Vùng lưu vực sông Sài Gòn
-
Nội dung bài viết giới thiệu kết quả về việc ứng dụng một mô hình toán số 2D theo phương nằm ngang để nghiên cứu hiện tượng thay đổi độ mặn tại vị trí khai thác nước thô cho các nhà máy nước Thủ Đức (Trạm bơm Hóa An) trên sông Đồng Nai và nhà máy nước Tân Hiệp (Trạm bơm Hòa Phú) trên sông Sài Gòn với các kịch bản lưu lượng khai thác nước thô khác nhau.
15p visergey 02-04-2024 7 2 Download
-
Bài viết này tập trung đánh giá chất lượng nước mặt khu vực ha lựu của hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là vùng cửa biển vịnh Đồng Tranh có xét tới điều kiện biến đổi khí hậu bằng mô hình MIKE 21 FM Ecolab.
16p vimichaelfaraday 28-12-2023 24 7 Download
-
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự xuất hiện của vi nhựa trong nước thải và rác thải nhựa từ cộng đồng dân cư trên lưu vực các sông Sài Gòn - Đồng Nai; đồng thời phân tích những lợi ích và hạn chế của từng phương án kỹ thuật quản lý vi nhựa và rác thải nhựa từ tài liệu và đề xuất những kỹ thuật mong muốn nhất có thể tiến đến giảm thiểu và đẩy mạnh phát triển bền vững.
13p vishekhar 01-11-2023 12 3 Download
-
Trong nghiên cứu này, bản đồ hiểm họa sạt lở được xây dựng thông qua việc trực tiếp đo đạc các biến số bờ sông ngoài thực địa. Nhiệm vụ của nghiên cứu này, do đó, sẽ bao gồm (1) đo đạc các biến số bờ sông và (2) thiết lập bản đồ phân vùng hiểm họa sạt lở, một sản phẩm rất có ý nghĩa trong công tác quản lý đường bờ.
3p vicaptainmarvel 21-04-2023 6 3 Download
-
Trong bối cảnh gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ tại lưu vực sông Sài Gòn–Đồng Nai, chỉ số WQI (Việt Nam) và CCME (Canada) được sử dụng nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước (CLN) vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) giai đoạn 2016–2019 (theo mực nước triều, tháng, mùa và năm) trên cơ sở dữ liệu quan trắc định kì (14 trạm) và đo đạc bổ sung (22 trạm). Mời các bạn cùng tham khảo!
12p octoberer 27-06-2021 25 1 Download
-
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Tổng quan tình trạng ngập lụt vùng hạ du lưu vực sông ĐN-SG và khu vực Tp.HCM cũng như cách xác định TCAT của các hệ thống công trình KSNL hiện nay; Tóm lược cơ sở khoa học của phương pháp PTRR & LTĐTC và lịch sử phát triển của phương pháp; Xây dựng các bài toán ứng dụng phương pháp PTRR & LTĐTC để xác định MBĐAT cho hệ thống KSNL nhiều thành phần tại vùng hạ du sông chịu ảnh hưởng kết hợp của thủy triều và lũ; và Ứng dụng xác định MBĐAT cho một hệ thống KSNL cụ thể tại khu vực Tp.HCM.
27p elysale 09-06-2021 36 5 Download
-
Nghiên cứu này tập trung vào hiện trạng ô nhiễm hữu cơ trầm tích đáy tại một số khu vực trên sông Sài Gòn thông qua một số chỉ tiêu môi trường, đặc biệt là hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số (TOC). Nghiên cứu bước đầu về hàm lượng TOC trong trầm tích vùng hạ lưu sông Sài Gòn trong mối tương quan với các chỉ số môi trường nước và thành phần cấp hạt của trầm tích.
9p tradaviahe11 04-01-2021 43 2 Download
-
Trong quá trình khai thác vận hành hồ Dầu Tiếng, có rất nhiều nghiên cứu tính toán lũ, dự báo lũ về hồ và đề xuất các giải pháp điều tiết hồ hợp lý, nhằm giảm thiểu lưu lượng lũ xả về hạ du, để giảm thiểu ngập lụt cho vùng hạ du, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
11p vithimphu2711 03-08-2020 37 7 Download
-
Nội dung bài báo giới thiệu kết quả bước đầu ứng dụng phần m ềm thủy lực Telemac2D để nghiên cứu hiện tượng lan truyền của sóng thần vào vùng ven bờ biển và bên trong hệ thống sông Sài Gòn Đồng Nai do hiện tượng dịch chuyển đáy biển Đông với các tình huống giả định. Đặc biệt có xem xét đến sự lan truyền sóng vào sâu trong nội thành tại một số khu vực điển hình trong thành phố Hồ Chí Minh trên lưu vực của kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
7p mangamanga 21-02-2020 46 2 Download
-
Một số bài viết được đăng tải trên tạp chí như: tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS và thành phần đồng vị hf trong andesit khu vực đèo Rù Rì - Nha Trang và ý nghĩa địa chất; nghiên cứu, đánh giá khả năng ngập lụt vùng cửa sông ven biển tỉnh Quảng Ngãi do siêu bão; cấu trúc tuổi và sự phát triển của cá phèn trắng - Polynemus dubius Bleeker, 1851 (Polynemidae) ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai...
68p nguathienthan1 24-11-2019 42 4 Download
-
Khu vực nghiên cứu thu được 576 mẫu cá với 59 loài, xếp trong 40 giống, 20 họ, 8 bộ. Bổ sung 8 loài cá thuộc 3 giống mới cho lưu vực sông Sài Gòn. Bổ sung 1 loài mới cho cá nước ngọt vùng Nam Bộ và Việt Nam. 2 loài cá ngoại lai, 19 loài cá đang bị giảm mạnh đến mức đáng báo động, 18 loài ở mức độ rất ít, 26 loài ít, 11 loài nhiều, 4 loài rất nhiều. 58 loài cá dùng làm thực phẩm, 5 loài cá có giá trị làm thực phẩm xuất khẩu, 23 loài cá làm cảnh, 23 loài cá giúp phòng dịch, 4 loài cá dùng làm thuốc, 18 loài cá là nguồn nuôi trồng thủy sản, 59 loài cá phân bố ở nước ngọt.
15p gaunguyen6789 19-10-2019 43 1 Download
-
TP HCM nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nhiều khu vực ở TP. HCM có địa chất yếu và phức tạp nên luôn phải đối diện với nguy cơ sạt lở cao. Trong mùa mưa lũ, sự cố sạt lở diễn ra thường xuyên hơn và gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.
9p vivinci2711 20-08-2019 25 1 Download
-
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi mực nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai do các ảnh hưởng tổng hợp của mực nước biển dâng, nạo vét lòng dẫn, san lấp các vùng trũng khu vực hạ lưu cho phát triển đô thị và xây dựng hệ thống đê bao.
8p vicross2711 20-06-2019 64 6 Download
-
Bài báo trình bày các kết quả khảo sát sự ô nhiễm do TBT tại các công thuộc vùng hạ lưu sông Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy TBT đã phát hiện được với tỷ lệ 88% trong tổng số mẫu bùn lắng đã được thu thập vào hai mùa (mùa khô và mùa mưa) tại các khu vực cảng. Hàm lượng TBT ở khu vực cảng Tân Cảng, Ba Son và cảng Sài Gòn dao động tương ứng 13,4-26,0; 4,15-156 và 2,57-164 ng/g trọng lượng khô.
5p hanh_tv25 30-03-2019 46 2 Download
-
Báo cáo nghiên cứu tính toán tải lượng các nguồn thải do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và do nước mưa chảy tràn trên một lưu vực vùng hạ lưu sông Sài Gòn. Kết quả nghiên - cứu cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm do nước mưa chảy tràn xuống dòng sông Sài Gòn cao hơn gấp nhiều lần so với các nguồn khác.
6p hanh_tv25 30-03-2019 78 5 Download
-
Bài báo này tác giả nghiên cứu tính toán “mưa rào – dòng chảy" hạ lưu sông Sài Gòn làm đầu vào cho bài toán chống ngập” tập trung nghiên cứu về mưa tạo nên dòng chảy ở lưu vực hạ lưu sông Sài Gòn. Bài báo phân chia các tiểu lưu vực trong vùng nghiên cứu theo các hiện trạng qui hoạch thoát nước và theo tự nhiên ở vùng chưa qui hoạch đô thị, Tính toán Mưa Rào - Dòng Chày (Rainfall- Runoff) trên toàn lưu vực với các số liệu mưa tương ứng.
5p hanh_tv25 30-03-2019 53 1 Download
-
Bài báo trình bày các kết quả khảo sát sự ô nhiễm do TBT tại các cảng thuộc vùng hạ lưu sông Sài gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy TBT đã phát hiện được với tỷ lệ 88% trong tổng số mẫu bùn lắng đã được thu thập vào hai mùa (mùa khô và mùa mưa) tại các khu vực cảng. Hàm lượng TBT ở khu vực cảng Tân Cảng, Ba Son và cảng Sài Gòn dao động tương ứng 13,4 - 26,0; 4,15 - 156 và 2,57 - 164 ng/g trọng lượng khô.
6p hanh_tv25 30-03-2019 37 2 Download
-
Nguồn gốc của trữ lượng nước ngầm không chỉ là một trong những chuyên ngành nghiên cứu về thủy văn, mà còn là một thông tin quan trọng để quản lý và bảo vệ khai thác tài nguyên nước ngầm. Thông thường, tính toán của nó rất phức tạp, đặc biệt là ở những khu vực có điều kiện thủy văn phức tạp như lưu vực sông Sài Gòn. Do đó, vấn đề này chưa được nghiên cứu cho đến nay.
9p mat_vang1 21-01-2019 57 3 Download
-
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về sự hiện diện của nhóm chất ô nhiễm nói trên trong vùng hạ lưu lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai. Kết quả phân tích đã cho thấy nhóm chất gây rối loạn nội tiết phthalates có tần suất phát hiện cũng khá cao, đặc biệt trong pha rắn (trầm tích). Do đó, rất cần có các nghiên cứu chi tiết hơn về sự tồn lưu của nhóm chất ô nhiễm này trong môi trường và các rủi ro sinh thái có thể xảy ra.
7p nguyenvanhoangvnu 12-06-2017 85 3 Download
-
Bài báo trình bày tóm lược kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ dưới sự chủ trì của Viện Môi Trường và Tài Nguyên tập trung vào việc ứng dụng một số công cụ tiên tiến bao gồm hệ thống thông tin địa lý, viễn thám, mô hình nhằm dự báo, khoanh vùng gập lụt lưu vực sông Cần Lê, thượng lưu sông Sài Gòn, thuộc tỉnh Bình Phước.
10p lalala05 30-11-2015 138 8 Download