intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi bé bị bắt nạt

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bị bạn xấu bắt nạt, bé thường ấm ức kể với cha mẹ hoặc sợ hãi đến mức không muốn tiếp tục đến lớp mẫu giáo nữa. Tình trạng các bé bắt nạn lẫn nhau còn xảy ra kể cả khi bé đã lớn hơn, như ở bậc tiểu học chẳng hạn. Bạn hãy tham khảo một số cách sau để kịp thời giúp đỡ khi bé rơi vào hoàn cảnh trên Giúp bé tự tin Trước hết, bạn nên hướng dẫn bé tin tưởng vào chính bản thân mình để trực tiếp “đối mặt” với bạn xấu khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi bé bị bắt nạt

  1. Xử trí khi bé bị bắt nạt Bị bạn xấu bắt nạt, bé thường ấm ức kể với cha mẹ hoặc sợ hãi đến mức không muốn tiếp tục đến lớp mẫu giáo nữa. Tình trạng các bé bắt nạn lẫn nhau còn xảy ra kể cả khi bé đã lớn hơn, như ở bậc tiểu học chẳng hạn. Bạn hãy tham khảo một số cách sau để kịp thời giúp đỡ khi bé rơi vào hoàn cảnh trên Giúp bé tự tin Trước hết, bạn nên hướng dẫn bé tin tưởng vào chính bản thân mình để trực tiếp “đối mặt” với bạn xấu khi bị bắt nạt. Bạn có thể đưa ra các tình huống cụ thể hoặc lắng nghe bé tâm sự về việc mình bị bắt nạt 1 cách chăm chú. Chẳng hạn, nếu bé bị bạn giật tóc, kéo áo trong giờ ra chơi, bạn hãy gợi ý để bé biết cách tránh xa nhóm bạn xấu ấy hoặc bé nên báo ngay với cô giáo. Bạn cũng có thể đưa ra các tình huống giả định để bé tự ứng phó. Ví dụ:
  2. Tình huống bé đứng ở cổng trường và bị 1 nhóm bạn cướp mũ, tốt nhất bé hãy kêu lên thật to và nhờ người lớn trợ giúp. Hướng dẫn bé can đảm ‘đối đầu’ Ở vào tình huống bị bắt nạt, hầu hết các bé sẽ xuất hiện tâm lý hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Bạn nên cho bé biết rằng, dù bé im lặng hay để mặc cho các bạn xấu muốn làm gì cũng được, đều không phải là biện pháp tốt. Bé cần nhận biết được rằng, việc bé “đối đầu” lại sẽ khiến hành vi của nhóm bạn xấu kia không có cơ hội tái diễn. Tốt nhất, nếu gặp nguy hiểm, bé hãy hét thật to đi kèm các hành động dữ dội hơn như giật tay lại hay bỏ chạy thật nhanh.
  3. Bạn cũng có thể “trang bị” cho bé 1 số mẫu câu biểu hiện mức độ cảnh cáo như: “Tránh ra, đừng có trêu trọc tớ, nếu không tớ sẽ mách cô giáo và bố mẹ đấy”. Tạo dựng mối quan hệ với thầy cô giáo và các bậc phụ huynh khác Nếu tình trạng bé bị bắt nạt có dấu hiệu tái diễn nhiều lần hay bé bị liên tục bị thương tích, bạn hãy nhanh chóng trao đổi vấn đề này với thầy cô hiệu trưởng hay giáo viên phụ trách bé. Bởi vì lúc này, hiện tượng bị bắt nạt không chỉ xảy ra với riêng 1 mình cá nhân bé. Bạn hãy yêu cầu giáo viên hay các bậc phụ huynh khác đưa ra trách nhiệm và cách thức để giải quyết vấn đề này. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện nhóm bạn nào thường xuyên bắt nạt bé, những bạn nào cũng hay bị bắt nạt như bé… “Dưới sự tác động của người lớn, chắc chắn vấn đề bắt nạt lẫn nhau giữa các bé sẽ được kiểm soát” – Jean Pall (tác giả cuốn sách Lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ, hiện đang sống ở Seattle, Mỹ) đưa ra kết luận.
  4. Jean Pall cũng cho biết thêm: “Ở Mỹ, tình trạng trẻ em bắt nạt lẫn nhau diễn ra khá phổ biến. Các cấp độ của bắt nạt bao gồm chòng ghẹo, nhại tên, đánh bạn và nhiều hành vi xấu khác. Hầu hết các vụ bắt nạt này đều xảy ra ở trường học nhưng phần lớn không được sự can thiệp kịp thời của giáo viên hay người lớn, trừ khi chúng trở thành những vụ “bạo lực học đường” thực sự. Do đó, bạn nên hướng dẫn để bé biết cách kết bạn và phân biệt bạn tốt, bạn xấu. Bạn cũng nên tạo cho bé thói quen chia sẻ những rắc rối ở trường với cha mẹ. Tuyệt đối tránh việc bé bị bắt nạt hay “xâm hại” nhiều lần vì bất kỳ lý do nào mà không dám nói ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý bổ sung dưỡng chất và tăng cường các họat động thể chất cho bé. Với 1 cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh họat, bé sẽ dễ dàng đối phó trong những tình huống xấu hơn”. Phương Thảo (theo Parents)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2