intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý mái - chống nóng cho nhà

Chia sẻ: Nha Xinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

137
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử lý mái - chống nóng cho nhà Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời. Xử lý tốt mái nhà là bạn đã thành công 50% trong công cuộc chống nóng cho nhà mình. Vật liệu lợp mái Bạn nên chú ý đến vật liệu của mái. Nếu không kể đến những vật liệu truyền thống như rơm, rạ, gỗ thì ngói là vật liệu hiện đại tốt nhất để chống nóng, sau đó đến tôn, kém nhất là bê tông và fibro xi măng. So với tôn, vật liệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý mái - chống nóng cho nhà

  1. Xử lý mái - chống nóng cho nhà Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời. Xử lý tốt mái nhà là bạn đã thành công 50% trong công cuộc chống nóng cho nhà mình. Vật liệu lợp mái Bạn nên chú ý đến vật liệu của mái. Nếu không kể đến những vật liệu truyền thống như rơm, rạ, gỗ thì ngói là vật liệu hiện đại tốt nhất để chống nóng, sau đó đến tôn, kém nhất là bê tông và fibro xi măng. So với tôn, vật liệu ngói có thể giảm 40% - 50% hơi nóng. Giá thành ngói lợp rẻ nhất khoảng 5.200đ/viên (22v/m2), đắt hơn khoảng 17.050đ/viên. Nhà mái ngói vừa đẹp vừa chống nóng tốt
  2. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôn là loại vật liệu bình dân được sử dụng rộng rãi để chống nóng. Mái tôn nhẹ, dễ thi công, dễ sửa chữa, và giá thành rẻ nhưng về khả năng chống nóng và tính thẩm mỹ thì không thể bằng ngói. Hiện nay trên thị trường có loại tôn PU có đặc tính cách nhiệt, ngăn tiếng ồn, đặc biệt tôn PU còn có loại chống cháy. Nếu nhà bạn làm mái bê tông thì phải sử dụng nhiều những biện pháp hỗ trợ để chống nóng vì khả năng hấp thụ nhiệt của bê tông là rất lớn. Kỹ thuật thi công giảm nhiệt trên mái Các kỹ thuật đều dựa trên nguyên tắc bố trí nhiều lớp mái và giữa các lớp có khe đệm thoáng để cách nhiệt. Gạch chống nóng 4 lỗ
  3. Đối với mái dốc, biện pháp thông dụng nhất hiện nay là đóng la-phong nhựa hoặc thạch cao. Có thể tăng cường hơn nữa khả năng cách nhiệt của mái bằng cách cho một lớp mút dày khoảng 10cm giữa lớp laphong và mái nhà. Nếu nhà bạn lợp mái tôn, có thể lót lớp lót cách nhiệt, foam PU lên mái nhà. Tuy nhiên theo một số chuyên gia thì biện pháp này chi phí khá lớn và cản trở việc quan sát, phát hiện hư hại trên mái, nếu bị dột thì rất khó sửa chữa. Đối với nhà mái bằng, nhất thiết phải sử dụng gạch chống nóng thì mới có thể giảm được lượng nhiệt khổng lồ mà bê tông hấp thụ từ bức xạ mặt trời. Gạch chống nóng trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Loại phổ biến là loại gạch 3 lỗ, 4 lỗ, 8 lỗ, 10 lỗ… hay loại gạch chữ U. Với việc tạo ra những lỗ rỗng ở viên gạch nhà chế tạo đã giảm bớt nhiệt hấp thụ trên mái nhà. Lát gạch chống nóng trực tiếp lên mặt trần bê tông sau khi đã quét lớp xi-măng chống thấm, và bên trên lớp gạch này là lớp gạch lát sân. Một số bí quyết trong thiết kế nhà để chống nóng Phương pháp mà nhiều gia đình áp dụng là để chống tầng áp mái hoặc bố trí ở đó những không gian phụ như phòng thờ, phòng giặt. Với phương pháp này sẽ tạo ra một khoảng không gian trống để giảm nhiệt cho các phòng chức năng chính ở dưới. Tạo ra một hệ thống phun sương trên mái nhà cũng là một giải pháp tốt.
  4. Một số mẫu vườn cây trên sân thượng Bạn có thể tạo vườn cây trên mái là một bí quyết hay và đẹp. Cây xanh sẽ hấp thụ ánh nắng mặt trời, bạn còn có cả không gian tươi mát trong mùa hè. Việc tưới cây cho khu vườn sinh động đó cũng là mũi tên trúng hai đích giảm nhiệt cho mái và chăm sóc cây xanh. Nếu có điều kiện bạn có thể thiết kế một bể bơi trên mái thì mùa hè sẽ thật tuyệt!
  5. Bể bơi trên mái đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật tương đối phức tạp với nhà dân Ý tưởng mới Dư luận gần đây đã xôn xao với một ý tưởng đơn giản nhưng táo bạo của bạn Đỗ Hoàng Giang (SV năm 3 khoa Kỹ thuật tài nguyên nước ĐH Thủy lợi Hà Nội) gây được sự chú ý đặc biệt với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đào Xuân Học. Ý tưởng này cho rằng mỗi gia đình có mái bằng quét sơn chống thấm, tạo ra một bể chứa cao khoảng 15cm – 20 cm để hứng nước sau mỗi trận mưa. Bể chứa nước mưa này vừa giảm lượng nước đổ xuống đường phố, vừa làm nước cho nhà vệ sinh giảm lượng nước sạch sử dụng trong gia đình và còn để chống nóng cho nhà ở. Chi phí cho bể nước mưa trên mái khoảng 3 – 4 triệu đồng cho nhà có diện tích xây dựng khoảng 30 - 40m2. Đó là một ý tưởng khá hiệu quả, trong mùa trời nóng như đổ lửa này bạn hãy thử làm xem nhé…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2