intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

§8 – 9. SÓNG ÂMI- MỤC TIÊU

Chia sẻ: Paradise6 Paradise6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhận biết được bản chất của quá trình truyền âm là quá trình truyền dao động. Nêu được những đặc tính của âm phụ thuộc vào tính chất của dao động âm như độ cao, âm sắc, cường độ và đặc tính phụ thuộc cả vào tai người như mức cường độ âm, độ to của âm. Hiểu được hiện tượng cộng hưởng âm và ứng dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: §8 – 9. SÓNG ÂMI- MỤC TIÊU

  1. §8 – 9. SÓNG ÂM I- MỤC TIÊU Nhận biết được bản chất của quá trình truyền âm là quá trình truyền dao động. Nêu được những đặc tính của âm phụ thuộc vào tính chất của dao động âm như độ cao, âm sắc, cường độ và đặc tính phụ thuộc cả vào tai người như mức cường độ âm, độ to của âm. Hiểu được hiện tượng cộng hưởng âm và ứng dụng. II- CHUẨN BỊ - Hai âm thoa có tần số khác nhau. - Hộp cộng hưởng của âm thoa. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Tìm hiểu về sự truyền âm và nguồn gốc của cảm giác âm. Bằng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, GV trình bày quá trình truyền âm, từ dao động của nguồn phát ra, sự truyền dao động âm qua không khí đến tai, tác dụng vào màng nhĩ gây ra cảm giác âm. Từ đó xác định được là cảm giác âm vừa phụ thuộc vào đặc tính khách quan của âm, vừa phụ thuộc đặc điểm sinh lý của tai.
  2. 2. Tìm hiểu những đặc tính của âm. GV giới thiệu phương pháp khảo sát những đặc tính của âm dựa trên đồ thị của dao động âm. Nếu có điều kiện thì nên dùng dao động kí điện tử để HS có thể quan sát được trên màn hình dạng của đồ thị biểu diễn sự biến đổi của li độ dao động âm theo thời gian. Dựa trên đồ thị âm, nhận biết các đặc tính của âm : độ cao, cường độ âm, âm sắc... - Các khái niệm mức cường độ âm, độ to của âm chỉ thông báo vắn tắt về mặt định tính để chứng tỏ người ta có thể đo được các đại lượng đó chứ không đi sâu tính toán định lượng. 3. Tìm hiểu hiện tượng cộng hưởng âm và ứng dụng. Áp dụng những kết quả về hiện tượng cộng hưởng dao động và sóng dừng đã học ở trên vào sóng âm, GV giúp HS nhận biết hiện tượng cộng hưởng và sóng dừng của âm. Từ đó hiểu được những ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng âm nói chung và hộp cộng hưởng nói riêng. GV nên làm thí nghiệm biểu diễn hiện tượng cộng hưởng âm trong cột khí. Cho âm thoa dao động gần miệng hở của một ống trụ rỗng, đầu dưới của ống ngâm trong nước. Có thể thay đổi chiều dài cột khí trong ống. Cho âm thoa dao động phát ra âm và làm thay đổi chiều dài cột khí trong ống bằng cách nâng dần ống lên cao, ta sẽ phát hiện được những vị trí của ống ở
  3. đó nghe được âm có cường độ tăng đột ngột (điểm bụng) và những điểm ở đó âm hầu như tắt dần (điểm nút).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2