intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Bà nhện” Louise Bourgeois

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôm 25. 12 vừa qua là sinh nhật của Louise Joséphine Bourgeois mà Soi quên mất. Bà sinh năm 1911, vừa mất hồi tháng Năm 2010 – thế giới mất đi một trong những điêu khắc gia vĩ đại nhất. Là một người Mỹ gốc Pháp, nổi tiếng cả trong nghệ thuật đương đại lẫn hiện đại, Louise Bourgeois đặc biệt gắn liền với tác phẩm nhện Maman, khiến nickname của bà là Spiderwoman. Bà được coi là người sáng lập ra “confessional art” – một khuynh hướng nghệ thuật (của phụ nữ) trong đó tác giả đưa những yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Bà nhện” Louise Bourgeois

  1. “Bà nhện” Louise Bourgeois Hôm 25. 12 vừa qua là sinh nhật của Louise Joséphine Bourgeois mà Soi quên mất. Bà sinh năm 1911, vừa mất hồi tháng Năm 2010 – thế giới mất đi một trong những điêu khắc gia vĩ đại nhất. Là một người Mỹ gốc Pháp, nổi tiếng cả trong nghệ thuật đương đại lẫn hiện đại, Louise Bourgeois đặc biệt gắn liền với tác phẩm nhện Maman, khiến nickname của bà là Spiderwoman. Bà được coi là người sáng lập ra “confessional art” – một khuynh hướng nghệ thuật (của phụ nữ) trong đó tác giả đưa những yếu tố (có thật) của đời
  2. mình vào một cách công khai. Trong ảnh: Louise Bourgeois do Robert Mapplethorpe chụp năm 1981. Về ngày sinh của bà, đến nay vẫn còn gây lúng túng. Vì trong một trang nhật ký, bà viết: “Tên tôi là Louise Josephine Bourgeois. Tôi sinh ngày 24. 12. 1911 tại Paris. Mọi tác phẩm của tôi trong năm mươi năm qua, mọi chủ đề của tôi, đều lấy cảm hứng từ tuổi thơ tôi. Tuổi thơ tôi chưa bao giờ mất đi sự ma mị, chưa bao giờ mất đi sự kỳ bí, và chưa bao giờ mất đi bi kịch của mình.”
  3. Bi kịch đó là gì? Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Bourgeois cho biết chấn thương tâm lý tuổi thơ chính là nguồn xúc cảm trong tác phẩm của bà: thân phụ bà ngoại tình với một người phụ nữ được thuê làm gia sư tiếng Anh cho cô bé Louise. “Bạn biết đây, tôi luôn luôn căm ghét người đàn bà này. Tác phẩm của tôi toàn nói về kẻ sát nhân…”
  4. Các tác phẩm của Louise Bourgeois khai thác những cảm giác sâu sắc nhất của phụ nữ về tình dục, cái chết… Những tác phẩm này đã có một ảnh hưởng lớn tới những nghệ sĩ trẻ thế hệ sau. Bà khuyên các nghệ sĩ trẻ: “Hãy kể câu chuyện của chính bạn, và bạn sẽ thích thú. Đừng mắc căn bệnh ghen tị. Đừng để thành công hay tiền bạc làm điên lên. Đừng để cái gì len vào giữa bạn và tác phẩm của bạn.”. Ở tuổi 98, sống tại New York, Louise Bourgeois vẫn tiếp tục sáng tác. Tác phẩm cuối cùng của bà vừa hoàn tất trước khi mất một tuần. Bà bị nhồi máu cơ tim vào một đêm thứ Bảy, tháng 5. 2010, người quản lý studio của bà cho biết.
  5. Người ta cho rằng Louise Bourgeois luôn ở đỉnh cao của 98 mùa xuân. Bà không có tuổi già. Tác phẩm của bà thoát khỏi mọi thang phân loại mỹ học. Bà dùng mọi loại vật liệu, thử mọi hình thức, miễn sao thích hợp nhất với điều bà muốn diễn tả. Sinh ra tại Paris vào 1911, bà đến New York vào năm 1938, kết hôn với một sử gia nghệ thuật người Mỹ, và từ đấy bước vào môi trường của các nghệ sĩ siêu thực, làm bạn với Marcel Duchamp, Giacometti, Brancusi, Fernand Léger… Năm 1945, Louise Bourgeois làm triển lãm cá nhân đầu tiên.
  6. Sinh ra trong một gia đình chuyên ngành thảm cổ, Louise Bourgeois thực hành nghệ thuật từ rất sớm: vẽ những hoa văn thảm cho bố mẹ. Về tác phẩm nhện Maman, bà nói: “Tác phẩm Nhện này là một lời tụng ca với mẹ tôi. Bà là người bạn thân nhất của tôi. Như một con nhện, mẹ tôi cũng dệt suốt. Gia đình tôi làm nghề phục chế thảm, và mẹ tôi trông coi xưởng. Giống như những con nhện, mẹ tôi rất thông minh. Nhện là bạn hữu – chúng ăn muỗi. Chúng tôi biết rằng muỗi lây truyền bệnh, chẳng ai muốn thấy chúng cả. Vì thế, nhện có ích, bảo vệ được mọi người, như mẹ tôi vậy.” (Nghe có hơi ngô nghê nhỉ, nhưng hay là trường phái confessional art thì phải thế?)
  7. Nghệ thuật và đời sống, với Louise Bourgeois, là không thể tách rời: “Tượng của tôi là cơ thể tôi. Cơ thể tôi là tượng của tôi.” Sáng tạo nghệ thuật là một cách để bà sống lại những cảm xúc của mình, mang cho những cảm xúc ấy hình hài, giải thoát cho chúng. “Hoặc là ta phải bỏ rơi quá khứ mỗi ngày, hoặc là chấp nhận chúng. Nếu không làm được thế, người ta sẽ trở thành điêu khắc gia…” Bà nói, nhưng câu này có vẻ không đúng lắm, vì than ôi, khối người trong chúng ta không buông được quá khứ nhưng cũng có nặn được cái gì đâu!
  8. Trước khi đến với điêu khắc, Louise Bourgeois vẽ nhiều. Về sau bà thử nghiệm với nhiều chất liệu, gần nhất, trước khi mất, là với vải.
  9. Ngoài ra bà cũng vẽ, và tranh của bà cũng... đẹp nốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2