intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý nước ô nhiễm trong ao cá

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

727
lượt xem
173
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân Ao sau khi cải tạo nguồn nước nuôi trong ao thường rất tốt, nhưng sau 2-3 tháng nuôi nước trong ao bắt đầu có hiện tượng bị ô nhiễm dần. Nguyên nhân chủ yếu do sự tích tụ lâu ngày các chất bài tiết của thuỷ sản nuôi và sự dư thừa của thức ăn, hoặc do nguồn nước cấp vào ao bị ô nhiễm từ các chất thải của các nhà máy chế biến, chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, vùng chăn nuôi, trồng trọt......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý nước ô nhiễm trong ao cá

  1. Xử lý nước ô nhiễm trong ao cá Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Nguyên nhân Ao sau khi cải tạo nguồn nước nuôi trong ao thường rất tốt, nhưng sau 2-3 tháng nuôi nước trong ao bắt đầu có hiện tượng bị ô nhiễm dần. Nguyên nhân chủ yếu do sự tích tụ lâu ngày các chất bài tiết của thuỷ sản nuôi và sự dư thừa của thức ăn, hoặc do nguồn nước cấp vào ao bị ô nhiễm từ các chất thải của các nhà máy chế biến, chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, vùng chăn nuôi, trồng trọt... Ngoài ra vào mùa mưa, lượng lớn nước mưa làm rửa trôi lớp đất mùn giàu hữu cơ chảy vào ao cũng góp phần làm giàu vật chất trong ao, gây mất cân bằng sinh thái, tạo ra ô nhiễm. Tác hại - Cá bỏ ăn, nổi đầu hàng loạt ven bờ hay đeo bám vào cây thuỷ sinh vào ban ngày, là biểu hiện của nước ao bị thiếu oxy do các chất hữu cơ đã sử dụng quá nhiều oxy cho quá trình oxy hoá. Tảo đã sử dụng oxy cho quá trình hô hấp vào ban đêm. - Hàm lượng các khí độc như H2S, NH3 tăng và trực tiếp gây độc cho cá. - Nước quá giàu hữu cơ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tảo phiêu sinh phát triển mạnh, dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo. Khi ao có sự phát triển dày đặc của phiêu sinh sẽ dẫn đến một số hậu quả như: ao bị thiếu oxy về đêm do hô hấp của tảo; khi lớp tảo phiêu sinh dày đặc sẽ làm giảm cường độ ánh sáng xuống lớp nước bên dưới nên tầng phiêu sinh ở đáy kém phát triển; khi tảo nở hoa và tàn sẽ dẫn đến ao nghèo dinh dưỡng. Tảo chết chìm xuống đáy sẽ gây ô nhiễm nước ao một lần nữa; khi nước quá đục hay tảo mặt phát triển dày đặc sẽ tạo điều kiện
  2. thuận lợi cho quá trình phân huỷ yếm khí dưới đáy ao tạo ra các sản phẩm nitrite, khí sunphua, amoniac dạng có hại cho cá. Biện pháp khắc phục - Chọn ao nuôi ở nơi có thể thay nước dễ dàng và có đủ lượng nước thay suốt quá trình nuôi. - Chuẩn bị ao nuôi đúng yêu cầu, kỹ thuật, dọn sạch bớt lớp bùn phơi đáy, phơi ao kỹ, đắp bờ hạn chế lượng nước mưa tràn vào ao... - Kiểm tra kỹ các yêu cầu về nguồn nước cấp vào ao, độ đục, pH... Khi thay nước nên cố gắng lấy tầng mặt. - Bón phân bổ sung để gây màu cho ao đảm bảo đúng liều lượng và bón vào thời điểm thích hợp. Phân chuồng cần ủ hoai trước khi bón. - Không để thức ăn dư thừa, khi điều kiện thay nước khó khăn nên cho ăn thức ăn chín. Nên cho ăn ở khu vực nhất định để theo dõi sức ăn của cá nuôi và dễ dàng vệ sinh khu vực cho ăn. Vớt thức ăn thừa sau khi cho ăn 45- 60 phút. Nên dùng sàn cho cá ăn. - Nếu nuôi ghép nên nuôi nhiều loại cá khác nhau để tận dụng hết nguồn thức ăn ở tất cả các tầng thuỷ vực. Có thể thả lục bình (10-30% diện tích ao) để sử dụng bớt các chất hữu cơ, vừa làm thức ăn xanh cho cá. - Có thể sử dụng một số sản phẩm xử lý nước ô nhiễm hữu cơ trong ao, các chế phẩm sinh học, các sản phẩm diệt tảo định kỳ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2