intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí ban đầu với 4 chứng thường gặp ở trẻ

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

147
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau bụng: đứa trẻ nào thỉnh thoảng cũng có thể bị đau bụng. Đau bụng là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra và việc xác định nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thử cố gắng tìm xem chuyện gì xảy ra với trẻ. Nếu trẻ khóc thét và gập chân vào người tuy đau nhưng không có dáng vẻ gì bệnh nặng thì có thể là đau “quặn bụng”. Chứng đau quặn bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong ba tháng đầu đời và thường xảy ra về đêm (three months or evening colie). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí ban đầu với 4 chứng thường gặp ở trẻ

  1. Xử trí ban đầu với 4 chứng thường gặp ở trẻ (Trích NLĐ ngày 27/11/2001) 1. Đau bụng: đứa trẻ nào thỉnh thoảng cũng có thể bị đau bụng. Đau bụng là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra và việc xác định nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thử cố gắng tìm xem chuyện gì xảy ra với trẻ. Nếu trẻ khóc thét và gập chân vào người tuy đau nhưng không có dáng vẻ gì bệnh nặng thì có thể là đau “quặn bụng”. Chứng đau quặn bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong ba tháng đầu đời và thường xảy ra về đêm (three months or evening colie). Đặt trẻ nằm sấp trên hai đầu gối của bạn, vỗ nhẹ vào lưng, dùng một số thuốc hút hơi (infant colie drops, ví dụ: Babygaz) có thể làm trẻ đỡ đau và sau đó đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác. Còn nếu thấy trẻ đau bụng mà da niêm tái nhợt, ói nhiều ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Không cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc gì, không cho trẻ ăn, uống cho đến khi trẻ được bác sĩ thăm khám. Khi trẻ bị đau bụng do bất kỳ nguyên nhân gì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu: - Đau mỗi lúc nặng hơn. - Tái nhợt, vã mồ hôi, đau bụng gập cả người lại. - Không cho bạn sờ vào bụng vì đau. - Đau kèm sốt, ói mửa nhiều. - Bỏ ăn, không chơi. - Trẻ không đi tiêu trong mấy ngày qua và kèm ói vọt. 2. Sốt: có thể do mọc răng, thiếu nước, nhiễm trùng siêu vi trùng nhưng sốt cũng có thể do những bệnh nặng khác như: viêm não màng não, nhiễm trùng huyết... Đôi khi sốt cao đột ngột có thể gây ra co giật ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt cần giữ cho trẻ thoáng mát, cho uống nhiều nước, dùng các thuốc hạ sốt như: Paracetamol hay Ibuprofen với liều thích hợp theo cân nặng của trẻ (Paracetamol, Tylenol, Acemol... 15mg/kg trọng lượng trẻ/liều có thể dùng qua đường uống hay nhét hậu môn. Ibuprofen: Advil, Motril... 7 – 10mg/kg trọng lượng trẻ/liều tối đa 3 liều trong 24 giờ) và lau mát cho trẻ nếu cần, trước khi đưa trẻ đến bác sĩ khám. Sốt vừa là khi thân nhiệt của trẻ khoảng 37,80C. Bạn cần đưa trẻ đến một cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất khi thân nhiệt của trẻ giữ ở mức độ này hơn một ngày hay khi thân nhiệt tăng trên 38,60C, hoặc sốt kèm theo các triệu chứng sau: - Sốt cao co giật, sốt và trẻ đi khập khiễng hay trẻ lả người, không đi đứng được. - Sốt làm trẻ lơ mơ, lừ đừ hay mê man. - Sốt kèm theo ói mửa tiêu chảy nhiều làm trẻ mất nước. - Sốt kèm theo khó thở, tím tái. - Sốt kèm các dấu hiệu viêm màng não (ví dụ: ói mửa, thóp phồng, nhức đầu...). - Sốt kèm theo phát ban ngoài da. - Sốt mà trẻ bỏ bú. - Sốt kèm theo vàng da.
  2. - Sốt kèm theo đi tiêu ra máu. 3. Ho: triệu chứng do đường hô hấp bị kích thích bởi nhiều tác nhân gây ra như: nhiễm trùng (nhiễm siêu vi hay vi trùng) gây viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amygdale...) hay viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, lao phổi...). Ho có thể làm có cho trẻ mất ngủ, ói mửa, bỏ ăn, sụt cân. Thùy theo nguyên nhân gây ho mà ta có cách trị liệu khác nhau. Ho do các nhiễm trùng thông thường, dị ứng, suyễn nhẹ có thể điều trị dễ dàng tại các cơ sở y tế mà không cần phải nhập viện. Ho do các nhiễm trùng đặc biệt khác như ho gà, lao, dị vật đường hô hấp hoặc viêm tiểu phế quản kèm tím tái, khó thở hay suyễn vừa và nặng thường cần được theo dõi và điều trị trong môi trường bệnh viện để dự phòng các biến chứng nặng có thể xảy ra như suy hô hấp hay khả năng lây lan cao trong lao phổi. Bạn không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc ho hay kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ vì chẳng hạn khi suyễn thì không điều trị được bằng các thuốc ho thông thường. Thuốc không làm giảm ho mà trái lại còn làm cho bệnh nặng hơn. Còn ho trong trường hợp dị vật đường hô hấp chỉ có thể chữa khỏi khi dị vật được lấy ra. 4. Ói mửa nơi trẻ em có thể gây ra do nhiễm trùng thông thường (viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn...). Ói cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nặng như tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não hay khi trẻ bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều. Ở trẻ sơ sinh vã nhũ nhi thường hay ọc sữa sau mỗi lần bú. Thường đây là tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản sinh lý không có gì trầm trọng, tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt. Trái lại khi trẻ bị ói vọt, ói kèm theo tiêu chảy, mất nước, ói kèm sốt, ói ra máu hay trẻ ói mà không chịu uống nước thì bạn cần nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị thích hợp. BS. Nguyễn Thanh Hải (Phòng khám Nhi khoa Nancy)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2