YOMEDIA
ADSENSE
“Doanh chủ” như là người “bầu sô”
71
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
“Nếu người lãnh đạo vẫn quan niệm thuê người chỉ để làm theo ý mình, họ có quyền ban phát, ra lệnh mà không nghĩ rằng nhân viên cũng là cộng sự/partner, cũng là một “diễn viên” trong “vở kịch doanh nghiệp”, thì doanh nghiệp khó tìm và giữ được người tài, tâm huyết” -
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Doanh chủ” như là người “bầu sô”
- “Doanh chủ” như là người “bầu sô” “Nếu người lãnh đạo vẫn quan niệm thuê người chỉ để làm theo ý mình, họ có quyền ban phát, ra lệnh mà không nghĩ rằng nhân viên cũng là cộng sự/partner, cũng là một “diễn viên” trong “vở kịch doanh nghiệp”, thì doanh nghiệp khó tìm và giữ được người tài, tâm huyết” - ông Trần Sĩ Chương đưa ra một góc nhìn khác trong quá trình xây dựng chiến lược nhân sự. Ông Trần Sĩ Chương hiện là Phó Chủ tịch Công ty Le & Associates chuyên cung ứng các giải pháp nguồn nhân lực; sáng lập viên mạng Kingbee đồng thời ông cũng là thành viên trong Hội đồng Cố vấn của VNR500. Những vai diễn trong “vở kịch doanh nghiệp” - Chúng ta vẫn thường nghe chủ doanh nghiệp ta thán về vấn đề nhân sự của họ như thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồng
- đội, khó tìm được người gắn bó lâu bền, đãi ngộ bao nhiêu cũng không đủ..., cá nhân ông nghĩ sao về những điều này? Những điều này có thể làm chúng ta ngộ nhận rằng chúng ta đang có một vấn đề bất thường nhưng ở Mỹ, ở Pháp, hầu như ở đâu cũng vậy. Có chăng vì đất nước chúng ta đang phát triển nhanh, từ một khởi điểm thấp, cho nên có nhiều cái thiếu, cung chưa đuổi kịp cầu, đặc biệt là trong vấn đề nhân sự cấp cao. Trước tiên chúng ta nên làm rõ một số định nghĩa: "Doanh chủ” thực sự là một “Entrepreneur”, là người bỏ vốn liếng ra làm ăn, chịu rủi ro trực tiếp (từ Doanh chủ theo tôi được biết là do một số doanh nhân trẻ ở TP.HCM đặt ra khi họ tổ chức CLB Doanh chủ cách đây vài năm). Họ là những người nhạy bén, biết nắm bắt thời cơ, chấp nhận rủi ro để thành công, hoặc thất bại, là thành phần tạo nên tính năng động trong nền kinh tế thị trường. Còn Doanh nhân là một từ chung, chỉ người làm công việc kinh doanh, bao gồm cả người làm thuê chuyên nghiệp (dù là
- CEO/TGĐ, người quản lý cấp cao nhưng chỉ làm thuê) hoặc viên chức nhà nước đang quản lý một doanh nghiệp. Nhiều cuộc bàn luận, hội thảo về vấn đề nhân sự thường đặt vấn đề về con người được thuê để làm việc và những chiêu thức để thuê được người giỏi và làm sao giữ chân họ. Nhưng một vế khác của vấn đề, quan trọng và mang tính quyết định hơn để doanh doanh nghiệp thành công trong chính sách nhân sự là thái độ của người chủ doanh nghiệp: họ quan niệm như thế nào về văn hóa doanh nghiệp và vai trò của con người, từ người trợ lý, người Phó giám đốc đến những nhân sự ở cấp dưới nữa? Nếu hoạt động doanh nghiệp được xem như một vở kịch thì người chủ doanh nghiệp thực ra chỉ là một người “bầu sô”. Chuyện chính của “bầu sô” là tìm cho được một kịch bản hay, lo cơm áo gạo tiền và tìm cho được một đạo diễn (CEO) giỏi và phù hợp với vở kịch của mình.
- Người CEO chuyên nghiệp sẽ tiếp tục lo tuyển diễn viên, chuyên viên sân khấu, ánh sáng, âm nhạc, đạo diễn sân khấu... để hoàn thành vở diễn thành công nhất. Vai trò của mỗi người phải được phân định rõ ràng, minh bạch, cũng như chính sách về lương, thưởng. Nếu người chủ cứ nghĩ là họ là ông chủ thì có quyền ban phát, tùy tiện trong hành vi của mình, mà không nghĩ rằng nhân viên cũng là cộng sự/partner, cũng là diễn viên, thành tố quan trọng trong “vở kịch doanh nghiệp” như người đóng vai lãnh đạo, thì doanh nghiệp khó có được chiến lược nhân sự hiệu quả. Những cuốn sách dạy “Làm thế nào để…?” (How to…?) phần lớn chỉ dạy hành vi. Nhưng hành vi trong đối xử giữa con người với con người là cái đi sau và phải đến một cách tự nhiên, không thể thay thế được tư duy và thái độ đúng đắn, là cái phải đi trước. Có thái độ đúng thì mới có hành vi đúng để tạo ra được kết quả như ý muốn.
- CEO là một vị trí chuyên nghiệp cực kỳ thử thách, đòi hỏi phải được đào tạo bài bản, có nhiều kỹ năng (cả kỹ năng cứng lẫn mềm) và lượng kinh nghiệm rất lớn mới có khả năng “đạo diễn” tốt. Doanh chủ ngộ nhận khi kiêm cả “vai” CEO - Có một thực tế ở Việt Nam hiện nay là trong nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư thường kiêm luôn vai CEO chuyên nghiệp, ông nghĩ sao về thực tế này?
- Dù một số chủ đầu tư có thể có khả năng làm CEO tốt nhưng tôi nghĩ đa số là không. Người giàu nhất thế giới, ông Bill Gates, từ ngày khởi nghiệp không bao giờ đảm nhận chức vụ CEO, mà chỉ làm Chủ tịch HĐQT chuyên trách một số vấn đề kỹ thuật mà ông ta có thế mạnh. Có lẽ đây là yếu tố quyết định sự thành công của ông vì nếu ông ta ôm đồm làm CEO thì có lẽ ông cũng không có được một Microsoft như ngày hôm nay. CEO là một vị trí chuyên nghiệp cực kỳ thử thách, đòi hỏi phải được đào tạo bài bản, có nhiều kỹ năng (cả kỹ năng cứng lẫn mềm) và lượng kinh nghiệm rất lớn mới có khả năng “đạo diễn” tốt. Thông thường ở những nước kinh tế đang phát triển từ một khởi điểm hầu như zero như ở nước ta thì cơ hội kinh doanh đến nhanh và nhiều. Nhiều Doanh chủ thành công nhanh trong giai
- đoạn này, thành thử họ dễ bị ngộ nhân sự may mắn trong thành công của họ nhờ thời cuộc với khả năng lãnh đạo. Vì vậy, khi nền kinh tế phát triển hơn và doanh nghiệp của họ lớn hơn thì những yêu cầu về khả năng lãnh đạo trở nên phức tạp hơn, phải bài bản hơn, chuyên môn hơn, đến lúc đó họ gặp khó khăn. Ngoài ra, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, kinh tế khó khăn đã tạo cho con người tính vị kỷ quá cao để sinh tồn. Từ đó cái “Vốn xã hội” (lòng tin giữa con người với con người và với tập thể xã hội chung quanh) thấp ảnh hưởng tiêu cực đến tính đoàn kết trong xã hội. Vì vậy nhiều Doanh chủ khi khởi nghiệp không dám sử dụng người lạ, thường dựa vào người quen, người thân mặc dù có thể họ biết là họ đang không dùng đúng người cho đúng việc, hoặc là giao việc nhưng không tin. Nhân viên không được tin thì sẽ không
- mạnh dạn chịu trách nhiệm và làm hết sức cho công việc của mình. Một điểm nữa là ở một xã hội có truyền thống văn hóa kinh doanh mang nặng tính tiểu nông, tính tùy tiện cao, chưa quen tư duy hệ thống, thì đa số thấy xa lạ với những giá trị tư duy hệ thống và khó định lượng được giá trị đó ở đâu mà không thấy được giá trị thì không tin. Người Doanh chủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn đầu vì chỉ những người này với cá tính đặc thù mới có sự thôi thúc, đam mê, liều lĩnh để nhen nhóm ngọn lửa khởi nghiệp, tuy nhiên, đây là một hiện tượng có giai đoạn. Để doanh nghiệp đi xa hơn và bền vững hơn thì phải có sự tham gia của người biết quản lý chuyên nghiệp. Áp lực của thị trường đang thể hiện ngày càng rõ nét là một người Doanh chủ bình thường sẽ không thể làm thay việc của một người CEO chuyên
- nghiệp để đưa doanh nghiệp vào giai đoạn trưởng thành và cất cánh. Quá trình này đang diễn ra ở Việt Nam, cũng như nó đã diễn ra ở Thái Lan, Malaysia.. 15, 20 năm trước. Vấn đề nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong ảnh, các học giả, chủ doanh nghiệp tham dự hội thảo nhân sự do VietNamNet tổ chức mới đây. Sự đàng hoàng và tử tế của lãnh đạo
- - Vậy đâu là trách nhiệm và vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp trong vấn đề nhân sự ông vừa nêu? Một mối quan hệ giữa con người với con người mà chỉ để lợi dụng nhau cho một thời vụ nào đó thì không thể nào bền vững và không thể đóng góp gì nhiều cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Có một mẫu số chung ở bất cứ đâu là khi nào mình sống đàng hoàng với người khác và nếu mình có một kế hoạch kinh doanh thật sự hay thì mình rất dễ thuyết phục người khác hợp tác với mình. Người lãnh đạo đàng hoàng (nghiêm túc trong cam kết, “nói là làm”) thì sẽ được nể trọng. Nếu họ còn biết sống tử tế thì sẽ được quý mến. Sự đàng hoàng và tử tế là chất keo gắn chặt con người với nhau, đó là điều tạo ra cái chất, cái hồn của doanh nghiệp. Chính điều đó cũng góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng
- thương hiệu tốt cho doanh nghiệp mà cái đó là cái tạo giá trị cao nhất cho doanh nghiệp. Người công chức khó là một doanh nhân đúng nghĩa - Có một thực tế khác nữa ở Việt Nam là có rất nhiều Doanh nghiệp nhà nước hoặc dưới sự kiểm soát của nhà nước đang được quản lý bởi cán bộ nhà nước, ông nghĩ sao về đặc thù này? Trên mặt bằng chung, một người công chức không có tính năng động và không có tính trách nhiệm cao (ngoài những ràng buộc mang tính pháp lý) đối với đồng vốn họ đang quản lý vì đó không phải là tiền của họ. Họ không có sự trăn trở của người Doanh chủ để tạo ra sự năng động cao nhất cho doanh nghiệp họ đang quản lý. Người công chức bản chất thường là người muốn có sự ổn định ngay từ lúc họ khởi nghiệp, Họ sống trong hệ thống hành chính nhà nước, đã quen tuân thủ những quy cũ nhất định đặt ra cho họ, thì cái đầu của họ không phải là đầu của một Doanh chủ.
- Đó là sự khác biệt cơ bản giải thích cho sự chênh lệch giữa hiệu suất của thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, ở bất cứ xã hội nào. Nhưng trong nhiều DNNN mà tôi được biết đang có sự chuyển dịch tích cực về ý thức chuyên nghiệp hóa công việc quản lý chuyên môn. Nhiều người trẻ được đào tạo quản lý bài bản đang có nhiều cơ hội đảm nhiệm những vị trí quản lý cấp cao trong các DNNN. Đây cũng là một đòi hỏi tất yếu từ môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh hơn, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn