intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu thế cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới và gợi ý chính sách dành cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu thế cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới và gợi ý chính sách dành cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng" phân tích và tham khảo kinh nghiệm cải cách thuế của các quốc gia trên thế giới được xem là cách tiếp cận phù hợp, bởi điều này giúp Việt Nam vừa có thể rút ngắn thời gian hội nhập, tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu thế cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới và gợi ý chính sách dành cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng

  1. XU THẾ CẢI CÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH DÀNH CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP SÂU RỘNG TS. Lê Thị Diệu Huyền Khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng ThS. Phạm Đức Anh Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng - Học viện Ngân hàng Tóm tắt Thuế được xem như một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong những năm qua, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) do chính sách quản lý thuế TNDN phần nào đã phát huy tác dụng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách thuế TNDN cũng nảy sinh một số vấn đề mới từ thực tiễn phát triển kinh tế đất nước trong môi trường cạnh tranh gay gắt, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa cũng như thu hút đối với doanh nghiệp FDI, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNDN là hết sức cần thiết. Hơn nữa, trong quá trình kiến tạo các giải pháp nhằm tối ưu hoá cơ chế quản lý, vận hành hệ thống thuế TNDN của Việt Nam trước những thách thức hội nhập mới, việc tham khảo kinh nghiệm cải cách thuế của các quốc gia trên thế giới được xem là cách tiếp cận phù hợp, bởi điều này giúp Việt Nam vừa có thể rút ngắn thời gian hội nhập, tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến trong tương lai. Từ khoá: cải cách; hội nhập; kinh nghiệm quốc tế; thuế thu nhập doanh nghiệp. Abstract Taxes are deemed an important macroprudential tool in ensuring social justice. In recent years, corporate tax revenues account for a major share of the total budget revenues, thanks to effective management of the corporate tax policy in fostering the business and investment climate, facilitating and enhancing the competitiveness of domestic enterprises. However, the policy implementation has been faced with the harsh realities of having promoted economic development in the context of fierce competition and in-depth international integration. In order to improve domestic enterprises' competitiveness as well as encouraging inward FDI attraction, amendments and supplements made to existing corporate tax policy are in urgent need. 495
  2. Furthermore, in the process of formulating solutions to optimise the corporate tax management mechanism in Vietnam ahead of latest challenges of integration, learning from international experience in tax reforms seems to be an appropriate approach which could assist Vietnam in curtailing integration time duration, saving huge costs and minimise potential risk posed in the future. Key words: reform; globalisation; international experience; corporate tax. 1. Nghiên cứu xu thế cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới Trong những thập kỷ gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc, nhiều nước đã có những cải cách mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình, trong đó có chính sách thuế TNDN nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1. Xu hướng cắt giảm thuế suất Xu hướng chung hiện nay ở nhiều nước là cắt giảm thuế suất. Việc giảm thuế suất thuế TNDN đã được nhiều nước tiến hành từng bước và theo một lộ trình công bố trước. So với giai đoạn trước, mức thuế suất thuế TNDN ở các nước phát triển đã giảm khá nhiều. Từ năm 2000 đến nay, Úc đã giảm mức thuế suất thuế TNDN từ 34% xuống 30%. Ở Anh, thuế suất thuế TNDN giảm từ 30% xuống 21% trong giai đoạn 2000-2015. Mức cắt giảm thuế suất thuế TNDN còn đặc biệt cao ở một số nước thuộc Đông Âu (như Phần Lan từ 29% xuống còn 20%) hay Đông Á (Hàn Quốc từ 28% về còn 22%). Bảng 1. Thuế suất TNDN tại các nước phát triển (%) Quốc gia 2000 2005 2008 2012 2015 Phần Lan 29 26 26 24.5 20 Anh 30 30 26 24 21 Hoa Kỳ 35 35 35 35 35 Úc 34 30 30 30 30 Nhật Bản 30 30 30 25.5 25.5 Hàn Quốc 28 25 22 22 22 Nguồn: EY, 2015 Worldwide Corporate Tax Guide 496
  3. Xu hướng cắt giảm thuế suất thuế TNDN theo lộ trình cũng thể hiện rõ rệt trong thời gian qua ở nhiều nước ASEAN và một số nước châu Á, điển hình là Malaysia, giảm từ 28% (2005) xuống 26% (2008) và 25% (kể từ 2012 đến nay). Năm 2012, Thái Lan cũng giảm thuế suất từ 30% xuống 23% và từ 2013 trở đi giảm về mức 20%. Năm 2008, Trung Quốc cũng đã thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trong nước từ 33% xuống 25% và xóa bỏ toàn bộ các quy định phân biệt đối xử về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Trong số các nước châu Á, Singapore và Đài Loan hiện có mức thuế suất thuộc vào nhóm thấp nhất (17%). Bảng 2. Thuế suất TNDN tại các nước châu Á (%) Quốc gia 2005 2008 2012 2015 Singapore 20 18 17 17 Thái Lan 30 30 23 20 Philippines 32 35 30 30 Indonesia 30 30 25 25 Malaysia 28 26 25 25 Kazakhstan 30 30 20 20 Ấn Độ 37 34 32 30 Trung Quốc 33 25 25 25 Nguồn: EY, 2015 Worldwide Corporate Tax Guide 1.2. Mở rộng áp dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm tạo động lực phát triển Nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt (công nghệ cao, công nghiệp tiên phong, đặc khu kinh tế…), nhiều nước áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm tạo động lực phát triển, mặc dù quan điểm về chính sách ưu đãi thuế và thực tiễn chính sách ở các nước rất khác nhau. Về cơ bản, có hai quan điểm đối với chính sách ưu đãi thuế TNDN: (i) Các nước phát triển phương Tây thường ít áp dụng chính sách ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó chính sách và dễ dẫn đến tiêu cực; (ii) Các nước đang phát triển, trong đó bao gồm hầu hết các nước châu Á và ASEAN, sử dụng nhiều biện pháp ưu đãi thuế TNDN vì cho rằng chính sách ưu đãi thuế có tác dụng thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. 497
  4. Chính sách ưu đãi thuế TNDN ở các nước khá đa dạng. Các hình thức ưu đãi thường được áp dụng ở các nước bao gồm: ưu đãi về thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (với thuế suất thấp hơn thuế suất phổ thông), ưu đãi thuế đối với công nghiệp hỗ trợ, cho phép chuyển lỗ, miễn giảm thuế có thời hạn, giảm nghĩa vụ thuế, cho phép khấu hao nhanh, hỗ trợ tái đầu tư. Nhiều nước trên thế giới nhìn nhận DNNVV có vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nên có rất nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của các DNNVV, trong đó có chính sách ưu đãi thuế TNDN. Trên thực tế, chính sách thuế TNDN của nhiều nước có quy định các mức thuế suất thấp hơn đối với các DNNVV nhằm khuyến khích phát triển đối tượng doanh nghiệp này. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhiều nước sử dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn FDI hướng vào công nghiệp hỗ trợ. Chẳng hạn, Thái Lan có chính sách miễn giảm thuế TNDN có thời hạn đối với ngành công nghiệp kỹ thuật, chế biến nông sản và DNNVV ở nông thôn. Malaysia có chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, các ngành công nghiệp tiên phong, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử. Singapore có chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm thu hút FDI vào các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại, vận tải biển. Hàn Quốc thực hiện chính sách ưu đãi thuế TNDN nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ tùng, công nghiệp vật liệu mới. Chính sách ưu đãi thuế thông qua miễn, giảm thuế có thời hạn cũng được nhiều nước áp dụng. Chẳng hạn, Trung Quốc cho phép: (i) miễn thuế trong 1 năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo đối với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, các liên doanh góp vốn cổ phần hoạt động tại các khu phát triển công nghệ mới và công nghệ cao, hoặc tại các đặc khu kinh tế có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên; (ii) miễn thuế trong 2 năm đầu có lãi và 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, hoặc các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; (iii) miễn thuế trong 5 năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp cho 5 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 15 năm trở lên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cảng, cầu tàu, giao thông vận tải, năng lượng, hoạt động trong đặc khu kinh tế. Malaysia đã có những điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế, nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ thông tin và truyền thông… Các “doanh nghiệp tiên phong” đầu tư vào lĩnh vực, sản phẩm khuyến khích đầu tư được hưởng ưu đãi thuế trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động 498
  5. với mức thuế suất 7,5% so với mức thuế suất phổ thông 25%. Một số ngành (công nghiệp vũ trụ, công nghệ sinh học…) được miễn thuế TNDN trong thời gian từ 10-15 năm. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn khó thu hồi trong thời gian ngắn có thể lựa chọn hình thức ưu đãi thuế khác như giảm trừ thuế đối với vốn đầu tư hoặc giảm trừ tái đầu tư, theo đó doanh nghiệp có thể được giảm trừ tới 60% vốn đầu tư trong thời gian 10 năm. Số giảm trừ chưa hết có thể được chuyển sang các năm tiếp theo (không khống chế số năm). Hàn Quốc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao được miễn 100% thuế TNDN trong thời gian 5 năm, kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế TNDN cho 2 năm tiếp theo. Một số quốc gia, bên cạnh chính sách miễn, giảm thuế suất, còn thực hiện chính sách giảm trực tiếp nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp). Ví dụ ở Hàn Quốc, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tăng sản lượng, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, Hàn Quốc áp dụng chính sách giảm nghĩa vụ thuế theo đó: (i) doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị trước 31/12/2012 để tăng sản lượng, đảm bảo an toàn thì được giảm trừ 3% (7% đối với các DNNVV) số thuế TNDN phải nộp; (ii) doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ và nguồn nhân lực phục vụ cho R&D, đào tạo nghề được giảm trừ 10% số thuế phải nộp; (iii) doanh nghiệp đầu tư nhằm tiết kiệm năng lượng trước 31/12/2011 và đầu tư nhằm bảo vệ môi trường trước 31/12/2013 được giảm trừ 10% số thuế phải nộp. Số thuế chưa được giảm trừ sẽ được chuyển sang 5 năm tiếp theo. Chính sách ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng cũng được nhiều nước áp dụng. Từ góc độ lý luận và thực tiễn, việc áp dụng ưu đãi thuế đối với các dự án đang hoạt động là cần thiết nếu như hoạt động mở rộng quy mô đầu tư đó vẫn được thực hiện ở các ngành và lĩnh vực đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Xét về mặt lợi ích kinh tế - xã hội, ưu đãi cho các dự án mở rộng trong nhiều trường hợp còn hiệu quả hơn so với việc thành lập dự án mới (tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan như tiếp cận thị trường, quản lý,…). Tham khảo kinh nghiệm các nước về ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng cho thấy, tùy vào phương thức ưu đãi mà pháp luật về thuế của các nước có quy định doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán riêng phần doanh thu và chi phí của hoạt động đầu tư mở rộng. Đối với các hình thức ưu đãi như thuế suất, kỳ miễn thuế, giảm thuế thì nhìn chung các doanh nghiệp phải hạch toán riêng doanh thu và chi phí. Riêng đối với các hình thức ưu đãi thuế TNDN như hỗ trợ tái đầu tư (trường hợp của Malaysia) thì không phải hạch toán riêng (do mức hỗ trợ được xác định theo vốn đầu tư). Về điều kiện của các dự án đầu tư mở rộng, pháp luật về thuế TNDN của các nước cũng có đưa ra một số điều kiện nhất định, song quy định các nước cũng có sự khác biệt, có nước đưa ra các điều kiện định lượng (ví dụ như Thái Lan…), song có 499
  6. nước (Singapore hay Philippines) chỉ dưới dạng định tính (ví dụ như làm tăng sản lượng, quy mô sản xuất). Đối với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ, hầu hết các quốc gia đều có chính sách ưu đãi thuế đặc thù cho các doanh nghiệp. Mặc dù các nước đều có chính sách khuyến khích riêng phù hợp với điều kiện của mỗi nước, nhưng nhìn chung các nước đều theo xu hướng hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khoa học công nghệ mà không thông qua hình thức gián tiếp như quỹ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp. Một số nước quy định cụ thể tỷ lệ đối với doanh nghiệp lớn và DNNVV theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho các DNNVV để tạo động lực cho các doanh nghiệp này thực hiện R&D (như Nhật Bản, Ba Lan, Hàn Quốc…). Một số hình thức ưu đãi cụ thể được áp dụng là: (i) Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua cho phép khấu trừ bổ sung; (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua chính sách giảm nghĩa vụ thuế; (iii) Hỗ trợ bằng tiền, miễn thuế đối với xây dựng hạ tầng cơ sở nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu và nhân lực nghiên cứu. 1.3. Quy định chặt chẽ các chi phí được trừ và không được trừ để hạn chế trốn thuế Bảng 3. Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu ở một số quốc gia (a) Toàn bộ vốn vay (b) Vay của các bên liên quan Vốn vay : Vốn vay: Quốc gia Quốc gia Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Hoa Kỳ 1,5:1 Pháp 1,5:1 Hà Lan 3:1 Canada 2:1 Ba Lan 3:1 Brazil 2:1 Romania 3:1 Bồ Đào Nha 2:1 Bulgaria 3:1 Tây Ban Nha 3:1 Úc 3:1 Đức 3:1 New Zealand 3:1 Nhật Bản 3:1 3:1 (vay cổ đông nước ngoài) Latvia 4:1 Hàn Quốc 6:1 (Tổ chức tài chính) 2:1 (DN thông thường) Lithuania 4:1 Trung Quốc 5:1 (Tổ chức tài chính) 3:1 Thụy Sỹ 6:1 Nga 12,5:1 (Ngân hàng) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 500
  7. Ở phần lớn các nước, chính sách thuế TNDN cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo các hoá đơn, chứng từ khống chế các khoản chi chăm sóc khách hàng và không cho phép trừ các khoản chi mang tính tiêu dùng cá nhân. Nhìn chung, quy định về các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN ở các nước ngày càng chặt chẽ, hạn chế tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng để chuyển giá, trốn thuế. Nhiều nước áp dụng quy định về mức khống chế chi phí được trừ đối với vốn vay mà doanh nghiệp đi vay của các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan, theo đó, trường hợp một doanh nghiệp vay vốn của các đối tác liên quan (thường là các cổ đông nước ngoài đang kiểm soát doanh nghiệp) số tiền vượt quá một tỷ lệ nhất định thì số lãi phải trả không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế mà coi là cổ tức. 2. Những bất cập trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam Luật Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung năm 2013 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Nhìn chung, luật thuế mới đã giải quyết được khá nhiều hạn chế của Luật Thuế TNDN năm 2008 với những sửa đổi, bổ sung hợp lý như: (i) bổ sung các khoản thu nhập được miễn thuế nhằm giảm nghĩa vụ, tạo thuận lợi hơn cho khối doanh nghiệp; (ii) giảm thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống còn 22%, riêng đối với DNNVV giảm thuế suất phổ thông xuống ở mức 20%; (iii) thu nhập từ thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Luật Thuế TNDN đã đầy đủ và hoàn thiện. Qua gần 2 năm thực hiện, luật thuế mới đã bộc lộ một số vấn đề hạn chế cần quan tâm, xem xét: Thứ nhất, về phạm vi áp dụng Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, số lượng các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển đa dạng, phong phú của các ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, Luật Thuế TNDN hiện nay vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể đối với các loại hình hoạt động còn mới mẻ ở Việt Nam, ví dụ như bán hàng đa cấp hay thương mại điện tử... Hai hệ quả có thể thấy rõ nhất từ thiếu sót này đó là: (i) các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn lúng túng trong quá trình thực hiện; (ii) khi chính sách thuế TNDN chưa làm tốt vai trò khuyến khích lĩnh vực ngành nghề phát triển, NSNN có thể bị thất thu đáng kể do thu nhập từ các hoạt động này chưa được kiểm soát chặt chẽ và xử lý do chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng. Thứ hai, về xác định chi phí được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế Pháp luật thuế TNDN hiện hành quy định việc xác định các chi phí được trừ khi 501
  8. tính thu nhập chịu thuế bằng cách đưa ra các điều kiện và chỉ ra các trường hợp chi phí không được trừ. Như vậy, tất cả các chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện đó và không rơi vào các khoản chi không được trừ theo quy định thì đều được coi là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Cách thức quy định này đã tạo được những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp khi xác định, kê khai quyết toán thuế TNDN cũng như cho cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm tra, thanh tra thuế. Tuy nhiên, do các điều kiện được quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng (thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ), các doanh nghiệp thường lợi dụng khi hạch toán nhiều khoản không liên quan đến sản xuất, kinh doanh vào chi phí và sử dụng các hóa đơn, chứng từ khống, cơ quan quản lý thuế khó quản lý, gây thất thu cho NSNN. Bên cạnh đó, các khoản chi phí không được trừ, được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế TNDN cũng chưa thực sự rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất, kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế... Sự thiếu minh bạch này dẫn đến các doanh nghiệp tìm mọi cách vận dụng để hạn chế số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế lại rất khó kiểm tra, thanh tra... dẫn đến thất thu thuế TNDN. Thứ ba, về ưu đãi thuế Do chính sách thuế TNDN đặt quá nhiều tham vọng và mục tiêu khác nhau đối với từng loại ưu đãi như khuyến khích sử dụng nguồn vốn, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguồn tài nguyên, chuyển giao công nghệ… nên đôi khi gây ra sự xung đột lẫn nhau. Một số chính sách xã hội được đưa vào thực hiện trong chính sách thuế dưới hình thức miễn, giảm thuế TNDN đã làm ảnh hưởng đến tính trung lập của thuế như: giảm và miễn thuế TNDN cho các đối tượng là thương binh, người tàn tật, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ… (thay vì chi từ NSNN cho các đối tượng được hưởng chính sách, trợ cấp xã hội như người tàn tật, người dân tộc thiểu số...) chẳng những không mang lại kết quả mong muốn mà trong nhiều trường hợp còn dẫn đến sự phức tạp trong chính sách, không đảm bảo công bằng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Cụ thể: - Luật thuế TNDN hiện hành quy định việc ưu đãi thuế chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính chứ không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác. Trong khi trên thực tế, rất nhiều khoản thu nhập khác lại có mối quan hệ rất mật thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính, chịu tác động trực tiếp và cũng tác động trở lại đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc chỉ ưu đãi thuế đối với thu nhập từ hoạt động chính mà không áp dụng ưu đãi thuế đối với thu nhập khác vì vậy chưa thật sự hợp lý, ít nhiều gây thiệt thòi cho doanh nghiệp. 502
  9. - Ưu đãi về miễn, giảm thuế nằm trong số các hình thức ưu đãi kém hiệu quả bởi nó cho thấy những hạn chế sau: (i) tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn thuế, bởi các doanh nghiệp bị đánh thuế có thể tham gia vào các mối quan hệ kinh tế được miễn thuế để chuyển lợi nhuận của họ thông qua hoạt động chuyển giá; (ii) độ dài của miễn thuế kỳ hạn, thậm chí nếu bị giới hạn về thời gian, cũng dễ bị lạm dụng thông qua hình thức cơ cấu lại các khoản đầu tư hiện hữu thành các khoản đầu tư mới "một cách sáng tạo" (ví dụ: phá sản và thiết lập lại cùng một dự án dưới các tên gọi khác nhau nhưng thực tế vẫn thuộc một chủ). 3. Gợi ý chính sách đối với cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam Thuế TNDN có tác động rất lớn tới môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại, đẩy mạnh đầu tư phát triển thì cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam theo hướng: Thứ nhất, hạ thuế suất từng bước theo lộ trình để đảm bảo giảm mức thu nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế hội nhập và cải cách thuế của các nước, Việt Nam cần tiếp tục giảm mức thuế suất phổ thông. Việc giảm thuế suất, theo lý thuyết, sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, mức giảm thu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Kết quả thu NSNN từ năm 2009 đến năm 2012 cho thấy, mặc dù mức thuế suất giảm từ 28% xuống 25% nhưng số thu NSNN từ thuế TNDN vẫn tăng lên. Việc giảm thuế suất theo lộ trình công bố trước, đảm bảo tính công khai, minh bạch của chính sách thuế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh qua đó góp phần tăng thu NSNN. Thứ hai, hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. (i) Hạn chế việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách ưu đãi thuế. Theo lý thuyết, chính sách thuế cần đảm bảo tính trung lập và công bằng, theo đó, chính sách thuế được ban hành không được bóp méo các hoạt động kinh tế, đồng thời phải đối xử công bằng với mọi người nộp thuế, có nghĩa là người nộp thuế có thu nhập cao hơn phải chịu thuế nhiều hơn (công bằng dọc), những người nộp thuế có cùng hoàn cảnh phải được đối xử về thuế như nhau (công bằng ngang). Ở Việt Nam, do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội nên chính sách ưu đãi thuế còn lồng ghép chính sách xã hội dẫn đến phức tạp, cơ quan thuế khó quản lý 503
  10. và người nộp thuế khó thực hiện. Theo quan điểm cá nhân, các vấn đề xã hội cần phải được giải quyết thông qua chính sách chi ngân sách. Việc lồng ghép các chính sách xã hội vào chính sách thuế dễ bị người nôp thuế lợi dụng, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, không đảm bảo tính trung lập và công bằng của chính sách thuế. Mặt khác, việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách thuế trong thời gian trước đây có thể được coi là cần thiết khi chưa có đủ các chính sách tài chính để giải quyết các vấn đề xã hội nhưng hiện nay và trong thời gian tới, khi chính sách xã hội đã đủ điều kiện để được giải quyết bằng các chính sách tài chính khác thì không nên lồng ghép các chính sách xã hội vào chính sách thuế để hạn chế tính trạng lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, đảm bảo tính trung lập, công bằng của chính sách thuế. Vì vậy, cần có lộ trình đưa các chính sách xã hội ra khỏi chính sách ưu đãi thuế TNDN. (ii) Chính sách ưu đãi thuế cần định hướng thu hút đầu tư nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền. Ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện tự nhiên và xã hội, nên giữa các vùng miền, đặc biệt các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, có sự chênh lệch khá lớn về mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nhân tố chứa đựng nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn định xã hội và phát triển bền vững. Về lý thuyết và theo kinh nghiệm quốc tế, vấn đề này có thể được giải quyết đồng thời thông qua chính sách thu và chi ngân sách, theo đó, về chính sách thu thì Nhà nước có thể áp dụng mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, đồng thời về chính sách chi thì Nhà nước có thể tăng chi thông qua cơ chế điều hòa ngân sách, bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng giải quyết vấn đề bất bình đẳng giữa các vùng miền thông qua chính sách chi, thường ít hiệu quả hơn so với thông qua chính sách thu, bởi chính sách chi dễ gây tâm lý trông chờ, ỷ lại của chính quyền địa phương vào ngân sách Trung ương. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân, để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền thì song song với việc thực hiện chính sách chi hỗ trợ cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, cần có chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. (iii) Chính sách ưu đãi thuế cần định hướng thu hút đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh. Hiện nay, tăng trưởng xanh là vấn đề mang tính toàn cầu. Tăng trưởng xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng nhằm hướng đến sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo tăng trưởng GDP, xóa đói giảm nghèo, và hướng đến sự tiến bộ xã hội. Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững hàm ý rằng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là vấn đề 504
  11. mang tính biện chứng. Chiến lược tăng trưởng xanh tạo cơ hội cho các quốc gia tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, cải thiện được hiệu quả sinh thái của quá trình tăng trưởng kinh tế, và hướng đến mục tiêu của phát triển bền vững. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới tăng trưởng xanh (tiêu biểu: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và các nước Tây Âu); đồng thời các cam kết và hành động đã trở nên cụ thể hơn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Đan Mạch, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước ASEAN). Ở Việt Nam, Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong đó xác định một trong các mục tiêu cụ thể là “tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao”. Do đó, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động cũng như các chế tài nhằm giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường sinh thái, Chính phủ cần có các chính sách kinh tế, trong đó có chính sách ưu đãi thuế TNDN, nhằm khuyến khích phát triển công nghệ cao, công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Thứ ba, quy định phù hợp với thông lệ quốc tế đối với các khoản chi được trừ và không được trừ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời hạn chế gian lận thuế gây thất thu cho NSNN. Hiện nay, chính sách thuế của Việt Nam quy định không tính vào chi phí được trừ đối với “phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại; chi tiếp tân, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập...”. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập đầy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước, doanh nghiệp rõ ràng phải tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường. Thực tế chính sách thuế TNDN ở nhiều nước không khống chế chi phí được trừ đối với chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị. Vì vây, cần nghiên cứu để tiến tới bỏ tỷ lệ khống chế đối với chi phí quảng cáo, khuyến mại. Mặt khác, để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chống chuyển giá, cần áp dụng tỷ lệ khống chế về vốn vay trên vốn chủ sở hữu (vốn mỏng) ở mức phù hợp kèm theo lộ trình thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực; đơn giản hoá chế độ khấu hao; hoàn thiện các quy định về chống chuyển giá. 505
  12. Tóm lại, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các nước phải cải cách chính sách thuế và thể chế trong nước sao cho phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Quá trình cải cách phải phù hợp với đặc thù của từng nước và từng giai đoạn cụ thể. Chính vì lẽ đó, xin nêu lên một vài đề xuất góp phần hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo Ø Bộ Tài chính, 2007, Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế - tài chính Việt Nam, Dự án VIE/03/010. Ø Bộ Tài chính, 2011, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Ø Bộ Tài chính, 2015, Số liệu công khai ngân sách, . Ø Corporate Income Tax in China, 2007. Ø EY, 2015, The 2015 Worldwide Corporate Tax Guide. Ø IMF, 2010, From Stimulus to Consolidation: Revenue and Expenditure Policies in Advanced and Emerging Economies, IMF Working Paper. Ø IMF, 2011, Revenue Mobilization in Developing Countries, International Monetary Fund Working Paper. Ø Lê Thị Diệu Huyền, 2013, Giải pháp cải tiến, hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, Đề tài NCKH cấp Ngành, Mã số DTNH.21/2013. Ø Ngân hàng Thế giới, 2012, Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống công bằng và hiệu quả hơn. Ø Norregaard, J. and Khan, T., 2007, Tax Policy: Recent Trends and Coming Challenges, IMF Working Paper. Ø Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, 2012, Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Tài liệu Hội thảo tháng 12/2012. 506
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2