intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

.HỌA SĨ PHÙNG DZI THUẦN VÀ MỸ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là người gốc Hà Nội, họa sĩ Phùng Dzi Thuần năm nay dã cập kề tuổi tám mươi .nhưng ông vẫn say sưa với chất nhựa sơn ta. Chất nhựa đã tạo nên nghệ thuật tranh sơn mài. Từ tuổi học trò đã ham vẽ và khi học trường Quốc Gia Mỹ Nghệ ông đã được thụ giáo các GS họa sĩ Phạm Hậu, Trần Quang Trân, nghệ nhân Đinh Văn Thành những người thuộc thế hệ vàng trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: .HỌA SĨ PHÙNG DZI THUẦN VÀ MỸ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG

  1. HỌA SĨ PHÙNG DZI THUẦN VÀ MỸ THUẬT SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG PHÙNG DZI THUẦN - 3 Ông về thăm phố cổ. Sơn mài 90x120 Là người gốc Hà Nội, họa sĩ Phùng Dzi Thuần năm nay dã cập kề tuổi tám mươi
  2. nhưng ông vẫn say sưa với chất nhựa sơn ta. Chất nhựa đã tạo nên nghệ thuật tranh sơn mài. Từ tuổi học trò đã ham vẽ và khi học trường Quốc Gia Mỹ Nghệ ông đã được thụ giáo các GS họa sĩ Phạm Hậu, Trần Quang Trân, nghệ nhân Đinh Văn Thành - những người thuộc thế hệ vàng trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Anh sinh viên Phùng Dzi Thuần đã bén duyên với nghệ thuật sơn mài truyền thống từ đó. Con đường đến với nghệ thuật của họa sĩ cũng gặp khó khăn khi bị các chất nhựa cây đáng sợ này hành hạ. Đó là vấn nạn lở sơn cứ lặp đi lặp lại khiến ông có lúc đã toan bỏ học. Tuy nhiên, với động viên, hỗ trợ của thầy và gia đình, ông đã vượt qua và ngày càng ham mê với cái chất liệu độc đáo nhưng cũng hết sức khó tính này. Năm 1955, ông thi đỗ vào học trường Mỹ Thuật Việt Nam (khóa Tô Ngọc Vân). Thấm thoát đã hơn nửa thế kỷ. Ông giờ là hội viên hội VHNT Hà Nội, hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Ông vẫn miệt mài tìm tòi, thay đổi cách thể hiện và dã gặt hái những thành công được nhiều đồng nghiệp biết đến. Có dịp gặp và trò chuyện, họa sĩ đã bày tỏ nỗi niềm trăn trở "Sơn mài - sơn ta truyền thống là vốn tinh hoa của dân tộc nhưng bây giờ thời kinh tế thị trường, nhịp sống gấp gáp, chúng ta đang dần đánh mất nó". Nhiều họa sĩ giờ đây sử dụng sơn công nghiệp thay sơn ta vì vừa rẻ vừa dễ làm. Trong khi đó thì những người nước ngoài lại
  3. muốn tìm hiểu, học hỏi. Ông cho biết, nghề sơn của người Việt đã có lịch sử lâu đời. Từ thời Lê trong cuốn "Bình vọng Trần thị gia phả" đã nói về ông Tổ nghề sơn. Nghề sơn đã phát triển rất thịnh trở thành nhiều phường thợ có những kỹ thuật độc đáo riêng và giữ bí quyết. Ví dụ như "Sơn Then Đình Bảng"; "Đồ nét và cuống ghép nứa Cát Đằng" ; "Hàng tráp quả chợ Bằng (Hà Đông)"; "Hàng chúng khảo chợ Dầu (Nam Định); "Đồ khảm làng Chuồn, làng Tre" (Bối Khê, Phú Xuyên, Hà Tây); Nghề dát vàng bạc Kiêu Kỵ (Gia Lâm); bột sơn thần Hàng Gai - Hà Nội.
  4. PHÙNG DZI THUẦN - Cơn giông. Sơn mài 90x120 Nguyên liệu chính của nghề sơn chính là sơn ta (tiếng trong giới chuyên môn thường gọi để phân biệt với nhiều loại sơn khác). Sơn ta được lấy từ nhựa cấy sơn trồng chủ yếu ở vùng Trung du Bắc Bộ (Yên Bái, Phú Thọ và Nghĩa Lộ). Cây Sơn có rất nhiều giống, được trồng ở nhiều địa bàn trong vùng Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào, Thái Lan... Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, giống cây sơn của Việt nam là loại cho nhựa có chất lượng cao nhất. Nhựa cây sơn ta có màu trắng ngà như sữa, là một chất lỏng quánh, có mùi chua nhẹ. Sơn ta có độ dính cao, làm keo gắn rất chắc. Sơn khô rồi rất bền, không thấm nước, không bị mối mọt, chịu được axit và nước biển, chịu nóng cao. Sơn ta tuy cứng nhưng lại có độ dẻo, đàn hồi hòa hợp với cốt gỗ. Khi bị tác động vẫn bám chắc, không bong tróc rạn vỡ. Mặt sơn dễ mài phẳng, có độ trong bóng cao khiến nó tôn màu sắc trở nên rực rỡ, sâu thẳm và bền màu. Đấy chính là những ưu việt của sơn ta. Cùng với nghề sơn truyền thống nó đã tô điểm cho cuộc sống bằng những tác phẩm phù điêu, điêu khắc, đồ chạm, sơn sơn thiếp vàng ở những nơi trang nghiêm như cung điện, đền đài, chùa, miêu... cho đến những vật dụng hàng ngày như hộp, tráp, cơi trầu, bàn ghế, tu...
  5. Sơn mài sơn ta truyền thống sử dụng cùng với sơn thần, vỏ trai, vỏ trúng vàng bạc thật và nhiều màu và chất liệu khác tạo vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho các tác phẩm hội họa mà không một chất liệu nào sánh được. Nó hoàn toàn khác hẳn các dòng sơn của Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái Lan chỉ dừng lại ở các đồ thủ công, mỹ nghệ. PHÙNG DZI THUẦN - Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Sơn mài 120x160
  6. Họa sĩ kể liền một hơi về lĩnh vực sơn ta như tuôn nó từ trong máu thịt của mình cùng với niềm tự hào nhưng cũng không giấu được vẻ tiếc nuối lo âu. Ông nay đã ở tuổi xưa nay hiếm. Còn số người đam mê, nhiệt huyết với sơn ta như ông cũng không nhiều. Theo ông muốn bảo toàn dược nghệ thuật tranh sơn ta thì phải làm cho công chúng yêu nghệ thuật phân biệt được tranh sơn ta và tranh sơn công nghiệp (sơn Nhật) như hàng thật với hàng giả. Hiểu được cái đẹp cao quý rất riêng của tranh sơn ta, họ sẽ đến với loại hình này và trân trọng thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy tuyệt vời của nó. Số lượng tranh bày triển lãm lần này chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng lớn đang trưng bày tại nhà riêng và Gallery của các con ông. Bằng một phong cách vẽ bác học pha lẫn chất dân gian cổ sơ, họa sĩ Phùng Dzi Thuần đã làm dậy lên một phong vị hội họa sơn mài khá riêng biệt. Màu sắc trên tranh ông vừa đầy đủ vừa tươi tắn, thanh thản mà vững chắc, lộng lẫy - thâm trầm, có cái chiều sâu tế nhị của chất màu tự nhiên. Với Phùng Dzi Thuần, sơn mài Việt Nam lại một lần nữa khẳng định được giá trị, là một gạch nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa cổ điển và cách tân, một sự đồng điệu của tâm hồn hoài cổ với tâm hồn đầy sức sống ngày hôm nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2