intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XỬ TRÍ BƯỚC ĐẦU GẪY XƯƠNG HỞ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gẫy xương là sự mất liên tục đột ngột của xương. Khi ổ gẫy thông với môi trường bên ngoài qua ống vết thương được gọi là gẫy xương mở. - Nguyên nhân do tác thương tác dụng trực tiếp gây vết thương có gẫy xương còn được gọi là vết thương xương hay gẫy mở từ ngoài vào hoặc lực tác thương tác động gián tiếp gây gẫy xương được gọi gẫy mở từ trong ra. - Nguy cơ nhiễm khuẩn ổ gẫy trong gẫy xương mở và sốc trong những gẫy xương lớn là rất cao. Công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XỬ TRÍ BƯỚC ĐẦU GẪY XƯƠNG HỞ

  1. XỬ TRÍ BƯỚC ĐẦU GẪY XƯƠNG HỞ Thạc sĩ: Nguyễn Văn Trí 1. ĐẠI CƯƠNG - Gẫy xương là sự mất liên tục đột ngột của xương. Khi ổ gẫy thông với môi trường bên ngoài qua ống vết thương được gọi là gẫy xương mở. - Nguyên nhân do tác thương tác dụng trực tiếp gây vết thương có gẫy xương còn được gọi là vết thương xương hay gẫy mở từ ngoài vào hoặc lực tác thương tác động gián tiếp gây gẫy xương được gọi gẫy mở từ trong ra. - Nguy cơ nhiễm khuẩn ổ gẫy trong gẫy xương mở và sốc trong những gẫy xương lớn là rất cao. Công tác sơ cứu, cấp cứu bước đầu có vai trò rất quan trọng với tính mạng người bệnh và quá trình điều trị tiếp theo của tuyến chuyên khoa. 2. Triệu chứng lâm sàng - Toàn thân + Sốc chấn thương: Gẫy xương lớn + Allgower ³ 1
  2. + Nhiễm khuẩn - Tại chỗ + Nhìn: Vết thương, sưng nề, biến dạng, lộ đầu xương gẫy. + Sờ: đau chói, lạo sạo xương, di động bất thường . + Đo: Chu vi chi bị thương lớn hơn. + Vận động: mất vận động chủ động. 3. Chẩn đoán Chỉ cần một trong bốn dấu hiệu: biến dạng, lạo sạo x ương, di động bất thường, đầu xương gẫy lòi ra ngoài là chẩn đoán chắc chắn gẫy xương. 4. Xử trí bước đầu. - Giảm đau: thuốc, phong bế gốc chi - Băng vết thương - Cố định tạm thời ổ gẫy: chủ yếu dùng phương tiện là nẹp tự tạo - Dùng thuốc kháng sinh và phòng chống uốn ván - Tổ chức chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
  3. - Sơ cứu một số vị trí gẫy chi cụ thể: x ương cánh tay, thân hai xương cẳng tay, xương đùi, thân hai xương cẳng chân. NỘI DUNG BÀI GIẢNG CHI TIẾT 1. Đại cương - Gẫy xương là sự mất liên tục đột ngột của xương và khi ổ gẫy thông với môi trường bên ngoài qua ống vết thương được gọi là gẫy xương mở. - Nguyên nhân do lực tác thương (hoả khí hoặc không phải do hoả khí) tác dụng trực tiếp gây nên vết thương có gẫy xương gọi là vết thương xương hay gẫy mở từ ngoài vào. Nếu lực tác thương tác dụng gián tiếp (dồn, cắt, xoắn, kéo…) gây gẫy xương, đầu xương gẫy chọc thủng da được gọi gẫy mở từ trong ra. - Nơi rách da là cửa ngõ vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và ổ gẫy đồng thời bản thân các tác thương cũng là nguồn ô nhiễm vi khuẩn rất lớn nên biến chứng nhiễm khuẩn là thường gặp. Mặt khác đau và mất máu do gẫy xương dễ gây ra sốc đe doạ tính mạng người bệnh. Bởi vậy, công tác sơ cứu cấp cứu bước đầu có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các biến chứng trên cũng như quá trình điều trị tiếp theo của tuyến chuyên khoa.
  4. 2. Triệu chứng lâm sàng. 2.1. Toàn thân - Có thể gặp sốc chấn thương nhất là trong những trường hợp có gẫy xương lớn, có tổn thương kết hợp (mạch máu, sọ não, ngực, bụng, chậu). - Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, da niêm mạc nhợt vã mồ hôi lạnh, khó thở, thở nhanh nông, mạch nhanh, huyết áp tụt, chỉ số Allower ³ 1. Allower = mạch/HAmax .bình thường
  5. + Biến dạng: dài, ngắn, cong vẹo, xoay, nhát dìu tạc. - Sờ: + Đau chói cố định khi ấn hoặc thúc dồn. + Gồ xương gãy hoặc lạo sạo xương. + Mạch ngoại vi có thể còn rõ hoặc yếu hoặc mất. * Chú ý: Ttìm dấu hiệu lạo sạo xương hoặc di động bất thường phải hết sức cân nhắc và thận trọng bởi khi thăm khám dễ tạo ra nguy cơ gây tổn thương thứ phát phần mềm, mạch máu, thần kinh hoặc gây đau quá mức dẫn đến sốc. - Đo: - Chu vi chi bị gãy bao giờ cũng lớn hơn bên lành. + Chiều dài thường ngắn hơn bên lành, cũng có khi dài hơn. - Vận động: + Chủ động: Không làm được do đau và do mất cánh tay đòn. + Thụ động: Còn vận động được các khớp. 3. Chẩn đoán
  6. - Chỉ cần một trong các dấu hiệu chắc chắn: + Biến dạng + Lạo sạo xương + Di động bất thường + Đầu gãy lòi ra tại vết thương - Khi không có một trong bốn dấu hiệu lâm sàng trên cần dựa vào các triệu chứng: bắt lực vận động, đau chói cố định, máu chảy ra từ vết thương có lẫn những hạt mỡ. 4. Xử trí bước đầu - Việc làm đầu tiên là giảm đau cho bệnh nhân. Bất cứ một gãy xương, vết thương nào cũng đều làm cho người bệnh đau đớn. Đối với các x ương lớn đau là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốc. Có thể giảm đau bằng một trong các biện pháp sau đây hoặc kết hợp giữa các biện pháp với nhau. + Thuốc giảm đau toàn thân Nhóm thuốc phiện (Mocphin, Dolargan…) nhóm thuốc chống vi êm giảm đau (Voltaren, Diclofenac…), các thuốc giảm đau khác có trong trang bị.
  7. * Chú ý: Khi dùng thuốc giảm đau bao giờ cũng phải giải đáp được câu hỏi tình trạng ổ bụng có tổn thương hay không? Chỉ dùng khi loại trừ được tình trạng bụng ngoại khoa. + Phong bế gốc chi: Dùng Novocain 0,25% phong bế gốc chi trên hoặc dưới tuỳ theo chi thể có tổn thương. - Việc thứ hai là làm kín vết thương bằng băng vô trùng. Trước khi đặt lớp gạc đầu tiên lên vết thương cần lau sạch vị trí xung quanh bằng thanh huyết mặn hoặc thuốc tím từ trong ra ngoài để loại trừ dị vật, tránh nhiễm khuẩn từ mặt da xung quanh. Trường hợp đầu gẫy lộ trên mặt da tổn thương không được đẩy vào dưới da vì làm như thế sẽ gây nhiễm khuẩn từ ngoài vào. Chỉ cần rửa sạch, đắp gạc và băng vô trùng. Thuốc dùng tại vết thương: đắp gạc tẩm vết thương có thể là dung dịch Iốt hữu cơ như Betadin, hoặc các kháng sinh tẩm vào gạc hoặc phun vào vết thương sau khi vết thương đã được rửa sạch. Công tác dùng thuốc tại chỗ có vai trò rất quan trọng trong công tác chống nhiễm khuẩn tại ổ gẫy và vết thương. - Việc thứ ba là cố định tạm thời ổ gẫy. Mục đích làm cho ổ gẫy được bất động tương đối, tác dụng giảm đau, góp phần chống sốc khi vận chuyển và cũng tránh gây rò tổn thương mới cho da, cơ, mạch máu, thần kinh.
  8. + Phương tiện: có phương tiện được làm sẵn theo phương pháp công nghiệp, song thông dụng nhất là nẹp tự tạo. Nẹp là bộ phận chủ yếu chịu lực giữ được phần cơ thể bị thương không thể cử động được dù cố ý hoặc vô tình. Vật liệu làm nẹp phải cứng, nhẹ, dễ tìm ngay nơi xảy ra tai nạn. Ngoài nẹp phải có băng và bông. + Yêu cầu: Phải chắc chắn, đủ dài (trên 1 khớp và dưới 1 khớp), tư thế chức năng. - Việc làm thứ tư: ở tuyến cơ sở là cho dùng kháng sinh. Mục đích đề phòng và chống nhiễm khuẩn. Dùng kháng sinh tốt nhất có dưới tay bằng đường tĩnh mạch hoặc bắp thịt. Nếu không có kháng sinh tiêm thì dùng kháng sinh bằng đường uống. Dùng các thuốc phòng chống uốn ván. - Việc làm thứ năm đó là ghi giấy giới thiệu chuyển tuyến trên. Trong đó nói rõ đã dùng thuốc gì. - Việc làm thứ sáu: chuyển bệnh nhân lên tuyến trên càng sớm càng tốt. Nhân viên y tế đi hộ tống phải được học và nắm vững 5 kỹ thuật cấp cứu. * Sơ cứu đối với gẫy xương cánh tay - Các bước làm như trên
  9. - Cố định: có nhiều cách cố định, song để vận chuyển n ên chọn phương pháp dùng 2 nẹp (bằng gỗ hoặc tre), 1 nẹp ở mặt trong cánh tay, 1 nẹp mặt ngo ài cánh tay. Nẹp trong hơi ngắn hơn nẹp ngoài và phải quấn gạc độn tốt để bảo vệ nách. Gẫy 1/3 G xương cánh tay vùng xương có rãnh dây TK quay, rất dễ làm tổn thương thần kinh quay. Cố định xương cánh tay gẫy nên có 2 người. Trợ thủ cho khuỷu tay gấp 900 và kéo nhẹ theo trục cánh tay, đây là động tác giảm nguy cơ tổn thương thứ phát thần kinh mạch máu, đồng thời giảm đau trong khi cố định. * Sơ cứu gãy thân 2 xương cẳng tay - Các bước làm như phần chung - Cố định: cũng có nhiều cách cố định tuy nhi ên để vận chuyển về tuyến sau nên dùng 2 nẹp (tre hoặc gỗ). Một nẹp phía trước và một nẹp phía sau cẳng tay. Khi cố định xong dùng quai đeo vào cổ tư thế khuỷu gấp 90 độ * Sơ cứu gẫy mở xương đùi - Các bước như phần chung - Điểm lưu ý đối với gẫy mở xương đùi đó là dễ bị sốc do hai nguyên nhân phối hợp với nhau đó là đau và mất máu. - Cố định xương đùi cũng có nhiều phương pháp, nhiều loại dụng cụ khác nhau. Tuyến cơ sở nên dùng phương pháp 3 nẹp: 1 nẹp phía trong từ háng tới gót chân, 1
  10. nẹp phía ngoài từ nách tới gót chân và một nẹp phía sau từ góc dưới xương vai xuống gót chân. Để vận chuyển các vòng đai phải đủ: cổ chân 1, giữa cẳng chân 1, dưới gối1, trên gối 1, giữa đùil 1/3 trên đùi 1, vùng cách chậu 1, ngang ngực 1. Mỗi chỗ cố định không dưới 3 vòng băng. - Để giải quyết tình trạng giảm thể tích máu lưu hành cũng có nhiều phương pháp. Một trong các phương pháp đó là dùng một gói oresol pha trong một lít nước sôi để nguội uống chia đều trong 2-4 giờ, tuỳ tình trạng của bệnh nhân. * Sơ cứu gẫy thân hai xương cẳng chân. - Các bước làm như phần chung - Lưu ý rằng vùng cẳng chân chia ra nhiều khoảng (tr ước, sau, ngoài) vách ngăn chắc cân cơ dép dầy và chắc. Gẫy xương cẳng chân rất dễ bị chèn ép khoang cần được theo dõi và đánh giá liên tục để có xử trí kịp thời. Phản xạ đầu tiên là kiểm tra mạch mu bàn chân và mạch ống gót (đập hay không? cần có sự so sánh với bên lành). - Cố định gãy 2 xương cẳng chân. cũng có nhiều phương pháp cố định. Với tuyến cơ sở nên dùng 2 nẹp ( tre hoặc gỗ). Một nẹp ngoài từ 1/3 giữa đùi tới gót chân, một nẹp phía trong từ 1/3 giữa đùi tới gót chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2