intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ðể khống chế cơn động kinh

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

162
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðể khống chế cơn động kinh Trong điều trị động kinh thì việc khống chế cơn bằng thuốc chống động kinh là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân được kiểm soát tốt các cơn động kinh sẽ giúp họ tránh các nguy cơ trên và giúp bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường trong đa số các trường hợp. Bệnh động kinh là các cơn co giật tái phát mà không có các yếu tố khởi phát do các bệnh lý toàn thể hay thần kinh. Điều trị cơn động kinh là việc sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ðể khống chế cơn động kinh

  1. Ðể khống chế cơn động kinh Trong điều trị động kinh thì việc khống chế cơn bằng thuốc chống động kinh là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân được kiểm soát tốt các cơn động kinh sẽ giúp họ tránh các nguy cơ trên và giúp bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường trong đa số các trường hợp. Bệnh động kinh là các cơn co giật tái phát mà không có các yếu tố khởi phát do các bệnh lý toàn thể hay thần kinh. Điều trị cơn động kinh là việc sử dụng các thuốc chống động kinh để kiểm soát các cơn co giật. Mục tiêu của điều trị động kinh bằng thuốc là kiểm soát tối đa các
  2. cơn với tác dụng phụ tối thiểu của thuốc và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các thuốc chống động kinh không điều trị khỏi hẳn bệnh động kinh nhưng nếu dùng thuốc trong một thời gian lâi dài, khi ngưng thuốc có một số trường hợp cơn động kinh không tái phát. Còn nếu tình trạng cơn co giật kéo dài mà không được điều trị thì bệnh nhân có các nguy cơ: chậm phát triển thể chất, sa sút tâm thần, bệnh nhân bi cô lập với cuộc sống xã hội, chấn thương do co giật, tử vong. Các thuốc chống động kinh được sử dụng là potassium bromide (cuối thế kỷ 19) và phenobarrbital (đầu thế kỷ 20), cho tới nay có rất nhiều thuốc đã được sử dụng, tuy nhiên số thuốc hiệu quả và an toàn cũng không nhiều lắm. Thuốc chống động kinh được chọn lựa tùy theo loại cơn, vì có thuốc chỉ tác dụng với một số thể lâm sàng. Do đó, trước khi điều trị, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác và nếu có thể được thì chẩn đoán theo phân loại hội chứng động kinh. Nguyên tắc điều trị Để việc điều trị bệnh có hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình. Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân và gia đình sự cần thiết phải điều trị bệnh lâu dài. Chọn lựa thuốc tối ưu cho từng bệnh nhân cụ thể. Chỉ sử dụng một loại thuốc với khởi đầu điều trị liều thấp, tăng dần và dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Thầy thuốc phải nắm vững và giải thích cho bệnh nhân về các tác dụng
  3. không mong muốn của thuốc. Không ngưng thuốc đột ngột trừ trường hợp có phản ứng dị ứng hay ngộ độc thuốc. Theo dõi hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Chỉ sử dụng một loại thuốc với khởi đầu điều trị liều thấp, tăng dần và dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Một số thuốc chống động kinh thông thường: - Carbamazephine: Là thuốc có hiệu quả trong điều trị cơn cục bộ và cơn co cứng co giật, thuốc tác dụng qua cơ chế kiểm soát kênh sodium phụ thuộc điện thế, hấp thu tốt qua đường uống. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là: chóng mặt, song thị, thất điều, vận động bất thường, dị ứng da (có thể xảy ra sau 6 tháng dùng thuốc). Tác dụng phụ trên hệ tạo máu: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, viêm gan. Thuốc còn tác dụng phụ gây phù và giảm natri máu. - Phenytoin: Thuốc chỉ định trong cơn cục bộ đơn giản, cục bộ phức tạp và cơn co cứng co giật, thuốc không có hiệu quả trong cơn vắng ý thức, cơn mất trương lực hay cơn giật cơ. Thuốc có tác dụng phụ là chóng mặt, thất điều, viêm nướu phì đại. Thuốc cũng có thể làm giảm bạch cầu, dị ứng da và gây teo tiểu não nếu dùng liều ca. - Phenobarbital: Do đặc tính dược động học nên thường được dùng điều trị động kinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc gây ngầy ngật ở người lớn nhưng có thể gây tình trạng kích động ở trẻ em, thuốc gây quên và có thể gây trầm cảm.
  4. - Valproate Na: Đây là thuốc chống động kinh phổ rộng, điều trị được hầu hết các thể lâm sàng, do đó là loại thuốc ưu tiên sử dụng khi bệnh nhân có nhiều thể lâm sàng, thí dụ cơn giật cơ kèm cơn co cứng co giật. Tác dụng phụ của thuốc gồm có ngủ gà, run tay, rụng tóc, lên cân. Độc tính của thuốc trên gan khá cao, nhất là ở trẻ em. Thuốc có thể gây dị ứng da nhưng ít gặp. Hỏi đáp về bệnh động kinh Hỏi:Bạn trai em năm nay 30 tuổi. Năm 10 tuổi, một lần anh ấy bị ngã đập đầu vào cột, đi chụp não được chẩn đoán là liệt dây thần kinh thực vật. Từ đó đến nay thỉnh thoảng anh ấy bị lên cơn động kinh, với các triệu chứng: kêu lên một tiếng rồi nằm vật ra nền nhà, người co cứng, giật và sùi bọt mép. Uống hoạt huyết dưỡng não một thời gian sau thấy đỡ. Nhưng gần đây bệnh phát lại, do thức đêm và suy nghĩ nhiều. Xin hỏi có biện pháp hay loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này không?Em có đọc được những cách chữa bệnh động kinh: Dùng địa long phơi khô, tán thành bột hoà với nước uống hoặc có thể dùng hỗn hợp phèn trắng, tiền trà lá và mật ong. Mong bác sĩ giải thích dùm. (Pham To Loan – Quảng Nam)
  5. Đáp:Động kinh sau chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ khoảng 17%; cơn động kinh đầu tiên thường xảy ra trong vòng 5 năm đầu sau chấn thương. Hiện nay nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật điện não đồ, chụp C.T scan sọ não, có thể xác định nguồn gốc, vùng tổn thương gây ra các cơn động kinh, từ đó có các phương hướng điều trị khác nhau. - Điều trị động kinh bao gồm: điều trị cắt cơn (cấp cứu khi lên cơn động kinh); cần được điều trị tại bệnh viện. Điều trị các cơn động kinh sau khi đã cắt cơn cần theo nguyên tắc: chẩn đoán đúng loại cơn, chọn đúng thuốc đặc trị. Liều lượng thuốc phải thăm dò dần đến khi đạt tác dụng (hết cơn trên lâm sàng và điện não). Một số nước phát triển họ còn tiến hành đo nồng độ thuốc trong máu để theo dõi và điều chỉnh thuốc. Thuốc phải uống hàng ngày, không được tự bỏ thuốc hoặc giảm liều;
  6. quá trình dùng thuốc phải được theo dõi, tầm soát các biểu hiện ngộ độc thuốc bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh; nếu có bất thường thì phải ngưng thuốc và kiểm tra lại ngay. Các bệnh nhân động kinh nếu không được điều trị hoặc dùng không đúng thuốc, thuốc không có tác dụng sẽ dẫn đến tình trạng cơn dày lên, mất trí nhớ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình và xã hội. - Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân động kinh: cần tuân thủ ngủ, nghỉ đúng giờ; tùy theo nghề nghiệp của từng người có thể thức khuya hay dậy sớm, miễn là không xáo trộn giờ giấc từng ngày, gây mất định hình cho thần kinh. Tránh các công việc có thể nguy hiểm cho bệnh nhân và người xung quanh như làm việc trên cao, dưới nước, gần lửa, lái xe, lái tàu…; tránh làm việc lâu ngoài nắng và phải tuyệt đối kiêng các loại rượu bia và thức uống có cồn ở bất cứ dạng nào. - Các phương pháp điều trị bệnh nhân động kinh: có 2 phương pháp chính: + Điều trị nội khoa: dùng thuốc theo nguyên tắc đã trình bày ở trên. Hiện nay có khá nhiều lọai thuốc để điều trị động kinh, sự lựa chọn thuốc phụ thuộc vào người bệnh cụ thể. + Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật: được đặt ra đối với các trường hợp động kinh nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tâm lý xã hội của bệnh nhân; trường hợp động kinh khu trú không có tổn thương lan rộng, động kinh một ổ… Điều trị bằng phương pháp này phải đảm bảo vùng gây động kinh nếu được cắt bỏ không gây liệt vận động, liệt ngôn ngữ…
  7. Do tính chất của việc điều trị bệnh động kinh đòi hỏi phải lâu dài, chẩn đoán đúng loại cơn, nguyên nhân, chọn đúng thuốc đặc trị, và phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị nên bạn nên đưa người bệnh đến khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa về nội thần kinh để tiện theo dõi; không nên tự ý uống các loại thuốc hay thảo dược nào mà không được sự chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, như vậy sẽ tốt cho người bệnh hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2