intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý nghĩa của bức ảnh gây tranh cãi nhất về ngày 11.

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

9 Bức ảnh của Thomas Hoepker về một vài công dân New York đang thư giãn trong khi tòa tháp đôi bốc cháy diễn giải khá chi tiết về lịch sử cũng như kí ức của nước Mỹ. Thomas Hoepker đã quyết định không công bố tấm hình cho đến 5 năm sau vụ tấn công. Ảnh: Thomas Hoepker/Magnum Trong bức ảnh mà Thomas Hoepker chụp ngày 11. 9. 2001, một nhóm thanh niên New York đang ngồi trò chuyện với nhau dưới ánh mặt trời .trong một công viên ở khu Brooklyn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý nghĩa của bức ảnh gây tranh cãi nhất về ngày 11.

  1. Ý nghĩa của bức ảnh gây tranh cãi nhất về ngày 11. 9 Bức ảnh của Thomas Hoepker về một vài công dân New York đang thư giãn trong khi tòa tháp đôi bốc cháy diễn giải khá chi tiết về lịch sử cũng như kí ức của nước Mỹ. Thomas Hoepker đã quyết định không công bố tấm hình cho đến 5 năm sau vụ tấn công. Ảnh: Thomas Hoepker/Magnum Trong bức ảnh mà Thomas Hoepker chụp ngày 11. 9. 2001, một nhóm thanh niên New York đang ngồi trò chuyện với nhau dưới ánh mặt trời
  2. trong một công viên ở khu Brooklyn. Đằng sau họ, ở phía bên kia dòng sông trong vắt, dưới bầu trời xanh, một đám mây khủng khiếp đầy khói bụi bốc lên ngùn ngụt khỏi thành phố Manhattan, chính từ nơi mà tòa tháp đôi bị hai chiếc máy bay đâm vào sáng hôm đó; tòa tháp đã sập, và sự đổ sụp đó, cộng với khói, lửa, bê tông đè, các vết nứt, đã lấy đi hơn 3000 mạng người, trong số ấy phải kể đến cả những nạn nhân chết do tự mình nhảy ra khỏi tòa tháp. Mười năm sau, tác phẩm trên đã trở thành bức ảnh mang tính biểu tượng nhất của thảm họa 11. 9, thế nhưng lịch sử của nó rất kỳ lạ. Hoepker, một thành viên kì cựu của hợp tác xã ảnh Magnum, đã quyết định không công bố tấm hình vào cái năm 2001 định mệnh, và cũng bỏ nó ra khỏi một quyển sách ảnh về thảm họa 11. 9 do Magnum phát hành. Đến 2006, nhân lễ tưởng niệm 5 năm vụ tấn công, nó mới xuất hiện trong một cuốn sách, và lập tức gây nhiều tranh cãi. Nhà phê bình Frank Rich viết một bài về bức ảnh trên cho tờ New York Times. Ông thấy bức ảnh não nề này ám chỉ sự thất bại của nước Mỹ trong việc rút ra một bài học có ý nghĩa nhằm thay đổi, cũng như cải tổ quốc gia sau bi kịch tàn khốc đó. “Đám thanh niên trong bức ảnh của Hoepker không hẳn tàn nhẫn. Họ đơn giản chỉ là người Mỹ.” Nói cách khác, một đất nước tin vào việc “tiếp tục sống cho tương lai” đã thực sự hướng về tương lai một cách mau lẹ, tận hưởng ánh sáng ấm áp mặc cho cảnh tượng tang tóc đang làm ngày đẹp trời bị sứt sẹo. Dù chẳng muốn, nhưng năm thanh niên New York vô cảm kia khiến tôi liên tưởng đến các nhân vật trong phim truyền hình Seinfeld (một series
  3. hài khá nổi tiếng ở Mỹ vào những năm 90s), các nhân vật của Seinfeld đã bị luật Nhân Đạo kết án vì tội không quan tâm đến đồng loại trong phần cuối của loạt series này. Quan điểm của Rich ngay lập tức bị đưa ra tranh cãi. Walter Sipser, tự nhận mình là người ngồi trong bóng râm bên phải tấm ảnh, nói rằng anh và bạn gái tuy trông có vẻ như đang ngồi vắt vẻo trên bức tường để sưởi nắng, nhưng thực chất lại đang “trong trạng thái sốc, không dám tin vào mắt mình nữa”. Water cùng bạn gái phàn nàn rằng họ không cho phép Hoekper thể hiện sai cảm xúc cũng như cử chỉ của họ như vậy. Ôi dào, nói cho cùng, chúng ta không thể “chụp” được cảm xúc. Nhưng 5 năm sau khi bức ảnh xuất hiện, tranh cãi về đạo đức của đám thanh niên trong ảnh, về đạo đức của người chụp ảnh, hay về quyết định dời ngày công bố nó, thật là vô ích. Giờ nó đã được công nhận là một trong những bức ảnh biểu tượng của thảm họa 11. 9. Nhân lễ kỉ niệm 10 năm ngày Trung tâm World Trade Center bị tàn phá, báo Observer Review tái xuất bản nó với tư cách “ảnh đặc biệt của ngày 11. 9″. Chỉ duy nhất nó mới chứng minh được phong cách nghệ thuật của nhiếp ảnh gia: giữa hàng trăm tác phẩm thể hiện sự kinh hoàng, chụp bởi những nghệ sĩ amateur cũng như chuyên nghiệp đã làm ta hãi hùng cũng như sững sờ vì chúng ghi lại chi tiết của một tội ác khó tưởng tượng (chắc Osama bin Laden cũng không ngờ lại có một kết quả như thế) bức ảnh này mang tính mỉa mai nhiều hơn, khách quan hơn, và do đó cũng nghệ thuật hơn. Có lẽ lý do khiến Hoepker giấu bức ảnh đi một thời gian
  4. chính là đây, nếu ông – với tư cách của một nghệ sĩ – khẳng định tài nghệ khéo léo của mình giữa cảnh thảm sát hàng loạt thế kia thì ông tự cao tự đại quá. Giờ đây, bức ảnh này chẳng dính dáng gì đến sự phán xét đạo đức của cá nhân nào cả. Nó trở thành một bức ảnh chụp lịch sử và chụp kí ức. Như những tác phẩm về những khoảnh khắc nhiều biến động của lịch sử, nó đã nắm bắt được sự thật của khoảnh khắc đó: cuộc sống không hề dừng lại vì một trận chiến hay vì hành vi khủng bố đang diễn ra trước mặt. Các nghệ sĩ, các nhà văn đã nói đi nói lại sự thật này qua nhiều thế kỉ. Trong bức tranh The Fall of Icarus, họa sĩ Phục Hưng Pieter Bruegel vẽ một người nông dân tỉnh bơ cày ruộng trong khi chàng trai Icarus sắp chết đuối vì chàng đang rơi từ trên trời xuống vùng biển ở đằng xa (theo tích Hy Lạp cổ về Icarus): một cảnh tượng rất giống với tấm ảnh của Hoepker. Nhà thơ WH Auden đã sáng tác những dòng vô cùng phù hợp cho bức ảnh trong bài thơ “Musée des Beaux Arts”: “Giống tác phẩm Icarus của Breugel: cái cách mà mọi thứ ngoảnh mặt đi/ Bình thản quay lưng với thảm họa…” Tương tự, nhà văn Stendhal cũng bắt được tính bất dung hòa của lịch sử trong tiểu thuyết The Charterhouse of Parma. Một chàng trai trẻ xung phong nhập ngũ, theo Napoleon để đánh trận Waterloo; nhưng thay vì một khoảnh khắc ghi tâm khắc cốt của lòng dũng cảm, tất cả những gì chàng trải nghiệm đựơc chỉ là những tình huống vu vơ, bên lề, vô nghĩa, nói chung là những thứ đứng ngoài rìa cái ngày vĩ đại đó.
  5. Lịch sử không phải là một câu chuyện anh hùng, kí ức cũng không phải là một khối đá khắc những lời đau buồn hay sự căm hận. Tony Blair đã nói về cái ngày thảm khốc đó trong cuốn tự truyện A Journey: “Kinh ngạc làm sao khi cảm giác sốc nhanh chóng biến mất, và tinh thần con người trở lại với nhịp độ tự nhiên của nó… Chúng ta vẫn nhớ về thảm họa, nhưng cái cảm giác mà chúng ta đã nếm trải vào thời điểm ấy không còn nữa.” Bản thân tôi thì vẫn nhớ rõ là mình đã sốc như thế nào. Tôi từng gặp ác mộng vì nó, điều này hơi lạ; bởi tôi không phải người Mỹ, mà chỉ chứng kiến sự việc qua tivi tại ngôi nhà ở quận Hackney, thuộc thành phố London. Nhưng tôi yêu New York một cách sâu sắc, thảm họa này giống như – quả thế thật – một cuộc tấn công vào những gì tôi quý mến. Có điều, các tranh cãi về ý nghĩa, và những phản ứng gay gắt trước hành động bạo lực của bọn khủng bố cấp tốc xuất hiện. Cho mỗi một câu chuyện kinh hoàng mà ta đọc được về cái ngày ấy, một nỗi kinh hoàng khác được tạo ra, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng “cuộc chiến chống khủng bố”, đem đến những kết quả như: 12,000 người đã bị giết bởi những kẻ đánh bom liều chết ở Iraq. Và 10 năm sau, tấm hình này chứng minh rằng kí ức phai mờ đi rất nhanh. Những nhân vật được chụp cận cảnh trong đó chính là chúng ta. Chúng ta là những người đã tiếp tục sống, chịu ảnh hưởng nhưng lại không bị lay động bởi sự kiện này. Dòng nước thời gian xanh ngắt đã tách chúng ta khỏi trung tâm của thảm họa, và dòng nước đó ngày càng lớn dần, khiến việc bơi sang bờ bên kia thật khó khăn. Một sự kiện hơn
  6. 10 năm tuổi thuộc về lịch sử, không phải hiện tại. Để cảm nhận đầy đủ nỗi đau của nó, bạn nên xem một cuốn phim tài liệu - rồi chắc bạn sẽ chuyển sang xem một cái gì đó dễ thở hơn – hoặc bởi sự thật đau đớn (và rành rành) là quá nhiều máu đã phải đổ trên khắp thế giới vì cái thảm họa này, hoặc bởi “chuyển kênh” chính là một bản năng của con người. Đám thanh niên trong ảnh không có cách nào khác ngoài tiếp tục sống, và cho mọi người thấy rằng họ đang sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2