intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố cản trở khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định điểm trung bình rào cản khi tiêm vắc-xin ngừa HPV của sinh viên nữ khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố cản trở khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(3):73-80 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.10 Yếu tố cản trở khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học Nguyễn Thụy Hoàng Yến1, Nguyễn Thị Nhẫn1, Phạm Ngọc Hà1,* 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư phổ biến đứng thứ hai ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tử vong và nguyên nhân được xác định là do vi rút HPV. Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được qua việc tiêm phòng vắc-xin, tuy nhiên tỷ lệ tiêm ngừa còn hạn chế. Vì vậy, việc xác định rào cản khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung về các yếu tố liên quan là cần thiết. Mục tiêu: Xác định điểm trung bình rào cản khi tiêm vắc-xin ngừa HPV của sinh viên nữ khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 03/2024 đến tháng 04/2024 trên 166 sinh viên nữ, Khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi khảo sát online dưới dạng Microsoft Form tự điền. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với p
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Abstract BARRIERS OF VACCINATION TO PREVENT CERVICAL CANCER AND RELATED FACTORS IN NURSING AND MEDICAL TECHNOLOGY STUDENTS Nguyen Thuy Hoang Yen, Nguyen Thi Nhan, Pham Ngoc Ha Background: Cervical cancer is the second most common cancer in women in terms of incidence and mortality and the cause is determined to be due to the HPV virus. Cervical cancer can be prevented through vaccination, but vaccination rates were low. Therefore, it is necessary to identify barriers to cervical cancer vaccination in terms of related factors. Objective: Determining the average barrier score for HPV vaccination among female students of the Faculty of Nursing - Medical Technology, Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy and exploring the related factors. Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted from March 2024 to April 2024 on 166 female students of the Faculty of Nursing - Medical Technology at Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy. Data were collected using self- administration online surveys on Microsoft Form. Data analysis was conducted by SPSS 20.0 software and the p-value of under 0.05 was considered statistically significant. Results: The average barrier score for HPV vaccination among female students of the Faculty of Nursing - Medical Technology was 3.87 ± 2.6. The percentage of female students who have received the HPV vaccine was 39.2%. The proportion of female students with good knowledge and good attitudes about HPV vaccine were 66.9% and 86.1%, respectively. There were 7 factors related to barriers to HPV vaccination for students: year of study, major, classification, economic conditions, knowledge, attitude and implementation of HPV vaccination. Conclusion: The average barrier score for HPV vaccination was relatively high. The percentage of students getting vaccinated has improved compared to previous studies. The percentage of female students with good knowledge and good attitudes was relatively high, and there were many factors related to barriers of HPV vaccination. Keywords: HPV; students; vaccination barriers 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu [2]. Xuất phát từ điều trên, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu nhằm khảo sát các rào cản khi tiêm ngừa vắc-xin HPVvà xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rào cản khi tiêm Human papilloma virus (HPV), vi rút gây u nhú ở người đã vắc-xin HPV của sinh viên khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học. được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (UTCTC), một ung thư phổ biến thường gặp đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tử Mục tiêu nghiên cứu vong. Trên thế giới, tỷ lệ mắc mới UTCTC là 49,8% trong vòng Xác định điểm trung bình rào cản khi tiêm vắc-xin ngừa 5 năm. Tỷ lệ tử vong là 7,5% trên 100.000 phụ nữ [1]. Tại Việt HPV của sinh viên nữ khoa Điều dưỡng- Kỹ thuật Y học (ĐD- Nam, tỷ lệ mắc mới UTCTC theo độ tuổi là 26,6% trong 5 năm KTYH), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022 [1]. UTCTC đã và luôn là mối lo ngại lớn đối (ĐHYDTPHCM) và các yếu tố liên quan. với sức khoẻ, tính mạng của tất cả phụ nữ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. UTCTC có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm ngừa HPV vẫn còn thấp [2]. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ có 2,8% sinh viên đã được tiêm ngừa [3]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngô Thị Huyền về vắc 2.1. Đối tượng nghiên cứu xin HPV tại trường đại học Đại Nam, tỷ lệ sinh viên đã tiêm 166 sinh viên nữ tại khoa ĐD-KTYH, ĐHYDTPHCM. ngừa vắc xin HPV là 18,5% trong tổng số sinh viên tham gia 74 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.10
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01- 06/2024. Bộ câu hỏi được chuyển ngữ, đánh giá tính giá trị nội dung (CVI) 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Quá trình chuyển ngữ bộ câu hỏi: Để không làm sai lệch Sinh viên đang theo học tại khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y thông tin và ý nghĩa trong bộ câu hỏi, quá trình chuyển ngữ học, tự nguyện, đồng ý tham gia nghiên cứu, có thiết bị điện bộ câu hỏi được thực hiện qua 4 bước sau: tử kết nối internet. • Bước 1: Quá trình dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Bộ câu hỏi hiện nay chỉ có bản tiếng Anh, chưa được tiến Sinh viên bảo lưu, nghỉ học trong thời gian thực hiện hành chuyển ngữ. Nghiên cứu viên gửi phiên bản gốc đến nghiên cứu. người dịch thuật độc lập thứ nhất có chuyên môn và trình độ tiếng Anh để tiến hành sang tiếng Việt. 2.2. Phương pháp nghiên cứu • Bước 2: Quá trình dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Anh. Bản dịch tiếng Việt sau khi được dịch sẽ được gửi cho Nghiên cứu cắt ngang mô tả. người dịch thuật độc lập thứ hai để tiến hành dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu • Bước 3: So sánh nội dung hai bản dịch. Cả hai bản dịch Cỡ mẫu được xác định dựa theo nguyên tắc Rule of ngược và dịch xuôi sẽ được giảng viên hướng dẫn và nghiên Thumb, 1 biến số sẽ có tối thiểu là 10 mẫu, trong nghiên cứu cứu viên đối chiếu về nội dung. Sau đó, nghiên cứu viên sẽ có 8 biến số độc lập vậy cỡ mẫu n = 80 mẫu, dự phòng thêm sửa chữa các lỗi và đưa ra bản tổng hợp. 5% mất mẫu. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 84 mẫu. Nghiên cứu viên gửi phiếu khảo sát online dưới dạng Microsoft Form • Bước 4: Đánh giá tính giá trị nội dung (CVI), bản tổng tới sinh viên các lớp, nhận về 173 phản hồi. Sau khi sàng hợp sẽ được gửi đến cho 3 chuyên gia trong lĩnh vực Điều lọc các phản hồi, nghiên cứu viên thu được 166 phản hồi đủ dưỡng và Hộ sinh để đánh giá tính rõ ràng, dễ hiểu. Sau khi 3 điều kiện. chuyên gia đánh giá nghiên cứu viên tiến hành tính giá trị nội 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu dung của từng câu (ICVI=1). Nghiên cứu viên tiến hành điều Chọn mẫu thuận tiện, thu thập phiếu chấp nhận và bộ câu chỉnh nội dung theo góp ý của các chuyên gia. hỏi khảo sát bằng hình thức trực tuyến qua Microsoft Form. Độ tin cậy của bộ câu hỏi: Nghiên cứu được thử nghiệm Cấu trúc bộ câu hỏi gồm 4 phần: trên 30 sinh viên của khoa ĐD-KTYH và hệ số Cronbach’alpha là 0,8 là giá trị có thể chấp nhận được. Phần A: Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. 2.2.4. Biến số nghiên cứu Phần B: Kiến thức về vắc xin ngừa HPV: gồm 9 câu hỏi khảo sát sử dụng bộ câu hỏi của tác giả Trịnh Thị Bích Ngọc Biến số độc lập: năm học, chuyên ngành, xếp loại, quan [4]. Kiến thức tốt khi đạt >= 17 6 điểm, tương đương 75% hệ tình dục, điều kiện kinh tế câu trả lời đúng và ngược lại. Biến số phụ thuộc: Kiến thức về vắc xin HPV, thái độ về Phần C: Thái độ về vắc-xin ngừa HPV: gồm 6 câu hỏi khảo vắc xin HPV, thực hiện tiêm vắc xin HPV, yếu tố cản trở. sát sử dụng bộ câu hỏi của tác giả Trịnh Thị Bích Ngọc [4]. 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu Thái độ tốt khi đạt ≥5,6 điểm, tương đương 70%. Quản lý số liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS Phần D: Rào cản trong việc tiêm vắc xin ngừa HPV: gồm 20.0. Tần số, tỷ lệ được sử dụng cho các biến số định tính. 12 câu hỏi sử dụng bộ câu hỏi từ nghiên cứu gốc của Điểm trung bình, độ lệch chuẩn sẽ sử dụng cho biến định Muthukrishnan M [5]. Thang đo Likert-5 với 5 mức độ: 1- lượng là rào cản khi tiêm vắc xin ngừa HPV. Kiểm định t-test, Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không có ý kiến; 4- ANOVA được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các Đồng ý; 5- Rất đồng ý), điểm càng cao, nhận thức về rào cản biến số rào cản khi tiêm vắc xin ngừa HPV và các biến độc càng cao. lập là các biến về thông tin nhân khẩu học, kiến thức, thái độ https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 75
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 và thực hành tiêm vắc-xin ngừa HPV. Mối quan hệ có ý nghĩa theo sát và hoàn thành lịch tiêm ngừa HPV là cần thiết (Bảng 3). thống kê khi p
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 Thực hiện tiêm vắc-xin ngừa HPV Tần số (n) Tỷ lệ (%) Yếu tố cản trở khi tiêm vắc-xin Biến số F/t p Độ tuổi đã tiêm mũi đầu tiên ngừa HPV(n=65) ngừa HPV (TB ± ĐLC) < 15 tuổi 12 18,5 Kiến thức(b) ≥ 15 tuổi 53 81,5 Tốt 2,75 ± 1,8 Số mũi vắc-xin ngừa HPV đã được tiêm(n=65) -8,766
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 việc BHYT không chi trả cho vắc xin HPV chỉ là rào cản nhỏ Trong nghiên cứu này, rào cản khi tiêm ngừa vắc xin HPV với họ, nhưng phụ nữ Việt Nam nói chung, sinh viên nữ nói có mối tương quan chặt chẽ năm học (tương đồng với nghiên riêng là ngược lại. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên lo rằng vắc xin cứu của Ferna’ndez ME [11]). Cụ thể, sinh viên năm 4 có HPV có thể gây sốt hoặc đau chiếm 43,3%. Kết quả cao hơn điểm trung bình yếu tố cản trở thấp nhất và sinh viên năm 1 trong nghiên cứu của Jain N, Đặng Thảo Nguyên [7,8]. Chỉ có điểm trung bình cao nhất. Điều này cho thấy, năm học càng có 24,1% sinh viên nói rằng họ không được bác sĩ gợi ý tiêm cao, yếu tố cản trở đối với việc tiêm ngừa vắc xin HPV càng ngừa. Yếu tố cản trở này thấp hơn nghiên cứu của Đặng Thảo thấp. Trong khi đó, sinh viên năm 2 và năm 3 có mức độ yếu Nguyên là 66,3% [8]. tố cản trở xấp xỉ, cuối cùng, sinh viên năm 1 có yếu tố cản trở cao nhất đối với việc tiêm vắc xin. Điều này có thể do, khi 4.2. Kiến thức về vắc xin ngừa HPV học càng nhiều năm tại trường, kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế của sinh viên cũng tăng dần, cơ hội tiếp xúc Trong nghiên cứu này chỉ ra rằng sinh viên nữ Khoa ĐD- với bệnh UTCTC và HPV cũng nhiều hơn, do vậy yếu tố cản KTYH, ĐHYDTPHCM có kiến thức chung đúng về vắc xin trở của sinh viên năm cuối đối với vắc xin ngừa HPV là thấp ngừa HPV là 66,9%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu nhất. Yếu tố cản trở khi tiêm ngừa vắc xin HPV có mối tương của Trịnh Thị Bích Ngọc cao hơn so với nghiên cứu của Saqer quan chặt chẽ với nhiều yếu tố bao gồm: chuyên ngành ; xếp A (36,5% [4,9]. Nguyên nhân khiến kết quả nghiên cứu của loại, điều này có thể do sinh viên có học lực Giỏi, Khá có kiến chúng tôi cao hơn có thể do đối tượng nghiên cứu của Saqer A thức về các lợi ích của vắc xin ngừa HPV tốt hơn, đồng thời là cha mẹ ở mọi độ tuổi, trong khi đối tượng của nghiên cứu năng lực tự tìm hiểu của nhóm đối tượng này cao hơn so với này là sinh viên nữ khoa Điều dưỡng, là nhóm đối tượng có nhóm còn lại; điều kiện kinh tế (tương tự nghiên cứu của kiến thức nền, được tiếp cận và có hiểu biết về lĩnh vực y khoa. Watts LA [6]); kiến thức ( tương tự nghiên cứu của Watts LA cũng chỉ ra rằng, thiếu kiến thức ảnh hưởng đến việc tiêm 4.3. Thái độ về vắc xin ngừa HPV ngừa; thái độ (Trịnh Thị Bích Ngọc thực hiện [4,6]. Thái độ tích cực của nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu 86,1%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trịnh Thị Bích 4.6. Hạn chế của nghiên cứu Ngọc [4]. Mặc dù vậy, nhìn chung thái độ của sinh viên cũng Phương pháp lấy mẫu là thuận tiện nên chưa có sự đa dạng được đánh giá là tốt khi trên 80%, đây là một dấu hiệu tốt cao. Phương pháp thu thập số liệu là trực tuyến nên tỷ lệ phản trong tương lai cho thấy mối quan tâm về căn bệnh UTCTC hồi chưa cao. Đối tượng khảo sát là sinh viên nữ khoa ĐD– và vắc xin ngừa HPV chưa bao giờ là biến mất. KTYH nên nghiên cứu có thể mang tính đại diện chưa cao, đồng thời chưa khái quát được chính xác tỷ lệ và các yếu tố 4.4. Thực hiện tiêm vắc xin ngừa HPV liên quan đến các yếu tố cản trở mà sinh viên gặp khi tiêm Trong số 166 sinh viên tham gia nghiên cứu, chỉ có 39,2% ngừa HPV. cho biết họ đã từng tiêm ngừa HPV, đây là con số khá thấp Một số đề xuất ứng dụng từ kết quả nghiên cứu này như khi vắc xin ngừa HPV đã được giới thiệu lần đầu tại Việt Nam sau: nhà trường tăng cường cung cấp thông tin về vắc xin vào năm 2006. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của tác giả HPV qua giảng dạy hoặc tổ chức các buổi phổ biến, nhấn Schwendener CL cao hơn nghiên cứu của Ngô Thị Huyền mạnh lợi ích của vắc xin. Đồng thời, sinh viên cần chủ động [2,10]. Những sự khác biệt này là do sự khác nhau về khu tìm hiểu, duy trì thái độ tích cực và sẵn sàng chia sẻ thông tin vực, quốc gia, nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên về vắc xin HPV. cứu. Mặc dù kết quả tiêm ngừa này vẫn được đánh giá là khá thấp do các bạn được học tập trong môi trường dễ tiếp cận những thông tin Y tế, chuẩn bị là những nhân viên y tế trong 5. KẾT LUẬN tương lai, vì vậy cần nâng cao, thúc đẩy những cơ hội tiêm ngừa. Điểm trung bình các yếu tố cản trở của sinh viên nữ khoa 4.5. Mối liên quan giữa thông tin nhân khẩu học, ĐD - KTYH ĐHYD TP.HCM là 3,87 ± 2,6. Tỷ lệ sinh viên nữ kiến thức, thái độ, thực hiện với điểm trung bình trong nghiên cứu đã tiêm vắc xin ngừa HPV là 39,2%. Tỷ lệ yếu tố cản trở khi tiêm vắc xin ngừa HPV 78 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.10
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 sinh viên có kiến thức tốt về tiêm vắc xin ngừa HPV là 66,9%. Thị Nhẫn, Phạm Ngọc Hà Tỷ lệ sinh viên có thái độ tốt về tiêm vắc xin ngừa HPV là Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Thụy Hoàng 86,1%. Các yếu tố nhân khẩu học (năm học, chuyên ngành, xếp Yến, Nguyễn Thị Nhẫn, Phạm Ngọc Hà loại, điều kiện kinh tế), kiến thức, thái độ, thực hành có mối tương quan chặt chẽ với điểm trung bình về yếu tố cản trở khi Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu tiêm vắc xin ngừa HPV. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Lời cảm ơn biên tập. Cám ơn sự tài trợ của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nguồn tài trợ Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu nhận được kinh phí tài trợ từ Đại học Y Dược nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Thành phố Hồ Chí Minh (phí đăng báo: 2 triệu đồng). Minh, số 193/ĐHYD-HĐĐĐ. Xung đột lợi ích TÀI LIỆU THAM KHẢO Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết này được báo cáo. 1. WHO. Human Papillomavirus (HPV) Infection. 2024. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cervical cancer?gad_source=1&gclid=Cj0KCQjwpNuyBhCuARI ORCID sANJqL9NS0vPOE4PHpdV- Nguyễn Thụy Hoàng Yến 5v8dN68H9Nb2n8rS8RqCkNMPnYPagaV2WIEy6pIaA https://orcid.org/0009-0008-5153-2070 ub4EALw_wcB. Phạm Ngọc Hà 2. Ngô Thị Huyền. Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ tiêm https://orcid.org/0009-0006-9821-4518 phòng vaccine hpv của sinh viên điều dưỡng và y đa khoa tại trường Đại học Đại Nam. Tạp chí Y học Việt Đóng góp của các tác giả Nam. 2023;529(2):250. Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn Thị 3. Dönmez S, Öztürk R, Kısa S, Karaoz Weller B, Nhẫn, Phạm Ngọc Hà Zeyneloğlu S. Knowledge and perception of female nursing students about human papillomavirus (HPV), Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Thụy Hoàng cervical cancer, and attitudes toward HPV vaccination. Yến, Nguyễn Thị Nhẫn, Phạm Ngọc Hà Journal of American College Health. 2019;67(5):410- Thu thập dữ liệu: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn Thị 417. Nhẫn, Phạm Ngọc Hà 4. Ngọc TTB. Kiến thức và thái độ của sinh viên nữ khối Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn Thị ngành điều dưỡng ĐHYD TP.HCM về phòng ngừa ung Nhẫn, Phạm Ngọc Hà thư cổ tử cung tiêm chủng vaccine HPV năm 2023. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Gây mê hồi sức, Đại học Y Nhập dữ liệu: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn Thị Nhẫn, Dược TP.HCM. 2023. Phạm Ngọc Hà 5. Muthukrishnan M, Loux T, Shacham E, Tiro JA, Arnold Quản lý dữ liệu: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn Thị LD. Barriers to human papillomavirus (HPV) Nhẫn, Phạm Ngọc Hà vaccination among young adults, aged 18–35. Phân tích dữ liệu: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn Thị Preventive Medicine Reports. 2022;29:101942. Nhẫn, Phạm Ngọc Hà 6. Watts LA, Joseph N, Wallace M, et al. HPV vaccine: A Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Thụy Hoàng Yến, Nguyễn comparison of attitudes and behavioral perspectives https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 79
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 3 * 2025 between Latino and non-Latino women. Gynecologic Oncology. 2009;112(3):577-582. 7. Jain N, Euler GL, Shefer A, Lu P, Yankey D, Markowitz L. Human papillomavirus (HPV) awareness and vaccination initiation among women in the United States, National Immunization Survey—Adult 2007. Preventive medicine. 2009;48(5):426-431. 8. Đặng Thảo Nguyên. Kiến thức, hành vi về tiêm ngừa HPV ở nữ sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ tỉnh Phú Yên. Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược TP.HCM. 2023. 9. Saqer A, Ghazal S, Barqawi H, Babi JA, AlKhafaji R, Elmekresh MM. Knowledge and awareness about cervical cancer vaccine (HPV) among parents in Sharjah. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention: APJCP. 2017;18(5):1237. 10. Schwendener CL, Kiener LM, Jafflin K, et al. HPV vaccine awareness, knowledge and information sources among youth in Switzerland: a mixed methods study. BMJ Open. 2022;12(1):e054419. 11. Fernández ME, Le YCL, Fernández-Espada N, et al. Peer Reviewed: Knowledge, Attitudes, and Beliefs About Human Papillomavirus (HPV) Vaccination Among Puerto Rican Mothers and Daughters, 2010: A Qualitative Study. Preventing Chronic Disease. 2014;11:e212. 80 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.03.10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2