intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi bé “quạu”

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

88
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé vào tuổi chập chững biết đi, bạn sẽ càng vất vả hơn trong công việc nuôi dạy bé, thậm chí đôi lúc cảm thấy stress vì bé cứ la khóc, đòi hỏi. Mọi việc sẽ đơn giản hơn nhờ “mánh khóe” sau của những ông bố bà mẹ đã có kinh nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi bé “quạu”

  1. Xử trí khi bé “quạu” Bé vào tuổi chập chững biết đi, bạn sẽ càng vất vả hơn trong công việc nuôi dạy bé, thậm chí đôi lúc cảm thấy stress vì bé cứ la khóc, đòi hỏi. Mọi việc sẽ đơn giản hơn nhờ “mánh khóe” sau của những ông bố bà mẹ đã có kinh nghiệm. Tránh cho bé khỏi giận dữ - Hãy cố gắng loại bỏ mọi nguyên nhân có thể khiến bé trở nên giận dữ. Song song với đó, bạn khuyến khích bé cư xử thật ngoan bằng cách tặng bé thật nhiều lời khen mỗi khi bé có hành vi tốt.
  2. - Đừng để bé mệt quá hoặc đói đến mức cồn cào, bởi cơn đói và cảm giác mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến bé trở nên cáu kỉnh, giận dữ. - Cha mẹ nên kiên quyết đề ra những nguyên tắc rõ ràng, công bằng để “điều trị” bé khi cáu giận. - Học cách mặc kệ bé. Nếu bé muốn mặc bộ đồ Batman ôm sát màu hồng tím, cứ để bé làm thế. - Cho bé được phép lựa chọn, như thế bé sẽ cảm thấy ý kiến của mình cũng được bố mẹ để tâm: “Con muốn mặc quần xanh hay quần hồng hôm nay nào?”. - Nhớ rằng trẻ con học hỏi chủ yếu do bắt chước. Bạn càng cáu kỉnh hay nói “không” với trẻ nhiều, trẻ sẽ càng học theo bạn đấy! Khi bé bắt đầu “vào cơn” - Hãy cố gắng “đánh lạc hướng” sự tập trung của bé.
  3. Ví dụ chỉ cho bé xem một chiếc xe tải thật lớn vừa chạy qua hay một con “gâu gâu” dễ thương (nếu hai mẹ (cha) con đang ở bên ngoài) hoặc đọc cuốn truyện yêu thích cho bé nghe, chơi nhạc, khiêu vũ cùng bé nếu đang ở trong nhà. - Nếu bé bắt đầu cư xử không tốt, hãy cúi xuống ngang với bé, nhìn vào mắt bé và giải thích rằng những gì bé đang làm là không đúng. - Cười lớn và nói đùa hài hước cũng có thể xoa dịu tình hình, giúp ngăn ngừa một “cuộc chiến” nếu nổ ra dễ khiến ai nấy đều phiền muộn. Nhất thời nóng giận - Khi bé như thế, bạn đừng phản ứng với sự tức giận của bé như đét đít hoặc la mắng làm chuyện tồi tệ thêm. - Hãy ôm bé thật chặt và trấn an bằng giọng nói nhẹ nhàng, thủ thỉ, chỉ cần bạn giữ được bình tĩnh thì sẽ
  4. kiểm soát được tình hình. - Trường hợp mẹ (cha) con đang ở nhà và bạn biết bé được an toàn, thử lờ bé đi cùng cơn giận của bé - rồi bé sẽ thấy là “trình diễn mà không có người xem thì chán ốm!”. - Bình tĩnh nói với bé rằng: “Ba (mẹ) biết con buồn và giận rồi” - khi cảm giác của mình được công nhận, bé cũng có thể sẽ trấn tĩnh hơn. Giữ cho mình cái đầu lạnh - Hãy nhắc nhở bản thân bạn rằng “tất cả trẻ con đều cần kiểm định khả năng chịu đựng của mình, muốn xác định “chủ quyền” và hơi khó khăn trong việc đối phó với các cung bậc cảm xúc”. Giai đoạn phát triển này rồi sẽ nhanh chóng qua thôi. - Nếu bạn cũng cảm thấy là mình sắp nổ tung đến nơi, hãy tránh đi chừng 5 phút (cần chắc chắn rằng
  5. bé ở lại an toàn, rào chắn cầu thang đã đóng, không có gì nguy hiểm quanh bé cả…). Vài hơi thở sâu, chậm sẽ giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng. Sau “cơn bão” - Hãy nói cho bé biết lần sau giận dữ thì bé nên làm gì. Khuyến khích bé nói cho bạn nghe bé cảm thấy thế nào. - Sau đó lại ôm hôn, âu yếm bé thật nồng nhiệt, để “cơn bão” thực sự đi qua
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2