intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi bé quấy khóc về đêm

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

107
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một phụ huynh lo lắng: ‘Trước đây, bé nhà tôi ngủ rất ngoan nhưng dạo gần đây, bé thường quấy khóc. Có điều gì bất ổn với bé không?’ 6 tuần đầu tiên, các bé có xu hướng chỉ ngủ khoảng 2-4 giờ đồng hồ trong mỗi cữ ngủ ban đêm cũng như ban ngày. Từ tháng thứ ba trở đi, bé bắt đầu ngủ giấc sâu hơn về ban đêm. Nếu bé có thói quen ngủ ngon mà đột nhiên quấy khóc, bạn nên lưu ý kiểm tra những điểm sau: - Lắng nghe nhịp thở của bé khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi bé quấy khóc về đêm

  1. Xử trí khi bé quấy khóc về đêm Một phụ huynh lo lắng: ‘Trước đây, bé nhà tôi ngủ rất ngoan nhưng dạo gần đây, bé thường quấy khóc. Có điều gì bất ổn với bé không?’ 6 tuần đầu tiên, các bé có xu hướng chỉ ngủ khoảng 2-4 giờ đồng hồ trong mỗi cữ ngủ ban đêm cũng như ban ngày. Từ tháng thứ ba trở đi, bé bắt đầu ngủ giấc sâu hơn về ban đêm. Nếu bé có thói quen ngủ ngon mà đột nhiên quấy khóc, bạn nên lưu ý kiểm tra những điểm sau: - Lắng nghe nhịp thở của bé khi bé ngủ. Nếu bé thở ra âm thanh hoặc thở không sâu, bạn nên đưa bé đi khám. - Xem xét dấu hiệu dị ứng: Dị ứng sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi nó gây cản trở giấc ngủ của bé. Nếu mũi bé chảy nước, mắt bé bị sưng mà không phải do cảm lạnh thì bạn thử kiểm tra nguyên nhân khiến bé bị kích ứng. Loại bỏ những yếu tố này cũng là thời điểm, bé quay lại giấc ngủ ngon. - Các vấn đề thuộc dạ dày: Sự trào ngược của axit dạ dày và những rắc rối khác thuộc dạ dày có thể khiến bé quấy khóc nhiều hơn cha mẹ nghĩ. Nếu bé trở nên khó chịu quá mức, bị đầy bụng, xuất hiện những cơn nôn (trớ) không rõ nguyên nhân thì bạn nên đưa bé đến viện kiểm tra. Nếu bé mắc bệnh, bác sĩ sẽ giúp bé khắc phục. Bé cũng sẽ ngủ ngon trở lại trùng với thời điểm được điều trị khỏi bệnh. - Ánh sáng trong phòng của bé: Bật đèn quá sáng cũng khiến bé dễ bị tỉnh giấc. Bạn cũng nên kiểm tra để ánh nắng buổi sớm hoặc ánh đèn đường ngoài cửa sổ có chiếu vào giường của bé không. Nếu có những tác nhân này, bạn nên tìm cách khắc phục và theo dõi chất lượng giấc ngủ ở bé, sau đó.
  2. - Bé bị đói: Nếu bạn duy trì các cữ bú ở bé là khoảng 4-5 giờ đồng hồ mỗi lần; mà sau 3 giờ đồng hồ, bé đã tỉnh giấc thì có thể lịch trình này cần thay đổi. Cũng có thể do bé sắp bước vào tuổi ăn dặm nên bé cần thêm dinh dưỡng (bên cạnh sữa mẹ). - Quá nhiều tiếng ồn: Quá nhiều âm thanh trong nhà sẽ gây gián đoạn giấc ngủ cho bé. Vì vậy, bạn nên giữ không gian yên tĩnh khi bé ngủ, nhất là khi bạn có thói quen thức và làm việc ban đêm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn bị chống chỉ định việc tâm sự với chồng hoặc xem tivi trong lúc bé còn ngủ. Bạn nên vặn nhỏ tivi tới mức tối thiểu vì, phần lớn các bé thường ngủ theo kiểu mở mắt (REM) nên rất dễ bị tình giấc. - Thiếu tiếng ồn: Nghe có vẻ khó tin nhưng căn phòng quá tĩnh lặng không phải là môi trường giúp bé sơ sinh ngon giấc. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có khả năng nghe được những chuyển động trong dạ dày của mẹ, giọng nói và những âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Vì thế, một chút âm thanh của cuộc trò chuyện hay từ đồ chơi sẽ khiến bé có cảm giác an tâm khi ngủ. Lưu ý: Những tháng đầu sau khi bé chào đời, cha mẹ thường “chật vật” với giấc ngủ của bé. Điều bạn nên làm là giữ bình tĩnh và có quan điểm đúng mực khi bé không chịu ngủ ngon vào ban đêm. Nếu bé ho có đờm kèm sốt là có biểu hiện viêm nhiễm ở vùng mũi họng và đường hô hấp cần cho trẻ đi khám bác sỹ nhi khoa để được hướng dẫn dùng thuốc. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn phải dùng kháng sinh và thuốc tiêu đờm và đờm sẽ hết viêm nhiễm không còn. Ngoài ra, có thể giảm bớt tiết đờm bằng cách cho bé uống nước đủ (giúp loãng đờm); thường xuyên trở mình hoặc vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra. Cách vỗ: Trẻ nên nằm nghiêng, người chăm trẻ nhúng 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá
  3. mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau). Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Nếu nhìn thấy đờm trong họng mà trẻ không biết ho (khạc ra) ra, thì bạn hãy bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra. Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: nguyên lý là để bé hít vào khí ấm nóng – ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra. Cụ thể dùng cốc hoặc bình đổ nước sôi vào để bé hít hơi nóng từ miệng bình bằng mồm và mũi trong thời gian từ 15-30 phút. Lưu ý tránh bỏng bé. Trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ phải đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân dùng thuốc thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2