intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào Duy Từ Giai Thoại - 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

107
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào Duy Từ Giai Thoại 1 Đào Duy Từ quê gốc ở làng Hoa Trai, nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Từ nhỏ ông đã rất sáng dạ, lại ham mê đèn sách. Nhiều sách báo từ trước tới nay đã viết về ông, ca ngợi con người đã có ý chí lớn, vượt bao hoàn cảnh khó khăn, tự rèn luyện học tập để trở thành một tài năng, lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho đời. 1 . Kẻ chăn trâu kỳ dị Nhà phú hộ Lê Phú ở thôn Tùng Châu, phủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào Duy Từ Giai Thoại - 1

  1. Đào Duy Từ Giai Thoại 1 Đào Duy Từ quê gốc ở làng Hoa Trai, nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Từ nhỏ ông đã rất sáng dạ, lại ham mê đèn sách. Nhiều sách báo từ trước tới nay đã viết về ông, ca ngợi con người đã có ý chí lớn, vượt bao hoàn cảnh khó khăn, tự rèn luyện học tập để trở thành một tài năng, lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho đời. 1 . Kẻ chăn trâu kỳ dị Nhà phú hộ Lê Phú ở thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thuê được một đứa ở chăn trâu tên là Đào Duy Từ. Tuy đã đứng tuổi, nhưng Duy Từ tỏ ra rất cần mẫn, siêng năng. Ngày ngày cứ sáng, sớm lùa trâu đi ăn, mãi chập tối mới đánh trâu về, trời nắng cũng nh ư trời mưa, khiến gia chủ rất vừa lòng, chưa hề có tiếng chê trách. Một hôm, phú hộ họ Lê mời các Nho sĩ hay chữ khắp vùng đến nhà dự hội bình văn. Chập tối, sau khi tiệc tùng xong, mọi người còn trà thuốc, bàn cãi chữ nghĩa văn chương, thì vừa lúc Đào Duy Từ chăn trâu về. Thấy đám đông khách khứa trò
  2. chuyện rôm rả, Duy Từ bèn lại gần, đứng ghếch chân lên bậc thềm nhìn, tay vẫn cầm chiếc roi trâu, vai đeo nón lá, lưng quấn khố vải... Chủ nhà ngồi phía trong nhìn thấy cho là vô lễ, giận dữ quát: - Kẻ chăn trâu kia! Hạng tiểu nhân biết gì mà dám đứng nhìn các quan khách đây là những bậc danh Nho ? Duy Từ nghe mắng song không tỏ ra sợ hãi, cười ha hả, rồi nói một cách thản nhiên: - Nho cũng có hạng ''nho quân tử'', hạng ''nho tiểu nhân''. Chăn trâu cũng có kẻ ''chăn trâu anh hùng'', kẻ''chăn trâu tôi tớ'', cao thấp không giống nhau, hiền ngu không là một ! Còn kẻ tiểu nhân tôi chỉ đứng nhìn, có xâm phạm gì đến cái phú quý, sang trọng của các vị, mà chủ nhân lại mắng đuổi ? Mấy người khách nghe Duy Từ là đứa chăn trâu, mà nói lí như vậy, liền vặn hỏi: - Vậy nhà người bảo ai là "nho quân tử", ai là "nho tiểu nhân" hả? Đào duy Từ chẳng cần nghĩ ngợi, nói luôn một mạch:
  3. - "Nho quân tử'' thì trên thông thiên văn, dưới thấu địa lí, giữa hiểu việc đời, trong nhà giữ được đạo cha con, tình nghĩa vợ chồng, anh em, bè bạn, ngoài xã hội thì biết lo việc nước, vỗ yên dân, giúp đời, phò nguy cứu hiểm, để lại sự nghiệp muôn đời. Còn ''nho tiểu nhân'' thì chỉ là bọn học vẹt, cầu danh cầu lộc, khoe ít chữ nghĩa, coi thường hào kiệt, may được giữ một chức quan nhất thời, thì chỉ tìm trăm phương ngàn kế để mưu đồ lợi riêng làm sâu mọt hại dân đục nước, thật là đáng sợ ! Đám khách nghe Duy Từ nói thế, đều giật mình kinh ngạc, không ngờ một đứa chăn trâu mà lí lẽ cứng cỏi làm vậy, bèn tò mò hỏi thêm: - Còn ''kẻ chăn trâu anh hùng'', kẻ ''chăn trâu tôi tớ'' thì nghĩa làm sao, nhà ngươi thử nói nghe luôn thể ? Duy Từ mỉm cười, ung dung trả lời: - ''Chăn trâu anh hùng'' thì như Nịnh Thích phục hưng nước Tề, Điền Đan thu lại thành trì cho nước Yên, Hứa Do cho trâu uống n ước ở khe mà biết được hưng vong trị loạn, Bạch Lý Hề chăn dê mà hiểu thấu thời vận thịnh suy. Đó là những kẻ ''chăn trâu anh hùng''. Còn những bọn chỉ biết cam phận tôi tớ, chơi bời lêu lổng, khi vui thì reo hô hoán, khi giận thì chửi rủa, đánh đấm, chẳng kể gì thân sơ,
  4. làm cha ông phải xấu lây, xóm làng chịu điều oan. Đấy là hạng ''chăn trâu tiểu nhân'' cả ! Mọi người nghe Duy Từ đối đáp trôi chảy, sách vở tinh thông, nghĩa lí sâu sắc, càng thêm kinh ngạc, nhìn nhau, rồi đứng cả dậy, bước ra ngoài thềm mời Duy Từ cùng vào nhà ngồi. Nhưng Duy Từ vẫn tỏ ra khiêm tốn chối từ. Cả bọn bèn dắt tay Duy Từ lên nhà, ép ngồi vào chiếu trên. Gã phú hộ Lê Phú rất đỗi ngạc nhiên, thấy kẻ đầy tớ chăn trâu nhà mình mà nói toàn chữ nghĩa nên còn ngờ, bèn giục mấy nhà Nho văn hỏi thêm, thử sức Duy Từ về kiến thức, sách vở cổ kim xem hư thực ra sao. Các vị Nho học nhất vùng hỏi đến đâu, Đào Duy Từ đều đối đáp trôi chảy đến đó và tỏ ra không có sách n ào chưa đọc đến, không có chữ nào không thấu hiểu, khiến cho cả bọn phải thất kinh, bái phục sát đất ! Chủ nhà cũng không kém phần sửng sốt, mới vỗ vai Duy Từ, đổi giận làm lành, mà rằng: - Tài giỏi như thế, sao bấy lâu cứ giấu mặt không cho lão già này biết, để đến nỗi phải chăn trâu và chịu đối xử bạc bẽo theo bọn tôi tớ ? Quả lão phu có mắt cũng như không. Có tội lắm ! Có tội lắm!
  5. Từ đó chủ nhà may sắm quần áo mới xem Duy Từ là khách quý, mời ngồi giảng học, đối đãi hết sức trọng vọng. Đổi họ để đi thi Đào Duy Từ vốn người Đàng Ngoài , quê gốc ở làng Hoa Trai, nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Bố là Đào Tá Hán, trước làm lính cấm vệ trong triều, thời Lê - Trịnh. Một hôm, nhân lúc nổi hứng, Tá Hán đã sáng tác bài thơ ca ngợi chúa Trịnh như sau: Trang quốc sử ai bằng Trịnh Kiểm Tỏ thần uy đánh chiếm hai châu (chỉ Nghệ An và Thanh Hóa) Thẳng đường rong ruổi vó câu Phù Lê, diệt Mạc trước sau một lời... Tá Hán liền bị quy là phạm thượng, trong thơ dám nói cả tên húy của chúa là Trịnh Kiểm. Ông bị tội phạt đánh đòn 20 roi và bị đuổi về nhà làm dân thường. Nhờ có tài đàn hát nên Tá Hán bèn đi theo một gánh hát để kiếm sống và ít lâu sau đã trở thành kép hát tài giỏi, nổi tiếng khắp vùng. Có lần, gánh hát đến diễn ở làng Ngọc Lâm trong huyện. Đào Tá Hán trọ trong nhà vị tiên chỉ của làng này là Vũ Đàm. Ông tiên chỉ họ Vũ có cô cháu gái là Vũ
  6. Thị Kim Chi đem lòng yếu Tá Hán. Lúc đầu Tá Hán sợ phận mình nghèo khổ, khó kết thành vợ chồng. Nhưng sau khi nghe người nhà vị tiên chỉ thuyết phục rằng cô Chi có sẵn vốn liếng làm ăn, không phải lo nghèo chẳng nuôi nổi vợ, nên Tá Hán nghe theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2