intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

.9 điều cần biết trước khi mua TV 3D

Chia sẻ: Asdc Czc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.9 điều cần biết trước khi mua TV 3D Thế giới giải trí đang bước sang ngưỡng cửa của công nghệ 3D. Nhưng giữa một “rừng” TV 3D, người dùng cần trang bị cho mình những kiến thức gì trước khi lựa chọn một sản phẩm hợp lí? Chúng ta đang bước vào kỉ nguyên sôi động của công nghệ 3D. Nhưng trước khi bỏ tiền để sắm sửa một chiếc TV theo kịp trào lưu, những ý kiến sau đây sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả nhất. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: .9 điều cần biết trước khi mua TV 3D

  1. 9 điều cần biết trước khi mua TV 3D Thế giới giải trí đang bước sang ngưỡng cửa của công nghệ 3D. Nhưng giữa một “rừng” TV 3D, người dùng cần trang bị cho mình những kiến thức gì trước khi lựa chọn một sản phẩm hợp lí? Chúng ta đang bước vào kỉ nguyên sôi động của công nghệ 3D. Nhưng trước khi bỏ tiền để sắm sửa một chiếc TV theo kịp trào lưu, những ý kiến sau đây sẽ giúp bạn chi tiêu hiệu quả nhất.
  2. 1. Thụ động và chủ động Đây là yếu tố tiên quyết, quyết định sự lựa chọn của bạn là đúng đắn hay sai lầm khi mua TV 3D. Sở dĩ nói như vậy vì hiện nay thị trường TV 3D chia làm 2 công nghệ sản xuất. Một bên là công nghệ màn hình chủ động vốn tồn tại lâu nay và đã hiện diện trên thị trường được 2 năm trên các TV 3D đời cũ. Một bên là công nghệ thụ động, mới được hai hãng điện tử LG và Vizio sáng chế và đưa vào áp dụng trên các TV 3D đời mới. Điểm khác nhau của 2 công nghệ này chính là khả năng theo dõi các hình ảnh 3D từ phía người dùng. Với các TV 3D chủ động, cặp kính mắt đi kèm sẽ kiêm một màn trập tự động, tắt mở mắt trái/phải để đưa tới giác mạc người xem hình ảnh 3D. Còn với TV 3D thụ động, bản chất trên mỗi panel của màn hình đã bao gồm lớp kính lọc phân cực, có tác dụng tự động tương tác với cặp kính lọc đang đeo để người xem có thể thưởng thức hình ảnh 3D. Điểm khác biệt của 2 công nghệ này chính là việc công nghệ TV 3D thụ động sẽ giúp người xem không bị ảnh hưởng bởi góc nhìn, thời lượng pin của kính trập tự động cũng như ít gây các ảnh hưởng tới mắt. Hiện nay đa số các TV 3D bán trên thị trường Việt Nam đều dùng công nghệ chủ động, mới chỉ có LG phân phối 2 mẫu LW6500 và LW5700 sử dụng màn hình thụ động.
  3. 2. Độ phân giải không hẳn đã quan trọng Trước đây, khi mua HDTV, cái mà người dùng quan tâm chính là độ phân giải. Tuy nhiên, giữa ma trận của 720p, 1080p, 1080i…với những người không chuyên con số này thật lùng bùng. Thật ra nên cân nhắc bởi hầu hết các chương trình giải trí hay nội dung HD trên thị trường đều phổ biến ở độ phân giải 720p hay còn gọi HD ready. TV 3D cũng vậy, hầu hết các TV 3D giá rẻ đều hỗ trợ tối đa độ phân giải HD ready. Việc thưởng thức các tập tin 3D độ phân giải 720p hay 1080p trên nền màn hình này đều không có khác biệt, nhất là khi kích cỡ TV từ 47 inch trở xuống.
  4. Vì thế, nếu kinh tế không dư dả thì người dùng nên cân nhắc việc mua TV 3D chuẩn HD ready hơn là đầu tư TV 3D full HD giá chênh lệch nhau từ 5 đến 8 triệu đồng. 3. Góc nhìn Như đã nói ở trên, góc nhìn cũng là một yếu tố quan trọng khi thưởng thức nội dung 3D. Tùy loại TV 3D mà khi thay đổi góc nhìn, người dùng được thưởng thức trọn vẹn hình ảnh 3D hay không. Điều này rất đáng để cân nhắc bởi nếu gia đình bạn đông người, mỗi người ngồi một góc thì sẽ không phải ai cũng được xem hình ảnh sắc nét như nhau. Vì vậy, bài toán đặt ra lại là việc bạn chọn TV 3D theo công nghệ nào, chủ động hay thụ động?
  5. 4. Tần số quét Theo ý kiến nhiều chuyên gia, một TV 3D muốn đem tới trải nghiệm tốt cho người xem thì phải có tần số quét từ 200 Hz trở lên. Tuy nhiên, rất ít người dùng chú ý tới thông số này bởi hầu như các nhà sản xuất đều ém nhẹm. Về lí thuyết, tần số quét chỉ cần 100 Hz là đã có thể hiển thị nội dung 3D và trên thị trường vẫn tồn tại khá nhiều TV 3D có tần số quét như vậy.
  6. Nếu có dịp thử nghiệm, bạn sẽ phát hiện ra rằng, tần số quét hình càng cao, hình ảnh càng mượt hơn, rõ nét hơn tới từng động tác và với những TV 3D tần số quét thấp, sẽ dẫn tới hiện tượng bóng mờ khi phát các nội dung hình ảnh có chuyển động nhanh. 5. Plasma, LED, LCD hay… máy chiếu? Điểm khác biệt của 3 công nghệ này ngoài chi phí thì nhận định chung của các chuyên gia là: TV Plasma nhiều hạt, tuổi thọ thấp hơn 2 công nghệ còn lại cũng như tiêu hao điện năng hơn, bù lại hình ảnh có màu sắc ấm hơn và tần số quét khá cao. TV LCD cho chất lượng trung bình, nhưng đôi khi bị hở sáng dẫn tới việc màu sắc không thật. Màn LED cho màu sắc khá đẹp theo khía cạnh rực rỡ, tươi và mịn; thiết kế của các TV màn LED cũng mỏng và gọn hơn rất nhiều, ít ăn điện. Tuy nhiên giá của màn LED thì đắt gấp đôi thậm chí 2,5 lần giá màn Plasma; 1,5 lần so với LCD cùng kích cỡ. Sử dụng máy chiếu cũng là một giải pháp hay nếu người dùng có khả năng dựng một khán phòng nhỏ, đáp ứng số lượng người xem trên 10 người. Giá thành cho một máy chiếu tầm trung khoảng trên dưới 50 triệu đồng và nếu để trải nghiệm nội dung 3D độ nét cao, chi phí có thể lên tới trên 100 triệu đồng/máy chiếu. Ưu điểm khi thưởng thức bằng máy chiếu chính là việc màn hình lớn và tính cơ động cao. Tuy vậy, nhược điểm về giá thành và tuổi thọ đèn chiếu cũng là cái người dùng nên cân nhắc. 6. TV 3D hay TV 3D thông minh? TV 3D đã là mới nhưng TV 3D thông minh lại càng mới hơn và... càng đắt tiền hơn. Điều này liên quan mật thiết đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.
  7. Nếu bạn là người có túi tiền rủng rỉnh và đang kiếm tìm cho mình một chiếc TV 3D đẹp mắt bày phòng khách, đa chức năng, có thể lướt web, xem video Youtube hay truy cập nội dung trên mạng xã hội thì tại sao không chọn chiếc TV 3D thông minh với các tính năng bổ trợ đột phá? Tuy nhiên, hãy cân nhắc bởi những chiếc TV 3D loại này thường chênh lệch tới 30% so với giá TV 3D thông thường và nó buộc bạn sẽ phải suy nghĩ lại rằng, có thực sự cần thiết các chức
  8. năng ấy không. Thật sự, nếu chỉ cần một thiết bị giải trí với công nghệ 3D thời thượng, TV 3D nên là lựa chọn cuối. Hãy nghĩ kĩ trước khi xuống tiền cho chiếc TV 3D thông minh bởi chắc chắn bạn đã và đang sở hữu một chiếc máy tính và dĩ nhiên độ “thông thái” ăn đứt một chiếc TV dù công nghệ smart TV có cao cấp đến đâu. Thêm vào đó, việc ngồi dán mắt cả ngày vào màn hình TV sẽ dẫn tới nhiều tác động không tốt tới thị lực của người dùng. 7. Nguồn nội dung Mua một chiếc TV 3D chứng tỏ bạn là một người yêu công nghệ. Thế nhưng, hãy cân nhắc kĩ trước khi tiếp cận hình thức giải trí thời thượng này bởi bạn sẽ chẳng giải trí được cái gì nếu sắm TV 3D mà chẳng có nội dung gì để thưởng thức trên nó. Nguồn nội dung 3D vốn vẫn đang trong thời gian thai nghén. Hiện tại trên thị trường cũng có kha khá các đơn vị cung cấp nội dung 3D như đĩa Blu-ray hay sao chép các tập tin 3D HD qua ổ cứng.
  9. Tuy nhiên, các nội dung này vẫn chỉ giới hạn ở các phim chiếu rạp hay các chương trình phóng sự dài kì của các kênh truyền hình sản xuất. Nếu con bạn muốn thưởng thức Tom và Jerry trên TV 3D với một trải nghiệm đa chiều thì sao? Về lí thuyết là có thể nhưng những hình ảnh 3D lúc này thực chất chỉ là một công nghệ biến đổi góc nhìn được tích hợp sẵn trên các TV 3D nhằm chuyển các nội dung từ 2D sang. Do đó, chất lượng không cần nói ai cũng có thể đoán ra rằng nó “í ẹ” đến mức độ nào. Vậy bỏ ra vài chục triệu để sắm một chiếc TV 3D về xem 2D nội suy thì quả thực là một sự lãng phí. 8. Phụ kiện
  10. Khi mua TV 3D, người dùng sẽ được nhà sản xuất “hào phóng” tặng thêm tối thiểu 2 chiếc kính trập tự động để thưởng thức nội dung nổi kèm lời quảng cáo: “Mua lẻ một chiếc kính giá vài triệu đấy”. Sự thực đúng như vậy và sẽ chẳng ai thích nếu mua một chiếc TV 3D về để rồi cả nhà 4 người tranh nhau cặp kính để xem, vậy là lại dốc hầu bao để sắm thêm vài chiếc nữa. Rốt cuộc chi phí để bỏ ra thưởng thức 3D sẽ bị đội lên thêm vài triệu đồng. Sắp tới thị trường sẽ đón nhận thêm các dòng TV 3D thụ động với kính đeo có giá rẻ hơn, khoảng 200 nghìn/chiếc. Đây được xem là một bước chuyển khá đúng hướng của nhà sản xuất nhưng là người tiêu dùng thông minh, bạn vẫn cần cân nhắc yếu tố này. Ngoài ra, đã thưởng thức hình ảnh nổi mà âm thanh... chìm thì thật là phi lí. Chắc chắn nhân viên tư vấn bán hàng sẽ lại tư vấn rằng bạn nên sắm thêm dàn âm thanh Home Theatre có giá vài triệu đồng để đã mắt sướng tai cùng nội dung 3D. Vậy là sau một hồi nhẩm đi nhẩm lại, người dùng sẽ thấy rằng chi phí phụ phí để song hành cùng TV 3D là một bài toán với đáp số khá lớn. Đó là còn chưa kể những nhà sản xuất ma mị nào là đầu chơi đĩa HD 3D (thực chất là đầu chơi Blu-ray bình thường) hay dàn Home Theatre 3D sẽ ngốn kha khá tiền nếu như người dùng nhẹ dạ. 9. Tương lai Trong một họp báo gần đây, một nhà sản xuất TV 3D cho biết, công nghệ này gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là các TV 3D với kính trập tự động, giá kính đắt, hiệu năng sử dụng thấp, người dùng tốn khá nhiều chi phí đầu tư.
  11. Giai đoạn 2 sẽ là thời của các TV 3D với kính phân cực giá rẻ và màn hình độ nét cao. Giai đoạn 3 là thời điểm bùng nổ của 3D khi mà người dùng không cần phải đeo kính vẫn có thể thưởng thức các nội dung với hiệu ứng nổi bật. Hiện nay trên thị trường TV 3D đang bước ở cuối giai đoạn 1, dần sang giai đoạn 2, với những chiếc TV 3D mạnh mẽ hơn, ưu việt hơn cùng các cặp kính phân cực giá rẻ của công nghệ thụ động. Giai đoạn 2 này sẽ kéo dài khoảng 2 năm và cũng như các TV 3D tự động sẽ dần biến mất trên thị trường do bộc lộ những yếu điểm về công nghệ.
  12. Vậy nên, nếu đã xác định sắm một chiếc TV 3D thời điểm này, người dùng cần xác định rõ mục đích của mình để lựa chọn một sản phẩm giải trí đúng đắn. Đó không chỉ là giá thành, công nghệ mà đó còn là tương lai bởi khi đã sang một chuẩn mực mới, các nội dung 3D sẽ không còn tương thích với các công nghệ cũ, và đó quả là một sự đầu tư lãng phí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2