intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn lựa nỗi đau, để sống

Chia sẻ: Vylanh Ngọc Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày tháng Ba, khi nỗi buồn còn rả rích trong lòng người lớn như cái cách những giọt nước lăn tăn chảy từ trời, thì sự bám riết hờn tủi của một đứa trẻ con, lại dai dẳng hơn cái người ta nhìn thấy, nụ cười. Bọn trẻ con chúng tôi không biết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn lựa nỗi đau, để sống

  1. Chọn lựa nỗi đau, để sống
  2. 1. Thì ra, đến cả nỗi đau người ta vẫn có thể chọn lựa Những ngày tháng Ba, khi nỗi buồn còn rả rích trong lòng người lớn như cái cách những giọt nước lăn tăn chảy từ trời, thì sự bám riết hờn tủi của một đứa trẻ con, lại dai dẳng hơn cái người ta nhìn thấy, nụ cười. Bọn trẻ con chúng tôi không biết cách giấu giếm nỗi buồn gọn gàng như người lớn, nhưng lại biết cách chôn chặt chuyên nghiệp những điều chúng tôi không muốn nghĩ tới. Cái ngày tôi nghe thoáng thoáng người ta chỉ trỏ vào tôi mà kháo nhau rằng “ Bà, bà, biết gì chưa? bố con An My kia kìa, đi miền Nam 5 năm nay mà chả tin tức gì sất. Giời ạ, chả chết bờ chết bụi thì cũng phải lòng con nào chứ chả thoát”. Tôi nhớ, trong mớ âm thanh hỗn độn, nhầy nhụa đó, giọng nói tỏ ra phấn khích và có phần rõ ràng nhất là bà Bích, mẹ thằng Tùng “xanh” – cái thằng người toàn gân là gân,gầy nhắt, ngồi cùng bàn với tôi, luôn chịu đựng thói lành chanh mỗi khi tôi dùng phấn chia đôi bàn, mà phần thiệt luôn là nó. Như có một lực đẩy cực độ, dường đã tích tụ và dốn nén lâu ngày ùn ùn bủa
  3. quanh, tôi lao như bay đến nhà thằng Tùng, trả lời nụ cười tiếp khách của nó bằng một cú đấm trời giáng vào mồm, rồi bỏ đi. Có lẽ, nó đã ú ớ gọi tên tôi, ánh mắt toát lên hàng ngàn thắc mắc. Tôi không nhớ, mà cũng mặc kệ, ai bảo mẹ nó xúc phạm bố tôi, ai bảo nó có cơ quan nói giống mẹ nó, ai bảo nó là Tùng “xanh” , là thằng con trai duy nhất trên đời nhường nhịn tôi. Tôi nhận ra, dù là thằng Tùng xanh, hay là bất kì mối quan hệ nào trên đời thật tốt đẹp, thì tôi vẫn chọn bố, chọn mối quan hệ đang rạn nứt, mất an toàn. Tôi ghét ai nhắc tới bố, sao chứ? Họ không biết gì ráo, hoàn toàn không. Sau cú đấm thẳng vào mồm thằng Tùng bữa ấy, chúng tôi lãng quên mọi thứ “tranh chấp” ngày thường, tôi chẳng còn hì hục vạch đôi ngăn bàn bằng gỗ đang dần mòn mỏi. cũng chẳng ngó ngàng đến hộp bút màu của nó trong giờ vẽ về kỉ niệm. Chúng tôi xa lạ với nhau, ngay cả khi kề cận.
  4. Không ít lần, Tùng chủ động hỏi chuyện tôi kiểu của những đứa trẻ thật lòng “My, cổ áo dính sâu kìa, sát đây bắt cho”, “My, trưa nay đấu bi với bọn làng bên, đi chung hông?”, kiểu vậy đó. Nhưng, tất cả những gì Tùng nhận được từ tôi, là im lặng, là ngó lờ. Tôi mỉm cười với tất cả, trừ Tùng. Người đàn ông trong khoảng trời của tôi, hoàn toàn chỉ còn hình ảnh ngày xưa của bố, mơ hồ, nhưng đủ để nhớ, để thương. Còn Tùng “xanh”, hoàn toàn mất hút, sâu hoắm vào sự liên đới từ mẹ nó. Còn, Mẹ tôi yếu đuối, phải rồi. Một người phụ nữ vật vờ giữa những hoang hoải, đơn độc, băng qua mọi tổn thương để đổi lấy những nụ cười khá hớn hở trên môi tôi, cũng lạc lõng, khi gió mùa về. Tôi nhìn thấy những mất mát tuổi xuân trên đôi mắt nặng như chì, nhìn thấy những khát khao ôm ấp trên bờ vai quạnh quẽ, nhìn thấy những dục vọng mãnh liệt trên đôi vú tròn đầy. Tôi nhìn thấy bố, trên cơ thể mẹ. Rõ ràng.
  5. Tôi sẽ xoa dịu chúng. Giời ạ, giá mà tôi là một thằng con trai. 2. Mẹ chọn cách nhìn về phía mặt trời, và khóc khi tâm trí đã đầy tràn sự dè bỉu, bàn tán, khinh bỉ của dân làng. Không ít lần, tôi bắt gặp, nhưng lại giả vờ không hay, chủ động gọi mẹ từ xa, hoặc đằng hắng ra hiệu ngầm cho mẹ biết là tôi đang đến gần đấy nhé, để mẹ kịp mà lau nước mắt, mà cười. Nhà tôi có ba con mèo, tôi đặt tên là Nam Nam, Hương Hương, và My My, đó là tên bố, tên mẹ, và tên tôi. Con Nam Nam lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ, sẵn sàng gầm gừ, xông tới cào cào đối thủ khi nó có ý định “tán tỉnh” con Hương Hương, hoặc giành ăn với My My. Tôi thầm nghĩ, có phải bố cũng thế không? Rồi ôm Nam Nam vào lòng.
  6. Hơn một lần tôi bắt gặp con Hương Hương “cặp kè” với một con mèo đực khác, khi con Nam Nam không có nhà, chắc nó đi kiếm ăn. Máu trong người tôi nóng bừng lên, cảm giác một xíu nữa sẽ thổ huyết mất. Vớ vội khúc cây xoan đã khô khốc gần đó, tôi nghiến răng nghiến lợi đập thật mạnh vào chỗ ấy của con mèo đực, cho đến khi nó chạy mất hút, sau đó tìm gọi con Hương Hương về khi nó đã có một phen mất vía về hành động vừa rồi của tôi. Hương Hương hư thật, tôi sẽ nhốt nó ở nhà,và đừng hòng được ăn vào tối nay, mà không, mấy ngày nữa,cũng đừng hòng được ra khỏi cổng. Đáng đời đồ phản bội. Mẹ thỉnh thoảng vẫn hay hỏi tôi về ý niệm tha thứ và chờ đợi. Câu hỏi dường như thường nhật nhất đó là con có tin bố không? Và câu trả lời mẹ nhận được, luôn là một cái gật đầu cái rụp. Trẻ con, chúng có mụ mà. Mụ của tôi, là nhận ra bố giữa một biển người, là tin tưởng bố giữa muôn vàn sự bịp bờm, là chờ đợi bố giữa ngổn ngang những thiếu thốn. Và, mụ của tôi, là bật khóc như một đứa trẻ con thực sự, khi trông thấy bóng mẹ thấp thoáng sau những bụi tre bên sông. Mẹ đeo tay nải, mẹ đi xa. Tôi chập choạng ngã nhào xuống sông, ướt sung cả chiếc cặp sách bằng da xịn mẹ mới mua. Vì là mùa hè, nước cạn,
  7. có lẽ mụ của tôi là không chết, là lồm cồm bò lên bờ bằng cách vin vào đám cỏ đã ngã ố rồi í ới gọi mẹ, gọi trong yết hầu. Tiếng gọi vọng ra từ lồng ngực, từ trái tim, nhưng không thành tiếng. Mẹ đi mãi, và không quay đầu lại, đỡ tôi Mẹ, sao mẹ không hỏi con có tha thứ cho mẹ không? Không. Nhưng, con sẽ chờ đợi. Hương Hương cũng biến mất cùng ngày mà mẹ biến mất. Tôi nhớ, tôi mất khoảng một đêm, để với tay vào mái tóc dài của mẹ, để gào thét, để van xin, để lết dài trên con đê mẹ đi không ngoảnh lại. Nhưng đến bây giờ, tôi vẫn không thể nhớ nổi tại sao mình lại tròn vo nằm trên giường của thằng Tùng xanh, chiếc giường có con cào cào đã khô treo ở chỗ gối nằm, con cào cào của vài tháng trước, tôi tặng sinh nhật lần thứ 11 của nó.
  8. Tôi đã gọi mẹ, rõ ràng là thế. Nhưng thằng Tùng xanh lại khăng khăng nhìn vào mắt tôi, giục - My, mày nói gì đi, mày mệt không, hay ăn cháo? Hả? sao cơ? Đừng nhìn tao đơ đơ như thế, nói đi xem nào, My… Hình như, tôi không nói được, mà không, tôi không thể nói được. 3.
  9. Giữa những ngày tháng mà ngôn ngữ trở nên vô dụng trong sự kết nối giữa tôi và mọi người, thì Tùng trở thành sợi dây đưa tôi và thế giới đến chung một điểm. Tùng bán hết những hạt táo khô nhặt được trong suốt mùa hè, để mua cho tôi một cuốn sách về Ngôn Ngữ Kí Hiệu, nghe nói, nó đã nhờ mẹ đèo lên tận huyện để mua. Mẹ nó trông vậy mà tốt thật, lý do tôi khẳng định mẹ nó tốt, ít nhất là với tôi, ấy là khi tôi nghe thấy mẩu chuyện thường nhật ở làng, kiểu Bà A: Ê bà, mẹ con An My bỏ đi rồi phỏng? Sao bà lại chứa chấp cái loại con rơi con rớt thế? Mẹ thằng Tùng: Bỏ đi là bỏ đi thế nào? Ai bảo bà thế hả? Con mắt nào bà nhìn thấy, đồ nhiều chuyện Bà B: Chứ chả. Gớm, bà tưởng bà muốn giấu là xong chắc, cả làng giờ ai chả đồn thế mà bà bao với che
  10. Mẹ thằng Tùng: Việc gì tôi phải che giấu, mấy bà không biết thì đừng đồn đại linh tinh. Bộ mấy bà không thấy con My tội nghiệp hả? Bà C: Cái gì? Có phải bà Bích không trời? Bữa còn nói bố nó chết bờ chết bụi, giờ lại quay ngoắt bênh mẹ nó, còn bày đặt mua sách ngôn ngữ kí hiệu gì đó cho nó nữa chứ. Mẹ thằng Tùng: Các bà im hết đi – bỗng mẹ Tùng đứng phắt lên, to tiếng Tôi nhắc lại, bố con My không có chết, cũng không có vợ bé biếc gì sất, càng không phải mẹ nó đi theo trai, nghe chửa? Rồi bác Bích (xin cho tôi gọi như thế, thay vì Mẹ thằng Tùng, chắc bác ấy cũng thích tôi gọi như vậy hơn) đi nước một vào nhà, bắt gặp tôi đang đứng
  11. khép nép bên cánh cửa gỗ đã bạc màu loang lổ, bác xoa đầu tôi và nói còn bác đây, ngoan nhé con. Tôi nói cảm ơn theo ngôn ngữ của người câm. Câu nói đầu tiên từ ngày tôi không thể nói. Tôi nhận ra, người ác mồm ác miệng, chưa hẳn đã xấu. Họ vẫn tốt, tốt, và sẽ tốt, lúc cần. Bác Bích cũng vậy. 4.
  12. Tôi không quên bố, không quên mẹ, không quên vị trí của mình trong “gia đình” của bác Bích và thằng Tùng (thằng Tùng mồ côi cha, đây là điều làm tôi luôn cảm thấy thương hại nó, vì dù sao đi nữa, tôi cũng có bố, bằng xương bằng thịt, chứ không như nó, chỉ có bố trên ảnh thôi). Tôi cũng vẫn sống như một đứa câm thật sự, giao tiếp với thế giới nhờ thằng Tùng là chủ yếu. Vẫn chơi những trò của một đứa trẻ con quê mùa 13 tuổi, trong các trò đấy, tôi nhảy dây là giỏi nhất, dở nhất là chạy theo công nông để ngửi mùi khói thơm như mùi quế, lần nào tôi cũng bị tụt lại khỏi đám trẻ khi xe lên dốc. Chỉ có điều, thay vì ngày trước sẽ lúc lắc mái tóc hai bím, miệng chúm chím nũng nịu mỗi lần thằng Tùng chia ổ bánh mì mẹ nó vừa mua chưa đều, hoặc sẽ giả bộ khóc toáng lên trước cổng đình làng, khi nó nhặt cho cái An quả bàng chín trước tôi. Thì bây giờ, tôi chỉ lẳng lặng tự giác bịt cái khăn mùi xoa màu trắng ố khi oẳn tù tì thua nó trong trò bịt mắt bắt dê, hoặc chỉ ngồi ngây người nhìn theo bóng nó chạy ra sân đá bóng trong khi con trâu bằng lá mít nó làm cho tôi chưa xong.
  13. Bằng trực cảm của một đứa không còn trẻ con mấy, tôi nhận ra càng ngày tôi càng đánh mất ưu thế nắm đằng chuôi, mất cả quyền sai vặt, làm nũng thằng Tùng. Chắc nó cũng chán một đứa câm như tôi. Cuộc sống của tôi vẫn bình thường, trước ngày mẹ đi, và sau ngày mẹ đi không thay đổi là mấy. Trừ đôi lúc, tôi lén đặt tay lên bụng bác Bích khi ngủ, và tưởng tượng đó là mẹ, hoặc lén trốn về nhà cũ ( tôi ít về lắm, vì hễ về lại muốn khóc, mà một đứa câm tiếng khóc rất khủng khiếp, mà nó cũng rêu xanh rồi) vuốt vuốt chỗ nằm của mẹ, hoặc lẳng lặng quay đi chùi nước mắt khi thấy bác Bích tắm cho thằng Tùng, dù nó đã lớn gấp rưỡi tôi. Nó cứ thao thao bất tuyệt bảo mẹ nó rằng, nó đã lớn rồi và tự tắm được các thứ, hay là bạn bè mà thấy sẽ cười này kia. Tôi thì không cho là thế, được mẹ tắm rất thích mà. Nó thật ngu, chắc là mai này khi nó làm bố nó mới hiểu như tôi bây giờ. Và chỉ trừ đôi lúc như tôi vừa nói, là tôi nhớ mẹ, còn lại tôi…đều…rất…nhớ. Ngày tôi phát hiện có một “vết bẩn lạ” ở đáy quần, tôi đã khóc thét lên, dù đã luôn mặc định trong đầu rằng, một đứa câm mà khóc thì rất ghê, nhưng
  14. không hiểu sao tôi vẫn không kìm được nước mắt. Lúc ấy, mấy bọn nhà quê chúng tôi không am hiểu cho lắm về những vấn đề như thế này, mẹ cũng chưa từng nói với tôi về nó. Giá mà có mẹ lúc này nhỉ? Việc duy nhất tôi có thể nhớ, và làm được là chạy đi tìm thằng Tùng, giờ này nó đang tắm ngoài bờ sông, cái bờ sông hồi trước mẹ đi (cũng chính vì thế, mà tôi đã từ chối đi theo cầm quần áo cho nó). Tôi í ới gọi nó, gọi bằng ngôn ngữ của tôi : ư…ư…tờ…tờ…, rồi vẫy nó không thôi, cũng không thôi khóc. Mấy thằng tắm cùng nó được một phen cười hả hê, bọn nó nhại theo hành động của tôi, ném bùn và rong rêu vào tôi, thi nhau hò hét: - Tùng ơi, con bạn gái câm tìm mày kìa, còn khóc nữa kìa - Hahaha, sau này mày lấy vợ câm đấy hả Tùng
  15. - Tùng yêu My câm, Tùng yêu My câm…. Nếu là những lần trước đây, đứng trước những sự chế giễu như thế này, Tùng sẽ luôn bảo vệ tôi, nó đã đấm thằng Huy chảy cả máu mũi khi luôn miệng chửi tôi câm. Nhưng lần này, nó lại đơ người nhìn tôi, mãi mới chịu trèo lên bờ, tiến về phía tôi một cách chần chừ, hỏi: - Mày lại sao thế, tự nhiên ra đây làm gì cho bọn nó chửi. Hồi nãy tao rủ thì không ra - Mà sao lại khóc hả? Mẹ tao bảo mày ra gọi tao về à? Thế mà cũng khóc, đúng là đồ trẻ con
  16. - Mày đừng chờ tao tí nữa nhá, bọn tao bơi thi xong nốt vòng này tao về với mày. Tùng nói một hơi, tôi vẫn nghe được, nên nó không cần phải dùng ngôn ngữ kí hiệu. Có lẽ vì thế, tôi có muốn chân tay cũng chẳng thể cử động để nói với nó một câu gì đó. Tôi bắt đầu thấy mắt cay cay, cay đến nỗi tôi thấy nó đang trào trực, lồng ngực có một cái gì đó mà tôi không biết diễn tả, nhoi nhói, khó chịu vô cùng. Nhìn thằng Tùng bằng đôi mắt ngân ngấn nước, tôi nói “tao về đây” rồi quay đi, và khóc, và gọi mẹ, gọi bố. Có vẻ nó đã cảm giác được một cái gì đó, nó chạy theo kéo tay tôi và hỏi: - Mày sao thế, sao lại khóc, nói tao nghe - Mày có cho tao nói đâu (tất nhiên những câu nói của tôi là bằng tay)
  17. - Tao…tao không có ý đó, Tùng lúng túng trả lời - Mày xuống tắm đi, kệ tao - Thôi mà, nói nhanh đi - Mày hết quan tâm tao rồi hả? - Tự nhiên mày lại hỏi thế, nói mau đi - Tao về đây Tùng chỉ đứng sau lưng và gọi tên tôi đúng hai lần, rồi chạy xuống bơi đua cùng bọn kia, có lẽ thế. Tôi cứ đinh ninh nó sẽ chạy theo tôi và năn nỉ như hồi
  18. bé, vài câu thôi tôi sẽ mềm lòng mà tha cho nó, mà chắc nó chẳng hiểu, chẳng hiểu tôi đâu. Nỗi sợ hãi trong tôi tăng lên gấp bội khi chỗ dựa duy nhất cũng quay lưng với tôi. Tôi chạy một mạch về nhà, tim cứ đập thình thịch, sợ ai đó phát hiện ra tôi đang bị chảy máu thì nguy. Nằm lì trong giường chùm chăn và khóc, máu vẫn không ngừng chảy, tôi càng khóc to hơn, cho đến khi thằng Tùng về. Nó hí hửng gọi tôi, hí hửng khoe nó là nhà vô địch bơi của xóm các thứ. Tôi vẫn khóc. Lần này chắc nó sợ thật sự, tôi thấy mặt nó tái đi khi có dỗ thế nào tôi cũng không nín. Một phần, tôi giận nó chuyện hồi nãy đã mải bơi đua mà lơ là tôi, một phần, thấy nó lo lắng, tôi thấy vui, lại càng phải khóc, để dằn mặt nó chừa đi.
  19. Mọi chuyện trở nên ổn thỏa, khi thằng Tùng chạy ra đồng tìm mẹ nó, lắp ba lắp bắp bảo mẹ về ngay đi, con My đang trong cơn nguy kịch. Bác Bích chắc đã một phen hoảng hồn, nhìn cái tát âu yếm của bác cùng câu trách đùa “tiên sư bố cô, là con gái mà còn khóc như trẻ con” khi tôi vừa nấc vừa diễn tả cho bác hiểu, rằng tôi bị như thế, như thế các thứ thì đủ biết bác đã lo cho tôi thế nào. Mẹ, con đã là con gái rồi đấy Bác Bích bảo, là con gái, rồi sẽ làm mẹ, làm đàn bà mẹ ạ. 6.
  20. Tháng Bảy về. Ở quê tôi, người ta thường tranh thủ hoàn thành những việc đồng áng trong vụ mùa thật nhanh chóng, để tranh thủ đi cấy, gặt thuê cho mấy người giàu (mấy người này thường có hẳn một cánh đồng thật lớn, mà với sức vài người làm không xuể, cho nên họ phải thuê). Bác Bích vất vả, phụ nữ quê tôi ai cũng vất vả. Từ ngày làm con gái, tôi luôn tự cho rằng mình đã là người lớn, luôn hãnh diện và vênh mặt với thằng Tùng, toàn bắt nó gọi bằng chị, nhưng có đời nào nó chịu đâu. Chính vì thế, tôi cũng hay xin đi làm đồng cùng bác Bích. Bác hay khen tôi học làm đồng giỏi giống mẹ. Bác vội cho tay lên miệng khi nói xong câu ấy, chắc bác nghĩ tôi buồn hay chạnh lòng, nhưng không, tôi chỉ cười xòa, tôi thích ai khen tôi giống mẹ, như thế tôi mới không quên mẹ được. Lâu ngày xa cách, tôi sợ tôi sẽ quên mất ai đó trong đời mình lắm. Hôm ấy là sinh nhật tôi, tôi sinh nhật vào tháng Bảy, tháng của nước đái ve ướt hết sân đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2