intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý cá dữ cá tạp

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá dữ là các loài cá động vật trong đó thức ăn chủ yếu của chúng là cá. Cá tạp chỉ các loài cá cỡ nhỏ kém giá trị kinh tế và quan hệ dinh dưỡng của chúng là những đối tượng cạnh tranh thức ăn với cá nuôi và cá kinh tế tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý cá dữ cá tạp

  1. Xử lý cá dữ cá tạp Cá dữ là các loài cá động vật trong đó thức ăn chủ yếu của chúng là cá. Cá tạp chỉ các loài cá cỡ nhỏ kém giá trị kinh tế và quan hệ dinh dưỡng của chúng là những đối tượng cạnh tranh thức ăn với cá nuôi và cá kinh tế tự nhiên. Đồng thời có một số cá tạp có tác hại đối với cá kinh tế bằng cách ăn hại trứng và cá con của các loài cá này. Ở các sông vùng đồng bằng cá dữ thường gặp nhiều nhất là cá măng, ngoài ra còn có cá ngão, cá quả, cá nheo, cá nhồng....Các sông hồ tự nhiên ngoài ra còn có cá vược là loài cá dữ nước lợ. Tại cá hồ chứa trung du và miền núi cá dữ phổ biến là cá quả, cá ngão và cá nheo... Việc xử lý cá dữ, cá tạp trong nuôi cá mặt nước lớn không đơn giản như nuôi cá ao. Ở trong ao ương cá con và nuôi cá thịt tác hại của cá dữ, cá tạp rất rõ rệt, do vậy chúng ta thường đặt yêu cầu xử lý ở mức
  2. độ tiêu diệt và về khả năng có thể chủ động thực hiện được. Trong nuôi cá mặt nước lớn, căn cứ vào tình hình cụ thể chúng ta có thể xử lý cá dữ cá tạp ở những mức độ khác nhau như tiêu diệt, đánh bắt triệt để đánh bắt tích cực, khống chế mức độ phát triển hoặc cũng có khi đặt thành đối tượng nuôi đối với một số loài cá có giá trị kinh tế cao hoặc cần nuôi theo yêu cầu đặc biệt. Muốn quyết định xử lý ở mức độ nào chúng ta cần chú ý những vấn đề sau Căn cứ vào diện tích vùng nước lớn hay nhỏ. Điều kiện đánh bắt dễ hay khó và khả năng đánh bắt có chủ động khống chế được hay không. Tính ăn cụ thể của cá dữ, cá tạp đối với từng đối tượng cụ thể trong từng vùng nước cụ thể, hay nói rộng hơn là đặc tính sinh học của chúng. Tình hình thả cá giống về thành phần, cỡ cá, số lượng, mật độ, mùa vụ thả giống, tốc độ lớn của cá giống sau khi thả.
  3. Tình hình phát triển của các loài cá tự nhiên trong vùng nước. Giá trị kinh tế của từng đối tượng cá dữ, cá tạp trong vùng nước. Mức độ ảnh hưởng của cá dữ, cá tạp đối với các cá con của các loài cá nuôi và cá kinh tế. Qui luật phát triển của các đối tượng cá dữ, cá tạp trong điều kiện nuôi thả và khai thác thường xuyên. Nói chung là phải tổng hợp phân tích đánh giá các mặt tích cực và tiêu cực của từng đối tượng cá dữ, cá tạp, đánh giá điều kiện và khả năng áp dụng các biện pháp thích hợp.... để đi đến quyết định các biện pháp xử lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2