intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Không phải cuộc đổ bộ bột phát, thiếu tính toán"

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Cuộc đổ bộ của một tập đoàn lớn như Coca Cola vào thị trường Việt Nam công phu bài bản chứ không phải bộc phát, thiếu tính toán... không thể đưa ra lời giải thích ngô nghê như thế". TS. Hoàng Thọ Xuân – Nguyên Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) bày tỏ bức xúc trước lý lẽ đưa ra phân trần cho câu chuyện "kinh doanh 20 năm tại Việt Nam chưa hề có lãi" của lãnh đạo tập đoàn Coca Cola là do năng suất và quy mô lao động tại Việt Nam thấp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Không phải cuộc đổ bộ bột phát, thiếu tính toán"

  1. "Không phải cuộc đổ bộ bột phát, thiếu tính toán" "Cuộc đổ bộ của một tập đoàn lớn như Coca Cola vào thị trường Việt Nam công phu bài bản chứ không phải bộc phát, thiếu tính toán... không thể đưa ra lời giải thích ngô nghê như thế". TS. Hoàng Thọ Xuân – Nguyên Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) bày tỏ bức xúc trước lý lẽ đưa ra phân trần cho câu chuyện "kinh doanh 20 năm tại Việt Nam chưa hề có lãi" của lãnh đạo tập đoàn Coca Cola là do năng suất và quy mô lao động tại Việt Nam thấp. Thừa "chiêu" kinh doanh trốn thuế
  2. Nói về nghi án chuyển giá của doanh nghiệp (DN) FDI như Coca Cola, ông Hoàng Thọ Xuân nhận định, những tập đoàn lớn như Coca Cola có rất nhiều thủ thuật kinh doanh để đạt tới mục đích của mình, nếu chỉ nhìn "chơi chơi bên ngoài" rất khó biết được thực hư ra sao. Theo ông, chuyển giá không phải là chuyện mới, cũng không phải là hiện tượng riêng của Việt Nam, mà nó đã trở thành hiện tượng chung của các nước đang phát triển vừa mở cửa thị trường được vài năm, trong khi pháp luật điều chỉnh chưa chặt chẽ. "Bản thân những tập đoàn lớn lừng danh thế giới như Coca Cola đã "ăn cơm mòn răng" trên thị trường thế giới, họ thừa thủ thuật để qua mắt sự kiểm soát có phần lỏng lẻo và kinh nghiệm còn nơn nớt của cơ quan chức năng" – ông nói. Thừa nhận trong lĩnh vực đồ uống nước giải khát có chuyện DN Việt đang bị "lép vế" trước những đại gia lớn, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu Thị Hà Nội đơn cử ví dụ, trên các kệ hàng đồ uống tại siêu thị sản phẩm của các tên tuổi lớn như Coca Cola, Pepsi... luôn được đặt ở vị trí tốt, trong khi sản phẩm đồ uống của DN Việt lại ở vị trí khiêm tốn hơn. Hay như hệ thống bán lẻ khác (cửa hàng ăn nhanh, tạp hóa, ...) hiếm thấy sự thiếu bóng dáng của sản phẩm đồ uống Coca Cola, hay Pepsi... Lý giải, theo ông Phú có nhiều nguyên nhân khách quan : DN sản xuất nước giải khát nội vốn thường nhỏ, lại bị khống chế chi phí quảng cáo 10% trong khi cánh cửa này với DN FDI lại được mở toang. Thứ nữa, rất khó kiểm soát nguyên liệu đầu vào, kiểm soát giá gốc từ công ty mẹ nằm ở nước ngoài. "Tôi nghĩ chuyện các DN nước ngoài lợi dụng chuyển giá trốn nghĩa vụ thuế là có. Những trường hợp như Coca Cola, Metro... cần đưa kiểm toán quốc tế làm việc điều tra nghiêm túc" – ông nói. Lời giải thích "vô lý, khó hiểu" Lên tiếng về nghi vấn khai lỗ triền miên để né thuế của Coca Cola ở Việt Nam, ông Irial Finan - Phó chủ tịch Tập đoàn Coca Cola cho rằng: "không thể đưa ra câu trả lời chính xác là bao giờ và không thể chắc chắn năm nào cũng có lãi". Lãnh đạo Coca Cola còn "đổ
  3. lỗi" cho chuyện làm ăn lỗ trong suốt thời gian dài là do năng suất lao động Việt Nam chưa cao và quy mô chưa đủ lớn. Bình luận về nguyên nhân dẫn tới chuyện lỗ kéo dài của Coca Cola tại Việt Nam là do năng suất và quy mô lao động thấp, ông Hoàng Thọ Xuân bức xúc: lỗ liên tục trong nhiều năm tại sao Coca Cola vẫn muốn mở rộng sản xuất thêm tại Việt Nam?. "Quả là một điều vô lý, một sự khó hiểu - ông Xuân nói. Ông giải thích: Năng suất lao động chỉ là một phần chứ không phải là yếu tố quyết định chuyện DN kinh doanh lãi hay lỗ. Tính toán DN có thu được lợi nhuận hay không thì phải bao gồm nhiều yếu tố khác nữa, như: cơ sở hạ tầng, điện nước, tài sản cố định, lao động vật hóa... mà trong đó những yếu tố này DN trong nước và nước ngoài đều "hưởng" chung. Trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam các DN nước ngoài đã tính toán "hết đường đi nước bước, không có lợi thì chắc chắn họ đã không vào". "Nếu là một DN nhỏ thì có thể đưa ra lỗi này, nhưng một DN lớn có kinh nghiệm kinh doanh lâu đời, đầu tư công nghệ dây chuyền hiện đại để tối đa hóa lợi nhuận mà "đổ vấy" chuyện làm ăn không lãi cho năng suất và quy mô lao động thấp thì quá ngớ ngẩn, ấu trĩ, họ khó có thể "lòe" được dư luận" – nguyên lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước nói thẳng. Bày tỏ quan điểm của mình trước làn sóng "tẩy chay" sản phẩm của các doanh nghiệp dính nghi án chuyển giá như Coca Cola, ông Hoàng Thọ Xuân chia sẻ, nếu xét về tình thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền thể hiện ý thích dùng hay không dùng một sản phẩm nào đó. Nhưng về lý, khi Việt Nam đã hội nhập mọi tranh chấp sẽ được giải quyết trên phương diện tuân thủ pháp luật. "Tôi cho rằng dù các DN nước ngoài lợi dụng kẽ hở chính sách chơi "không đẹp", nhưng chúng ta cũng cần có chính sách cụ thể chứ không nên võ đoán gây ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài" – ông nói. Còn Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội thì tỏ ra dè dặt hơn: "Luật cạnh tranh có quy định: siêu thị, tổ chức bán lẻ không có quyền từ chối hàng hóa nếu không có lý do chính đáng.
  4. Vì thế, nếu không bắt đúng bệnh rất khó một siêu thị hay cửa hàng bán lẻ nào lại từ chối bày bán sản phẩm của Coca Cola. Nếu vội vàng chúng ta sẽ vi phạm luật cạnh tranh".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0