công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ sông<br />
Một dòng sông gồm hai yếu tố cơ bản cấu thành đó là lòng dẫn và dòng nước<br />
chảy trên nó. Hai yếu tố này luôn thay đổi theo không gian lẫn thời gian và giữa<br />
chúng không ngừng tác động lẫn nhau, thông qua lực cơ học, lý học, hoá học. Dưới<br />
tác động của dòng nước lòng dẫn bị thay đổi về hình dạng kích thước, độ lớn, ngược<br />
lại sau khi lòng dẫn đã thay đổi lại có tác động trở lại dòng nước làm thay đổi trạng<br />
thái, kết cấu của dòng nước... Điều này chứng tỏ rằng hiện tượng xói bồi biến hình<br />
lòng dẫn sông là một hiện tượng tự nhiên mà nguyên nhân chính là do sự tác động qua<br />
lại không ngừng giữa dòng chảy và lòng dẫn.<br />
Xác định tốc độ xói lở bờ sông thực chất là xác định tốc độ biến hình ngang của<br />
lòng sông, dưới tác dụng chính của các lực thủy động lực học, kết quả là khối đất bờ<br />
sông mất ổn định, sụp đổ xuống sông.<br />
Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng tốc độ xói lở bờ sông phụ thuộc<br />
vào rất nhiều yếu tố, nhưng ba yếu tố chính cần được quan tâm đặc biệt đó là: Dòng<br />
chảy, hình dạng lòng dẫn và tính ổn định của lòng dẫn tại đó. Với tính phức tạp của<br />
dòng chảy, tính đa dạng của lòng dẫn, tính nhiều vẻ của đất bờ sông đã dẫn đến cách<br />
đánh giá, hình thức biểu thị rất khác nhau về các yếu tố này trong công thức kinh<br />
nghiệm của các tác giả.<br />
Theo Ibadzade [1] tốc độ xói lở ngang của đoạn sông cong phụ thuộc vào lưu<br />
lượng dòng chảy Q, bán kính cong R của đoạn sông đang xét, chiều rộng lòng sông B<br />
và hệ số ổn định của đất bờ .<br />
Bxi = f (Q, Ri/Bi,) (1)<br />
<br />
Theo Pôpôp [4], Lê Ngọc Túy và một số tác giả khác [5] cũng đề cập tới ba<br />
yếu tố chính nêu trên trong công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ sông của<br />
mình, nhưng cách biểu thị các yếu tố đó có nhiều điểm khác với Ibadzade. Công thức<br />
của các tác giả đều có dạng chung:<br />
<br />
F H max i H <br />
B xi (2)<br />
LT H max H <br />
<br />
<br />
2<br />
Trong đó:<br />
- Bxi : tốc độ xói lở ngang (m/năm) tại mặt cắt i;<br />
-F : diện tích khối đất bờ xói lở trong khoảng thời gian T năm (m2);<br />
-L : chiều dài đường bờ sạt lở của từng giai đoạn (m);<br />
-T : thời gian xói lở (năm);<br />
- Hmaxi : độ sâu lớn nhất tại mặt cắt tính toán thứ i (m);<br />
- Hmax : độ sâu lớn nhất của đoạn xói lở nghiên cứu (m);<br />
-H : độ sâu ổn định (tại mặt cắt quá độ) (m);<br />
- , : Các hệ số thực nghiệm.<br />
Nhìn chung các công thức kinh nghiệm của các tác giả nêu trên đều có khả<br />
năng áp dụng tính tốc độ xói lở bờ sông Cửu Long, khi các hệ số thực nghiệm được<br />
xác định từ tài liệu thực đo tại vị trí xem xét. Tuy vậy chúng tôi chưa hài lòng bởi sai<br />
số cao và các công thức chưa đề cập tới khả năng và thời gian duy trì khả năng của<br />
dòng chảy gây ra xói lở bờ sông.<br />
Khảo sát thực tế cho thấy đại lượng F/LT trong công thức PôPốp quan hệ khá<br />
chặt chẽ với tích số giữa khả năng và thời gian duy trì khả năng của dòng chảy gây<br />
xói lở. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị thay đại lượng F/LT trong (2) bằng đại lượng Vi ,<br />
Ti. Như vậy công thức kinh nghiệm được đề xuất có dạng,<br />
<br />
Bxi = .(Vi .Ti ) . H max i H (3)<br />
H max H <br />
Trong đó:<br />
Vi = Vi - [V]kd: số gia vận tốc, biểu thị khả năng dòng chảy gây xói lòng dẫn<br />
tại mặt cắt thứ i;<br />
Vi: vận tốc trung bình hay tại thủy trực nào đó (cần khảo sát để nhận được công<br />
thức kinh nghiệm thích hợp nhất) tại mặt cắt thứ i;<br />
[V]kd : vận tốc khởi động của vật liệu cấu tạo lòng dẫn;<br />
Ti : thời gian duy trì vận tốc dòng chảy có vận tốc lớn hơn vận tốc khởi<br />
động của vật liệu cấu tạo lòng dẫn tại mặt cắt thứ i;<br />
, , : là các hệ số thực nghiệm, được xác định trên cơ sở tài liệu thực đo<br />
nhiều năm.<br />
Công thức (3), bao hàm 3 hệ số thực nghiệm cần xác định , , , với cách tính<br />
thông thường sẽ không thực hiện được, bởi vậy chúng tôi đề nghị viết biểu thức (3)<br />
dưới một dạng khác,<br />
B xi Vi .Ti n HH<br />
max i H<br />
<br />
max H<br />
<br />
<br />
(4)<br />
<br />
3<br />
Trong đó n = /. Với cách viết biểu thức dưới dạng (4), hai hệ số thực nghiệm<br />
, sẽ được xác định theo phương pháp sai số bình phương trung bình nhỏ nhất khi n<br />
cho trước. Ứng với mỗi trị số n cho trước sẽ xác định được hệ số tương quan giữa<br />
chiều rộng xói ngang Bxi thực đo trong các giai đoạn tính.<br />
n<br />
X i Vi .Ti . HHmax <br />
i H<br />
max H<br />
(5)<br />
<br />
Hai hệ số thực nghiệm cần xác định là hai hệ số tương ứng với trường hợp hệ<br />
số tương quan lớn nhất.<br />
<br />
III. Công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ sông Tiền khu vực Thường<br />
Phước, tỉnh Đồng Tháp.<br />
Để xây dựng được công thức thực nghiẹm tính tốc độ xói lở bờ sông Tiền khu<br />
vực Thường Phước tỉnh Đồng Tháp theo dạng (4) trước hết phải chuẩn bị cơ sở dữ<br />
liệu về địa hình lòng dẫn, tài liệu thủy văn dòng chảy và diễn biến xói lở ngang tại đó<br />
trong nhiều năm.<br />
Qua theo dõi và phân tích sơ bộ xói lở bờ sông khu vực này cho thấy tốc độ xói<br />
lở bờ xảy ra vào mùa lũ lớn hơn rất nhiều lần so với mùa kiệt và thành phần vận tốc<br />
mép hố xói phía bờ lở liên quan chặt chẽ hơn tới tốc độ xói lở bờ (so với vận tốc trung<br />
bình mặt cắt và vận tốc trung bình thủy trực tại vị trí sâu nhất trên mặt cắt ngang) bởi<br />
vậy tích số giữa khả năng gây xói lở và thời gian duy trì xói lở<br />
Vi .Ti Vi V kd .Ti <br />
chỉ đặc biệt chú ý vào mùa lũ, trong đó thành phần vận tốc Vi là giá trị vận tốc trung<br />
bình thủy trực tại vị trí mép hố xói phía bờ lở của các mặt cắt ngang xem xét, [V]kd -<br />
vận tốc khởi động của bùn cát cấu tạo lòng dẫn tại từng mặt cắt xem xét. Vì khu vực<br />
xói lở bờ Thường Phước có điều kiện địa chất tương đối đồng nhất nên giá trị [V]kd<br />
được lấy như nhau cho mọi mặt cắt và bằng 0,41 m/s.<br />
H max i H<br />
Các trị số thực đo trong công thức (4) như: Bxi , Vi.Ti , H H max H càng<br />
chi tiết công thức thực nghiệm nhận được càng phù hợp với thực tế vì vậy cần phân<br />
thành nhiều thời đoạn ngắn để xem xét, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nguồn<br />
tài liệu, tính đồng bộ của tài liệu.<br />
Với nguồn tài liệu hiện có chúng tôi tiến hành xem xét cho ba thời đoạn từ<br />
1985 đến 1991; 1992 đến 1994 và 2000 đến 2001, trên 5 mặt cắt tại khu vực xói lở bờ<br />
Thường Phước, được thể hiện trên hình 1. Các số liệu của từng thời đoạn trên 5 mặt<br />
cắt được thể hiện trong bảng 1, trong đó:<br />
- Cột 1 thời đoạn tính toán;<br />
4<br />
- Cột 2 số hiệu mặt cắt tính toán, vị trí được thể hiện trên hình 1;<br />
- Cột 3 kích thước xói ngang thực đo Btd ở từng mặt cắt trong các thời đoạn xác<br />
định;<br />
- Cột 4 tích số giữa khả năng và thời gian duy trì khả năng gây xói lở bờ của<br />
dòng chảy tại các mặt cắt tính toán (chỉ tính cho mùa lũ);<br />
- Cột 5 trị số H của từng mặt cắt tính toán;<br />
-Từ cột 6 trở đi là giá trị tính toán xói lở ngang Btt, theo công thức kinh nghiệm<br />
được xây dựng từ phương pháp sai số bình phương trung bình nhỏ nhất, tại các mặt<br />
cắt thể hiện trên hình 1, tương ứng với các giá trị n cho trước.<br />
1<br />
1965<br />
992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VÚnh X§¥ng<br />
1965<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
#<br />
Th§éng Ph§ì c<br />
1965<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Theme1.shp<br />
196<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
˜Üa danh<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
65<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
#<br />
Y TÙnh<br />
#HuyÖn<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
#Ph §én g<br />
1992<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
#HÁt<br />
#Êp<br />
# Bé-2002.shp<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VÚnh Hßa Bé-2001.shp<br />
Bé 2000<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
# Bé 66 - 97<br />
Th§éng LÁc 1966<br />
1977<br />
1985<br />
1985<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1987<br />
# MC 1 1992<br />
1965<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Long S¥n 1994<br />
MC2 1997<br />
199<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
1992<br />
2<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
94<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MC3 Vîng bäi - xâi<br />
1965 65<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1992 Xâi lê 1965 - 1987<br />
196<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MC4 Th§éng Thì i TiÒn<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1992<br />
19921965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 99<br />
4 196 Xâi lê 1987 - 1992<br />
9925<br />
196 65 1965<br />
5<br />
# 1 1992<br />
19 1985198 Xâi lê 1992 - 1994<br />
196<br />
5 MC 5 1992<br />
5<br />
Xâi lê ¢Õn nŸm 2000<br />
196 2 92 1985 1992<br />
5 199 19 Bäi tó 1965 - 1987<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1196<br />
98 5 1992<br />
5 Bäi tó 1987 - 1992<br />
196592<br />
92<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bäi tó 1992 - 1994<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1992<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19165<br />
985 19 196<br />
119<br />
9692<br />
5 Vîng Xâi lê xen bäi tó<br />
5 1965<br />
1965<br />
985 River96.shp<br />
<br />
<br />
1965<br />
1992<br />
196<br />
# # N<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
1<br />
1965<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T¡ n Ch¡ u<br />
992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
196<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
199<br />
652<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1965<br />
199<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
5<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1992<br />
1992 1965 1965 1965<br />
2 92<br />
19919<br />
1965 2 1992 1965<br />
1992 199<br />
1965 19 65 2 1992<br />
199<br />
19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1992199<br />
1965 1965 19<br />
W E<br />
65<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19852 1992<br />
1992<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
# S<br />
Phò A n<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Đường<br />
viền bờ sông Tiền khu vực Thường Phước trong ba giai đoạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Bảng 1:<br />
<br />
<br />
Giai MC Btt x[( V .T ) n .H ] <br />
đoạn<br />
Btđ VxT H<br />
tính<br />
n=0.1 n=0.2 n=0.3 n=0.35 n=0.4 n=0.45 n=0.5 n=0.6 n=0.7 n=0.8<br />
1 13.00 301.57 0.91 14.84 15.66 16.35 16.65 16.92 17.17 17.38 17.74 18.01 18.22<br />
2 18.14 325.78 0.94 15.72 16.72 17.59 17.96 18.30 18.61 18.88 19.33 19.66 19.92<br />
85-92 3 16.43 379.40 0.80 12.87 14.07 15.22 15.76 16.27 16.75 17.20 18.01 18.69 19.27<br />
4 20.86 352.94 0.90 15.00 16.16 17.20 17.67 18.10 18.50 18.85 19.47 19.96 20.36<br />
5 24.00 343.90 1.00 17.31 18.48 19.48 19.91 20.29 20.64 20.93 21.42 21.77 22.02<br />
1 20.67 117.77 0.75 23.08 21.72 20.57 20.08 19.64 19.24 18.88 18.26 17.77 17.38<br />
2 19.67 137.52 1.00 35.47 33.58 31.79 30.97 30.19 29.46 28.78 27.58 26.54 25.67<br />
92-94 3 33.00 162.48 0.77 25.04 24.55 24.11 23.91 23.73 23.56 23.40 23.13 22.90 22.71<br />
4 30.83 150.27 0.97 34.22 32.83 31.48 30.84 30.23 29.66 29.12 28.15 27.30 26.57<br />
5 45.17 146.41 0.96 51.52 48.55 45.54 44.09 42.71 41.40 40.17 37.94 36.00 34.34<br />
1 16.10 116.03 0.37 12.50 12.17 12.06 12.06 12.10 12.17 12.26 12.48 12.76 13.06<br />
2 15.02 132.88 0.35 11.88 11.80 11.92 12.03 12.17 12.34 12.52 12.92 13.36 13.81<br />
2000<br />
-2001 3 13.61 153.23 0.44 17.07 17.07 17.26 17.40 17.57 17.76 17.97 18.41 18.87 19.34<br />
4 11.98 142.72 0.55 23.09 22.62 22.36 22.29 22.24 22.23 22.24 22.31 22.42 22.58<br />
5 61.50 137.75 1.00 53.22 50.39 47.72 46.48 45.32 44.23 43.22 41.41 39.86 38.55<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Dựa vào các số liệu thực đo trong các cột 3,4,5 bảng 1, cho trước một trị số<br />
n, chúng ta sẽ chấm được các điểm thực nghiệm thể hiện quan hệ giữa chiều rộng<br />
xói ngang Bxi thực đo với đại lượng X (tính theo biểu thức 5), từ đó xác định được<br />
cặp hệ số thực nghiệm , và hệ số tương quan tương ứng theo phương pháp sai<br />
số bình phương trung bình nhỏ nhất.<br />
<br />
<br />
180<br />
160<br />
140<br />
i lôûBxi(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
120<br />
100<br />
c ñoäxoù<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />
60<br />
Toá<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40<br />
20<br />
0<br />
0 2 4 6 8 10 12<br />
Bxi 8,0587 X 1, 2285 0, 4<br />
X VxT xH<br />
Ro 0,8278<br />
<br />
<br />
Hình 2: Quan hệ giữa Bxi với đại lượng X ứng với n = 0,4<br />
Với cách làm tương tự cho các giá trị khác nhau của n, chúng ta sẽ nhận<br />
được nhiều cặp hệ số thực nghiệm ghi trong bảng 2 và vẽ quan hệ giữa trị số cho<br />
trước n với hệ số tương quan trên hình 3.<br />
Bảng 2<br />
<br />
ni i i Roi<br />
0.80 1,8507 0,9465 0.7949<br />
0.70 2,4385 1,0114 0.8075<br />
0.60 3,395 1,0809 0.818<br />
0.50 5,0426 1,1538 0.8253<br />
0.45 6,3146 1,191 0.8271<br />
0.40 8,0627 1,2281 0.8278<br />
0.35 10,505 1,2648 0.8259<br />
0.30 13,971 1,3004 0.8221<br />
0.20 26,259 1,3653 0.8064<br />
0.10 53,01 1,4152 0.7772<br />
<br />
7<br />
0.84<br />
<br />
<br />
0.83<br />
<br />
<br />
0.82<br />
<br />
<br />
0.81<br />
Ro<br />
0.80<br />
<br />
<br />
0.79<br />
<br />
<br />
0.78<br />
<br />
<br />
0.77 n<br />
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1<br />
<br />
<br />
Hình 3: Biểu đồ quan hệ giữa hệ số tương quan Ro và n<br />
Qua biểu đồ trên nhận thấy với n = 0,4 hệ số tương quan giữa hai đại lượng<br />
xem xét đạt trị số lớn nhất 0,83. Như vậy công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở<br />
bờ tối ưu nhất cho khu vực Thường Phước, mà chúng tôi đề nghị sẽ là:<br />
Bxi = 8,1.(Vi .Ti ) 0, 4 .H i <br />
1, 23<br />
(6)<br />
1, 23<br />
hay Bxi = 8,1.(Vi .Ti ) 0,49 .H i<br />
ứng với n=0,4 các hệ số thực nghiệm = 8,1, = 1,23<br />
Nghiệm chứng kết quả tính theo công thức (6) với giá trị thực đo cho thấy sai<br />
số nhỏ hơn 20%<br />
IV. Kết luận, kiến nghị:<br />
Công thức kinh nghiệm (6) tính toán tốc độ xói lở bờ đoạn sông Tiền khu<br />
vực Thường Phước cho kết quả khá chính xác, công thức đã xét đến các yếu tố chủ<br />
yếu gây ra xói lở bờ sông, đó là vận tốc dòng chảy, thời gian duy trì khả năng gây<br />
xói lở bờ, mặc dù vậy do nguồn tài liệu không dài, chưa chi tiết và thiếu sự đồng bộ<br />
do đó công thức vẫn chưa xét đến một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới tốc độ xói lở bờ<br />
đó là hướng dòng chảy tác dụng vào bờ.<br />
Khi sử dụng công thức để dự báo xói lở bờ trong tương lai, cần phải có tài<br />
liệu dự báo lũ (cường độ lũ, thời gian duy trì lũ), đây thực sự là vấn đề khó khăn<br />
đối với chúng ta hiện nay.<br />
Công thức kinh nghiệm được xây dựng trên cơ sở liệt tài liệu thực đo vì thế<br />
cơ sở lý luận chưa hoàn toàn chặt chẽ, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục<br />
nghiên cứu bổ xung.<br />
(*)<br />
Ghi chú : - Công trình hoàn thành với sự hỗ trợ của chương trình nghiên<br />
cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên.<br />
<br />
8<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]- Ibada-Zade Iu. A., Kiacbeili T.H., Biến hình lòng sông (tiếng Nga), Baku,<br />
1966.<br />
[2]- Nguyễn Cảnh Cầm, Nguyễn Văn Cung, …., Thủy lực, Nhà xuất bản đại học và<br />
trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1987.<br />
[3]- Lê Mạnh Hùng, Báo cáo tổng kết đề tài KC08-15, Nghiên cứu dự báo xói lở,<br />
bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các giải pháp phòng chống cho hệ thống sông ở<br />
ĐBSCL, 3/2004.<br />
[4]- Lê Mạnh Hùng, Đinh Công Sản, Xói lở bờ sông Cửu Long và giải pháp phòng<br />
tránh cho các khu vực trọng điểm , Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2002.<br />
[5]- Lê Ngọc Túy, Xói lở bờ cục bộ trên sông Hồng và dự báo, Tuyển tập công<br />
trình nghiên cứu thủy lực bùn cát và lòng dẫn sông Hồng, Viện Nghiên cứu Khoa<br />
học Thủy lợi, Hà Nội 1984.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />