intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình hình thành giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết trong cấu hình OSPF p2

Chia sẻ: Vsdgfdsa AdsfdsG | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

126
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phần này chúng ta sẽ so sánh OSPF với một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách la RIP. Router định tuyến theo trạng thái đường liên kết có một sơ đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Chúng chỉ thực hiển trao đổi thông tin về trạng thái các đường liên kết lúc khởi động và khi hệ thống mạng có sự thay đổi. Chúng không phát quảng bá bảng định tuyến theo định kỳ như các router định tuyến theo vectơ khoảng cách....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình hình thành giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết trong cấu hình OSPF p2

  1. 246 Hình 2.2.2.g. Design Router (DR) và Backup Designated Router (BDR) là router được tất cả các router khác trong cùng một mạng LAN bầu ra làm đại diện. Mỗi một mạng sẽ có một DR va BDR riêng. 2.2.3. So sánh OSPF với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách Trong phần này chúng ta sẽ so sánh OSPF với một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách la RIP. Router định tuyến theo trạng thái đường liên kết có một sơ đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Chúng chỉ thực hiển trao đổi thông tin về trạng thái các đường liên kết lúc khởi động và khi hệ thống mạng có sự thay đổi. Chúng không phát quảng bá bảng định tuyến theo định kỳ như các router định tuyến theo vectơ khoảng cách. Do đó, các router định tuyến theo trạng thái đường liên kết sử dụng ít băng thông hơn cho hoạt động duy trì bảng định tuyến. RIP phù hợp cho các mạng nhỏ và đường tốt nhất đối với RIP là đường có số lượng hop ít nhất. OSPF thì phù hợp với mạng lớn, có khả năng mở rộng, đường đi tốt nhất của OSPF được xác định dựa trên tốc độ của đường truyền. RIP cũng như các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách đều sử dụng thuật toán chọn đường đơn giản. Còn thuật toán SPF thì rất phức tap. Do đó, nếu router chạy giao
  2. 247 thức định tuyến theo vectơ khoảng cách sẽ cần ít bộ nhớ và năng lực xử lý thấp hơn so với khi chạy OSPF. OSPF chọn đường dựa trên chi phí được t ính từ tốc độ của đường truyền. Đường truyền có tốc độ càng cao thì chi phí OSPF tương ứng càng thấp. OSPF chọn đường tốt nhất từ cây SPF. OSPF bảo đảm không bị định tuyến lặp vòng. Còn giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách vẫn có thể bị định tuyến lặp vòng. Nếu một kết nối không ổn định, chập chờn, việc phát liên tục các thông tin về trang thái của đường liên kết này sẽ dẫn đến tình trạng các thông tin quảng cáo không đồng bộ làm cho kết quả chọn đường của các router bị đảo lộn. OSPF giải quyết được các vấn đề sau: Tốc độ hội tụ. • • Hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask). • Kích cỡ mạng Chọn đường • • Nhóm các thành viên.
  3. 248 Hình 2.2.3. Sự cố xảy ra khi một kết nối không ổn định làm cho việc cập nhật không đồng bộ. Trong một hệ thống mạng lớn, RIP phải mất vài phút mới có thể hội tụ được vì mỗ i router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng kết nối trực tiếp với mình mà thôi. Còn đối với OSPF sau khi đã hội tụ vào lúc khởi động, khi có thay đổi thì việc hộ i tụ sẽ rất nhanh vì chỉ có thông tin về sự thay đổi được phát ra cho mọi router trong vùng. OSPF có hõ trợ VLSM nên nó được xem là một giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ. RIPv1 không có hỗ trợ VLSM, tuy nhiên RIPv2 có hỗ trợ VLSM. Đối với RIP, một mạng đích cách xa hơn 15 router xem như không đến được vì RIP có số lượng hop giới hạn là 15. Điều này làm kích thước mạng của RIP bị giới hạn trong phạm vi nhỏ. OSPF thì không hề có giới hạn về kích thước mạng, OSPF hoàn toàn phù hợp cho các mạng vừa và lớn. Khi nhận được từ láng giềng các router bao cáo về số lượng hop đến mạng đích, RIP sẽ cộng thêm 1 vào thống số hop này và dựa vào số lượng hop đó để chọn đường đến mạng đích. Đường nào có khoảng cách ngắn nhất hay nói cách khác là có số lượng hop ít nhất sẽ là đường tốt nhất đối với RIP. Chúng ta thấy thuật toán
  4. 249 chọn đường như vậy rất đơn giản và không đòi hỏi nhiều bộ nhớ và năng lượng xử lý của router. RIP không hề quan tâm đến băng thông đường truyền khi quyết định chọn đường. OSPF thì chọn đường dựa vào chi phí được t ính từ băng thông của đường truyền. Mọi OSPF router đều có thông tin đầy đủ về cấu trúc của hệ thống mạng dựa vào đó để tự tính toán chọn đường tốt nhất. Do đó thuật toán chọn đường này rất phức tạp, đòi hỏi nhiều bộ nhớ và năng lực xử lý của router cao hơn so với RIP. RIP sử dụng cấu trúc mạng dạng ngang hàng. Thông tin định tuyến được truyền lần lượt cho mọ i router trong cùng một hệ thống RIP. OSPF sử dụng khái niệm về phân vùng. Một mạng OSPF có thể chia các router thành nhiều nhóm. Bằng cách này, OSPF có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng. Thay đổi trong vùng này không ảnh hưởng đến hoạt động của các vùng khác. Cấu trúc phân cấp như vậy cho phép hệ thống mạng có khả năng mở rộng một cách hiệu quả. 2.2.4. Thuật toán chọn đường ngắn nhất. Trong phần này sẽ giải thích cách OSPF sử dụng thuật toán chọn đường ngắn nhất như thế nào. Theo thuật toán này, đường tốt nhất là đường có chi phí thấp nhất. Edsger Wybe Dijkstra, một nhà khoa học máy tính người Hà Lan, đã phát minh thuật toán này nên nó còn có tên là thuật toán Dijkstra. Thuật toán này xem hệ thống mạng là một tập hợp các nodes được kết nối với nhau bằng kết nối điểm-đến-điểm. Mỗi kết nối này có một chi phí. Mỗi node có một cái tên. Mỗi node có đầy đủ cơ sở dữ liệu về trạng thái của các đường liên kết, do đó chúng có đầy đủ thông tin về cấu trúc vật lý của hệ thống mạng. Tất cả các cơ sở dữ liệu này đều giống nhau cho mọ i router trong cùng một vùng. Ví dụ như trên hình 2.2.4.a, D có các thông tin là nó kết nối tới node C bằng đường liên kết có chi phí là 4 và nó kết nối đến node E bằng đường liên kết có chi phí là 1. Thuật toán chọn đường ngắn nhất sẽ sữ dụng bản thân node làm điểm xuất phát và kiểm tra các thông tin mà nó có về các node kế cận. Trong hình 2.2.4.b, node B chọn đường đến D. Đường tốt nhất đến D là đi bằng đường của node E có chi phí là 4. Như vậy là gói dữ liệu đi từ B đến D sẽ đi theo đường từ B qua C qua E rồi đến D.
  5. 250 Node B chọn đường đến node F là đường thông qua node C có chi phí là 5. Mọi đường khác đều có thể bị lặp vòng hoặc có chi phí cao hơn. Hình 2.2.4.a Hình 2.2.4.b
  6. 251 2.2.5. Các loại mạng OSPF Các OSPF router phải thiết lập mố i quan hệ láng giềng để trao đổi thông tin định tuyến. Trong mỗ i một mạng IP kết nối vao router, nó đều cố gắng ít nhất là trở thành một láng giềng hoặc là láng giềng thân mật với một router khác. Router OSPF quyết định chọn router nào làm láng giềng thân mật là tuỳ thuộc vào mạng kết nối của nó. Có một số router có thể cố gắng trở thành láng giềng thân mật với mọ i router láng giềng khác. Có một số router khác lại có thể chỉ cố gắng trở thành láng giềng thân mật với một hoặc hai router láng giềng thôi. Một khi mố i quan hệ láng giềng thân mật đã được thiết lập giữa hai láng giềng với nhau thì thông tin về trạng thái đường liên kết mới được trao đổi. Giao tiếp OSPF nhận biết ba loại mạng sau: Mạng quảng bá đa truy cập, ví dụ như mạng Ethernet. • Mạng điểm-nối-điểm. • Mạng không quảng bá đa truy cập (NBMA – Nonbroadcast multi-access), ví • dụ như Frame Relay. Loại mạng thứ 4 là mạng điểm-đến-nhiều điểm có thể được nhà quản trị mạng cấu hình cho một cổng của router. Hình 2.2.5.a. Ba loại mạng của OSPF.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2