intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử Lý nước thải bằng các phương pháp hóa lý

Chia sẻ: Vu Dong Hung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

518
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi nước thải qua giai đoạn xử lý cơ học-- nước thải qua g/đoạn xử lý hóa lý. Quá trình trung hòa điện tích: các chất đông tụ điện tích dương, hóa trị cao được cho vào để trung hòa các hạt keo kích thước nhỏ điện tích âm và kết quả là các thành phần mang điện tích sẽ kết hợp và dính kết với nhau tạo thành 1 tổ hợp phân tử hay nguyên tử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử Lý nước thải bằng các phương pháp hóa lý

  1. 1 b. Xử Lý nước thải bằng các phương pháp hóa lý 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  2. Ưu điểm của xử lý hóa lý 2  Loại chất độc hữu cơ không thể oxy hóa bằng con đường sinh học  Hiệu quả xử lý cao hơn  Kích thước hệ thống xử lý bé hơn  Độ nhạy với thay đổi tải trọng ít hơn  Có thể tự động hóa  Không cần theo dõi VSV  Có thể thu hồi các chất khác nhau 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  3. Giới thiệu 3 Sau khi nước thải qua giai đọan xử lý cơ học  nước thải qua g/đọan xử lý hóa lý  sử dụng tác chất {đông tụ (coagulation) và kết bông (flocculation)}  không sử dụng tác chất (keo tụ điện hóa) 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  4. Đông tụ 4 Quá trình trung hòa điện tích: các chất đông tụ điện tích dương, hóa trị cao được cho vào để trung hòa các hạt keo kích thước nhỏ điện tích âm và kết quả là các thành phần mang điện tích sẽ kết hợp và dính kết với nhau tạo thành 1 tổ hợp phân tử hay nguyên tử. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  5. Keo tụ 5 Quá trình tạo bông: các tổ hợp phân tử hay nguyên tử được liên kết lại tạo thành các hạt bông keo, các hạt bông keo này trong qúa trình được khuấy trộn được dính kết lại với nhau tạo thành các hạt bông keo lớn hơn và lắng xuống. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  6. Chất đông tụ và trợ đông tụ 6  Chất đông tụ: trung hòa các cực mang điện tích và giúp chúng kết hợp lại với nhau thành các hạt bông keo. Thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt  Chất trợ đông tụ: tăng mật độ và tốc độ lắng của các hạt bông keo đồng thời tăng sự bền vững của các hạt bông keo trong quá trình hòa trộn và lắng cặn. Thông dụng là polyacrylamid, natri silicat,... 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  7. Phèn nhôm 7 6 NaAlO2 + Al2(SO4)3 + 12 H2O  8 Al(OH)3  + 3 Na2SO4 Al2(SO4)3 + 3 Ca(HCO3)2  2 Al(OH)3 + 3 CaSO4+ 6CO2 Al2(SO4)3 + 3 Ca(OH)2  2 Al(OH)3 + 3 CaSO4 Hiệu suất đông tụ cao nhất ở pH= 4,4 – 6 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  8. Phèn sắt 2 FeCl3 + 3 Ca(OH)2  3 CaCl2 + 2 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 + 3 Ca(OH)2  3 CaSO4 + 2Fe(OH)3 Hiệu suất đông tụ cao nhất ở pH= 4 – 8,5 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM 8
  9. So sánh phèn sắt - phèn nhôm 9  Phèn sắt có nhiều ưu thế hơn so với phèn nhôm do:  Có tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp  Có giá trị pH tối ưu của môi trường rộng hơn  Có thể khử mùi vị khi có H2S  Độ bền lớn và kích thước bông keo có khoảng giới hạn rộng của thành phần muối Khuyết điểm :   Muối sắt tạo thành các phức hoà tan có màu 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  10. Những yếu tố ảnh hưởng quá trình đông tụ 10  Độ kiềm dùng để cung cấp ion điện tích âm như (OH-) để hình thành những hợp chất không hòa tan kết tủa. Nguyên tố kiềm có thể tồn tại sẵn trong nước hoặc chúng có thể được thêm vào dưới dạng OH-, CO32- hay HCO3-.  Nhiệt độ càng cao phản ứng xảy ra càng nhanh và hiệu quả đông tụ càng cao  Thời gian khuấy trộn và thời gian lưu đóng vai trò quan trọng trong q/t đông tụ.  Vận tốc khuấy trộn gây ra sự phá vỡ các bông keo, vận tốc thấp sẽ giúp các bông keo lắng tốt. Vận tốc khỏang 0.3 m/giây) giúp duy trì tốt quá trình keo tụ. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  11. Tóm tắt đông tụ và keo tụ (2) 11  Đông tụ/keo tụ là quá trình loại bỏ các hợp chất keo đục, chất màu và một số loại vi khuẩn ra khỏi nước.  Trong giai đọan hòa trộn nhanh ban đầu (< 1 phút), hóa chất được thêm vào bao gồm chất đông tụ và có thể có chất trợ đông tụ.  Ở hồ keo tụ, hỗn hợp nước thải được khuấy trộn nhẹ nhàng trong khoảng 30 - 45 phút để đủ thời gian hóa chất phản ứng tạo kết tủa bông keo lắng xuống đáy hồ. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  12. Tóm tắt đông tụ và keo tụ (3) 12  Đông tụ loại trừ các phân tử keo hòa tan trong nước. Những phân tử này thường mang điện tích âm, vì thế chất đông tụ mang điện tích dương được sử dụng để trung hòa điện tích âm trong suốt q/t đông tụ. Sau đó, trong quá trình keo tụ, các phân tử keo được kết dính lại bởi lực Van der WaaL's hình thành các bông keo.  Bị ảnh hưởng bởi pH, độ kiềm, độ đục, nhiệt độ, khuấy trộn và chất đông tụ. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  13. Tuyển nổi (Dissolved Air Flotation - DAF ) 13  Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học.  Không khí được thổi vào bể tạo bọt khí, bọt khí và hạt nổi lên trên mặt nước thải và bị loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  14. Tuyển nổi 14  Đầu tiên nước thải, hay một phần của nước thải, được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn.  Khi nước thải này được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí.  Các hạt dầu, mỡ và các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí và với nhau để nổi lên trên và bị một thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  15. Ứng dụng của tuyển nổi 15  Xử lý nước thải (nước thải đô thị, các ngành chế biến thực phẩm có nhiều béo như CB thịt, CB dầu)  Xử lý bùn  Xử lý chất khoáng, thu hồi khoáng sản quí  Tái sinh nguyên liệu từ nước rửa  Kết hợp với keo tụ, tách chất mùn và tảo trong xử lý nước cấp 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  16. Phương pháp tuyển nổi 16  Tuyển nổi từ sự tách không khí từ dung dịch  Tuyển nổi với phân tán không khí bằng cơ giới  Tuyển nổi bằng tách phân đoạn bọt  Tuyển nổi hóa học, sinh học và ion  Tuyển nổi điện 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  17. Tuyển nổi với sự tách không khí từ dung dịch 17  phương pháp này được áp dụng để làm sạch nước thải chứa các hạt ô nhiễm rất mịn  tạo dung dịch bão hoà về không khí (làm thoáng). Khi hạ áp suất (chân không, không áp hay có áp lực) các bọt không khí sẽ tách khỏi dung dịch 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  18. Tuyển nổi với phân tán không khí bằng 18 ơ giới c phương pháp này được áp dụng để làm sạch  nước thải có nồng độ hạt lơ lửng cao ( 2g/L)  sự phân tán khí được thực hiện nhờ bơm đĩa có cánh quạt hướng lên trên.  tốc độ vòng của turbin trong khoảng 10 – 15 m/s 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  19. Tuyển nổi bằng tách phân đoạn bọt 19  được áp dụng cho nước thải có nồng độ chất hoạt động bề mặt cao  thường kết hợp với xử lý bức xạ khuyết điểm :   chất bọt tách ra giàu chất hoạt động bề mặt, bị phân huỷ chậm,  khi nồng độ chất hoạt động bề mặt trong nước thải tăng, hiệu quả xử lý giảm 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
  20. Tuyển nổi hoá học, sinh học và ion 20  Hoá học: các quá trình hóa học sinh khí O2, CO2, Cl2. Khuyết điểm là tốn nhiều tác chất.  Sinh học: được ứng dụng để nén cặn từ bể lắng 1 trong xử lý nước thải sinh hoạt. Dựa trên sự phát triển của VSV, sinh khí.  ion : phương pháp này được áp dụng để tách khỏi nước các kim loại (Mo, Pt, ...) bằng cách sử dụng không khí và các chất hoạt động bề mặt. Các chất hoạt động bề mặt trong nước sẽ tạo thành các ion có điện tích trái dấu với điện tích của ion cần loại ra. 8/10/2010 HO THI NGUYET THU - DHNLtpHCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2