intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Bàn tròn talawas”... nối dài!

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là mẫu ý kiến cuối cùng (viết ngày 12.01.2003), tôi dự định đưa lên “bàn tròn talawas”, nhưng sau khi đọc ý kiến của chị Natalia Kraevskaia, tôi quyết định rút lại và thay bằng một mẫu ý kiến khác. Anh Bradford, “nghệ thuật đương đại”, đơn giản, chỉ là nghệ thuật của thời hiện tại. Đặt vấn đề như anh, thực ra, chỉ là quán tính của ảo tưởng Hiện đại chủ nghĩa về một “giá trị tổng quan”, một “đại tự sự” (grand narratives) nào đó mà thôi.. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Bàn tròn talawas”... nối dài!

  1. “Bàn tròn talawas”... nối dài! Nguyên Hưng Đây là mẫu ý kiến cuối cùng (viết ngày 12.01.2003), tôi dự định đưa lên “bàn tròn talawas”, nhưng sau khi đọc ý kiến của chị Natalia Kraevskaia, tôi quyết định rút lại và thay bằng một mẫu ý kiến khác. Anh Bradford, “nghệ thuật đương đại”, đơn giản, chỉ là nghệ thuật của thời hiện tại. Đặt vấn đề như anh, thực ra, chỉ là quán tính của ảo tưởng Hiện đại chủ nghĩa về một “giá trị tổng quan”, một “đại tự sự” (grand narratives) nào đó mà thôi.. Ảo tưởng này là một trong những chiếc bóng đè nặng lên không ít họa sĩ Việt Nam xưa nay, khiến cho họ trở thành những kẻ “mộng du”, cố gắng “chòi đạp” để “hội nhập”, để thành “đương đại”, mà không biết mình là ai nữa, không biết hấp thụ năng lượng sáng tạo ở đâu nữa v.v… Nó cũng đè nặng lên không ít nhà phê bình, mà trên bàn tròn này, có thể kể đến cái tên cụ thể là Dương Tường. Trong cái giọng điệu tự tin khi nói về “bản sắc dân tộc”, về chuyện mỹ thuật Việt Nam được “công nhận”, được “ghi danh” ở một “quốc tế” nào đó v.v… của ông, đã hàm chứa đủ các loại mặc cảm thuộc địa và hậu thuộc địa rồi. Nói chung, ở khía cạnh này, trong một chừng mực nhất định, tôi đồng ý với Bùi Hoài Mai trong ý kiến vừa rồi. Nói trong chừng mực, bởi trong ý kiến của Bùi Hoài Mai, cũng ẩn chứa
  2. một tình huống nguy hiểm khác, đó là cổ vũ cho cái “chủ nghĩa mình- thì-khác”, tự đóng khung mình lại như một “bộ lạc” tách rời với thế giới chung quanh. “Hoàn cầu hóa” quả đúng có yếu tố “siêu thực dân”, nhưng đó là một quá trình không thể tránh khỏi. Mọi cố gắng “xây thành đắp lũy” về mặt văn hóa chỉ là ảo tưởng, và điều đó, thực tế, chỉ có nghĩa là “tự sát”. “Bản sắc dân tộc” là cái không sẳn có. Không ai có thể đoan chắc hiện tại nó là như thế nào. Nó chỉ có thể được nhận biết trong ngày mai. Cần phải như vậy Nó cần được sáng tạo không ngừng. Và, lúc này, hơn bao giờ hết, cần phải hiểu như là “bản lĩnh dân tộc”. Cái “bản lĩnh” cân bằng, dung hóa được các quan hệ trong sự phân hóa, hòa nhập. (Những qui phạm về “bản sắc dân tộc” ngày hôm nay, chỉ có ý nghĩa cấp thời về chính trị và thương mại. Nó, cho dù có là thành quả đẹp đẽ của ngày hôm qua, đứng ở góc độ nghệ thuật, cũng luôn là những thứ cần được phủ định…) Nói chung, mỗi nền nghệ thuật, trước hết, là một hệ thống tự qui chiếu. Nó bao giờ cũng cần phải được nhìn nhận như một chỉnh thể văn hóa mỹ thuật. Chỉ trong sự tiếp cận đó, chúng ta mới có thể có được một hình dung tương đối đầy đù hiện trạng với các mối liên hệ nội tại và ngoại tại của nó, mới có thể tìm thấy các tiêu chuẩn đánh giá nó, mới có thể xác định được các căn cứ để dự đoán về tương lai của nó v.v… Trong bài Phê bình mỹ thuật Việt Nam (Talawas, phần thảo luận), tôi
  3. đã viết, “một nền mỹ thuật thực sự tồn tại, là tồn tại như một chỉnh thể văn hóa mỹ thuật”. “Chỉnh thể tự nhiên có mô hình kim tự tháp, mà đỉnh là những tìm tòi sáng tạo mang tính tiên phong, độc sáng của các thành phần ưu tú. Và đáy, là đại chúng với khả năng tiêu thụ và sản xuất. Ðỉnh và đáy có quan hệ hữu cơ. Ðỉnh chỉ lên cao khi đáy không ngừng được mở rộng. Và đáy chỉ mở rộng khi những giá trị mang tính bác học tìm thấy ở đỉnh được chuyển hóa thành những giá trị mang tính phổ cập làm nguồn dinh dưỡng bồi bổ cho đáy. Chính nhờ những mối quan hệ này mà những giá trị mỹ thuật được chuyển hóa thành những giá trị văn hóa. Và cũng chính nhờ những mối quan hệ này mà những giá trị văn hóa mang tính truyền thống (và ngoại lai) được tích hợp, biến đổi trong những giá trị mỹ thuật làm nên những truyền thống (văn hóa) mới thích nghi với thời đại v.v...” Điều bất thường là, ở Việt Nam, cái cấu trúc chỉnh thể tự nhiên này, từ lâu, đã bị phá vỡ. Nguyên nhân chủ yếu, trong bài nói trên tôi cũng đã viết, chính là “sự kéo dài của lối quan niệm vừa mơ hồ vừa hàm hồ về cái gọi là công chúng mỹ thuật”. Khi “nhân dân thích và hiểu” trở thành tiêu chuẩn đo lường duy nhất và tối hậu, thì cả nền nghệ thuật, chắc chắn sẽ không sản sinh ra nổi những cái có giá trị tiên phong hay bác học. (Nên lưu ý, hệ quả đầu tiên của quan niệm này là “người ta” buông lơi việc phổ cập kiến thức mỹ thuật cho đại chúng và kiềm chế phê bình). Và, khi mà những cái có giá trị tiên phong hay bác học, nếu có, cũng không được thừa nhận, không được qui phạm hóa, phổ cập hóa… thì, “cái thích”, “cái hiểu” ở “nhân dân” cũng không thể chuyển
  4. hóa, thay đổi. Tất cả, dẫn đến sự nhập nhằng, lẩn quẩn, chèo kéo kìm hãm lẩn nhau-cái hiện trạng mà tôi cảm thấy không có cách diễn đạt nào tốt hơn “hình tượng đầm lầy”. Nền mỹ thuật Việt Nam, có thể, không hiếm người tài. Nhưng trong “đầm lầy”, càng tài, càng dễ bị chìm lấp. Còn họ có thành công ở đâu, dẫu ở tầm cở nào, thì ở cái “đầm lầy” này, cũng chỉ là những ảo ảnh… Không phải ngẫu nhiên mà người trong giới mỹ thuật ở Việt Nam, lâu nay, càng ngày, càng cần thầy bói hơn là phê bình. Điều tối quan trọng để đổi mới mỹ thuật Việt Nam (nghệ thuật Việt Nam nói chung), là phải ý thức và thừa nhận cái cấu trúc chỉnh thể tự nhiên nói trên-thừa nhận sự phân hóa tự nhiên của các thành phần công chúng và nghệ sĩ, thừa nhận sự đa dạng trong thái độ và ý thức thẩm mỹ, trong phương pháp sáng tác, và, xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp bảo đảm cho sự tồn tại chính đáng của từng thành phần và tạo thuận lợi cho sự lưu thông chuyển hóa lẫn nhau giữa các thành phần… Việc nhà nước mỗi năm bỏ ra vài tỷ đồng tài trợ cho các họa sĩ là hội viên hội mỹ thuật sáng tác theo những đề tài “hiện thực”, kéo dài nhiệm vụ “nghệ thuật phục vụ nhân dân”, giống chuyện “truyền nước biển” hay “cho thở o-xy”, chỉ có ý nghĩa nuôi dưỡng phong trào chứ không khích lệ cho sự tìm tòi sáng tạo. Trong khi, cái cần hơn cho các nghệ sĩ là thông tin thì hầu như chẳng có ai cung cấp. Không có thông tin hệ thống và cập nhật, thì ngay những nỗ lực tài trợ cho sự tiếp thu, ứng dụng những hình thức đương đại của nghệ thuật quốc tế cũng rất dễ trở nên vô bổ, nhiều khi còn có tác dụng ngược, làm rối tung nhận thức của
  5. các nghệ sĩ về nghệ thuật nói chung, làm cho họ không còn biết “mình là ai” nữa… “Sách để đọc. Phật để thờ. Chiêng trống dành cho phiên chợ. Phân bón dành cho đồng ruộng. Và, hạt giống dành cho mai sau…”. Trí tuệ dân gian tỏ ra tỉnh táo hơn các nhà lập chính sách. Có “rất nhiều việc cần phải làm” và việc nào cũng cần kíp. Phổ cập kiến thức mỹ thuật cho đại chúng chẳng hạn; cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo chẳng hạn; xây dựng các chính sách tài trợ có khả năng giành giật lại họa sĩ trước sức ép của nền kinh tế thị trường chẳng hạn; v.v… và v.v… Nhưng theo tôi, việc đầu tiên, cần kíp hơn, là phải đổi mới phê bình. Khi phê bình không có khả năng xét lại triệt để các vấn đề của mỹ thuật Việt Nam, kể cả các vấn đề của nó; không có khả năng thâu tóm và đánh giá một cách sáng suốt các vấn đề của mỹ thuật thế giới v.v…thì tất cả những việc cần kíp nói trên đều chỉ là những nổ lực mò mẫm, cầu âu. “Người ta”, rồi cũng sẽ dựa vào những quyền thế khác nhau mà tự tung tự tác. Cái “đầm lầy” đang có không những không được san lấp, mà càng ngày, chỉ trở nên nhầy nhụa hơn… Dĩ nhiên, đổi mới phê bình theo hướng đối diện với các vấn đề lý thuyết, vấn đề học thuật, vấn đề văn hóa v.v…, trong điều kiện văn hóa xã hội như ở Việt Nam hiện nay không phải là chuyện dễ dàng. Sống ở trong nước, đang làm công việc của một nhà báo, có cơ hội tiếp xúc nhiều, tôi biết, có nhiều người trẻ tuổi, tâm huyết có thừa, thông minh cũng thừa, muốn làm “một việc gì đó”, muốn học thực sự, nhưng oái oăm, không biết học từ đâu. Ở đây rõ ràng, không hẳn là vấn đề “môi
  6. trường dân chủ” như nhiều người vẫn nói, mà ở chổ, giới trí thức Việt Nam, có lẽ, đúng như Phạm Thị Hoài nói, từ lâu, đã trở thành “những gã đàn ông có dương vật buồn thiu” !…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2